Mặc dù mọi người đều biết rằng các công ty có thể sử dụng các tín hiệu để
cung cấp thông tin đến khách hàng về cácphần dịch vụ và sản phẩm không quan sát được
của họ ở một thị trường mà tồn tại bất đối xứng về thông tin, tuy nhiên nghiên cứu về mối
quan hệ giữa chất lượng tín hiệu và chất lượng dịch vụ hầu hết lại bị bỏ qua. Mục đích
của nghiên cứu này là tìm hiểu về vai trò của chất lượng tín hiệu trong chất lượng đào tạo
Cao học quản trị kinh doanh (MBA) ở Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dịch Chất lượng tín hiệu và chất lượng dịch vụ: một nghiên cứu về các chương trình MBA trong nước và quốc tế tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dịch
SIGNAL QUALITY AND SERVICE QUALITY: A STUDY OF LOCAL AND
INTERNATIONAL MBA PROGRAMS IN VIETNAM
CHẤT LƯỢNG TÍN HIỆU VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ: MỘT NGHIÊN CỨU
VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MBA TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Tóm tắt
Mục đích:Mặc dù mọi người đều biết rằng các công ty có thể sử dụng các tín hiệu để
cung cấp thông tin đến khách hàng về cácphần dịch vụ và sản phẩm không quan sát được
của họ ở một thị trường mà tồn tại bất đối xứng về thông tin, tuy nhiên nghiên cứu về mối
quan hệ giữa chất lượng tín hiệu và chất lượng dịch vụ hầu hết lại bị bỏ qua. Mục đích
của nghiên cứu này là tìm hiểu về vai trò của chất lượng tín hiệu trong chất lượng đào tạo
Cao học quản trị kinh doanh (MBA) ở Việt Nam.
Thiết kế/phương pháp luận/cách tiếp cận: Một mẫu bao gồm 457 sinh viên MBA ở cả
hai chương trình trong nước và quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đã được
dùng để kiểm tra mô hình cộng tác các mối quan hệ giữa chất lượng tín hiệu, các khoản
đầu tư chương trình, chất lượng cảm nhận và xu hướng trung thành vào chương trình
bằng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính.
Các kết quả: Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng tín hiệu có ảnh hưởng rõ
ràng vào chất lượng chương trình. Ngoài ra các khoản đầu tư chương trình ảnh hưởng cả
chất lượng tín hiệu và chất lượng chương trình, và chất lượng chương trình làm cơ sở cho
xu hướng trung thành chương trình. Cuối cùng, không có sự khác biệt đánh kể nào giữa
các chương trình trong nước và quốc tế.
Hạn chế nghiên cứu/hàm ý:Hạn chế chuyên môn của nghiên cứu này là quá trình nghiên
cứu chỉ trên dịch vụ đào tạo, cụ thể là đào tạo MBA. Một sự mở rộng cho các loại giáo
dục khác cũng như là các dịch vụ khác sẽ tăng cường tính chắc chắn của kết quả.
Hàm ý thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu này gợi ý cho các chương trình MBA trong
nước cũng như là quốc tế nên gởi các tín hiệu rõ ràng, nhất quán, tin cậy cho sinh viên
của họ để định vị thương hiệu của họ trên thị trường nơi mà tồn tại bất đồng bộ về thông
tin.
Tính mới/giá trị: Sự đóng góp chuyên môn của nghiên cứu này là áp dụng lý thuyết ra
tín hiệu để kiểm tra mối quan hệ giữa chất lượng tín hiệu và chất lượng dịch vụ.
