Vào WTO là tất yếu khách quan, vì vậy việc cắt giảm thuế là tất yếu khách quan.
Thuế xuất nhập khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong thu NSNN.Nhưng thuế xuất nhập khẩu lại phụ thuộc rất nhiều vào độ mở của nền kinh tế. Nước ta đang trên tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, và năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập. Đó là nước ta chính thức gia nhập vào WTO, vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với tình hình kinh tế đất nước, và ảnh hưởng đầu tiên và có thể coi là cực kỳ quan trọng đó là vấn đề tác động của thuế xuất nhập khẩu đến thu NSNN. Bởi vì sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải cắt giảm hàng loạt các loại thuế xuất nhập khẩu.Mặc dù cắt giảm theo lộ trình nhưng ảnh hưởng của chúng tới thu ngân sách cũng khá lớn . Nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng tích cực đó là kim ngạch thương mại và xuất khẩu tăng lên, và số thu từ thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng vì số hàng nhập khẩu tăng.
Khi cắt g ảm thuế xuất nhập khẩu làm cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước cả cơ hội và thách thức. Đó là cũng được đ ãi ngộ khi tham gia
vào thị trường thế giới, giúp doanh nghiệp đổi mới để cạnh tranh. Đó là
các nhân tố làm t ăng thu n ội đ ịa trong n ư ớc v à th úc đ ẩy t ăng tr ư ởng v chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho tăng thu ngân sách b ền vững. Nhưng nếu các doanh nghi ệp kh ông tự đ ổi mới mình sẽ dẫn đến bị phá sản. Đây là tác động x ấu tới thu nội địa.
Vì vậy có thể nói ảnh hưởng cắt gi ảm thuế xuất nhập khẩu có rất nhiều chiều hướng. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải có những giải pháp nào để tăng thu ngân sách một cách bền vững trong quá trình việc cắt giảm theo lộ trình thuế xuất nhập khẩu. Đây quả là một bài toán khó và cần giải quyết trong thời kỳ hậu WTO.
Chính vì vậy Qua thời gian thực tập tại Vụ Tài chính - Tiền tệ và tìm hiểu trên nhiều tài liệu em đã mạnh dạn chọn đề tài sau: “Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một s ố kiến nghị gi ải ph áp” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
159 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3509 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - Nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của đề tài
Vào WTO là tất yếu khách quan, vì vậy việc cắt giảm thuế là tất yếu khách quan.
Thuế xuất nhập khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong thu NSNN.Nhưng thuế xuất nhập khẩu lại phụ thuộc rất nhiều vào độ mở của nền kinh tế. Nước ta đang trên tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, và năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập. Đó là nước ta chính thức gia nhập vào WTO, vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với tình hình kinh tế đất nước, và ảnh hưởng đầu tiên và có thể coi là cực kỳ quan trọng đó là vấn đề tác động của thuế xuất nhập khẩu đến thu NSNN. Bởi vì sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải cắt giảm hàng loạt các loại thuế xuất nhập khẩu.Mặc dù cắt giảm theo lộ trình nhưng ảnh hưởng của chúng tới thu ngân sách cũng khá lớn . Nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng tích cực đó là kim ngạch thương mại và xuất khẩu tăng lên, và số thu từ thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng vì số hàng nhập khẩu tăng.
Khi cắt g ảm thuế xuất nhập khẩu làm cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước cả cơ hội và thách thức. Đó là cũng được đ ãi ngộ khi tham gia
vào thị trường thế giới, giúp doanh nghiệp đổi mới để cạnh tranh. Đó là
các nhân tố làm t ăng thu n ội đ ịa trong n ư ớc v à th úc đ ẩy t ăng tr ư ởng v chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho tăng thu ngân sách b ền vững. Nhưng nếu các doanh nghi ệp kh ông tự đ ổi mới mình sẽ dẫn đến bị phá sản. Đây là tác động x ấu tới thu nội địa.
Vì vậy có thể nói ảnh hưởng cắt gi ảm thuế xuất nhập khẩu có rất nhiều chiều hướng. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải có những giải pháp nào để tăng thu ngân sách một cách bền vững trong quá trình việc cắt giảm theo lộ trình thuế xuất nhập khẩu. Đây quả là một bài toán khó và cần giải quyết trong thời kỳ hậu WTO.
