Ảnh hướng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc

Khái niệm du lịch sinh thái (DLST) gắn với xu hướng du lịch có trách nhiệm “xem, hưởng thụ nhưng không gây hại” (Orams 1995) được quan tâm từ những năm 1980. Điểm khác biệt của DLST so với các loại hình du lịch đại chúng là phát triển trên nguyên tắc bền vững, ủng hộ cho các nỗ lực bảo tồn, có giáo dục môi trường và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương (Wood, 2002). Từ khi ra đời đến nay, DLST đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh DLST là một loại hình du lịch có trách nhiệm và lý tưởng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) nhưng khi khai thác cần chú ý những ảnh hưởng có ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển DLST. Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công trong phát triển DLST là sự tham gia gắn với các giá trị mà người dân địa phương (NDĐP) được hưởng lợi (Sharpley và Telfer, 2008). Bởi vậy, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST cũng đồng thời phải đánh giá được những nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến các lợi ích mang lại cho NDĐP khi họ tham gia phát triển du lịch. Trong số các yếu tố có ảnh hưởng tới phát triển DLST, vốn xã hội (VXH) là một yếu tố khá mới mẻ được chú ý khám phá từ những năm 2000 trở lại đây. Khác với các nguồn vốn khác, VXH là một “nguồn lực phi vật chất” được hình thành từ các mối quan hệ liên kết, hợp tác trong một/các mạng lưới xã hội dựa trên lòng tin, sự chia sẻ, trao đổi, tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực và chi phối khá quan trọng đến lợi ích của các bên tham gia.

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hướng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia vùng Đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 1.1.1. Về mặt lý luận Khái niệm du lịch sinh thái (DLST) gắn với xu hướng du lịch có trách nhiệm “xem, hưởng thụ nhưng không gây hại” (Orams 1995) được quan tâm từ những năm 1980. Điểm khác biệt của DLST so với các loại hình du lịch đại chúng là phát triển trên nguyên tắc bền vững, ủng hộ cho các nỗ lực bảo tồn, có giáo dục môi trường và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương (Wood, 2002). Từ khi ra đời đến nay, DLST đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh DLST là một loại hình du lịch có trách nhiệm và lý tưởng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) nhưng khi khai thác cần chú ý những ảnh hưởng có ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển DLST. Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công trong phát triển DLST là sự tham gia gắn với các giá trị mà người dân địa phương (NDĐP) được hưởng lợi (Sharpley và Telfer, 2008). Bởi vậy, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST cũng đồng thời phải đánh giá được những nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến các lợi ích mang lại cho NDĐP khi họ tham gia phát triển du lịch. Trong số các yếu tố có ảnh hưởng tới phát triển DLST, vốn xã hội (VXH) là một yếu tố khá mới mẻ được chú ý khám phá từ những năm 2000 trở lại đây. Khác với các nguồn vốn khác, VXH là một “nguồn lực phi vật chất” được hình thành từ các mối quan hệ liên kết, hợp tác trong một/các mạng lưới xã hội dựa trên lòng tin, sự chia sẻ, trao đổi, tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực và chi phối khá quan trọng đến lợi ích của các bên tham gia. Trong bối cảnh phát triển DLST phải gắn liền với sự tham gia của NDĐP, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa DLST và VXH là cần thiết nhằm thúc đẩy gia tăng lợi ích cho NDĐP thông qua phát huy các giá trị từ nguồn lực VXH của họ. Các nghiên cứu trước khi khám phá mối quan hệ giữa VXH và DLST (Foucat, 2002; Sawatsky, 2003; Jones, 2005; Nguyen, 2007; Okazaki, 2008; Liu và cộng sự, 2011; Marcinek và Hunt, 2015; Musavengane, 2017) thường tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến một vài lợi ích đơn lẻ của NDĐP mà còn thiếu các nghiên cứu tổng hợp đánh giá toàn diện ảnh hưởng của VXH đến tổng thể các lợi ích kinh tế, văn hóa - xã hội (VH - XH) và môi trường và nâng cao vị thế của NDĐP. Đây là một khía cạnh đáng quan tâm để phát triển DLST thực sự là một loại hình du lịch trách nhiệm và đảm bảo triết lý bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu luận án có ý nghĩa về mặt lý luận, 2 đóng góp những hiểu biết thêm về VXH và mối quan hệ với các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. 