An toàn sinh học biosaferty

Phần 1: Các khái niệm 1. Một số định nghĩa 2. Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn 3. Đánh giá về ATSH Phần 2: Nội dung an toàn sinh học I. Định nghĩa II. Nội dung 1. Đánh giá rủi ro 2. Quản lý và giám sát rủi ro Phần 3: Quản lý ATSH và vấn đề đánh giá QLRR ở một số quốc gia.

ppt77 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5267 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu An toàn sinh học biosaferty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN TOÀN SINH HỌC BIOSAFERTY NỘI DUNG Phần 1: Các khái niệm 1. Một số định nghĩa 2. Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn 3. Đánh giá về ATSH Phần 2: Nội dung an toàn sinh học I. Định nghĩa II. Nội dung 1. Đánh giá rủi ro 2. Quản lý và giám sát rủi ro Phần 3: Quản lý ATSH và vấn đề đánh giá QLRR ở một số quốc gia. PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM 1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA GMO: Genetically Modified Organism (Sinh vật biến đổi gen) GMF: Genetically Modified Food (Thực phẩm biến đổi gen) GMC: Genetically Modified Crop (Cây trồng biến đổi gen) LMO: Living Modified Organism (Sinh vật sống biến đổi gen) MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA (tiếp) GMO bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật, là sản phẩm của CNSH hiện đại được con người tạo ra nhờ sử dụng các kỹ thuật phân tử để đưa gen mới vào bộ gen của sinh vật nhận. LMO: Là các GMO sống GMO qua biến đổi sẽ trở thành GMF (Thực phẩm biến đổi gen) 2. LỢI ÍCH VÀ NGUY CƠ TIỀM ẨN CỦA GMO Góp phần cung cấp nguồn lương thực cần thiết trong tương lai. Loại trừ thực phẩm mang chất độc hay chất gây dị ứng. Tạo ra cây trồng sản sinh năng lượng thay thế các nhiên liệu hóa thạch và dầu khoáng. Sản xuất ra nhiều loại hóa chất. Tạo ra các chất hóa học đặc biệt: dược phẩm. mỹ phẩm… Sản xuất các hợp chất sinh học đặc biệt A. LỢI ÍCH CỦA GMO A. LỢI ÍCH CỦA GMO (tiếp)… Tăng khả năng chăm sóc sức khỏe. Sản xuất dược phẩm chống các căn bệnh đặc biệt. Tạo ra các hóa chất ít gây ô nhiễm môi trường hay dễ kiểm soát. Thay đổi lợi nhuận từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, giảm sự ô nhiễm môi trường. Đem lại lợi ích đáng kể cho môi trường, tạo ra khả năng mới trong việc giám sát và quản lý ảnh hưởng môi trường. B. NGUY CƠ TIỀM ẨN CỦA GMO Công nghệ biến đổi gen đã vượt qua những điều mà con người lẽ ra không nên làm. Có ít bằng chứng khẳng định năng suất nông nghiệp tăng lên. Những ứng dụng công nghệ biến đổi gen bị thất bại do những hạn chế về công nghệ và sự phức tạp trong việc giải quyết vấn đề. Về khía cạnh y tế: Không có đủ thông tin liên quan đến độc tố và chất gây dị ứng trong sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ GMC. NGUY CƠ TIỀM ẨN (tiếp)… Ảnh hưởng đối với môi trường, đặc biệt là sự đa dạng sinh học. Hoạt động nông nghiệp và công nghiệp thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Ảnh hưởng về kinh tế xã hội: (ví dụ như loại bỏ cây trồng gây hoa lợi truyền thống ở những nước đang phát triển). Một số công ty về CNSH NN, c/ty giống cây trồng có hướng quản lý và sử dụng công nghệ khó chấp nhận được. Việc đăng ký sáng chế đối với sinh vật sống, gen hay nguyên liệu di truyền gây cản trở cho nghiên cứu triển khai. C. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Thuận lợi: Tăng hiệu quả NN, giảm việc sử dụng đất canh tác. Giảm sử dụng thuốc trừ sâu hoá học bằng sử dụng những GMC kháng sâu bệnh. Giảm lượng hoá chất cần sử dụng trong sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật Khó khăn Phát tán sinh vật ra môi trường (sinh vật xâm lấn hoặc cạnh tranh. Chuyển nguyên liệu di truyền tái tổ hợp vào sinh vật khác. Ảnh hưởng tới những loài sinh vật không cần diệt. Ảnh hưởng tới vi khuẩn đất và chu trình nitơ Ảnh hưởng gián tiếp tới môi trường - Vấn đề xây dựng khung quản lý GMO không đơn giản và khó khăn chính là làm sao cân bằng giữa lợi ích to lớn công nghệ có thể đem lại và đảm bảo an toàn đối với môi trường cũng như sức khoẻ của con người. - Những trở ngại này chỉ có thể được giải quyết với nỗ lực của mỗi quốc gia và sự hợp tác quốc tế có hiệu quả. PHẦN 2: NỘI DUNG AN TOÀN SINH HỌC I. ĐỊNH NGHĨA An toàn sinh học là biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ những rủi ro tiềm tàng của các ứng dụng công nghệ sinh học có thể gây ra cho con người, động vật, thực vật, vi sinh vật, môi trường và đa dạng sinh học. II. NỘI DUNG CỦA ATSH 1. Đánh giá rủi ro: Nhằm xác định những tác động bất lợi có thể xảy ra. 2. Quản lý và giám sát rủi ro: Gồm các biện pháp quản lý những tác hại đã nhận biết ở mức có thể chấp nhận được. Đảm bảo sự an toàn nhưng không được trở thành rào cản đối với những nghiên cứu và phát triển sản phẩm có giá trị Mục đích Các quy định ứng dụng an toàn sinh học được đưa ra trên cơ sở các kết quả đánh giá và quản lý rủi ro. Những yếu tố có thể tác động: Kinh tế, xã hội, văn hóa… Việc đưa ra quyết định ứng dụng cuối cùng thường thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia Các tranh luận về công nghệ biến đổi gen và sản phẩm của chúng thường xoay quanh các nguy cơ rủi ro và lợi ích do chúng đem lại II.1. ĐÁNH GIÁ RỦI RO Đánh giá rủi ro là quá trình đánh giá một cách khoa học nhằm xem xét trước mắt hay lâu dài khả năng, các rủi ro đối với con người và môi trường sinh thái tự nhiên khi sử dụng các đối tượng GMO cụ thể. Đây là nội dung quan trọng nhất của quá trình quản lý an toàn sinh học Người đánh giá tính an toàn của mỗi sản phẩm CNSH và khả năng sử dụng chúng phải là những chuyên gia giàu kinh nghiệm có hiểu biết sâu sắc về các cơ chế của cơ chế đó. II.1.A. CÁC QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO Quy trình đánh giá rủi ro đặc trưng riêng cho từng trường hợp cụ thể cần theo 5 bước. Xác định các nguy cơ rủi ro đối với sức khoẻ đối với con người cũng như đối với môi trường. Ước tính khả năng xảy ra các ảnh hưởng có hại của các nguy cơ này. Đánh giá rủi ro phát sinh từ các ảnh hưởng có hại. Đưa ra các biện pháp thích hợp để quản lý rủi ro. Ước tính các ảnh hưởng tổng thể đến môi trường bao gồm cả các tác động có tính tích cực đối với môi trường và sức khoẻ con người. NGUY CƠ RỦI RO NGUY CƠ LÂY NHIỄM (khả năng gây bệnh cho người, ĐV, TV) ẢNH HƯỞNG Độc tố Chất gây dị ứng Tác động sh khác. ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỪ SẢN PHẨM CỦA LMO Phương pháp xác định các nguy cơ rủi ro theo OECD (Organization for Economic Cooporation and Development Các thông tin phải được thống kê, bổ sung một cách chính xác toàn diện và cập nhật để đảm bảo các hoạt động có thể tiến hành trong mức an toàn cho phép. Quá trình đánh giá rủi ro có thể bị trì hoãn nếu thông tin bị thiếu và chỉ được phép kết luận khi có thông tin đánh giá đầy đủ. Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro của CNSH trong đó có liệt kê danh mục thông tin bắt buộc phải được cung cấp đầy đủ và cần được giám sát quốc tế II.1.B. MỘT SỐ QUY CHUẨN GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC TẾ Bản hướng dẫn kỹ thuật về ATSH trong CNSH của UNEP: “the UNEP International for Safety in Biotechnology” Nghị định thư Cartagena về ATSH: “Cartagena Protocol on Biosafety” Văn bản hướng dẫn số 18 của liên minh Châu Âu. Dữ liệu định tính di truyền phân tử của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Bản liệt kê giám sát cần thực hiện giữa Hoa Kỳ và Canada. II.1.C. CÁC NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ RỦI RO (Theo nghị định thư Cartagena) Phải minh bạch và được tiến hành trên cơ sở khoa học của các kỹ thuật đánh giá rủi ro được công nhận, trong đó có quan tâm đến hướng dẫn và tư vấn do các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng. Không nên khẳng định cấp độ rủi ro hoặc rủi ro có thể chấp nhận được nếu thiếu kiến thức khoa học hoặc không đủ dữ liệu khoa học. Các rủi ro có liên quan với GMO hoặc sản phẩm của chúng cần được xem xét trong bối cảnh rủi ro gây ra bởi các sinh vật nhận biến đổi gen hoặc các sinh vật bố mẹ trong môi trường nhận tiềm tàng Đánh giá rủi ro nên tiến hành theo từng trường hợp cụ thể. II.1.D. CÁC THÔNG SỐ CẦN XEM XÉT KHI ĐÁNH GIÁ RỦI RO Một số nội dung quan trọng cần giám sát khi giải quyết các vấn đề quan trọng nêu trên bao gồm: 1. Sinh vật nhận. 2. Sinh vật bố mẹ (sinh vật cho). 3. Phương pháp biến đổi gen. 4. Các đặc tính phân tử. 5. Sự ổn định, bền vững của tính trạng mới tạo được. 6. Sản phẩm biểu hiện. 7. Thông tin dinh dưỡng. 8. Độc tố. 9. Các đặc tính của môi trường nhận tiềm tàng. 1. SINH VẬT NHẬN Các kiến thức, thông tin, thu thập được về sinh vật nhận chưa biến đổi gen là cơ sở để giám sát GMO nhất là trong quá trình đánh giá an toàn thực phẩm. 2. SINH VẬT BỐ MẸ (SINH VẬT CHO) - Cung cấp thông tin về nguồn gốc tự nhiên của sinh vật cho, đặc biệt những loài mà thành viên của chúng là mầm bệnh hoặc cùng gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe con người và vật nuôi. - Cần xem xét, nghiên cứu đánh giá rủi ro với các sản phẩm và sinh vật bố mẹ trước khi giải phóng các sản phẩm này vào môi trường. 3. PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI GEN Thông tin liên quan đến phương pháp biến đổi gen đã sử dụng sẽ cho biết số lượng bản sao, khả năng sắp xếp của gen chuyển trong GMO cũng như hiệu quả chuyển gen. Đối với thực vật có 2 phương pháp chuyển gen: - Chuyển gen trực tiếp: Súng bắn gen, hóa chất, xung điện: Số lượng bản sao lớn, có sự sắp xếp lại các trình tự ADN đưa vào, hiệu quả chuyển gen thấp. - Chuyển gen gián tiếp: thông qua vi khuẩn đất A.tumefaciens: số lượng bản sao ít, khả năng sắp xếp lại các trình tự ADN cao, hiệu quả chuyển gen cao. 4. ĐẶC TÍNH PHÂN TỬ Cung cấp thông tin về - Thành phần và sự tiếp hợp của các đoạn ADN đưa vào - Số lượng các bản sao. - Mức độ biểu hiện của protein mới ở những thời điểm khác nhau Cần lưu ý: Nhiều người hiểu sai rằng thông tin về quá trình đánh giá rủi ro chỉ bao gồm các đặc tính phân tử 5. SỰ ỔN ĐỊNH, BỀN VỮNG CỦA TÍNH TRẠNG MỚI TẠO ĐƯỢC - Đối với tính trạng mới cần xác định độ bền vững cũng như mức độ biểu hiện. Thường sử dụng các phương pháp xét nghiệm như ELISA, lai miễn dịch… để nghiên cứu tính trạng này. - Nếu tính trạng mới không tạo ra do sự biểu hiện của protein tái tổ hợp thì đặc tính liên quan cần được xác định thông qua kiểm tra trực tiếp các phân tử DNA hoặc gián tiếp thông qua quá trình phiên mã RNA. 6. SẢN PHẨM BIỂU HIỆN Cần có hiểu biết về: - Gen chuyển vào thực vật. - Đặc tính, nồng độ sản phẩm gen. - Vị trí biểu hiện của chúng. Nếu sản phẩm biểu hiện là một protein mới hoặc một chuỗi polypeptid thì chúng cần được nhận diện để nghiên cứu chức năng và nếu có thể thì so sánh với các sản phẩm truyền thống cùng loại. Thường các protein mới biểu hiện với nồng độ thấp (0,1% trọng lượng khô). Để xác định chính xác, người ta chiết các protein này từ tế bào vi khuẩn để tiến hành kiểm tra thử nghiệm. Cần phải chứng minh được sự tương đương về mặt chức năng giữa protein tách từ thực vật và protein tách từ vi khuẩn. 7. THÔNG TIN DINH DƯỠNG - Trong chọn tạo giống, giống mới dù được tạo ra nhờ CNSH hiện đại hay truyền thống đều cần được nghiên cứu về dinh dưỡng học. - Việc đưa nguyên liệu di truyền vào giống gốc có thể gây ra sự thay đổi về nồng độ dinh dưỡng cũng như dẫn đến biểu hiện của một số chất hóa sinh không mong đợi. Khả năng thay đổi thành phần dinh dưỡng là một trong những vấn đề rất được quan tâm khi đánh giá an toàn thực phẩm. 8. ĐỘC TỐ Đánh giá độ độc thường tập trung nghiên cứu sự biểu hiện của protein mới ở mức tế bào và phân tử. Phải kiểm tra: - Phản ứng miễn dịch. - Trọng lượng phân tử. - Hoạt tính. - Khả năng gây dị ứng Trong mọi trường hợp, cần giám sát và đưa ra các biện pháp giải quyết khi ngẫu nhiên xảy ra sự cố về độc tính của sản phẩm. 9. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG NHẬN TIỀM TÀNG Phải xem xét môi trường giải phóng GMO: - Có gần khu dân cư hay không? - Có gần môi trường sinh thái đặc biệt hay không? - Có gần thung lũng, sông, đồi… hay không? - Thời tiết, khí hậu như thế nào? - Có gần trung tâm phát sinh chủng loại hay đa dạng di truyền hay không? - Khu vực trước đây đã giải phóng GMO nào chưa? - Lập bảng liệt kê mọi rủi ro có khả năng xảy ra như thế nào? - Các thông số này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán của gen. - Phải dự đoán các tình huống và chọn lựa các giải pháp hợp lý. II.1.E. LƯU Ý Các đánh giá rủi ro phải được tiến hành trong giai đoạn thử nghiệm, thâm chí trước khi tiến hành thí nghiệm. Phải xem xét kỹ lưỡng các đặc tính của GMO. Phải phác thảo điều kiện thí nghiệm và có biện pháp đối phó với từng tình huống cụ thể xảy ra. Không được phép loại trừ bất kỳ nguy cơ nào kể cả những nguy cơ thấy không chắc sẽ xảy ra hoặc không hợp lý. Phải ước lượng mức độ rủi ro của tổng thể các thí nghiệm (thường ngang bằng mức của một rủi ro đơn lẻ cao nhất trong tất cả nguy cơ xác định được). - Nếu đánh giá cho thấy nguy cơ cao: Cách ly thật chặt chẽ để loại bỏ hoặc giảm thiểu các nguy cơ này. - Nếu không kiểm soát được thì cần dừng ngay thí nghiệm. II.1.F. CÁC VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO 1. Tính chủ quan 2. Thông tin không đầy đủ 3. Vấn đề quy mô. 4. Định kỳ đánh giá lại thông tin. 5. Sự tham gia của Hội đồng tư vấn 1. TÍNH CHỦ QUAN Các nhà giám sát luôn bị các yếu tố bên ngoài tác động tới tính khách quan của quá trình đánh giá rủi ro: Các yếu tố bên trong: thành kiến, hiểu biết, kinh nghiệm, bản thân địa vị xã hội và nền tảng văn hóa. Các yếu tố bên ngoài: chính sách địa phương, quốc gia, thái độ nhận thức của cộng đồng Thông thường các chính sách quốc gia cũng như văn bản dưới luật về ATSH sẽ trở thành khung pháp lý để đánh giá một cách khách quan 2. THÔNG TIN KHÔNG ĐẦY ĐỦ Các dữ liệu khoa học cần cho quá trình đánh giá rủi ro thường không đầy đủ và không hoàn chỉnh. Do đó, quyết định đánh giá rủi ro sẽ có những hạn chế nhất định. Hội đồng đánh giá thường phải tìm kiếm thông tin ngoài thông tin người đăng ký cung cấp để đưa ra phương án khoa học cho từng vấn đề. 3. VẤN ĐỀ QUY MÔ Phải lưu ý tới không gian và thời gian và quy mô ứng dụng GMO. 4. ĐỊNH KỲ ĐÁNH GIÁ LẠI THÔNG TIN Một yếu tố căn bản của quá trình đánh giá rủi ro là đánh giá lại thông tin. Người sản xuất và người sử dụng phải thường xuyên cung cấp các thông tin bổ sung cho nhà đánh giá rủi ro. Nhà đánh giá thường xuyên phải tiếp xúc với nhà sản xuất, người sử dụng cũng như giới khoa học, nhà lập pháp và công luận. - Cung cấp thêm thông tin bổ sung cho nhà đánh giá rủi ro. Tổng kết các vấn đề khoa học. Đặt ra các vấn đề, khía cạnh mới cần bổ sung trong quá trình đánh giá rủi ro. 5. SỰ THAM GIA CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN Hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học, chuyên gia. Đây là một điều kiện không bắt buộc.. Họ giúp cho nhà đánh giá đưa ra kết luận chính xác cuối cùng đối với những vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Ở các quốc gia đang phát triển, việc lựa chọn chuyên gia tư vấn khó khăn, đòi hỏi phải có một sự hợp tác quốc tế nhằm thống nhất các chi tiết và góp phần giảm bớt các sai sót trong quá trình đánh giá do hạn chế về nhận thức. SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGƯỜI ĐĂNG KÝ NGƯỜI BỔ SUNG NGƯỜI ĐÁNH GIÁ RỦI RO THÔNG TIN BỔ SUNG QUY TRÌNH TRÁCH NHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN Người đăng ký Hội đồng tư vấn khoa học Trao đổi thông tin Hồ sơ đăng ký Tư vấn Quyết định Hồ sơ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN Người đăng ký II.1.F. CÁC VẤN ĐỀ KHOA HỌC TRONG TỪNG LĨNH VỰC ĐÁNH GIÁ RỦI RO 1. Đánh giá rủi ro đối với môi trường 2. Phát tán gen 3. Vấn đề cỏ dại 4. Tác động tới sinh vật không cần diệt 5. Đánh giá rủi ro đối với sức khoẻ con người và an toàn thực phẩm. 6. Các vấn đề khác. 1. ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG - Lo ngại chính về tác động của GMO đối với môi trường xung quanh là khả năng xâm chiếm và gây biến đổi gen các loài tự nhiên cũng như là những loài khác dẫn đến sự thay đổi về các mối quan hệ sinh thái. - Lo ngại về nguy cơ rủi ro đối với đa dạng sinh học trong khu vực sản xuất GMO 2. PHÁT TÁN GEN Vấn đề ô nhiễm gen là một trong những lo ngại chính về ảnh hưởng của GMO đối với môi trường. Lo ngại sự thụ phấn chéo đối với cây trồng hoang dại. Nguy cơ tiềm ẩn này phải được đánh giá trước khi chuyển gen cũng như cần được giải phóng vào môi trường. 3. VẤN ĐỀ CỎ DẠI Cỏ dại được coi là những loài thực vật sinh trưởng tại những nơi không mong muốn GMC có thể coi là đối tượng gây hại hay cỏ dại nếu vào vụ sau chúng cạnh tranh với cây chính vụ.. Nếu là giống GMC được biến đổi để chống lại thuốc diệt cỏ thì vấn đề này rất khó kiểm soát. Nguy hại chính là những cây ít được thuần hoá và có khả năng tự sinh sản được. 4. ĐỐI VỚI NHỮNG SINH VẬT KHÔNG PHẢI LÀ SINH VẬT CẦN DIỆT GMO có thể tác động do sinh sản độc tố và có thể gây hại sinh vật không phải là sinh vật đích thông qua việc: Mất khu vực cư trú. Thay đổi thành phần, tỷ lệ đực cái, độ tuổi cá thể. Trước khi đưa ra thương mại hoá, GMO thường phải thử nghiệm ở quy mô lớn nhằm xác định ảnh hưởng khi đưa vào sản xuất đại trà nhằm giảm thiểu những nguy hại có thể xảy ra. Những đánh giá về ảnh hưởng tới môi trường là cơ sở để đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả và xây dựng các hệ thống nông nghiệp tốt để phát hiện và giảm thiểu những mối nguy hại có thể xảy ra. 5. ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM GMO và GMF có thể: Gây độc hoặc dị ứng. Giảm nồng độ các chất dinh dưỡng. Tăng nồng độ các chất không mong muốn khác. Tiêu chí liên quan đến khả năng gây dị ứng cần xem xét bao gồm: - Nguồn nguyên liệu di truyền đã được biết có nguy cơ gây dị ứng. Tìm hiểu trình tự amino acid của kháng nguyên gây dị ứng. Đánh giá các phản ứng miễn dịch. Ảnh hưởng của pH hoặc quá trình tiêu hoá. Ảnh hưởng của nhiệt hoặc quá trình chế biến. 6. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC QUY ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC THẾ GIỚI Các GMF cần được đánh giá giống như các loại thực phẩm thông thường khác. Các GMF phải được xem xét dựa trên độ an toàn, khả năng gây dị ứng, độc tính và sinh dưỡng của chúng. Các chất phụ gia tạo ra nhờ CNSH phải được phê chuẩn trước khi đưa ra ngoài thị trường. Một số quốc gia quy định phải ghi nhãn công bố thực phẩm GMF cho người tiêu dùng được biết để họ có quyền lựa chọn. II.2. QUẢN LÝ RỦI RO Quản lý rủi ro là các biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro xuống mức thấp nhất hay mức có thể chấp nhận được. Quản lý rủi ro phải được tiến hành trong tất cả các giai đoạn bao gồm: A. Ngăn ngừa quy mô phòng thí nghiệm B. Ngăn ngừa quy mô nhà kính C. Quản lý rủi ro ở quy mô đồng ruộng D. Quản lý ở giai đoạn kết thúc thử nghiệm E. Lưu trữ thông tin và báo cáo II.2.A. NGĂN NGỪA QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM Tạo GMO: Phải xác định gen, lựa chọn gen chỉ thị, đoạn khởi động, đoạn kết thúc. Hạn chế tối thiểu các thành phần ngoại lai. Phòng ngừa sự nhiễm tạp: Tránh sự phát tán GMO và vật liệu nhờ các biện pháp vật lý hoặc sinh học. Với quy mô PTN, việc ngăn ngừa khá dễ dàng. Tuy nhiên chú ý: Dán nhãn các GMO tránh thất lạc, nhầm lẫn. Lựa tuyển kỹ lưỡng các nguyên liệu. Các GMO thải loại phải được tẩy rửa hoặc khử trùng bằng áp suất II.2.B. NGĂN NGỪA QUY MÔ NHÀ KÍNH Nhà kính giữ cây trồng và cách ly với côn trùng, động, thực vật bên ngoài. Tuỳ theo mục đích và đặc điểm của GMO mà có thể phải áp dụng: - Thiết bị điều khiển, lọc khí vào và ra hệ thống. - Hệ thống khử trùng: không khí, nước, khử trùng vật liệu, GMO thải loại. - Hạn chế số người vào ra nhà kính. - Đào tạo ATSH cho nhân viên thực nghiệm. - Ngăn ngừa, giám sát sự phát tán GMO trong và sau khi tiến hành thí nghiệm. II.2.C. QUẢN LÝ RỦI RO Ở QUY MÔ ĐỒNG RUỘNG + Cách ly vật lý: Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng: nhà kính, thiết bị hàn lọc, chiếu sáng, thông khí… + Cách ly sinh học: - Trồng GMC tại những nơi không có loài hoang dại hoặc các loài sinh sản tương thích. - Loại toàn bộ những cây hoang dại hoặc sinh sản hữu tính tự nhiên có thể lai chéo với GMC. Bao, bọc phấn hoa ngăn tiếp xúc với côn trùng, gió, tránh phát tán GMC. Đối với vi sinh vật: phải áp dụng các biện pháp khống chế hiệu quả hơn QUẢN LÝ RỦI RO CÁC GMO LÀ VI SINH VẬT Ở NGOÀI THỰC ĐỊA Tạo khoảng cách hợp lý giữa thực vật nhiễm virus và các vật chủ mẫn cảm khác đặc biệt đối với trường hợp có thể phát tán qua không khí hoặc tiếp xúc với lá cây. Trồng cây thí nghiệm và VSV vào một thời điểm nhất định trong năm vào thời gian cây mẫn cảm không được trồng hoặc mọc ở xung quanh. Loại trừ các vector là vật mang của vi sinh vật. Cải biến di truyền các VSV theo hướng giảm khả năng sống sót và sinh sản của chúng. QUẢN LÝ RỦI RO CÁC GMO LÀ CÔN TRÙNG Ở NGOÀI THỰC ĐỊA Việc cách ly côn trùng trong khu vực nhà kính rất khó khăn phải đảm bảo không có côn trùng thoát ra và xâm nhập từ ngoài vào. Có thể quản lý bằng cách Chọn các chủng không bay hoặc tạo ra các chủng có chức năng bay bị hạn chế hoặc các chủng không sinh sản được. Chọn thời gian thí nghiệm phù hợp trong năm. Xử lý độ ẩm để loại bỏ khả năng đẻ trứng và phát triển của ấu trùng. Tránh sử dụng các côn trùng có kích thước nhỏ ở các thí nghiệm trong lồng kính. Huỷ các côn trùng trong lồng kính sau các thí nghiệm thụ phấn nhằm loại bỏ khả năng phát tán hạt phấn nhờ côn trùng ra ngoài môi trường. CÁC CÁCH LY KHÁC Phải tận dụng các yếu tố: nhiệt độ, nguồn nước, độ ẩm, chu kỳ sáng, diện tích thử nghiệm. Sử dụng các chất diệt cỏ, nấ