Advisory Opinions on Reservations Ý kiến tư vấn về bảo lưu

Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua 9/12/1948, gồm 19 điều khoản. Công ước đưa ra những khái niệm về tội diệt chủng, những điều khoản về việc ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng, và những quy định của Công ước đối với các bên tham gia Công ước. Cụ thể: Diệt chủng dù diễn ra trong thời bình hay thời chiến cũng là m ột tội ác trong luật pháp quốc tế, nhất định phải được ngăn cản và trừng phạt. Các hành vi đe dọa nghiêm trọng đến tinh thần và thể xác con người đều bị coi là tội diệt chủng. Điều 2, 3: Tội diệt chủng bao gồm những hành vi sau: tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hay tôn giáo, bao gồm: a) Giết hại thành viên của nhóm người trên; b) Gây tổn hại nghiêm trọng đến thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm; c) Cố ý đặt nhóm người vào điều kiện sống nhằm dẫn đến sự tổn hại về thể xác một cách hoàn toàn hoặc một phần; d) thực hiện các biện pháp nhằm ngăn sự sinh sôi trong nhóm; e) dùng vũ lực để chuyển giao trẻ em nhóm cho nhóm khác. Các hành vi sau đây thì bị trừng phạt: a) di ệt chủng; b) Âm mưu phạm tội diệt chủng; c) Chỉ đạo, kích động công chúng để phạm tội diệt chủng; d) Cố ý phạm tội diệt chủng; e) Đồng lõa trong vụ diệt chủng.

pdf9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Advisory Opinions on Reservations Ý kiến tư vấn về bảo lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3: Advisory Opinions on Reservations Ý kiến tư vấn về bảo lưu I. Nội dung Công ước và hoàn cảnh đưa ra ý kiến tư vấn. 1. Nội dung Công ước diệt chủng. Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua 9/12/1948, gồm 19 điều khoản. Công ước đưa ra những khái niệm về tội diệt chủng, những điều khoản về việc ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng, và những quy định của Công ước đối với các bên tham gia Công ước. Cụ thể: Diệt chủng dù diễn ra trong thời bình hay thời chiến cũng là một tội ác trong luật pháp quốc tế, nhất định phải được ngăn cản và trừng phạt. Các hành vi đe dọa nghiêm trọng đến tinh thần và thể xác con người đều bị coi là tội diệt chủng. Điều 2, 3: Tội diệt chủng bao gồm những hành vi sau: tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hay tôn giáo, bao gồm: a) Giết hại thành viên của nhóm người trên; b) Gây tổn hại nghiêm trọng đến thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm; c) Cố ý đặt nhóm người vào điều kiện sống nhằm dẫn đến sự tổn hại về thể xác một cách hoàn toàn hoặc một phần; d) thực hiện các biện pháp nhằm ngăn sự sinh sôi trong nhóm; e) dùng vũ lực để chuyển giao trẻ em nhóm cho nhóm khác. Các hành vi sau đây thì bị trừng phạt: a) diệt chủng; b) Âm mưu phạm tội diệt chủng; c) Chỉ đạo, kích động công chúng để phạm tội diệt chủng; d) Cố ý phạm tội diệt chủng; e) Đồng lõa trong vụ diệt chủng. Điều 6: Người bị buộc tội diệt chủng sẽ do tòa án có thẩm quyền của Nhà nước trong vùng lãnh thổ mà tội ác đó được thực hiện xét xử, hoặc do tòa án hình sự quốc tế có thẩm quyền đối với các bên tham gia Công ước chấp nhận quyền hạn xét xử của tòa án. Các bên tham gia tùy theo Hiến pháp của mình, cam kết thông qua điều luật cần thiết để đưa ra điều khoản dự phòng đối với Công ước, đặc biệt là đưa ra những hình phạt hiệu quả cho người phạm tội diệt chủng hay thực hiện những hành vi được nói tới trong điều III. Các bên ký kết có thể kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền của Liên Hợp Quốc phải có hành động theo Hiến chương của LHQ để phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi diệt chủng. Tranh chấp giữa các bên ký kết liên quan đến các áp dụng, giải thích hoặc thực hiện Công ước sẽ được đệ trình lên Tòa án công lý Quốc tế theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào. Công ước này có thể được tham gia đại diện cho bất kỳ thành viên của Liên Hiệp Quốc và của bất kỳ nhà nước nào không phải là thành viên Liên Hợp Quốc nhưng đã tham gia ký kết công ước. 2. Hoàn cảnh đưa ra ý kiến tư vấn. Vào ngày 16 tháng 11 năm 1951, Đại hội đồng của LHQ sau khi đã xem xét báo cáo của Tổng thư ký về các bảo lưu đối với Công ước đa phương, xem xét về việc một số quốc gia phản đối những bảo lưu nhất định của mỗi quốc gia tham gia đối với Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng, xem thấy việc Ủy ban luật pháp quốc tế đang nghiên cứu nội dung tổng thể về điều lệ của các hiệp ước.mà bao gồm cả những câu hỏi lien quan đến bảo lưu, xét thấy việc đưa ra các ý kiến kiến khác nhau về bảo lưu giữa các bên trong suốt kỳ họp thứ 5 của Đại hội đồng, đậc biệt là ở Ủy ban thứ 6 của Đại hội đồng - Ủy ban pháp luật, đã yêu cầu Tòa án quốc tế đưa ra ý kiến tư vấn. Căn cứ vào những điều khoản được quy định trong Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, trong đó có điều IX, Tòa án quốc tế vì công lý có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn trong trường hợp này. II. Câu hỏi xin ý kiến tư vấn. 1. Câu hỏi 1: “ Liệu việc 1 QG đang bảo lưu có thể được xem như là một bên tham gia kí kết công ước, trong khi QG đó vẫn giữ sự bảo lưu cho dù việc bảo lưu bị phản đối bởi 1 hoăc nhiều bên tham gia hơn trong công ước mà không phải là toàn bộ? * Ý kiến của tòa án Một quốc gia đưa ra và duy trì 1 bảo lưu bị phản đối bởi 1 hoặc nhiều bên của Công ước nhưng không phải hầu hết, thì có thể được xem là 1 bên của Công ước nếu bảo lưu đó phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước. Ngược lại, QG đó không được coi là một bên của Công ước * Cơ sở lập luận - Nguồn gốc và đặc điểm của Công ước này xuất phát từ chính mục đích của ĐHĐ và các nước. Và chính mối liên hệ tồn tại các điều khoản của Công ước lại cung cấp những yếu tố làm sáng tỏ nguyện vọng của ĐHĐ và các bên liên quan. - Công ước là tập hợp nguyện vọng chung của tất cả các bên tham gia ( Trong Công ước như thế các bên tham gia không có bất cứ quyền lợi của riêng họ, Họ thống nhất về một quyền lợi chung, cụ thể là việc thực hiện những mục đích cao cả mà nhũng mục đích đó là lý do tồn tại của Công ước Những nguyện vọng chung của các bên được ghi nhận vào các điều khoản sẽ cung cấp hiệu quả nền tảng và biện pháp cho Công ước này.  Tóm lại, mục đích của Công ước diệt chủng ngụ ý rằng đó là ý định của ĐHĐ và các quốc gia mà các Quốc gia đó áp dụng Công ước đó càng nhiều càng tốt. Việc loại trừ hoàn toàn 1 hay nhiều Quốc gia ra khỏi Công ước sẽ không chỉ hạn chế phạm vi áp dụng Công ước mà còn làm giảm quyền thế của các quy tắc về đạo đức mà những nguyên tắc đó lại là nền tảng của Công ước ( Thực chất nội dung của Công ước này liên quan đến vấn đề nhân đạo và đạo đức bởi vậy lôi kéo được càng nhiều Quốc gia tham gia vào Công ước này là việc cần thiết). Vì vậy, đối tượng và mục đích Công ước giới hạn cả quyền tự do đưa ra bảo lưu và phản đối bảo lưu. - QG có quyền đưa ra bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu nhưng không được áp dụng các quan điểm về chủ quyền Nhà nước một cách quá cực đoan bởi nó có thể dẫn tới sự coi thường hoàn toàn các đối tượng và mục đích của Công ước nếu bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu đó vẫn phù hợp với Công ước thì bên đưa ra vẫn có thể trở thành bên tham gia vào Công ước - Một lập luận nữa đó là việc có thể xuất hiện thỏa thuận ngầm hay rõ ràng của các bên liên quan về vấn đề bảo lưu hay phản đối bảo lưu của Công ước  Cả hai điều này đều có thể làm yếu đi tính khách quan của mục đích và đối tượng của Công ước ( Theo quan điểm riêng của Ngài Tổng thư ký LHQ trong báo cáo ngày 21/9/1950: “ Trong khi hầu hết đều công nhận rằng sự nhất trí của những chính phủ liên quan khác phải được bày tỏ trước khi họ bị ràng buộc bởi những điều kiện của bảo lưu, thì lại không có sự thống nhất hoàn toàn về kế hoạch mà người tiếp nhận đưa ra để thu được sự nhất trí cần thiết hay liên quan đến hiệu lực của việc một Quốc gia phản đối bảo lưu”. 2. Câu hỏi 2: “Nếu có câu trả lời quả quyết cho câu hỏi 1, thì đâu là hiệu lực của bảo lưu giữa quốc gia bảo lưu với: a. Các bên phản đối bảo lưu? b. Những bên chấp nhận bảo lưu? * Ý kiến tư vấn của tòa án: a. Nếu một bên của Công ước phản đối một bảo lưu được xem xét là có phù hợp với đối tượng và mục tiêu của Công ước, thì nước này có thể coi nước bảo lưu không phải là một bên của Công ước. b. Mặt khác, nếu một bên chấp thuận bảo lưu là phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước, thì sẽ coi quốc gia bảo lưu là một bên của Công ước. * Lập luận của tòa: - Mỗi quốc gia là một bên trong Công ước được quyền đánh giá tính hợp lệ của bảo lưu, và được thực hiện quyền này một cách độc lập và theo quan điểm riêng của mình. Vì không có quốc gia nào bị ràng buộc bởi Công ước ở những điều khoản mà quốc gia đó không nhất trí, nên sự cần thiết cho mỗi quốc gia phản đối điều khoản đó hay không, sẽ dựa trên sự đánh giá độc lập trong giới hạn về tiêu chuẩn của đối tượng và mục tiêu, xem một quốc gia là một bên tham gia Công ước. Thông thường, một quyết định sẽ chỉ tác động tới quan hệ giữa các quốc gia thực hiện bảo lưu va phản đối bảo lưu. Mặt khác, một quyết định có thể nhằm loại trừ hoàn toàn khỏi Công ước đối với trường hợp mà nó thể hiện quan điểm chấp nhận về mức độ thực thi pháp lí. - Thông thường, việc chấp thuận bảo lưu sẽ chỉ tác động tới quan hệ giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, cũng có thể việc chấp thuận đó nhằm loại bỏ hoàn toàn khỏi Công ước trường hợp mà nó thể hiển lập trường về mức độ thực thi pháp lý: một số quốc gia xem việc chấp thuận bảo lưu không phù hợp với mục đích của Công ước, hoặc có mong muốn giải quyết bất đồng bằng một thỏa thuận riêng hay một kế hoạch được ghi trong Công ước, Những mặt trái này là kết quả của sự bất đồng quan điểm- mà một điều khoản liên quan đến việc thực hiện bảo lưu có thể xoá bỏ - là có thật. Chúng được giảm bớt do nghĩa vụ chung của các bên thoả thuận đã được ghi trong phán quyết của toà án nước đó bởi tính tương đồng hay không tương đồng của bảo lưu đối với đối tượng và mục đích của Công ước. Phải thừa nhận rằng những quốc gia thoả thuận luôn khao khát tính nguyên vẹn của bảo lưu, ít nhất là với đối tượng của thoả thuận. Nếu mong muốn này không tồn tại, thì rõ ràng là chính thoả thuận đã bị làm yếu đi cả về nguyên tắc và tính