Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc 7 thủ thuật căn bản
nhằm giúp cho bạn đọc bảo vệ hệ thống mạng máy tính
trước những mối nguy hiểm luôn rình rập quanh chiếc
máy tính của bạn
1. Yêu cầu người dùng trong mạng đặt password phức
tạp
Các chương trình hacker trên Internet có chứa hàng chục
ngàn password phổ thông. Những passworkd này có thể được
sử dụng để tấn công vào các hệ thống máy tính thiếu tính bảo
mật cao. Một password cần phải có ít nhất 8 ký tự và không
nên là các từ có trong từ điển. Tốt nhất, bạn nên sử dụng phối
hợp giữa các chữ cái thường và hoa để giảm thiểu nguy cơ
tấn công bằng các trình đơn bẻ mã theo từ điển thông dụng.
Và để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên kết hợp giữa các ký tự
thông thường với các ký tự đặc biệt.
6 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 thủ thuật căn bản bảo đảm an ninh mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 thủ thuật căn bản bảo
đảm an ninh mạng
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc 7 thủ thuật căn bản
nhằm giúp cho bạn đọc bảo vệ hệ thống mạng máy tính
trước những mối nguy hiểm luôn rình rập quanh chiếc
máy tính của bạn
1. Yêu cầu người dùng trong mạng đặt password phức
tạp
Các chương trình hacker trên Internet có chứa hàng chục
ngàn password phổ thông. Những passworkd này có thể được
sử dụng để tấn công vào các hệ thống máy tính thiếu tính bảo
mật cao. Một password cần phải có ít nhất 8 ký tự và không
nên là các từ có trong từ điển. Tốt nhất, bạn nên sử dụng phối
hợp giữa các chữ cái thường và hoa để giảm thiểu nguy cơ
tấn công bằng các trình đơn bẻ mã theo từ điển thông dụng.
Và để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên kết hợp giữa các ký tự
thông thường với các ký tự đặc biệt. Một password lý tưởng
có thể như sau: 2B3#N3$.
2. Thường xuyên thay đổi password
Các tay hacker có thể tìm ra một password đơn giản trong
vòng vài giây tới vài phút. Để đảm bảo an ninh, có thể yêu
cầu người dùng thay đổi password của mình theo một chu kỳ
thường xuyên.
3. Thường xuyên cập nhật trình duyệt virus
Hầu hết các doanh nghiệp mua các chương trình diệt virus từ
các công ty hàng đầu như Norton hoặc McAfee. Những trình
diệt này thường xuyên được cập nhật với các danh sách virus
mới. Các doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra các phiên
bản diệt virus mới và cập nhật liên tục.
4. Hướng dẫn người sử dụng về các tệp tin đính kèm
Thuật ngữ inbox không đồng nghĩa với việc an toàn trước các
nguy cơ virus. Các tệp tin đính kèm, đặc biệt là các tệp tin thi
hành (chẳng hạn với đuôi .exe) có thể trở nên rất nguy hiểm.
Người sử dụng mạng nên được biết về các nguy cơ này và
tránh mở các tệp tin đính kèm không rõ xuất xứ. Bên cạnh
đó, dùng chế độ hiển thị “preview” để xem qua mail để tránh
khả năng mở email và các tệp tin đính kèm.
5. Thiết lập một giải pháp tổng thể
Nếu như bạn muốn bảm đảm cho hệ thống riêng của mình,
đừng cho rằng khi bạn mua một bức tường lửa (firewall) là
bạn đã thực sự an toàn. Firewall có vai trò bảo mật hiệu quả
song đó chỉ là một thiết bị điều khiển truy cập và sẽ không
thể xác định được những cuộc tấn công phức tạp và tinh vi
như kiểu DDoS. Hãy nhớ rằng không một thiết bị nào hoàn
hảo. Hãy nghĩ tới một giải pháp tổng thể bao gồm firewall,
hệ thống phát hiện đột nhập và quản lý truy nhập.
6. Thường xuyên kiểm tra lại hệ thống
Đừng nghĩ tới việc thiết lập hệ thống bảo mật và sau đó để kệ
nó hoạt động. Hacker thường xuyên cập nhật kiến thức công
nghệ. Nếu bạn có ý định dựa vào một ISP hoặc một nhà cung
cấp dịch vụ hosting, hãy chọn những nhà cung cấp có uy tín
và có khả năng bảo mật cao.
7. Huỷ ngay quyền truy nhập của một nhân viên cũ
Khi bạn yêu cầu nhân viên sắp nghỉ việc của bạn trao lại chìa
khoá phòng làm việc, đồng thời hãy loại ngay họ ra khỏi hệ
thống. Các nhân viên cũ chính là những mối nguy cơ lớn
nhất đối với tính an toàn của hệ thống