Chính vì vậy Qua thời gian thực tập tại Vụ Tài chính - Tiền tệ và tìm hiểu trên nhiều tài liệu em đã mạnh dạn chọn đề tài sau: “Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một s ố kiến nghị gi ải ph áp” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích của đề tài:
Luận giải cơ sở lý luận về vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với thu ngân sách và thực tiễn kinh nghiệm tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước của Trung Quốc trong quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO,cùng với việc phân tích thực trạng ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xnk đến thu ngân sách nhà nước sau một năm gia nhập WTO nhằm đề xuất được các giải pháp nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích những vấn đề lý luận chung về thu ngân sách và thuế xuất nhập khẩu, vai trò của thu xuất nhập khẩu đối với thu ngân sách nhà nước trong điều kiện gia nhập WTO
- Tóm tắt lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đồng thời phân tích tác động của nó tới thu ngân sách
- Tóm tắt lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc, đánh giá các chính sách về tăng trưởng bền vững của Trung Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra còn khảo sát kinh nghiệm của các nước đang phát triển khác về cải cách chính sách thuế và trợ cấp.
- Phân tích thực trạng thu ngân sách nhà nước sau một năm gia nhập WTO, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế quan , đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản thúc đẩy tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước trong quá trình cắt giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu : Quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO đến thu ngân sách nhà nước của Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Thu ngân sách nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 mà tập trung vào năm 2007, và quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO( chỉ nghiên cứu về hàng hoá)
4. Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng phương pháp biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích tổng hợp, sử dụng phương pháp thống kê, toán học, mô hình đồ thị để làm rõ kết quat nghiên cứu.
5. Những đóng góp của đề tài
Một là, luận giải được những vấn đề lý luận chung về vai trò thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước trong điều kiện gia nhập WTOHai là, phân tích tác động của lộ trình cắt giảm thuế XNK theo cam kết gia nhập WTO đến thu ngân sách nhà nước của Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đang phát triển và Trung Quốc về thúc đẩy tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước
Ba là, Khái quát thực trạng thu ngân sách nhà nước sau một năm gia nhập WTO, đồng thời so sánh đối chiếu với giai đoạn 2001-2006 để rút ra những nhận xét về sự biến đổi của thu ngân sách
Bốn là, Phân tích, đánh thu ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế XNK đến thu ngân sách thấy được mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác dộng của quá trình đó tới thu ngân sách. Từ đó rút ra những nhận định mang tính quy luật về sự ảnh hưởng này và đưa ra những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
Năm là, Nêu lên bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước, những quan điênrm phương hướng và mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước.
Sáu là, Kiến nghị các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước đến năm 2010.
6. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đẻ gồm 3 chương:
Chương1: Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với thu ngân sách nhà nước trong điều kiện gia nhập WTO
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của cắt giảm thuế xuất nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách nhà nước của Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp đảm bảo tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước của Việt Nam trong lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO
1.1. Thu ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm
- Theo luật ngân sách nhà nước được Quốc Hội khoá IX nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại Kỳ họp thứ hai năm 2002 thì “ Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành qũy ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm
- Nguồn tài chính được tập trung vào NSNN tương ứng với phần giá trị của GNP được tập trung vào tay Nhà nước, nó là khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối cảu cải xã hội dưới hình thức giá trị. Thu NSNN phản ảnh các quan hệ nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trọng xã hội. Sự phân chia đó là tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia, kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ
- Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
- Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu NSNN
1.1.3. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước
1.1.3.1. Phân theo thu nội địa và thu ngoài nước
a. Thu nội địa
Thu nội địa là khoản thu cơ bản của NSNN do kết quả của hoạt động kinh tế trong nước mang lại bao gồm:
- Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là lĩnh vực tạo ra đại bộ phận tổng sản phẩm xã hội và cũng là nơi tạo ra số thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước.
Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
+Thu khu vực doanh nghiệp nhà nước
+Thu khu vưc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+Thu khu vực ngoài quốc doanh
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
- Các khoản thu về nhà, đất
- Các khoản phí, lệ phí
- Các khoản thu khác
b. Thu ngoài nước
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
+ Thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
+ Chênh lệnh giá hàng nhập khẩu
+Thuế VAT hàng nhập khẩu( số cân đối)
- Thu viện trợ không hoàn lại bằng tiền hoặc hiện vật của Chính phủ các nước, các tổ chức và các cá nhân ở nước ngoài theo pháp luật
- Vay nước ngoài của Chính phủ kể cả vay nợ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế
Việc phân loại các khoản thu ngân sách theo tiêu thức trên sẽ giúp cho việc đánh giá mức độ huy động các nguồn thu ở các khu vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế cũng như tổng quan thu trong và ngoài nước. Từ đó có các chính sách, biện pháp khai thác các nguồn thu một cách hợp lý, cân đối.