ứng dụng. - Có thể sự bất đồng quan điểm giữa các bên với việc chấp thuận một bảo lưu sẽ không có hồi kết. Mặt khác, có thể một số bên nhận định rằng sự nhất trí của các bên khác đối với bảo lưu lại không tương hợp với mục đích của bảo lưu, sẽ quyết định chấp thuận một mức độ thực thi pháp lí về điểm bất đồng này và dàn xếp tranh cãi bằng một thoả thuận hay kế hoạhc đặc biệt được ghi trong điều IX của Công ước. Cuối cùng, có thể một quốc gia không khẳng định là bảo lưu không tương đồng với đối tượng và mục đích của Công ước nhưng lại phản đối nó mà không hiểu được Công ước sẽ tạo ra tác động giữa quốc gia này và quốc gia bảo lưu, ngoại trừ những điều khoản mà bảo lưu tạo ra. Trong tình huống này, nhiệm vụ của tổng thư kí sẽ được đơn giản hoá và được định nghĩa là tiếp nhận bảo lưu, những phản đối bảo lưu và công bố chúng. Câu hỏi 3: Hiệu lực pháp lý có liên quan đến phần trả lời của câu hỏi I như thế nào nếu sự phản đối với quyền bảo lưu được tạo ra bởi: a) Bên đã ký xong mà chưa phê chuẩn? b) Bởi một nước có quyền được ký hoặc tán thành nhưng chưa thực hiện điều đó? c) * Ý kiến tư vấn của tòa: a) Một phản đối bảo lưu bởi một quốc gia đã ký Công ước nhưng chưa phê chuẩn có thể có hiệu lực pháp lý mà đã chỉ ra trong phần trả lời câu hỏi I chỉ khi phê chuẩn. Đến thời điểm đó, điều này chỉ hợp với thông báo với quốc gia khác về quan điểm cuối cùng của quốc gia đã ký kết. b) Phản đối Bảo lưu từ một quốc gia có quyền ký kết hay tán thành nhưng vẫn chưa thực hiện điều đó thì sẽ không có hiệu lực pháp lý. * Lập luận của tòa: - Toà án cho rằng câu hỏi 3 có thể xuất hiện trong mọi trường hợp. Thậm chí nếu việc trả lời câu hỏi 1 không có khuynh hướng tước bỏ vị trí là một bên trong Công ước mà một quốc gia mà tiến hành bảo lưu đối với một quốc gia phản đối bảo lưu, công ước sẽ không áp dụng giữa hai quốc gia này. - Một quan điểm cực đoan về quyền của những quốc gia này là hai kiểu quốc gia này có quyền được trở thành các bên của Công ước và với hiệu lực của quyền này, họ có thể phản đối bảo lưu theo cách tương tự mà các quốc gia có tư cách là một bên trong Công ước với hiệu lực pháp lí đầy đủ đã làm. Bằng việc phủ nhận quyền này, họ sẽ phải thực hiện hoặc từ bỏ toàn bộ quyền tham gia vào Công ước của mình, hoặc trở thành một bên tham gia vào một thoả thuận được tách ra trên thực tế. Tình thế lưỡng nan này không phù hợp với thực tế, vì các quốc gia liên quan luôn có quyền trở thành các bên của Công ước trong mối quan hệ với các quốc gia tham gia thoả thuận khác. - Hoàn cảnh của mỗi quốc gia kí kết là khác nhau. Hiển nhiên là không phê chuẩn, việc kí kết không làm cho quốc gia kí kết đó trở thành một bên của Công ước. Tuy vậy, nó đã tạo nên một vị thế tạm thời cho quốc gia đó. Vị thế này có thể bị giảm giá trị và ý nghĩa sau khi Công ước có hiệu lực. Tuy nhiên, cả trước và sau khi Công ước có hiệu lực, thì vị thế này sẽ giúp các quốc gia đã kí kết được đối xử có thiện chí hơn đối với những phản đối, hơn là những quốc gia chưa kí kết cũng chưa chấp thuận. - Chưa quyết định phê chuẩn, nhưng việc kí kết đã tạo ra cho bên kí kết một vị thế tạm thời và trao cho quyền được đưa ra những phản đối mang tính phòng ngừa với một đặc trưng tạm thời. Điều này sẽ không xảy ra nếu việc kí kết không đi cùng với việc phê chuẩn, hoặc sẽ hiệu quả hơn đối với việc phê chuẩn. -Lợi ích hợp pháp của một quốc gia kí kết trong việc phản đối bảo lưu sẽ được bảo vệ đầy đủ. Trong trường hợp không có phê chuẩn, thông báo cũng là vô ích. Ở trường hợp trên, không thể nhận thức rằng một quốc gia không có quyền lợi trong Công ước có thể không cho các quốc gia khác gia nhập. Trường hợp các quốc gia đã ký kết tán thành nhiều hơn. Họ giữ các bước chắc chắn cần thiết cho việc vận dụng (có hiệu quả) các quyền để trở thành thành viên. Địa vị tạm thời trao cho họ quyền được đề ra biện pháp chống lại phủ quyết mà bản thân chúng có đặc điểm mang tính tạm thời. Nếu việc ký kết được phê chuẩn thì việc phản đối không thể thay đổi. Còn nếu không, chúng sẽ không còn. Do đó, việc phản đối không có hiệu lực pháp lý ngay lập tức ngoại trừ tuyên bố và việc tỏ rõ thái độ của từng quốc gia khi trở thành thành viên tham gia Công ước. III. Nhận xét, đánh giá. - Ý kiến tư vấn của tòa án là phù hợp và có thể chấp nhận được qua những lập luận có tính pháp lý. - Ưu điểm của cách giải quyết của tòa : phù hợp với nguyên tắc, đối tượng và mục đích của Công ước cũng như khắc phục được những những nhược điểm của Công ước trong trường hợp này nói riêng và của công ước đa phương nói chung.  Nguyên tắc : Một công ước đa phương nói riêng và một công ước nói chung là kết quả của những thỏa thuận tự do của các quốc gia. Ở đây, cho phép bảo lưu có hiệu lực giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia công nhận bảo lưu và ngược lại với những quốc gia không công nhận bảo lưu.  Đối tượng và Mục đích : Mục đích của công ước đưa ra là dễ hiểu và dễ áp dụng với mỗi quốc gia và cũng tạo điều kiện tốt nhất cho một quốc gia có thể tham gia công ước. Việc các quốc gia có thể linh hoạt trong việc chấp nhận hay không chấp nhận bảo lưu đã tăng tính thực tế của bảo lưu với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Hơn nữa, việc một các bên trong công ước có quyền chấp thuận hay không chấp thuận bảo lưu và cũng có quyền đưa ra bảo lưu đã tăng vai trò cũng như tính dân chủ giữa các quốc gia. Trên hết, mục tiêu quan trọng nhất của công ước là làm cho nó được ứng dụng rộng rãi và có càng nhiều chủ thể tham gia. Chính tính linh hoạt và dễ ứng dụng này cho phép công ước có thể đi vào đời sống và được thực hiện bởi nhiều quốc gia hơn. Đồng thời, ý kiến tư vấn của tòa án cũng đưa ra những giới hạn pháp lý cho các quốc gia phản đối bảo lưu.  Khắc phục hạn chế của loại công ước đa phương : Do có nhiều quốc gia tham gia ký kết, một công ước đa phương buộc phải đáp ứng được mong mỏi cũng như thỏa mãn được lợi ích của nhiều quốc gia. Bởi thế, nó không thể không vấp phải những hạn chế, thiếu sót. Việc tòa án đưa ra cách xử lý linh hoạt sẽ tạo ra tiền đề, cơ sở để một điều khoản bảo lưu được ra đời nhằm đáp ứng cao nhất nguyện vọng của các bên tham gia. - Nhược điểm :  Tòa án chưa làm rõ những khái niệm có liên quan : điều khoản bảo lưu như thế nào là phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước và thế nào là không phù hợp; Việc xác định mục đích nhân đạo của Công ước?  Công ước ra đời trên nguyên tắc phục tùng lợi ích chung của các quốc gia và không vì lợi ích riêng của bất cứ quốc gia nào. Do đó, bảo lưu cũng phải hướng tới lợi ích chung, không tư lợi quốc gia. Nhưng làm thế nào để xác định được thế nào là tư lợi quốc gia và thế nào là lợi ích chung. Nói tóm lại, tư vấn của tòa đã có tính ứng dụng cao cho các công ước đa phương loại này, và đảm bảo được tính linh hoạt cũng như dân chủ trong luật pháp quốc tế.