Bản điều tra Anket là hình thức chuẩn bị sẵn những câu hỏi
theo nội dung cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Thường được
sử dụng trong định hướng và thăm dò trong quá trình nghiên
cứu.
Một số dạng câu hỏi được sử dụng trong thiết kế bảng Anket:
1.Câu hỏi đóng.
2.Câu hỏi mở.
3.Câu hỏi vừa đóng vừa mở.
4.Câu hỏi kết hợp (ma trận)
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13700 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 6- Bảng hỏi ankét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6
BẢNG HỎI ANKÉT
1. Soạn bảng câu hỏi theo mục tiêu nghiên cứu
2. Cách kiểm tra bảng câu hỏi có đáp ứng mục tiêu nghiên
cứu không
3. Chọn mẩu điều tra
1. SOẠN BẢNG CÂU HỎI THEO MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Cách ước lượng số câu hỏi theo mục tiêu nghiên
cứu
2. Các loại câu hỏi
3. Một số lưu ý khi thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi
Bản điều tra Anket là hình thức chuẩn bị sẵn những câu hỏi
theo nội dung cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Thường được
sử dụng trong định hướng và thăm dò trong quá trình nghiên
cứu.
Một số dạng câu hỏi được sử dụng trong thiết kế bảng Anket:
1. Câu hỏi đóng.
2. Câu hỏi mở.
3. Câu hỏi vừa đóng vừa mở.
4. Câu hỏi kết hợp (ma trận)
CÁC LOẠI CÂU HỎI
• Thuận lợi:
- Ít tốn kém, dễ sử dụng.
- Có thể gửi bảng hỏi cho nhiều người cùng một lúc. Qua
bưu điện hay phân phát cho cả một tập thể.
- Bản chất trung lập, vô tư của câu hỏi.
- Các đương sự “vô danh” nên nói thẳng quan điểm hơn.
- Khi trả lời bảng hỏi khách thể không bị thúc giục nên
không gây ra sai lầm.
- Khối lượng tài liệu được định lượng bằng số.
• Khó khăn:
-Bảng câu hỏi không thể sử dụng cho tất cả mọi người
vì có những người không biết chử hay không có khả
năng trả lời các câu hỏi phức tạp.
- Nếu bảng câu hỏi không bao quát hết các khả năng sẽ
trả lời của KT, thì có những câu TL hay và mang tính
bản chất vấn đề đôi lúc lại không có trong các đáp án
của bảng câu hỏi.
- Vì “vô danh” nên đôi lúc KT trả lời qua loa, trả lời
cho có.
-Bảng hỏi dễ khái quát, nhưng lại khó phân tích
chuyên sâu.
-Dộ tin cậy giữa câu trả lời và hành vi thực không cao.
Một số chú ý khi sử dụng phương pháp này:
- Cách chọn mẫu.
- Chú ý cách sử dụng hình thức câu hỏi: câu đóng, mở,
vừa đóng vừa mở, câu điền khuyết. ..
- Chú ý cách phân bố số lượng về các loại câu hỏi (số
lượng câu hỏi đóng, mở, câu hỏi vừa đóng vừa mở) cho
hợp lý.
- Ngôn từ sử dụng trong câu hỏi.
- Đối tượng được hỏi là ai.
- Cách thu hồi bảng hỏi, tránh để mất bảng hỏi đã phát
ra cho khách thể.
- Bảng hỏi phải được xây dựng kỹ càng và đã có điều
tra trên dạng mẩu thử.
- Cách sắp xếp thứ tự các câu hỏi, câu nào trước, câu
nào sau.
- Nên đặt những câu hỏi mang tính chất tế nhị, đụng
chạm, riêng tư vào cuối bảng hỏi và chú ý thái độ hỏi
đối với KT. Tốt nhất là nên dùng các câu hỏi lảng
tránh với những vấn đề đặc biệt.
- Bảng hỏi nên kèm chú thích đối với những câu hỏi
phức tạp.
3. Cách chọn mẫu:
Chọn mẫu là quá trình lựa chọn phần đại diện của khối
dân cư. Vì sao phải lựa chọn mẫu:
- Khảo sát theo mẫu nhanh hơn và rẻ hơn.
- Mẫu nhỏ nên thông tin mang lai cặn kẽ hơn, cụ thể hơn.
- Mẫu nhỏ thì sự sai sót sẽ nhỏ hơn.
- Kinh tế hơn về mặt tiên bạc và nội dung.
Có hai hình thức mẫu:
Mẫu xác suất.
Mẫu phi xác suất.
Các phương pháp chọn mẫu:
A. Mẫu xác suất
1. Chọn mẫu ngẫu nhiên:
-Đơn giản là cách viết tên các cá nhân trong mẫu lên
giấy và bốc thăm.
2. Mẫu hệ thống:
Là cách chọn qui định rằng chúng ta chọn mẫu những
người thứ n khi dã chọn những người đầu tiên ngẫu
nhiên.
Vd: khối dân cư 5000, dự tính lấy mẫu là 100.
3. Mẫu phân tầng:
Khi chọn mẫu cần nắm được đặc điểm của
đại diện khối dân cư, rồi chia theo các điểm
mà họ quan tâm thành các tầng khác nhau:
giới tính, nghề nghiệp, trình độ học van,
hay lứa tuổi….
4. Mẫu cụm nhiều giai đoạn:
Là mẫu kết hợp nhiều cách chọn mẫu như
trên.
B. Mẫu phi xác suất:
Không phải nhất thiết lúc nào cũng chọn mẫu phi xác
suất, những nghiên cứu định tính, và nghiên cứu trong
khu vực hẹp thì không đòi hỏi phải chọn mẫu xác suất.
Mẫu phi xác suất thì cũng thường được sử dụng trong
các cuộc nghiên cứu mang tính khai phá, hay kiểm định
giả thuyết.
1.Mẫu thuận tiện:
- Là những người sẵn lòng trả lời các câu hỏi. Khi sử
dụng mẫu này cần chú ý xem người sẵn lòng đó có khả
năng cung cấp thông tin và độ tin cậy của thông tin.
2. Mẫu phán đoán:
Phán đoán là dự đoán mẫu người mà có thể cung cấp
thông tin cho người nghiên cứu.
Vd: Khi nghiên cứu đến người nhập cư nghèo người
nghiên cứu thường nghĩ đến huyện Bình Chánh, quận 4,
quận 7…
3. Mẫu chỉ tiêu:
Là mẫu phân tầng nhưng lựa chọn không dựa trên những
đặc điểm đại diện của khối dân cư.
Vd:
4. Mẫu tăng nhanh:
Trước tiên là lựa chọn một số người có những tiêu chí mà
chúng ta mong muốn, phỏng vâấnhọ và hỏi xem họ có
thể giới thiệu vài người tương tự cho chúng ta.
Một số điểm lưu ý:
-Không có một loại mẫu nào là phù hợp, tối ưu cho mọi
cuộc nghiên cứu.
- Mẫu tốt là mẫu phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, qui mô
và tài chính của cuộc nghiên cứu.
- Cần chú ý, khi báo cáo kết quả nghiên cứu người nghiên
cứu cần báo cáo hình thức chọn mẫu, số lượng mẫu, xác
suất sai số của mẫu (nếu là mẫu xác suất), cũng như
những hạn chế từ bản thân nhận thấy hoặc do người khác
rút ra.
Mẫu một bảng hỏi:
Câu 1: Anh chị có đọc báo không?
1. Có
2. Không
Câu 2: Anh chị đọc báo nào sau đây:
1. Báo Tuổi Trẻ
2. Báo Thanh Niên
3. Báo Giải Phóng
4. Báo Phụ Nữ
5. Báo Công An
6. Báo khác.
Câu 3: Anh chị có thường xuyên đọc báo tuổi trẻ không?
1. Rất thường xuyên
2. Thường xuyên
3. Bình thường
4. Không thường xuyên
5. Rất không thường xuyên
Câu 4: Đánh giá về các nhận xét sau về báo Tuổi Trẻ
Rất tốt HT không tốt
Danh mục 1 2 3 4 5 6 7
Phong phú DM
TT 9 xác
TB đẹp
TT cập nhật
P/A Những bất
cập của XH
TT trung thực