1.1.3.2. Phân theo sắc thuế
a. Thu thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế nhà đất
- Thuế môn bài
- Lệ phí trước bạ
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế giá trị gia tăng ( VAT)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước
- Thuế tài nguyên
- thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và TTĐB hàng nhập khẩu
- Các loại thuế khác
b. Thu phí, lệ phí và thu ngoài thuế
- Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu
- Thu phí,lệ phí
- Thu tiền cho thuê đất
- Thu khác ngân sách
c. Thu về vốn( thu bán nhà ở, thu tiền sử dụng đất)
d. Viện trợ không hoàn lại
1.1.4. Các nhân tố tác động tới thu ngân sách nhà nước
1.1.4.1. Nhân tố trong nước
* Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Bên cạnh đó sự vận động của các phạm trù kinh tế như giá cả, thu nhập lãi suất cũng có tác động đến thu NSNN. Chúng vừa có tác động đến sự tăng giảm mức động viên của NSNN vừa đặt ra yêu càu sử dụng hợp lý các công cụ thu của NSNN để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội cho phù hợp.
Do đó trong tổng thu của NSNN phải coi trọng nguồn thu trong nước là chủ yếu, mà quan trọng hơn cả là nguồn mới sáng tạo ra trong các ngành sản xuất. Ngày nay các hoạt động dịch vụ cũng là nơi tạo ra nguồn thu chủ yéu của NSNN. Do đó, để tăng thu cho NSNN. Về lâu dài con đường chủ yếu là nâng cao trình độ phát triển, tìm cách mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.
Có thể nói tăng trưởng kinh tế là yếu tố tác động tới thu NSNN trong dài hạn, tạo nên tính bền vững cho thu NSNN.
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Như đã nói ở trên thu NSNN lấy từ mọi lĩnh vưc,mọi ngành, mọi khu vực, mọi vùng , địa phương trong nền kinh tế. Vì vậy cơ cấu thu NSNN phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế theo ngành, theo khu vực, theo vùng,…Do đó khi có sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế thì chắc chắn sẽ làm chuyển dịch cơ cấu thu NSNN tương ứng. Nến chuyển dịch theo hướng tích cực thì cơ cấu thu ngân sách sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tính bền vững cho thu NSNN. Nếu chuyển dịch theo hướng không tích cực sẽ làmm cho cơ cấu thu NSNN sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tính bất ổn định cho thu NSNN.
Do vậy cơ cấu kinh tế là một yếu tố tác động rất lớn tới cơ cấu thu NSNN và tính bền vững của thu NSNN.
* Kim ngạch xuất - nhập khẩu
So với các nước khác tỷ lệ thuế nhập khẩu của Việt Nam còn khá cao( khoảng 13% tổng thu NSNN). Vì vậy thu từ hoạt động nhập khẩu vẫn là nguồn thu khá lớn. Nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì đối với một nước phải luôn ở tình trạng nhập siêu thì mặc dù thuế suất có giảm nhưng nguồn thu từ hoạt động nhập khẩu vẫn tăng lên do kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng rất mạnh.
Ngoài ra xuất khẩu cũng mang lại nguồn thu cho NSNN từ các DN xuất khẩu. Và khi hội nhập kinh tế sâu rộng thì hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển.Vì vậy trong tương lai không xa nguồn thu từ hoạt động này sẽ khá lớn.
* Vốn đầu tư toàn xã hội
Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm toàn bộ vốn trong nước và ngoài nước. Vốn đầu tư toàn xã hội là yếu tố tác động tới sự phát triển nguồn vốn cho sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy nó cũng tác động tới thu NSNN. Trong giai đoạn hiện nay Nhà nước đang khuyến khích nguồn vốn từ khu vực tư nhân và nước ngoài. Có thể nói nguồn vốn FDI là một nhân tố tác động mang tính dài hạn và lợi ích mang lại hết sức to lớn đối với những nước như Việt Nam đang thiếu vốn, công nghệ, trình độ quản lý. Nhờ nguồn vốn đầu tư giúp cho các doanh nghiệp có thể đầu tư theo chiều sâu, chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt xuất khẩu trong khu vực FDI đại diện cho xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam vì phần lớn xuất khẩu của khu vực này là các mặt hàng chế tác có giá trị tăng cao. Như vậy thu hút FDI pahỉ được xem là hướng chủ đạo để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Từ đó đóng góp nhiều hơn vào NSNN từ các doanh nghiệp xuất khẩu.
* Hệ thống pháp luật và các chính sách trong lĩnh vực thu
Nếu như các nhân tố trên tạo ra nguồn thu cho ngân sách thì hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về lĩnh vực thu và tổ chức thu là căn cứ, là quy định để chúng ta biết thu như thế nào , thu từ đâu, thu với tỷ suất bao nhiêu sao cho hiệu quả.
Thu NSNN có thể lấy từ nhiều nguồn, duới nhiều hình thức nhưng nét dặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiện tính cưỡng chế và mang tính không hoàn trả là chủ yếu. Do đó, các luật, các chính sách do Nhà nước quy định về nguồn thu và tổ chức quản lý thu là căn cứ cho quá trình động viên vào ngân sách. Các quy định về nguồn thu bao gồm các luật lệ, các quy định về phí, lệ phí, về bán tài nguyên, tài sản quốc gai, về các doanh nghiệp nhà nước.,..