1.1.2. Về mặt thực tiễn Từ những năm 1990, trên thế giới đã có nhiều mô hình thành công trong phát triển DLST, điển hình tại các quốc gia như: Mỹ, Canada, Belize, Kenya, Úc, Thái Lan, Nhật Bản... Mặc dù ra đời sau nhưng DLST đã được tổ chức UNWTO đánh giá là loại hình du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 10 - 15%/năm (Sharpley, 2006). Hiệu quả trong thực tiễn phát triển DLST cho thấy sự “ưu việt” của DLST trong việc mở ra triển vọng liên kết bảo tồn và sinh kế địa phương, đồng thời đạt được cả hai mục tiêu trên cơ sở PTBV. Ở Việt Nam, xu hướng phát triển DLST cũng đang thịnh hành tại các vườn quốc gia (VQG), diễn ra tiêu biểu ở các VQG Cát Bà, Cúc Phương, Ba Vì thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB). Tuy nhiên, vai trò tham gia và hưởng lợi của NDĐP còn khá mờ nhạt, một phần do VXH của NDĐP trong các cộng đồng tại các VQG còn chưa mạnh, quan hệ hợp tác giữa NDĐP với các bên tham gia còn chưa hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hướng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc” nhằm bổ sung những thiếu hụt về “khoảng trống” lý luận; đồng thời cung cấp thêm một số gợi ý giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, NDĐP và các bên liên quan khác tìm ra được những giải pháp phát huy được hiệu quả phát triển DLST trong thực tiễn thông qua tăng cường VXH cho cộng đồng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích và kiểm định được những ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Xác định được các yếu tố của VXH có ảnh hưởng đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG. Từ đó, xây dựng được khung lý thuyết (mô hình) và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài. (2) Phát hiện, kiểm định và phân tích được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau thuộc VXH đến các lợi ích (chính trị, kinh tế, VH - XH và môi trường) của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB. (3) Phân tích được mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học (NKH) đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB. 3 (4) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tìm ra được những giải pháp và đề xuất khuyến nghị nhằm góp phần gia tăng VXH và nâng cao lợi ích cho NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Có những yếu tố/thành phần nào của VXH ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST? Ngoài những yếu tố đã nghiên cứu, có “yếu tố mới” nào thuộc VXH ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở bối cảnh các VQG không? Câu hỏi 2: Các yếu tố khác nhau của VXH có mức độ ảnh hưởng khác nhau như thế nào đến các lợi ích (chính trị, kinh tế, VH - XH và môi trường) của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB? Câu hỏi 3: Những ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST có sự khác biệt giữa các VQG trong vùng ĐBSH&DHĐB không? Nếu có thì mức độ khác biệt này ở mỗi VQG cụ thể như thế nào? Câu hỏi 4: Những yếu tố nào của biến kiểm soát (NKH) có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB? Mức độ ảnh hưởng, chiều tác động của các yếu tố này có khác nhau không? Câu hỏi 5: Cần phát huy và gia tăng những yếu tố nào của VXH để giúp NDĐP nâng cao các lợi ích của họ trong phát triển DLST ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Ðối tuợng nghiên cứu: Những ảnh hưởng của VXH đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung tìm hiểu về mối quan hệ, phân tích và kiểm định những ảnh hưởng của các yếu tố thuộc VXH đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. - Về không gian: Tập trung nghiên cứu ở phạm vi lãnh thổ có sự tham gia, hưởng lợi của NDĐP trong phát triển DLST ở VQG Ba Vì, VQG Cát Bà và VQG Cúc Phương (thuộc vùng ĐBSH&DHĐB). - Về thời gian: thu thập dữ liệu thứ cấp chủ yếu trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, thu thập dữ liệu sơ cấp diễn ra trong năm 2016, 2017 và đầu năm 2018. 1.5. Kết cấu của luận án Luận án gồm 05 chương với kết cấu như sau: - Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu 4 - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển DLST - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỢI ÍCH CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA 2.1. Cơ sở lý thuyết về vốn xã hội 2.1.1. Khái niệm vốn xã hội Theo nhiều công trình nghiên cứu, thuật ngữ VXH xuất hiện lần đầu năm 1916 do Hanifan đưa ra và cho đến nay, mặc dù có nhiều cách hiểu song tổng quát lại VXH có thể được hiểu như sau: VXH là một dạng “tài nguyên/nguồn lực đặc biệt” mang tính “xã hội” của con người, VXH hình thành từ mối quan hệ giữa các cá nhân hoặc tập thể (tổ chức/xã hội), được tích lũy trong quá trình trao đổi và chia sẻ, hợp tác và liên kết trong các mạng lưới xã hội dựa trên lòng tin/chữ tín và tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực chung nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân/tập thể đó khi họ tham gia và đầu tư vào các mối quan hệ ít nhiều đã được thể chế hóa. 2.1.2. Đặc điểm của vốn xã hội Thứ nhất, VXH phát sinh từ việc tham gia vào mạng lưới xã hội hay đầu tư vào các mối quan hệ của mỗi cá nhân/tập thể để mang lại lợi ích cho riêng họ cũng như tập thể. Thứ hai, VXH được xem như một “nguồn lực”, nó có thể mang lại lợi ích kinh tế hoặc phi kinh tế nhưng đo lường nó không phải bằng những thước đo “vật chất”, những giá trị “hữu hình”mà là các yếu tố “vô hình”, “phi vật chất” của lòng tin, chuẩn mực, tham gia hợp tác và trách nhiệm với tập thể. Thứ ba, VXH duy trì và phát triển thông qua tương tác trong và ngoài mạng lưới. Thứ tư, VXH là một “mắt xích” - “liên kết còn thiếu” để PTBV và nâng cao vị thế, mang lại lợi ích KT - XH cho cộng đồng. 2.1.3. Các yếu tố đo lường vốn xã hội VXH được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, mỗi nghiên cứu tùy từng góc nhìn sẽ có những khám phá, góc nhìn riêng, trong đó các yếu 5 tố cơ bản tạo nên VXH là: lòng tin (trust), sự trao đổi (reciprocity), sự chia sẻ (sharing), tôn trọng các chuẩn mực/quy tắc (norms/rules), sự hợp tác (cooperation) và mạng lưới xã hội (social networks/connectedness). VXH không phải là một hướng nghiên cứu mới, nhưng gần đây mới được khám phá trong mối quan hệ với phát triển du lịch. Trong luận án này, tác giả chỉ lựa chọn một số thành phần của VXH căn cứ vào sự phù hợp với mục tiêu, đối tượng và bối cảnh nghiên cứu để tiến hành khám phá và kiểm định những ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Những yếu tố này được lựa chọn từ tham vấn ý kiến của các chuyên gia và chọn lọc từ mức độ phổ biến trong các nghiên cứu trước có liên quan. Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố của VXH được nghiên cứu trong du lịch TT Tác giả, năm công bố Các yếu tố của VXH Lòng tin Sự trao đổi, chia sẻ Chuẩn mực Sự hợp tác Mạng lưới xã hội Yếu tố khác 1 Foucat (2002) X x X X 2 Jones (2005) X X X X1,2 3 Liu et al (2005) X X x x X1 4 Zhao et al (2011) X x x X 5 Park et al (2012) X X X X 6 Baksh et al. (2013) X X X X3 7 Gaitho (2014) X X X X x 8 Marcinek and Hunt (2015) X X X X4 9 Musavengane (2017) X X X X X Nguồn: tác giả tổng hợp Trong đó: X: thể hiện cùng một yếu tố đã được nghiên cứu x: Có sự tương đồng X1: Xung đột và gắn kết X2: Quyền lực, bình đẳng và ra quyết định X3: Sự tham gia của cộng đồng X4: Thể chế địa phương, thái độ và nhận thức của cộng đồng 2.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái 6 2.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái DLST được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1980 và cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra. Hai khái niệm được trích dẫn nhiều nhất là của Lascurain (1983, 1987) nhấn mạnh những trải nghiệm nâng cao hiểu biết cho du khách và hiệu quả phát triển gắn với nguyên tắc bảo tồn và khái niệm của Hiệp hội DLST thế giới (1991, 2015) nhấn mạnh tính bền vững tự nhiên, văn hóa gắn với các hoạt động diễn giảng, giáo dục môi trường. Trên quan điểm nghiên cứu của mình, kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra quan điểm về khái niệm DLST như sau: DLST là loại hình du lịch dựa vào các giá trị hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên hoang sơ và văn hóa bản địa độc đáo; gắn với sự tham gia chủ yếu của NDĐP và bên liên quan khác; có diễn giảng, giáo dục môi trường và các hoạt động hỗ trợ bảo tồn; thúc đẩy các hoạt động kinh doanh du lịch có quy mô nhỏ và tiêu thụ thấp (nguồn tài nguyên) ở nơi sở tại nhưng vẫn thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm và nâng cao hiểu biết cho khách du lịch; đồng thời mang lại lợi ích kinh tế, VH - XH, môi trường và góp phần nâng cao vị thế cho NDĐP và các bên liên quan. 2.2.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái 2.2.2.1. Các nghiên cứu về sự ra đời và phát triển du lịch sinh thái Qua các nghiên cứu của Wood (2002), Obenaus (2005), Weaver and Lawton (2007), Cobbinah (2015), Chandel and Mishra (2016) cho thấy sự phát triển DLST đã có những thay đổi, bổ sung và ngày càng thể hiện rõ nét hơn đặc trưng của một loại hình du lịch có trách nhiệm và bền vững. 2.2.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm, nguyên tắc và công cụ hướng dẫn phát triển du lịch sinh thái Đặc điểm và nguyên tắc của DLST được tích hợp trong nghiên cứu của Butler (1992). Sau đó, có nhiều nghiên cứu về các nguyên tắc chỉ dẫn cụ thể cho các bên liên quan tham gia phát triển DLST. Bộ nguyên tắc thực hiện DLST được công nhận rộng rãi do Hiệp hội DLST thế giới ban hành từ năm 1990, bổ sung điều chỉnh năm 2015. Trong đó, nhấn mạnh “trụ cột” trong phát triển DLST không chỉ bao gồm gắn với bảo tồn, sự tham gia và hưởng lợi của NDĐP mà còn phải nhấn trọng tâm vào các yếu tố về diễn giảng, giải thích, giáo dục môi trường. 2.2.2.3. Các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST nhằm phát huy các yếu tố có ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực thông qua các mô hình và công cụ quản lý bền vững. Khi bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST có ba khía cạnh chủ yếu được quan tâm nghiên cứu: (1) Các nhân tố dẫn đến sự phát triển DLST (Jamal et 7 al., 2006); (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển DLST (Fennell, 1999; Fennell and Dowling, 2003) và (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến các lợi ích của NDĐP khi họ tham gia phát triển DLST (Shemshad and Mohammadi, 2012; Kombo, 2016). 2.2.2.4. Các nghiên cứu sự tham gia của các bên liên quan trong phát triển du lịch sinh thái Các bên liên quan trong phát triển DLST cũng là một “chủ đề” được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu (Honey, 1985; Drake, 1991; Brandon, 1993; Wood, 2002; Drumm and Moore, 2005). Trong đó, mô hình các quan hệ đối tác cần thiết cho sự thành công trong DLST của Drumm and Moore (2005) được nhắc đến nhiều hơn cả. Trong mô hình này, các tác giả nhấn mạnh vai trò tham gia của các đối tượng chính bao gồm: Các tổ chức phi Chính phủ, chính quyền địa phương, các nhà kinh doanh du lịch, NDĐP và các nhóm/tổ chức hỗ trợ khác. 2.2.2.5. Các nghiên cứu về vai trò của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái Cách tiếp cận về sự tham gia của cộng đồng là cách tiếp cận từ dưới lên (bottom - up) nhằm thúc đẩy vai trò tích cực của NDĐP khi trao quyền cho họ trong khai thác, quản lý, phát triển DLST (Kiss, 2004; Nelson, 2004; Boonzaaier and Philip, 2007; O’Neill, 2008; Mensah et al, 2013). Sự tham gia từ mức độ thông thường đến mức độ cao nhất là tham gia quản lý, kiểm soát, sở hữu nguồn lực và các hoạt động trong quá trình phát triển DLST có thể mang lại những lợi ích lớn lao không chỉ đối với KT - XH, môi trường, phúc lợi cho cộng đồng mà còn “cộng hưởng” lợi ích cho các bên liên quan và đặc biệt, sự trao quyền sẽ giúp nâng cao vị thế, tiếng nói và quyền được hưởng các lợi chính trị cho NDĐP (Salafsky and Wollenberg; 2000; Sultana, 2009). 2.2.3. Các yếu tố đo lường lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái Lợi ích chính trị của NDĐP khi tham gia phát triển DLST theo Scheyvens (1999) và Jones (2005) là người dân được tham gia ý kiến và giải quyết các vấn đề chung một cách công bằng; được có tiếng nói ra quyết định trong các diễn đàn chung của cộng đồng. Lợi ích kinh tế: là lợi ích vật chất (được quy đổi sang tiền, hiện vật, tài sản.) phản ánh mục đích và động cơ khách quan của cộng đồng khi tham gia vào phát triển DLST. Lợi ích kinh tế trực tiếp nhất là cải thiện việc làm và tăng thu nhập, cải thiện cơ sở hạ tầng cho NDĐP (Yacod và cộng sự, 2008; Kiper và cộng sự, 2011; Scheyvens, 1999). Lợi ích VH - XH không chỉ giúp bảo tồn văn hóa địa phương mà còn mang lại các giá trị khác: việc làm, các phúc lợi xã hội (giáo dục, ý 8 tế) và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng và gắn kết xã hội thành một mạng lưới. Lợi ích môi trường, dưới góc độ nghiên cứu những lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST thì lợi ích môi trường ở đây được hiểu là giúp cho NDĐP nâng cao được nhận thức hoặc có các hành vi, sáng kiến ủng hộ bảo vệ môi trường (Tran and Walter, 2014). 2.2.4. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái VXH có quan hệ ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST bởi vì, các nghiên cứu trước (Foucat, 2002; Sawatsky, 2003; Liu và cộng sự, 2005; Jones, 2005; Zhao và cộng sự, 2011; Park và cộng sự, 2012) đã chứng minh được rằng: để phát triển DLST thì cần sự hợp tác hiệu quả của các bên tham gia và NDĐP được xác định là yếu tố “trung tâm” đảm bảo cho sự thành công trong mạng lưới liên kết các mối quan hệ đó. Mục tiêu chính của phát triển DLST là bảo tồn tài nguyên và mang lại lợi ích cho cộng đồng. Để đạt được các mục tiêu đó, sự tin tưởng của NDĐP đối với chính quyền địa phương (CQĐP) và các bên liên quan là cần thiết và sự tương trợ, chia sẻ, hợp tác, liên kết phát để phát triển chỉ có thể lâu bền khi các mối quan hệ này dựa trên lòng tin cũng như cam kết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực của cộng đồng/xã hội. Trong một cộng đồng, nếu người dân có sự hợp tác mạnh mẽ và được tham gia các mạng lưới xã hội thì cộng đồng đó sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn trong phát triển du lịch so với một cộng đồng mà ở đó người dân không được tham gia hợp tác hoặc bị hạn chế trong các hoạt động tập thể và không có các hiệp hội/tổ chức xã hội hỗ trợ phát triển cộng đồng tại địa phương (Claiborne, 2010). Một cộng đồng có VXH thấp sẽ “ngăn cản” việc đạt được các mục tiêu và lợi ích của người dân trong phát triển DLST (Kamuti, 2014). Do vậy, những cộng đồng có VXH cao sẽ có điều kiện, lợi thế hơn và nhận được nhiều lợi ích hơn trong phát triển du lịch. Để thấy được mối quan hệ ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST, đề tài đã tổng hợp trình bày các nghiên cứu có liên quan (trong bảng 2.4 của Luận án) thể hiện mối quan hệ này với những kết quả nghiên cứu khác nhau tùy vào từng bối cảnh, mục tiêu nghiên cứu. Cùng với căn cứ về cơ sở lý luận của các nghiên cứu trước, kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia và NDĐP trong các VQG, tác giả tiến hành xây dựng khung nghiên cứu. Trong đó, có một yếu tố/thang đo mới phát triện trong bối cảnh nghiên cứu là “Việc tham gia thực hiện quy chế quản lý hoạt động DLST ở các VQG”. 2.5. Khung lý thuyết nghiên cứu 9 Dựa trên các phân tích, bình luận, đánh giá về những ưu điểm và hạn chế của từng nghiên cứu; căn cứ vào mục tiêu và đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm khám phá, mô tả và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB; kết hợp chọn lọc các ý kiến đóng góp của chuyên gia; tác giả đã thiết kế mô hình nghiên cứu của đề tài và được trình bày ở hình 2.4. Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở VQG vùng ĐBSH&DHĐB Nguồn: tác giả tổng hợp và thiết kế Bảng 2.5: Các giả thuyết nghiên cứu Kí hiệu Giả thuyết Nhóm giả thuyết H1: VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST H1a VXH có ảnh hưởng tích cực đối với lợi ích chính trị H1a1 Lòng tin có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị H1a2 Sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị H1a3 Chuẩn mực có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị H1a4 Sự hợp tác có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị H1a5 Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng thuận chiều với lợi ích chính trị H1a6 Việc tham gia thực hiện quy chế quản lý hoạt động DLS
Luận văn liên quan