Từ khóa: Thạc sỹ quản trị kinh doanh, giáo dục, Việt Nam, chiến lược tiếp thị, giáo dục
bậc cao
Loại báo cáo: Báo cáo nghiên cứu
Giới thiệu
Các chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chỉ được giới thiệu ở Việt Nam vào
thời gian gần đây. Sự chấp nhận nền kinh tế theo hướng thị trường của chính phủ Việt
Nam đã tạo ra một nhu cầu kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị kinh doanh cho
cộng đồng kinh doanh và ở một xã hội rộng lớn hơn. Từ đó, một vài chương trình MBA
đã được khởi động ở các trường đại học Việt Nam. Tuy nhiên chất lượng của các chương
trình MBA trong nước thì vẫn còn là một câu hỏi. Một vài chương trình MBA quốc tế lúc
này cũng được đưa ra bởi các trường đại học quốc tế như: Đại học RMIT, đại học kỹ
thuật Curtin, trường quản lý Maastricht và đại học Houston-Clear Lake. Các cuộc phỏng
vấn với các sinh viên MBA tại trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đại học kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh và đại học mở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rằng các
sinh viên không cảm thấy thỏa mãn với vị trí hiện tại của giáo dục MBA trong nước do
chất lượng giáo sư thấp, phương pháp giảng dạy lạc hậu, và phương tiện giảng dạy nghèo
nàn ở hầu hết các trường đại học. Tuy nhiên họ cũng có một vài mối quan tâm với các
chương trình MBA quốc tế chẳng hạn như chất lượng các dịch vụ được cung cấp, danh
tiến và học phí (Về căn bản nó cao hơn các chương trình trong nước). Ví dụ như: học phí
cho các chương trình MBA quốc tế có tầm từ 4000$ cho đến 12000$ so với học phí của
các chương trình trong nước có giá khoản 500$.
Các trường đại học đưa ra các chương trình MBA biết về chất lượng các dịch vụ giáo dục
của trường rõ hơn sinh viên của họ, điều này thể hiện cho sự bất cân xứng về thông tin.
Vì thế các sinh viên gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác một chương trình trước
khi đăng ký vào. Điều này yêu cầu các trường đại học sử dụng các tín hiệu tiếp thị để
thông tin đến sinh viên của họ về chất lượng và dịch vụ giáo dục MBA của trường, và lý
thuyết ra tín hiệu rất hữu ích trong vấn đề này (Kirmani and Rao, 2000). Lý thuyết ra tín
hiệu được xuất phát từ tài liệu kinh tế thông tin dưới điều kiện thông tin bất đối xứng
(e.g. Spence, 1973; Tirole, 1988), đã được áp dụng rộng rãi trongnghiên cứu tiếp thị ví dụ
như các nghiên cứu về tác động cạnh tranh (e.g. Prabhu and Stewart, 2001;Robertson et
al., 1995),giá trị thương hiệu (Erdem and Swait, 1998, 2004) chất lượng sản phẩm và bảo
hành (e.g. Boulding and Kirmani, 1993; Rao et al., 1999; Soberman, 2003), giá (e.g.
Biswas et al., 2002; Dawar and Sarvary, 1997; Simester, 1995; Srivastava and Lurie,
2004), và quảng cáo (e.g. Caves and Greene, 1996; Kirmani and Wright, 1989).
Trong khi một vài nghiên cứu được cho là hứa hẹn cho ra một vài nhân tố ảnh hưởng tới
chất lượng đào tạo kinh doanh và sự thỏa mãn cũng như xu hướng trung thành về chương
trình của sinh viên (e.g. Faranda and Clarke, 2004; Gremler and McCollough, 2002;
LeBlanc and Nguyen, 1999), một ít nghiên cứu phát hiện ra sự hữu ích của lý thuyết ra
tín hiệu trong các dịch vụ đào tạo kinh doanh, đặc biệt là mối quan hệ giữa chất lượng tín
hiệu và chất lượng dịch vụ trong thị trường chuyển đổi như là Việt Nam.Để lấp khoảng
trống này, nghiên cứu này dùng lý thuyết ra tín hiệu để kiểm tra chất lượng các chương
trình đào tạo MBA ở Việt Nam. Một cách cụ thể, nó khám phá mối quan hệ giữa chất
lượng của một chương trình MBA và chất lượng của các tín hiệu được cung cấp về
chương trình này thông qua sự cảm nhận của các sinh viên. Ngoài ra, nó còn kiểm tra tiền
đề của chất lượng chương trình và chất lượng tín hiệu – các khoản đầu tư chương trình,
và đầu ra của chất lượng chương trình – xu hướng trung thành chương trình. Phần còn lại
của bài báo được tổ chức xung quanh các ý chính sau: Tổng quan lý thuyết và các giả
thuyết, phương pháp luận, các phân tích và kết quả, sự thảo luận và các hàm ý, các phạm
vi và hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Tổng quan lý thuyết và các giả thuyết
Chất lượng dịch vụ và chất lượng tín hiệu:
Khi tồn tại bất đối xứng về thông tin và các nhà cung cấp dịch vụ biết rõ về chất lượng
dịch vụ của họ hơn những người sử dụng dịch vụ, một vài tín hiệu tiếp thị có thể đóng vai
trò như các tín hiệu chất lượng của một thương hiệu dịch vụ (xem Kirmani và Rao,
2000). Herbig và Milewicz(1996, p.35) định nghĩa “một tín hiệu tiếp thị đóng vai trò như
một hoạt động tiếp thị, nó cung cấp thông tin bên cạnh các hoạt động của chính nó và bộc
lộ thông tin không quan sát được một cách rõ ràng”. Các tín hiệu tiếp thị mang thông tin
về thương hiệu dịch vụ đến các khách hàng chẳng hạn như các tính chất của dịch vụ, giá
cả và sự bảo hành (ví dụ: Boulding và Kirmani, 1993; Herbig và Milewicz, 1994;
Ozsomer và Altaras, 2008).
Trong điều kiện bất đối xứng về thông tin, một người sử dụng dịch vụ thường phải đương
đầu với vấn đề phân biệt chất lượng cao và thấp của các nhà cung cấp dịch vụ. Cũng như,
nhà cung cấp dịch vụ có thể đương đầu với khó khăn trong việc tạo dựng vị trí cạnh tranh
lại những nhà cung cấp dịch vụ chất lượng thấp trong tâm trí của người tiêu dùng (Mishra
et al., 1998; Izquierdo và Izquierdo, 2007). Khó có khả năng đánh giá chất lượng của nhà
cung cấp dịch vụ có thể tạo ra hai vấn đề - sự chọn lựa bất lợi và rủi ro đạo đức
(Eisenhardt, 1989). Vấn đề sự chọn lựa bất lợi liên quan tới các đặt điểm cố định nào đó
của nhà cung cấp dịch vụ mà có tiềm năng ảnh hưởng mức độ chất lượng cung cấp, tuy
nhiên khách hàng khó phân biệt được. Vấn đề rủi ro đạo đức liên quan tới khả năng và
động cơ của nhà cung cấp dịch vụ để lừa dối khách hàng, chẳng hạn như thay đổi mức độ
chất lượng cung cấp cho mỗi giao dịch (Mishra et al., 1998). Trong các điều kiện như
vậy, nhà cung cấp dịch vụ có thể sử dụng một vài tín hiệu tiếp thị chẳng hạn như chất
lượng sản phẩm, giá cả, sự bảo hành, quảng cáo và tên thương hiệu (ví dụ: Boulding và
Kirmani, 1993; Rao et al., 1999) để biểu diễn khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
và tạo khác biệt với các nhà cung cấp dịch vụ khác (ví dụ: ảnh hưởng lòng trung thành
của khách hàng, và giúp khách hàng phân biệt sản phẩm với các nhà cung cấp dịch vụ
chất lượng thấp).
Một tín hiệu không phải là một bộ phận của sản phẩm hay là dịch vụ. Nó là một phần
thông tin về sản phẩm hay dịch vụ để giúp cho các khách hàng đưa ra các kết luận về chất
lượng và giá trị của sản phẩm hay dịch vụ (Hergig và Milewicz, 1994). Vì tín hiệu hóa là
một quá trình học trong đó các khách hàng nhận tín hiệu, đọc và dịch nó theo kinh
nghiệm thực tế và hành động một cách phù hợp (Heil và Robertson, 1991; Herbig và
Milewicz, 1994), chất lượng tín hiệu đóng vai trò chính trong việc tạo ra sự dễ dàng trong
kết luận về tín hiệu. Một tín hiệu chất lượng có thể được mô tả bởi ba thuộc tính quan
trọng sau: tính rõ ràng, tính tin cậy và tính nhất quán. Tính rõ ràng của tín hiệu đề cập tới
“Không có sự mơ hồ trong thông tin được chuyển tải bởi các chiến lược tiếp thị hỗn hợp
và hoạt động liên quan trong hiện tại và quá khứ”. Tính nhất quán của tín hiệu là “Là
mức độ mỗi thành phần hay quyết định tiếp thị hỗn hợp ảnh hưởng toàn bộ dự định” và
độ tin cậy của tín hiệu là “nền tảng cho niềm tin của học viên trong yêu cầu về sản phẩm
của công ty” (Erdem và Await, 1998, p.137).
Tính rõ ràng của tín hiệu hổ trợ khách hàng xác định những gì nhà cung cấp dịch vụ
muốn chuyển tải đến cho mọi người, chẳng hạn như các tính chất và vị trí của nó (Heil và
Robertson, 1991). Để tạo ra một tín hiệu rõ ràng, mỗi tín hiệu tiếp thị hỗn hợp phải nên
nhất quán (ví dụ phản ánh cùng tính chất, mục tiêu và vị trí), và nhất quán qua thời gian
(Erdem và Swait, 1998). Một tín hiệu rõ ràng cho phép khách hàng nhanh chóng hiểu và
làm sáng tỏ sản phẩm, ngăn ngừa bất cứ sự trì hoãn nào.Cùng với tín hiệu rõ ràng, độ tin
cậy của tín hiệu là một điểm quan trọng khác của tín hiệu bởi vì nó xác định độ hiệu quả
của thông tin được chuyển tải (Erdem và Swait, 1998; Tirole, 1988). Hiệu quả của tín
hiệu chỉ xuất hiện nếu độ tin cậy được hiểu rõ ràng (Sternthal et al., 1978). Như đã trình
bày bên trên, tạo ra tín hiệu là một quá trình học và khách hàng phải diễn giải tín hiệu và
điều chỉnh sử diễn giải của khách hàng dựa trên lịch sử của người gửi và các trao đổi
trước đó (Herbig và Milewicz, 1994). Để ước lượng ý nghĩa cũng như là độ tin cậy của
tín hiệu khách hàng có thể đem kiểm tra với tính nhất quán. Vì vậy, tính nhất quán của tín
hiệu sẽ tạo cho quá trình diễn giải nhanh hơn và chính xác hơn (Heil và Robertson,
1991). Ngoài ra lý thuyết tín hiệu cũng gợi ý rằng các công ty có suy nghĩ nhất rất ít có
khả năng gửi các tín hiệu sai lệch nếu các tín hiệu này tăng chi phí xét theo nghĩa lợi
nhuận hiện tại, tương lai và danh tiếng của công ty (Tirole 1988). Vì thế khách hàng có
thể tin tưởng rằng chỉ có những công ty dịch vụ chất lượng cao sẽ gửi các tín hiệu rõ
ràng, nhất quán và tin cậy cho khách hàng của nó. Ngoài ra sự rõ ràng, nhất quán và tin
cậy của tín hiệu củng cố lẫn nhau và là những thành phần của chất lượng tín hiệu, nó là
khái niệm trọng tâm trong lý thuyết tín hiệu và là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất
lượng của dịch vụ bởi khách hàng.
Tín hiệu và các chương trình đào tạo MBA
Mô hình khái niệm được trình bày ở hình 1. Trong mô hình này, chúng ta thảo luận về
chất lượng của một chương trình MBA được cảm nhận bởi học viên, dưới cơ sở mức độ
trung thành vào chương trình của học viên bị ảnh hưởng bởi chất lượng tín hiệu của
chương trình (đã được định nghĩa như tính rõ ràng, tính nhất quán và độ tin cậy của các
tín hiệu), cũng như các khoảng đầu tư của chương trình (như giáo viên giảng dạy, cơ sở
vật chất, và các hoạt động tiếp thị).
Thị trường giáo dục được mô tả bởi thông tin không hoàn hảo và bất đối xứng về thông
tin. Trước khi tham gia vào khóa học thật sự, nhiều học viên thiếu kiến thức về chất
lượng của chương trình. Bất đối xứng về thông tin tạo ra nhiều rủi ro cao cho học viên.
Ví dụ của các rủi ro này như trình bày không đúng về các đặt điểm thật của chương trình
và lừa đảo về danh tiếng của chương trình. Một tín hiệu chất lượng có thể xem như một
kênh thông tin về chương trình. Cái này giảm bớt rủi ro được cảm nhận bởi học viên liên
kết với cơ hội hoạt động của chương trình cũng như các chi phí tập hợp và xử lý thông
tin. Những cái này tăng sự tin tưởng của học viên vào năng lực và sự sẵn sàng cung cấp
những gì đã hứa cũng như sự tin tưởng rằng chương trình sẽ hy sinh sự không công bằng
trong ngắn hạn để đạt được lợi ích trong dài hạn. Ngoài ra các tín hiệu chất lượng giảm
chi phí giao dịch phải có trong mối quan hệ giữa chương trình và học viên (Mishra et al.,
1998). Do đó, một nhận thức cao về chất lượng chương trình được xây dựng, tạo cho học
viên trung thành vào chương trình. Ngoài ra, khi thông tin thứ cấp bị khan hiếm, chất
lượng tín hiệu là yếu tố cần thiết để xác định chất lượng của chương trình , dẫn đến một
mức độ trung thành cao hơn (Erdem và Swait, 2004; Kirmami và Rao, 2000).
Một chương trình MBA nên đầu tư vào thương hiệu để thể hiện rằng chương trình cam
kết tạo được thương hiệu, và để đảm bảo rằng yêu cầu về dịch vụ sẽ được chuyển giao
một cách tốt nhất cho học viên (Erdem và Swait, 1998). Các chương trình đầu tư thúc đẩy
học viên tin tưởng rằng chương trình sẵn sàng và có khả năng cung cấp cho học viên chất
lượng đào tạo mà học viên mong đợi.Cái này thúc đẩy chương trình mang lại các tín hiệu
rõ ràng, nhất quán và tin cậy cho học viên với một triển vọng về hình ảnh thương hiệu.
Kết quả là, các khoản đầu tư chương trình tạo sự dễ dàng cho chất lượng của các tín hiệu
chương trình cũng nhưchất lượng của tín hiệu được cảm nhận bởi học viên.
Theo đó:
Chất lượng tín hiệu H2
H1 Chất lượng Xu hướng
- Sự rõ ràng
cảm nhận trung thành
- Sự nhất quán
- Sự tin cậy
H3
H4
Các khoản đầu tư
vào chương trình
Các yếu tố cấu thành:
H1: Chất lượng tín hiệu rõ ràng hơn sẽ dẫn đến chất lượng cảm nhận cao hơn .
H2: Chất lượng cảm nhận cao hơn sẽ dẫn đến một xu hướng trung thành vào chương
trình cao hơn
H3: Sự đầu tư về thương hiệu cao hơn sẽ dẫn đến một chất lượng tín hiệu cao hơn .
H4: Một sự đầu tư về thương hiệu cao hơn sẽ dẫn đến chất lượng cảm nhận cao hơn
Các chương trình MBA trong nước và quốc tế
Quan điểm về tín hiệu trong giá trị của thương hiệu cho biết rằng giá trị của một thương
hiệu không cần thiết phải liên kết với sản phẩm của chính nó hay chất lượng của dịch vụ.
Thay vào đó, nó liên kết với sự tin tưởng về yêu cầu chất lượng,ví dụ nhưcung cấp những
gì đã cam kết (Erdem vàSwait, 1998, Herbig và Milewicz, 1994; Mishra et al., 1998). Do
đó, chất lượng cảm nhận vào các chương trình MBA trong nước và quốc tế phụ thuộc
một cách mạnh mẽ vào tín hiệu các chương trình mang lại cho học viên. Học viên diễn
giải các tín hiệu được cung cấp và đưa ra các quyết định tham gia dựa trên giá trị cảm
nhận về chương trình trong các chương trình được lựa chọn.
Qua tiếp xúc với học viên tham gia vào các chương trình trong nước và quốc tế cho thấy
rằng, học viên chọn một chương trình MBA dựa trên những gì họ tin tưởng vào chương
trình sẽ mang lại cho học viên. Họ nói “tôi chọn chương trình này bởi vì tôi biết nó có thể
cung cấp cái tôi cần … tôi biết rằng, với một mức học phí thấp như vậy, chất lượng
chương trình mang lại cho tôi là tốt”. Do đó, mọi người cho rằng sẽ không có sự khác
biệt giữa các chương trình MBA trong nước và quốc tếvề các thuật ngữ như: vai trò của
chất lượng tín hiệu trong chất lượng cảm nhận, vai trò của sự đầu tư thương hiệu trong
chất lượng tín hiệu và chất lượng cảm nhận và vai trò của chất lượng cảm nhận và lòng
trung thành vào chương trình.
Phương pháp nghiên cứu
Cả hai phương pháp định tính và định lượng đều được sử dụng trong bài nghiên cứu này.
Các chương trình MBA được nghiên cứu bao gồm các trường trong nước và quốc tế tọa
lạc tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Các chương trình MBA trong nước bao gồm
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh và Đại học
Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Các chương trình MBA quốc tế bao gồm trường Quản
trị Maastricht (Hà Lan), CFVG (Pháp), Đại học Curtin (Úc), trường Solvay Brussels (Bỉ),
và Đại học Houston Clear Lake (Mỹ)
Phần định tính
Nghiên cứu định tính liên quan tới những cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các nhà quản lý
chương trình, và tập trung vào các cuộc thảo luận nhóm với sinh viên, để tìm hiểu thái độ
của người ra tín hiệu (các nhà quản lý chương trình) và người nhận tín hiệu (học viên) và
các tín hiệu trong đào tạo MBA. Ngoài ra, cách tiếp cận như vậy cho phép thay đổi các
mục đo lường được dùng trong nghiên cứu. Bốn cuộc phỏng vấn chuyên sâu được thực
hiện với những nhà quản lý chương trình. Hai cuộc phỏng vấn được thực hiện với các nhà
quản lý của trường Quản trị Maastricht và CFVG (các chương trình quốc tế), và hai cuộc
thực hiện với các nhà quản lý của Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Kỹ
thuậtthành phố Hồ Chí Minh (các chương trình trong nước). Hai nhóm tập trung gồm các
sinh viên. Một nhóm là các sinh viên tham gia chương trình MBA tại Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh (chương trình trong nước), và nhóm còn lại là những sinh viên
MBA tại trường Quản trị Maastricht (chương trình quốc tế).
Phần định lượng
Các đặc điểm của mẫu:một mẫu thuận tiện gồm 456 sinh viên đang theo học ở cả hai
chương trình MBA, trong nước và quốc tế, ở TP.HCM được khảo sát để kiểm tra mô
hình. Những cuộc phỏng vấn trực tiếp được sử dụng trong nghiên cứu này. Chương trình
MBA trong nước bao gồm 257 sinh viên đến từ các trường Đại học Kinh tế TP.HCM,
Đại học Mở TP.HCM và Đại học Kỹ thuật TP.HCM. Chương trình MBA quốc tế bao
gồm 199 sinh viên đến từ các trường trường Quản trị Maastricht, CFVG, Đại học Curtin,
trường Solvay Brussels, và đại học Houston Clear Lake. Mẫu bao gồm 192 (42.1%) nam
và 264 (57.9%) nữ. Về độ tuổi, có 275 (60.3%) sinh viên trong độ tuổi 22-30, và 181
(39.7%) hơn 30 tuổi. Về thu nhập, có 252 (55.2%) sinh viên có thu nhập hàng tháng là
dưới 300USD, và 204 (44.8%) người có thu nhập hàng tháng trên 300USD.
Sự đo lường: Có 3 khái niệm bậc nhất, đó là: chất lượng cảm nhận, các khoản đầu tư vào
chương trình, và xu hướng trung thành với chương trình; và một khái niệm bậc hai, đó là
chất lượng tín hiệu. Chất lượng cảm nhận, các khoản đầu tư vào chương trình, xu hướng
trung thành với chương trình được đo lường bởi 3 biến riêng biệt. Chất lượng tín hiệu bao
gồm 3 thành phần trong đó là sự rõ ràng của tín hiệu, sự tin cậy và tính nhất quán, cũng
được đo bởi 3 biến riêng biệt.Những biến này chủ yếu dựa trên những biến được phát
triển bởi Erdem và Swait (1998), với một vài sự thay đổi dựa trên kết quả định tính.
Thang đo được sử là thang đo 7 điểm Likert, được căn cứ từ 1: rất không đồng ý và 7:
hoàn toàn đồng ý (xem phụ lục).
Phân tích dữ liệu và kết quả
Đánh giá thang đo
Thang đo được sử dụng trong bài nghiên cứu được lần đầu hoàn thiện thông qua
Cronbach alpha và sau đó được đánh giá thông qua sử dụng phương pháp Phân tích nhân
tố xác định (CFA). Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm tra mô hình
lý thuyết và phân tích đa nhóm trong SEM được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa
chương trình trong nước và chương trình quốc tế. Để đánh giá sự phù hợp mô hình CFA
và SEM, chỉ số Mức độ phù hợp (GFI), chỉ số Phù hợp so sánh (CFI) và chỉ số Phù hợp
tiêu chuẩn (NFI) được sử dụng kết hợp với phân tích Chi-square và Bậc tự do (df) của mô
hình đã sử dụng ). Kiểm tra độ tin cậy chỉ ra rằng tất cả các kh