Yêu cầu đối với các chính sách huy động nguồn thu NSNN là phải đảm bảo tập trung một bộ phận tài chính quốc dân vào tay Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cần thiết cho việc vận hành bộ máy cũng như thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn thu ngày càng lớn. Đặc biệt cũng phải coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, điều tiết thu nhập giữa các thành phần trong nền kinh tế.
Có thể nói kết quả thu NSNN phụ thuộc rất lớn vào hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thu. Đây là nhân tố chủ quan vì Nhà nước là chủ thể đưa ra các quyết định này, vừa mang tính khách quan vì hệ thống pháp luật được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của nền kinh tế.
1.1.4.2. Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là một nhân tố cũng rất quan trọng đối với thu NSNN. Hội nhập kinh tế quốc tế tác động trực tiếp tới thu NSNN thông qua việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình, thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tác đối xử quốc gia; tuân thủ Hiệp định trị giá hải quan theo quy định của WTO. Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động gián tiếp tới NSNN thông qua tác động đến nền kinh tế thông qua tăng trưởng, cơ câud kinh tế, tiêu dùng- tiết kiệm- đầu tư, thương mại và hệ thống kinh tế vi mô, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự biến động của cơ cấu kinh tế, sự thay đổi tỷ lệ tiết kiệm- tiêu dùng- đầu tư. Trong đó hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là điều mà chúng ta có thể thấy rất rõ , nó làm thay đổi cả mức độ và cơ cấu thu NSNN, cụ thể là số thu và cơ cáu các loại thuế như thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu, thu nhập DN, thu nhập cá nhân,…
Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang ngày càng mở cửa để hội nhập ngày càng sâu rộng vào trường quốc tế , đặc biệt là sự kiên gia nhập WTO thì nhân tố này trở nên cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ là tác động đơn thuần tới thu thuế xuất nhập khẩu mà còn tác động gián tiếp đến thu NSNN thông qua rất nhiều yếu tố khác. Do vậy nghiên cứu về hội nhập KTQT ảnh hưởng tới thu NSNN là điều cần thiết và cấp bách hiện nay.
1.2.Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đến sự phát triển kinh tế xã hội và thu ngân sách
1.2.2. Khái quát thuế xuất nhập khẩu
1.2.1.1. Khái niệm: Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia, các loại hàng hoá mua bán, trao đổi giữa thị trường trong nước và khu chế xuất.
1.2.1.2 Phân loại :
- Theo phương pháp tính thuế:
+ Thuế quan đặc định: mức thuế của loại này được quy định bằng số tiền tuyệt đối cho mỗi đơn vị hàng hoá( số lượng, trọng lượng, kiện). Loại thuế này đảm bảo cho số thu của NSNN ổn định không chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá cả.
+ Thuế trị giá ( thuế quan theo đơn giá hàng): là thuế đánh vào giá trị hàng hoá và được tính trên tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá đó goi là thuế suất.
* Thuế suất thuế nhập khẩu:
Để áp dụng trong những trường hợp khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi trong đàm phán về thuế, phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta cam kết, Luật thuế xuất nhập khẩu hiện nay thuế suất thuế nhập khẩu phân thành ba loại thuế suất đó là thuế suất đối với hàng nhập khẩu đó là thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường.
+ Thuế suất ưu đãi : áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
+ Thuế suất thông thường : áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
Với tinh thần như vậy thì thuế suất thông thường cao hơn thuế xuất ưu đãi và thuế suất ưu đãi cao hơn thuế xuất ưu đãi đặc biệt:
Thuế suất thông thường > Thuế suất ưu đãi> Thuế suất ưu đãi đặc biệt
* Thuế suất thuế xuất khẩu: dược thể hiện theo biểu thuế hiện hành.
+ Thuế quan hỗn hợp: là sự kết hợp giữa thuế đặc định và thuế suất theo giá trị
Việc phân loại trên nhằm giúp cho cơ quan thuế và nhà nước có những phương pháp tính thuế một cách chính xác và phù hợp đối với từng loại thuế để từ đó có thể đánh giá tốt được mức huy động vào ngân sách nhà nước của từng loại thuế.
- Phân theo mục đích đánh thuế
+ Thuế quan tài chính :là thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng thu ngân sách quốc gia
+ Thuế quan bảo hộ: là thuế quan nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
+ Thuế quan nhằm hạn chế xuất khẩu : là thuế quan nhằm hạn chế xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay cac mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trước hết.
Việc phân loại này giúp cho việc xác định đúng mục đích khi đưa ra các chính sách thuế quan đồng bộ và hợp lý trong việc vừa tăng thu ngân sách vừa có thể bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ, các lĩnh vực sản xuất then chốt, và hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng mà nhà nước không khuyến khích.
1.2.2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đến sự phát triển kinh tế xã hội và thu ngân sách
Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu:
Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức