Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người nông dân. Các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra và phân tích chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người nông dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu nhập cao hơn sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hoá nhưng người dân không yên tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ đền bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân bị thu hồi đất có sinh kế bền vững sau thu hồi đất.

pdf12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4541 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM Huỳnh Văn Chương Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Ngô Hữu Hoạnh Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung, Bộ NN&PTNT TÓM TẮT Việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người nông dân. Các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra và phân tích chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người nông dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu nhập cao hơn sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hoá nhưng người dân không yên tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ đền bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân bị thu hồi đất có sinh kế bền vững sau thu hồi đất. Từ khóa: Chuyển đổi đất đai, thu hồi đất, thu nhập, sinh kế, việc làm. 1. Đặt vấn đề Vấn đề sinh kế của người dân sau thu hồi đất nông nghiệp không phải là đề tài mới nhưng có ý nghĩa thực tiễn cao, đang là vấn đề quan tâm của các địa phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây, ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng và số người có sinh kế khó khăn sau thu hồi đất ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 năm, từ năm 2001 đến năm 2007, diện tích đất nông nghiệp cả nước giảm 500 nghìn ha, riêng năm 2007 mất 120 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm tại các vùng đồng bằng, ven các đô thị do xây dựng công nghiệp và đô thị. Đất trồng lúa năm 2000 có 4,47 triệu ha, nhưng đến năm 2006 chỉ còn 4,13 triệu ha, giảm 316 nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm 50 nghìn ha (Nguyễn Minh Hoài, 2008). Tuy đất nông nghiệp là nguồn vốn tài nguyên tạo sinh kế chính của người dân bị thu hồi nhưng đại đa số lao động nông 48 nghiệp vẫn bám víu vào diện tích đất ít ỏi còn lại do khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới và với trình độ tay nghề để chuyển đổi công việc không dễ dàng. Tính đến 31-12- 2006, ở 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bị thu hồi đất nhiều nhất đã giải quyết được việc làm cho 22,3 vạn lao động, bằng khoảng 28% tổng số lao động mất việc làm (Hà Nội: 25.000 người, Hà Tây: 21.756 người, Hà Tĩnh: 29.068 người, Quảng Nam: 21.517, Đồng Nai: 69.670 người). Thực tế chỉ có 6% số lao động bị thu hồi đất chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 9% chuyển sang làm dịch vụ…, còn tới 60% vẫn tiếp tục làm nông nghiệp (Bùi Ngọc Thanh, 2009). Khi thu hồi đất, Nhà nước có chính sách bồi thường thiệt hại về đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định đời sống và thực tế là có những hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất, nhưng vẫn có một số hộ dân vẫn khó khăn trong việc tạo lập sinh kế của mình. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi về các nguồn vốn tạo sinh kế của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp tại một số phường của ngoại ô của thành phố Hội An để thấy được ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất và làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp hợp lý để phát triển ổn định và bền vững sau khi nhà nước thu hồi đất ở những vùng khác có điều kiện tương tự. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô tả vùng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại phường Cẩm Châu và phường Thanh Hà thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (xem hình 1). Đây là hai phường có diện tích đất nông nghiệp lớn và trong thời gian qua là những địa phương ở thành phố Hội An có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất và điển hình cho quá trình đô thị hoá tại thành phố Hội An. Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu 49 2.2.Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập có chọn lọc các thông tin, dữ liệu sẵn có về quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất. 2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn hộ nông dân có đất bị thu hồi bằng bảng câu hỏi phỏng vấn sâu. Chúng tôi lựa chọn điều tra các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án xây dựng cụm công nghiệp – đô thị - dịch vụ Thanh Hà, dự án đường Trường Chinh (đường dẫn vào cụm công nghiệp – đô thị - dịch vụ) tại phường Thanh Hà; dự án xây dựng đường dẫn cầu Cửa Đại và dự án xây dựng Trường Trung học cơ sở Cẩm Châu tại Phường Cẩm Châu. Phân các hộ điều tra thành 3 nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khác nhau:  Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp  Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 30% đến dưới 70% đất nông nghiệp  Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 70% đất nông nghiệp trở lên. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu được soạn thảo sẵn trên phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng gồm 5 phần, phần I thu thập thông tin chung của hộ gia đình gồm tên, tuổi, địa chỉ của chủ hộ; nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa và chuyên môn. Phần II và III của phiếu điều tra nhằm thu thập về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, tài sản của hộ trước và sau thu hồi đất. Phần IV của phiếu được xây dựng để điều tra thông tin về thu nhập trước và sau thời điểm thu hồi đất, việc sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ của các hộ. Phần V của phiếu điều tra là ý kiến và đề xuất của hộ về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm của Nhà nước khi thu hồi. 2.2.3. Phương pháp luận trong nghiên cứu Khung sinh kế bền vững là một công cụ giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết về đời sống, đặc biệt là các sinh kế của người nghèo. Nó xuất phát từ phân tích của Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong mối quan hệ với nạn đói và đói nghèo, gần đây được Cục Phát triển Quốc tế Anh (DFID) và một số học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào lý thuyết về khung sinh kế bền vững (sustainable livelihoods framework) để phân tích sự thay đổi khả năng tiếp cận các nguồn vốn tạo sinh kế, tác động của sự thay đổi này đến sinh kế của các hộ nông dân ở Việt Nam trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế. 50 Hình 2. Khung nghiên cứu sinh kế bền vững của người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi Nguồn: Phỏng theo khung sinh kế bền vững của DFID, 1999. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra Cũng như đặc trưng chung của người nông dân Việt Nam, người nông dân ở Hội An cần cù chịu khó nhưng lại hạn chế về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Chính đối tượng này gặp nhiều khó khăn về sinh kế trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, chuyển đổi đất đai và thu hồi đất. Trong tổng số 68 hộ điều tra, tuổi đời bình quân của chủ hộ khá cao, 63,6 tuổi; đa số chủ hộ gia đình là nam giới, chiếm 79,4%. Theo số liệu điều tra nông hộ sau khi thu hồi đất, bình quân nhân khẩu của hộ gia đình từ 5,0 đến 5,6 người/hộ, bình quân lao động trên hộ gia đình là 3,5 lao động, trong đó, lao động nông nghiệp bình quân là 1,6 lao động/hộ. Sau thu hồi đất, bình quân lao động nông nghiệp chiếm chưa tới 50% số lao động của các nhóm hộ. Có tới 85,7% chủ hộ chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, 100% chủ hộ chưa có bằng cấp về chuyên môn (Bảng 1). Đa số lao động có độ tuổi khá cao, lao động nông nghiệp có độ tuổi trên 35 đối với nữ, trên 40 đối với nam, chiếm tới 62,9%. Lao động nông nghiệp độ tuổi từ 15-18 (độ tuổi đi học) chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 6,5%. Đây là một trong những lý do khiến rất ít lao động nông nghiệp theo học để chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất. Bảng 1. Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất. Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 1. Số hộ điều tra Hộ 11 30 27 2. Tuổi bình quân Tuổi 63.1 66.3 61.4 3. Trình độ văn hóa 51 - Cấp 1 % 44,4 39,1 36,0 - Cấp 2 % 33,3 21,7 36,0 - Cấp 3 % 22,2 39,1 28,0 4.. Trình độ chuyên môn % 0 0 0 5. Bình quân nhân khẩu Người 5,0 5,6 5,2 6. Lao động - Lao động/hộ Lao động 2,9 3,8 3,4 - Lao đông nông nghiệp/hộ Lao động 1,3 1,8 1,5 Kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của các nhóm lao động giảm nhanh theo các độ tuổi, trong khi lao động ở độ tuổi từ 15-18 có 72,7% đang theo học tại các trường phổ thông, dạy nghề, trung cấp cao đẳng và đại học thì lao động ở độ tuổi từ 18 đến 35 (nữ), 40 (nam) chỉ có 11,5% và không ai đi học ở độ tuổi trên 35 (nữ), 40 (nam). Như vậy, thực tế cho thấy rằng, đa số chủ hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi đều lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp. Lao động lớn tuổi chiếm đa số và ít người được học hành nhưng đối tượng này lại là những người phải gánh vác trách nhiệm quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế của hộ, là những lao động chính tạo thu nhập cho hộ. 3.2. Sự thay đổi về sinh kế của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp Đối với người nông dân thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, khi mất đất tức là mất đi công cụ, phương tiện để đảm bảo đời sống, tức là họ chịu một cú sốc rất lớn. Ngoài ra, hoàn cảnh của họ cũng có nhiều thay đổi như nhận được khoản tiền bồi thường, hỗ trợ; các nguồn vốn sinh kế khác thay đổi, người dân phải lựa chọn hoạt động nào để đảm bảo sinh kế, những tác động từ chính sách của Nhà nước, kết quả dẫn đến đầu ra sinh kế của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp thay đổi như thế nào so với trước thu hồi đất. Sau đây chúng ta xem xét sự thay đổi các nguồn vốn tạo sinh kế của họ để thấy được ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người nông dân. 3.2.1. Thay đổi về diện tích đất nông nghiệp (thuộc nguồn vốn tự nhiên) Bảng 2. Diện tích đất nông nghiệp bình quân của các nhóm hộ ĐVT: m2 Chỉ tiêu Trước thu hồi (Năm 2004) Sau thu hồi (Năm 2009) So sánh 2009/2004 (+/-) (%) 1. Nhóm 1 3263,4 2465,6 -797,8 -24,4 2. Nhóm 2 3617,1 1536,4 -2080,6 -57,5 3. Nhóm 3 3332,0 525,0 -2807,0 -84,2 52 Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất nông nghiệp của các nhóm hộ giảm đáng kể do bị thu hồi đất. Trong đó, nhóm 1 có diện tích bình quân bị thu hồi là 24,4% diện tích được giao của hộ, tương ứng là 797,8m2, nhóm 2 giảm 57,5% và 2.080,6m2 và nhóm 3 diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân lên tới 84,2% diện tích đất nông nghiệp của hộ, tương ứng là 2.807m2 (Bảng 2). Bình quân diện tích đất nông nghiệp sau thu hồi đất của các nhóm hộ giảm, dẫn đến bình quân diện tích đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp giảm đáng kể trong các nhóm. Trong đó, đặc biệt là nhóm 3, diện tích đất nông nghiệp bình quân từ 2.438,1m2/lao động nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 384,1m2/lao động nông nghiệp, điều đó cho thấy phương tiện sinh kế quan trọng của hộ nông dân giảm xuống đáng kể sau thu hồi đất, đây thực sự là một cú sốc lớn đối với họ (Hình 3). 2564.1 1713.3 2438.1 1937.3 727.8 384.1 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Trước thu hồi Sau thu hồi Hình 3. Bình quân đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp trước và sau thu hồi đất Hiện tại, trên địa bàn Hội An nói chung và khu vực điều tra nói riêng còn rất ít quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường bằng tiền (chỉ 1 trường hợp thuộc dự án xây dựng trường phổ thông cơ sở Cẩm Châu hộ nhu cầu và được bồi thường bằng đất để sản xuất). Cùng với bồi thường thiệt hại, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cũng được thực hiện bằng tiền. Mặt khác, đa số người dân đều muốn được bồi thường, hỗ trợ theo hình thức này vì với người nông dân có một khoản tiền mặt lớn là ước mơ của họ. Do vậy, đại đa số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đều được bồi thường và hỗ trợ bằng tiền. Như vậy, nguồn vốn tự nhiên (đất đai) được chuyển thành nguồn vốn tài chính. Trước đây, đất đai là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của hộ nông dân, bây giờ chuyển thành một khoản tiền. Để đảm bảo sinh kế lâu dài, nguồn vốn này phải được hộ dân sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất tạo nguồn thu nhập hoặc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp (vốn con người). Còn nếu sử dụng số tiền này vào mục đích xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản (vốn vật chất) và các mục đích khác thì sinh kế của người dân về lâu dài sẽ khó khăn. Khi sinh kế khó khăn họ sẽ bị hạn chế trong việc học hành, 53 khám chữa bệnh, tiếp cận thông tin… Tức là khi đất nông nghiệp của người nông dân bị thu hồi, họ có thể còn bị mất đi cơ hội để phát triển bản thân, gia đình cũng như tiếp cận xã hội. 3.2.2. Thay đổi về nguồn vốn tài chính Do có sự thay đổi về nguồn vốn đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân nên dẫn đến thay đổi về lao động và thu nhập của hộ. Theo kết quả điều tra, có đến 60,71% số hộ có thu nhập tăng, 4,41% số hộ có thu nhập không đổi và 35,39% số hộ có thu nhập giảm so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp. Nhóm 1 với diện tích thu hồi dưới 30% có thu nhập sau thu hồi hầu như không đổi. Trong khi nhóm 2 và nhóm 3 có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn thì thu nhập sau khi thu hồi tăng so với trước khi bị thu hồi đất, nguồn thu nhập phần lớn từ hoạt động phi nông nghiệp. Điều này chứng tỏ sau thu hồi đất, có sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Ngoài ra có một số hộ dùng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ gửi ngân hàng đã thu được tiền lãi hàng tháng ổn định. Về các nguồn thu nhập trước và sau thu hồi đất có sự thay đổi đáng kể. Trước thu hồi đất, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp trong tổng thu nhập của các nhóm l, 2 và 3 lần lượt là 62%, 81,1% và 64,4%. Sau thu hồi đất, nguồn thu nhập này của các nhóm hộ giảm xuống đáng kể, tương ứng là 45,4%, 45,1% và 32,2% (Hình 4). Hình 4. Tỷ lệ các nguồn thu nhập của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất Dễ nhận thấy rằng nhóm 3 có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cũng giảm xuống nhiều nhất. Trong các nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp thu nhập từ lao động tự do tăng mạnh nhất, đặc biệt là ở nhóm 3, tức nhóm có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất. Điều này phản ánh đúng thực trạng sau thu hồi đất, một số lượng lớn lao động chưa thể tìm kiếm được ngành 54 nghề ổn định đã chuyển sang lao động tự do. Nguồn thu nhập từ hoạt động này thứ yếu trước khi thu hồi đất đã trở thành nguồn thu chủ yếu cho các hộ chỉ sau sản xuất nông nghiệp. Thực tế điều tra cho thấy rằng, nhiều người có thu nhập từ lao động tự do cao hơn so với sản xuất nông nghiệp trước đây, tuy nhiên, nguồn thu này rất bấp bênh, thường khó khăn trong tìm kiếm việc làm vào mùa mưa. Hơn nữa, thu nhập bằng tiền mặt hàng ngày nên cũng dễ tiêu xài, khó tiết kiệm và một lý do mà họ đưa ra là chi tiêu tăng cao do phải mua nhiều thứ hơn trước đây còn đất nông nghiệp bản thân gia đình từ sản xuất được. 3.2.3. Thay đổi về nguồn vốn xã hội khác Khi thu hồi đất để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đã làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội, điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp được xây dựng tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức sinh kế của họ. Các hình thức sản xuất mới trong chăn nuôi và trồng trọt thường không dễ dàng được thực hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống, điều kiện sản xuất của người dân. Cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ hội này để cải thiện điều kiện bản thân nhằm thay đổi sinh kế của mình. Khi bị thu hồi đất, 100% hộ gia đình đều nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng có rất ít người sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề. Theo kết quả điều tra thể hiện ở Hình 5 thì chỉ có 4,4% số hộ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đầu tư cho việc học nghề và cho con em đi học. Phần lớn số hộ đều sử dụng nguồn vốn này để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến không bền vững cho sinh kế người dân. Đây là điều mà các cơ quan chức năng khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ phải quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện từng địa phương cụ thể. Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đó là khi bị mất đất nông nghiệp, tính tương trợ, tình cảm nông thôn bị hạn chế. Trong cộng đồng người nông dân, người dân tương trợ nhau dưới hình thức như đổi công trong mùa vụ sản xuất. Hơn nữa, những hộ nông dân không đủ tư liệu sản xuất, nguồn vốn, lương thực thực phẩm nên có thể vay mượn của nhau. Khi không còn đất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ nhau, do vậy, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ dần dần mất đi. Một thực trạng xảy ra làm không ít người dân lo lắng là khi thiếu đất sản xuất dẫn đến thời gian rãnh rỗi nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, hỗ trợ và thu nhập từ làm công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như say bia rượu, nạn cờ bạc gia tăng. 55 Hình 5. Tỷ lệ hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào các mục đích Như vậy, khi thu hồi đất nông nghiệp đã tạo cơ hội phát triển nguồn vốn xã hội cho người nông dân. Tuy nhiên, rất ít người dân nắm bắt cơ hội này để cải thiện năng lực bản thân, phát triển sinh kế. Bên cạnh chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng đô thị, phát triển kinh tế, nhiều người dân lo lắng tác động tiêu cực của nó là làm phai nhạt tình cảm nông thôn; là tiền đề gia tăng các tệ nạn xã hội, bất ổn cuộc sống gia đình. 3.2.4. Thay đổi về nguồn vốn vật chất Kiên cố hóa nhà cửa và những tiện nghi, đồ dùng gia đình là một trong những tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, mặc dù tiêu chí này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực trạng về mức sống. Sau thu hồi đất tỷ lệ kiên cố nhà cửa tăng lên đáng kể so với trước khi thu hồi đất, trong khi nhà tạm và nhà cấp 4 xây dựng lâu năm giảm xuống (Hình 6). ĐVT: % Hình 6. Các loại nhà của người dân trước và sau khi thu hồi đất Kết quả khảo sát cho thấy đồ dùng sinh hoạt cũng được các hộ dân đầu tư mua sắm. Thực tế, sau thu hồi đất người dân đầu tư mua sắm những đồ dùng sinh hoạt hiện đại như điện thoại (chủ yếu điện thoại di động), máy vi tính, tủ lạnh tăng cao (Hình 7). Xây nhà Chữa bệnh Học hành Mua sắm tài sản Sản xuất Chi tiêu hàng ngày Gửi tiết kiệm Khác 56 Hình 7. Đồ dùng gia đình trước và sau khi thu hồi đất Như vậy, thực trạng cho thấy nguồn vốn tài sản cá nhân có sự tăng lên đáng kể sau khi thu hồi đất, tuy nhiên, cũng không thể khẳng định mức sống người dân được cải thiện tích cực do tác động của việc thu hồi đất, nhưng người dân có khoản tiền lớn từ bồi thường hỗ trợ để đầu tư mua sắm là điều không thể phủ nhận. Như vậy, có sự luân chuyển từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vốn vật chất, tuy nhiên, nguồn vốn vật chất này đa số là phương tiện sinh hoạt mà không phải là phương tiện sản xuất. Về nguồn vốn vật chất dùng chung cả cộng đồng như hệ thống đường giao thông, cấp nước, cấp điện, hệ thống trường học và cơ sở khám chữa bệnh có sự chuyển biến đáng kể sau thu hồi đất, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thuận lợi và hiệu quả hơn trong các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, cải thiện điều kiện giao lưu với môi trường bên ngoài. 3.2.5. Thay đổi về nguồn vốn con n
Luận văn liên quan