Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân

Khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Khát vọng và lý tưởng ấy đã thôi thúc, quán xuyến mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của Người. Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hòà". Bản chất nhân dân của Nhà nước ta - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước CHXHCN Việt Nam - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là thành quả của các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống phong kiến và ngoại xâm, là thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ngay từ đầu và trong quá trình hiện diện của mình, Nhà nước không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu ý chí, tâm nguyện và trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân dân là chủ thể quyền lực, nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ Nhà nước không phải là nơi để "thăng quan, phát tài", chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc. Người khẳng định: "Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra".

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10832 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân Thứ tư, 22 Tháng 8 2007 08:03 Khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Khát vọng và lý tưởng ấy đã thôi thúc, quán xuyến mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời cách mạng của Người.  Trong Tuyên ngôn Độc lập đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã chỉ rõ: "Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hòà". Bản chất nhân dân của Nhà nước ta - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước CHXHCN Việt Nam - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là thành quả của các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống phong kiến và ngoại xâm, là thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ngay từ đầu và trong quá trình hiện diện của mình, Nhà nước không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà còn là đại biểu ý chí, tâm nguyện và trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân dân là chủ thể quyền lực, nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ Nhà nước không phải là nơi để "thăng quan, phát tài", chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc. Người khẳng định: "Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra"... Đã là nhà nước của dân thì chính quyền ấy nhất thiết phải do dân quyết định, tức là nhân dân phải là người thực hiện quyền lực, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của mình. Đó là những hình thức cơ bản của nền dân chủ. Dân chủ vừa là thành quả đấu tranh cách mạng của dân tộc, vừa là giá trị văn hóa, do đó theo Người "Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ sinh hoạt chính trị toàn dân... làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước". Chính quyền của nhân dân phải do nhân dân tự tay mình thực hiện. Như vậy nền tảng xã hội sâu và rộng, ý thức chính trị và khả năng tham gia vào đời sống chính trị của nhân dân là yếu tố đảm bảo cho nền dân chủ mới. Người coi yếu tố đầu tiên của dân chủ là "Có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn. Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. Ấy là dân chủ". Phải chăng, phương châm chúng ta đang thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chính là thể hiện tư tưởng của Bác Hồ về dân chủ, thực hành dân chủ. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc xây dựng nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước phải căn cứ vào chỗ bộ máy nhà nước giải quyết những nhu cầu thiết yếu hằng ngày của dân chúng tốt hay chưa, có vì lợi ích của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân hay không. Trong điều kiện có chính quyền, Người đã tiên lượng: "Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Thực chất những căn bệnh đó là vi phạm quyền làm chủ của nhân dân lao động, là độc tố phản văn hoá đi ngược lại bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngoài việc giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, "Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì" (*), còn phải là công việc thường xuyên, liên tục và được đông đảo quần chúng nhân dân cùng tham gia kiểm soát, giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước để phòng tránh tha hóa quyền lực và chống giặc "nội xâm" đó có hiệu quả. Để Nhà nước ta luôn trong sạch vững mạnh, điều không thể thiếu mà Bác Hồ luôn đặc biệt quan tâm xây dựng, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn là những "công bộc" của nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân; "việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh". Bởi xét tới cùng cán bộ luôn là cái gốc của mọi công việc. Do đó, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, đặc biệt biết sử dụng nhân tài "vừa hồng vừa chuyên" là một khâu quan trọng để hoàn thiện bộ máy nhà nước, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN. Đảng phải có cơ chế, chính sách để sớm phát hiện và bồi dưỡng các tài năng giới thiệu vào các cơ quan nhà nước... Người yêu cầu : "Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới được". Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng những tư tưởng của Người về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân vẫn còn nguyên giá trị. Giá trị trường tồn của những luận điểm đó không chỉ soi sáng mà còn là sự tiếp sức để quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta vững tin trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN - một bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, "một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ ra sức làm việc" đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. ______ (*) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 5, tr.641. Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là tư tưởng và quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta Tác giả : Th.s Hồ Minh Đức - P.Hiệu trưởng File đính kèm: Không có       Suốt cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh mang trong mình hoài bão và chí hướng kiên định đấu tranh để Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc. Từ lý tưởng cao cả đó mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Để tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, Người đã đi đến nhiều nước có nền kinh tế, chính trị khác nhau, đã sống, làm việc, trực tiếp chứng kiến cuộc sống thực tế tại các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á... Trong suốt 30 năm tìm đường cứu nước, cứu dân, Người đã đọc nhiều tác phẩm của các nhà văn, các triết gia lớn của nhân loại bằng chính ngôn ngữ của họ như: Tolstoy, Dostoevky, Huygô, Dickens.... Mang theo tấm lòng yêu nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng với vốn hiểu biết về văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây để trở thành Người Cộng sản duy nhất ở một nước thuộc địa ngay tại chính quốc Pháp. Người đã nghiên cứu kỹ thể chế của các nước tư bản lớn như: Pháp, Mỹ và các thành quả cũng như mục tiêu của Cách mạng Tháng Mười Nga. Từ đó Hồ Chí Minh đã chọn con đường của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và vận dụng sáng tạo những bài học của Cách mạng Tháng 10 Nga để lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng nền độc lập - tự do. Mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội là vì nhân dân “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành", xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước của dân, do dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng . Đó là con đường cách mạng của cả dân tộc Việt Nam, là mục tiêu, là động lực của toàn Đảng, toàn dân.        Năm 1919, Người đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, (với tên gọi lúc đó là Nguyễn Ái Quốc) đã gửi đến Hội nghị hoà bình ở Véc - xây bản yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam. Năm 1941, tại Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương do Người chủ trì đã xác định Cách mạng Đông Dương lúc bấy giờ là: Cách mạng dân tộc giải phóng, sau khi dành được độc lập tự do xây dựng nhà nước Việt Nam theo chế độ dân chủ cộng hoà. Nguyện vọng và tư tưởng cháy bỏng của Người đã trở thành nguyện vọng thiết tha của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, là ngọn cờ hiệu triệu nhân dân đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Người và Đảng quang vinh làm nên Cách mạng tháng Tám, đánh đuổi chế độ thực dân Pháp và tay sai. Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, uỷ ban dân tộc giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố với thế giới nền độc lập hoàn toàn của dân tộc Việt Nam. Khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ đó, quá trình xây dựng các thể chế Hiến pháp Nhà nước đã được khẳng định quyền độc lập, thống nhất lãnh thổ và quyết tâm bảo vệ đất nước, xây dựng thể chế dân chủ cộng hoà đảm bảo quyền dân chủ, tự do của mọi công dân. Đây là Nhà nước đầu tiên liên minh công - nông - trí trong lịch sử đất nước.       Trong phiên họp đầu tiên (3/9/1945) của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ "trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ, chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ của dân, do dân và vì dân". Quan điểm vì con người, do con người, vì nhân dân là mục tiêu, là động lực của cách mạng là đích hướng tới trong quá trình xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi xây dựng Hiến pháp đầu tiên năm 1946 Người đã chỉ rõ"...Bản Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bằng của các giai cấp". Ngày nay, càng tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta càng tự hào về non sông, đất nước đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã tiếp thu và phấn đấu cả cuộc đời không mệt mỏi cho sự nghiệp đấu tranh để biến lý tưởng cách mạng thành hiện thực cuộc sống, ở Người giữa lời nói và việc làm luôn thống nhất trong một chỉnh thể. Có thể nói chính Người đã góp phần thiết lập một trật tự pháp lý mới xoá bỏ áp bức, bóc lột cho con người. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh vì lý tưởng nhân văn cao cả nhất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, với quan điểm phát triển và đổi mới vì con người, vì nhân dân lao động. Nhân dân yêu chuộng hoà bình và tiến bộ thế giới mãi mãi nhớ ơn Người. Hàng năm đến ngày 19/5 khắp thế giới kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - "Vị anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn" theo Nghị quyết của tổ chức Unessco nhằm truyền bá sự vĩ đại của những lý tưởng và sự đóng góp của Người đối với nhân loại.        Hiến pháp 1946 đã dành chương II gồm 18 điều nêu rõ: "Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân" là sự phản ánh mối quan hệ dân chủ giữa Nhà nước và công dân, thể hiện kỷ cương pháp luật dân chủ của đất nước và xã hội. Đó là mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước - công dân - xã hội - là sự thể hiện đúng đắn quan hệ máu thịt về những lợi ích và trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của Nhà nước trên cơ sở nguyên tắc "quyền công dân không tách khỏi nghĩa vụ công dân". Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, là thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên Chủ nghĩa xã hội. Đó là quá trình Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta để tiến hành cuộc cách mạng không ngừng: Từ cách mạng dân tộc, dân chủ đi lên chủ nghĩa xã hội gắn liền với giải phóng con người. Điều 51 Hiến pháp 1992 quy định "Nhà nước đảm bảo các quyền của công dân. Công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội". Xác định lực lượng cách mạng là đại đoàn kết toàn dân, "Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, tôn giáo". Nghĩa là, hễ là người Việt Nam đều có chung vinh dự huyết thống con Lạc, cháu Hồng ra tay giúp nước, xây dựng và bảo vệ nền độc lập chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam thống nhất. Như vậy, việc công dân có quyền, có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, tham gia vào xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước, thực thi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nghĩa vụ và quyền lợi thiêng liêng nhằm giúp cho các luật ngày càng đi sát với cuộc sống, các điều luật ngày càng cụ thể hơn, chi tiết hơn, đảm bảo tính khách quan, minh bạch cho quá trình thực thi pháp luật. Mặt khác, trong tình hình thực tế hiện nay khi hiểu biết và ý thức của không ít người dân còn hạn chế, trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, có nhiều vấn đề mới phát sinh nên cần phải xác định rõ quyền hạn của các tổ chức và địa phương trong việc xử lý vi phạm pháp luật để đảm bảo tính kịp thời và nghiêm minh của pháp luật .     Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân là tư tưởng, là nguyên tắc của Đảng, Nhà nước ta. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "dân là gốc của nước, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân... quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Điều đó đòi hỏi người dân phải không ngừng nâng cao dân trí về nhiều mặt, yêu cầu các cấp, các ngành phải tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật đến với nhân dân, để người dân nắm chắc, hiểu biết đúng, vận dụng đúng vào quá trình xây dựng cuộc sống, gắn bản thân, gia đình với sự phát triển của quê hương, đất nước. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thực thi pháp luật và xây dựng pháp luật phải luôn luôn gắn bó chặt chẽ giữa dân chủ hoá với giá trị đạo đức và là lẽ sống, là truyền thống dân tộc Việt Nam, là bản chất tư tưởng giai cấp công nhân gắn truyền thống dân tộc với tinh hoa của nhân loại.        Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay một mặt phải làm cho người cán bộ nhận thức đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm nhất quán của Đảng ta trong thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với xây dựng chế độ xã hội mới dân chủ nhân dân gắn liền với xây dựng Nhà nước pháp quyền đi lên xã hội chủ nghĩa, nhằm đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người. Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh đã luôn nắm chắc lý luận, hiểu sâu  thực tiễn, nhạy bén với nguyện vọng của nhân dân để đổi mới và phát triển không ngừng phù hợp với quy luật và sự vận động của cuộc sống. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là bước phát triển mới và sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lê nin kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá Việt Nam, tinh hoa văn hoá phương  Đông và phương  Tây.       Ngày nay, chúng ta đang trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội dựa trên sự phát triển ưu tiên của khoa học và pháp luật, lấy cái đúng làm chuẩn giá trị nhằm đảm bảo cho sự ổn định để phát triển trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc truyền truyền pháp luật phải gắn liền với giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và xử lý vi phạm pháp luật. Yêu cầu đó đòi  hỏi các cơ sở phải xây dựng được các thiết chế để điều chỉnh các quan hệ nhân bản giữa con người với con người trong mối quan hệ công việc để mọi người được bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng và bảo vệ pháp luật là điều kiện cho sự phát triển chung của xã hội và mỗi người. Muốn vậy, cán bộ phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt, nắm chắc pháp luật, đặc biệt các luật liên quan để xử lý và giải quyết các vấn đề mau lẹ và đúng đắn, là gương tốt cho mọi người noi theo, là cơ sở tốt nhất để thực hiện: "Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật "./. hủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Thông tin thành viên  Trả lời nhanh  Báo cáo vi phạm   Trần Anh Dũng™   Hồ sơ người gửi  Tạo trang in  Gửi email bài này       Người gửi: Trần Anh Dũng™  |-| Lần đọc: 7844 Tên Thật: Trần Anh Dũng Nơi ở hiện tại: Hà Nội  Trong yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị quốc tế Vác Xây năm 1919, Hồ Chí Minh đã đòi phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, thay thế chế độ cai trị bằng sắc lệnh (hiện thân của nhà nước không dân chủ) bằng chế độ cai trị theo luật, người bản xứ cũng có quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu, xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt. Trong bức thư 8 điểm gửi hội nghị Vác Xây năm 1919, Hồ Chí Minh đã thể hiện tử tưởng nhà nước pháp quyền của mình trong câu thơ: Bảy xin hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền Trong tuyên ngôn độc lập của nướ Việt Nam Dân Chủ cộng hoà năm 1945, Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1976 “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền mà không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Không dừng lại ở đó Người đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc. Người nói: “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là, tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Trong điều 7 Hiến pháp 1946 do Hồ Chí Minh soạn thảo quy định “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình” “Pháp luật của ta là bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người, vì vậy không chỉ nhân dân mà các cơ quan nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng tính tôi cao của pháp luạt và phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ phạm tội” Mặc dù coi trọng pháp luật nhưng Hồ Chí Minh không cho rằng pháp luật là độc tôn trong xã hội. Người nó rằng “nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người, ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ và áp bức”. Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Hồ Chí Minh là lấy “nhân trị” kết hợp váo “pháp trị” kết với với “đức trị” Tư tưởng nhà nước pháp quyền của HCM thể hiện trong tổ chức bộ máy nhà nước. Nhà nước pháp quyền trước hết phải là nhà nước hợp hiến. Để đảm bảo tính hợp Hiến của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, trong phiên họp của chính phủ ngày 3/9/1945 HCM đã đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để nhân dân lập ra nhà nước của mình. Nhà nước Pháp quyền Việt Nam theo HCM là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong thư gửi Uỷ ban các Kỳ, Tỉnh, Huyện, Làng, tháng 10/1945 Người viết “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc tới các làng đều là công bộc của nhân dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho nhân dân, chứ không phải để đè đầu, cưỡi cổ nhân dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. HCM còn làm rõ mối quan hệ giữa xã hội dân sự và xã hội chính trị (Tức nhà nước). Trong xã hội dân sự thì con người là chính, còn nhà nước phải phục tùng và phục vụ xã hội dân sự. Nhà nước không bao trùm toàn xã hội, nhà nước phải tạo ra khoản không gian rộng rãi cho sự phát triển và khẳng định cá nhân. Nhà nước một mặt coi trọng cộng đồng, mặt khác rất coi trọng cá nhân. Trong nhà nước pháp quyền của chúng ta chủ thể duy nhất của mọi quyền lực là nhân dân. Mọi quyền lực mà nhà nước có được đều do nhân dân uỷ quyền. Tóm lại, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới – Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân là: + Nhà nước do nhân dân lập ra và thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. + Quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân là thống nhất nhưng có sự phân công, phân cấp, và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận ở tất cả các cấp. + Hệ thống chính quyền địa phương với tính độc lập của Hội đồng nhân dân trên cơ sở quản lý của Chính phủ. + Một hệ thống tài chính mạnh mẽ, sáng suốt, và tập trung + Một nền tư pháp với nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án. + Một cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu quả do nhân dân thực hiện. + Một nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân.         TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thành công. Nhà nước đó phải đại biểu quyền lợi "cho số đông người" và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một Nhà nước công nông binh thể hiện trong Chánh cương vắn tắtcủa Đảng khi thành lập Đảng đầu năm 1930. Trải qua thực tế các cao trào cách mạng ở Việt Nam, về sau, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của d
Luận văn liên quan