Soạn thảo văn bản là công việc được sử dụng rất nhiều trong các cơ quan, xí nghiệp cũng như nhu cầu của bất kỳ cá nhân nào hiện nay.
Từ thủa xa xưa con người đã biết sử dụng máy móc vào việc soạn thảo văn bản (máy gõ chữ). Gõ đến đâu, văn bản được in ra ngay ra giấy đến đó. Các công việc dịch chuyển trên văn bản, cũng như các kỹ năng soạn thảo văn bản còn rất thô sơ, đơn giản. Để tạo ra được một văn bản, đòi hỏi người soạn thảo phải có những kỹ năng sử dụng máy gõ rất tốt (không như máy tính bây giờ, hầu như ai cũng có thể học và soạn thảo được một cách rõ ràng). Soạn thảo là như vậy, còn về in ấn cũng có vô cùng khó khăn. Đó là ngày xưa, khi mà công nghệ thông tin còn chưa phát triển.
Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin đang phát triển rầm rộ, thay đổi từng ngày, những bài toán, những khó khăn của con người đang dần dần được máy tính hào, thì việc soạn thảo những văn bản bằng máy tính đã trở thành những công việc rất bình thường cho bất kỳ ai biết sử dụng máy tính. Một trong những phần mề máy tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Microsoft Word của hãng Microsoft hay còn gọi là phần mềm Winword.
Ra đời từ cuối những năm 1980, đến nay phân mềm Winword đã đạt được tới sự hoàn hảo trong lĩnh vực soạn thảo văn bản cũng như trong lĩnh vực văn phòng của bộ phần mềm Microsoft Office nói chung. Có thể liệt kê các đặc điểm nổi bật của phần mềm này như sau:
- Cung cấp đầy đủ nhất các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sử dụng;
- Khả năng đồ họa mạnh dần lên, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and Embeding) bạn có thể chèn được nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu word như: biểu đồ, bảng tính,
142 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tin học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MÔ-ĐUN 1: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD CƠ BẢN
Phần 1: Tổng quan về Microsoft Word
Soạn thảo văn bản là công việc được sử dụng rất nhiều trong các cơ quan, xí nghiệp cũng như nhu cầu của bất kỳ cá nhân nào hiện nay.
Từ thủa xa xưa con người đã biết sử dụng máy móc vào việc soạn thảo văn bản (máy gõ chữ). Gõ đến đâu, văn bản được in ra ngay ra giấy đến đó. Các công việc dịch chuyển trên văn bản, cũng như các kỹ năng soạn thảo văn bản còn rất thô sơ, đơn giản. Để tạo ra được một văn bản, đòi hỏi người soạn thảo phải có những kỹ năng sử dụng máy gõ rất tốt (không như máy tính bây giờ, hầu như ai cũng có thể học và soạn thảo được một cách rõ ràng). Soạn thảo là như vậy, còn về in ấn cũng có vô cùng khó khăn. Đó là ngày xưa, khi mà công nghệ thông tin còn chưa phát triển.
Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin đang phát triển rầm rộ, thay đổi từng ngày, những bài toán, những khó khăn của con người đang dần dần được máy tính hào, thì việc soạn thảo những văn bản bằng máy tính đã trở thành những công việc rất bình thường cho bất kỳ ai biết sử dụng máy tính. Một trong những phần mề máy tính được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Microsoft Word của hãng Microsoft hay còn gọi là phần mềm Winword.
Ra đời từ cuối những năm 1980, đến nay phân mềm Winword đã đạt được tới sự hoàn hảo trong lĩnh vực soạn thảo văn bản cũng như trong lĩnh vực văn phòng của bộ phần mềm Microsoft Office nói chung. Có thể liệt kê các đặc điểm nổi bật của phần mềm này như sau:
- Cung cấp đầy đủ nhất các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sử dụng;
- Khả năng đồ họa mạnh dần lên, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking and Embeding) bạn có thể chèn được nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài liệu word như: biểu đồ, bảng tính, …
- Có thể kết xuất, nhập dữ liệu dưới nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt khả năng chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office đã làm cho việc xử lý các ứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
- Dễ dàng kết chuyển tài liệu thành dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội bộ, cũng như mạng Internet.
1.1. Khởi động và thoát khỏi phần mềm
1.1.1. Các cách khởi động
Có rất nhiều cách có thể khởi động được phần mềm Word. Tùy vào mục đích làm việc, sở thích, thói quen hoặc sự tiện dụng mà ta có thể chọn một trong các cách sau:
- Cách 1: Click chuột trái vào nút Start > All Programs > Microsoft Office > Microsoft Word 2003
- Cách 2: Nhấn đúp chuột trái vào biểu tượng Microsoft Word (nếu có) trên màn hình Desktop
* Tạo biểu tượng lối tắt trên màn hình Desktop: Start > All Programs > Microsoft Office > Microsoft Word 2003 > Send to > Desktop
- Cách 3: Click chuột phải lên biểu tượng lối tắt trên màn hình Desktop > Open
- Cách 4: Nhấn chuột trái chọn biểu tượng trên màn hình Desktop > Nhấn phím Enter
1.1.2. Thoát khỏi phần mềm
Cũng có rất nhiều cách để thoát khỏi phần mềm Word. Tùy vào mục đích làm việc, sở thích, thói quen hoặc sự tiện dụng mà ta có thể chọn một trong các cách sau:
- Cách 1: Click chuột trái lên nút Close phía trên, bên phải của phần mềm
- Cách 2: Chọn thực đơn File à Close (Exit)
- Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
- Cách 4: Khi chương trình đang ở trạng thái thu nhỏ (Minimize) dưới thanh Taskbar: Nhấn chuột phải rồi chọn Close
1.2. Màn hình làm việc và các loại con trỏ
1.2.1. Các thành phần cơ bản trên màn hình làm việc chính
Sau khi khởi động, màn hình làm việc của Word có dạng như sau:
Hình 18: Màn hình làm việc của Word
Thường thì môi trường làm việc trên Word gồm 4 thành phần chính:
- Cửa sổ soạn thảo tài liệu: Là nơi để chế bản tài liệu. Bạn có thể gõ văn bản, định dạng, chèn các hình ảnh lên đây. Nội dung trên cửa sổ này sẽ được in ra máy in khi sử dụng lệnh in.
- Hệ thống bảng chọn (Menu): Chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Word trong khi làm việc. Bạn phải dùng chuột để mở các mục chọn này, đôi khi có thể sử dụng tổ hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn.
- Hệ thống thanh công cụ: bao gồm rất nhiều thanh công cụ, mỗi thanh công cụ bao gồm các nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó. Ví dụ: khi soạn thảo văn bản, bạn phải sử dụng đến thanh công cụ chuẩn Standard và thanh công cụ định dạng Formatting hoặc khi vẽ hình cần đến thanh công cụ Drawing để làm việc.
- Thước kẻ (ruler): gồm 2 thước bao viền trang văn bản. Sử dụng thước này bạn có thể điều chỉnh được lề trang văn bản, cũng như thiết lập các điểm dịch (tab) một cách đơn giản và trực quan.
- Thanh trạng thái: giúp bạn biết được một vài trạng thái cần thiết khi làm việc. Ví dụ: bạn đang làm việc ở trang mấy, dòng bao nhiêu, …
* Cách bật/tắt các thành phần trên màn hình làm việc:
- Bật/tắt các thanh công cụ: Nhấn chuột phải lên vùng hiển thị các thanh công cụ > Chọn (Bỏ chọn).
- Bât/tắt thanh thước kẻ: View > Ruler
- Bật/tắt thanh trạng thái, thanh cuộn, danh giới soạn thảo: Tools > Options > View > Chọn / Bỏ chọn (trong hộp Show)
Thanh tiêu đề (Title Bar) (Hình 19)
Hình 19: Thanh tiêu đề Title bar
Phần giữa thanh tiêu đề là tên của cửa sổ đang mở (Microsoft Word) và tên tệp văn bản đang soạn thảo, khi bắt đầu làm việc với MS-Word, tên tập văn bản được đặt ngầm định là Document1, nếu chúng ta ghi văn bản vào đĩa với tên khác thì tên đó sẽ thay thế cho Document1. Bên trái thanh tiêu đề là nút điều khiển (Ctrol menu box). Khi bấm chuột vào nút này ta thấy hiện lên một menu dọc gồm các Menu con:
- Restore: Khôi phục cửa sổ về trạng thái trước
- Move: Dịch chuyển cửa sổ đến vị trí mới
- Size: Thay đổi kích thước cửa sổ
- Minimize: Thu cửa sổ thành biểu tượng
- Maximize: Phóng to cửa sổ
- Close: Đóng cửa sổ soạn thảo
- Switch To: Kích hoạt chương trình ứng dụng vừa bị đóng
Nút điều khiển: Phía bên phải thanh tiêu đề có ba nút
: Thu nhỏ màn hình làm việc thành một dòng
: Phóng to hoặc thu nhỏ cửa sổ
: Kết thúc làm việc, đóng cửa sổ lại
Thanh thực đơn (Menu Bar) (Hình 20)
Hình 20 : Thanh thực đơn Menu bar
Thanh thực đơn gồm một danh mục các thực đơn chính xếp theo hàng ngang. Để chọn các ứng dụng trong một Menu ngang ta bấm đơn phím trái chuột vào menu đó hoặc bấm tổ hợp phím nóng phím (đè phím ALT rồi gõ tiếp chữ cái gạch chân của menu). Mỗi menu ngang lại gồm nhiều mục dọc (Menu popup), để chọn một mục dọc ta làm hoàn toàn tương tự như chọn menu ngang. Các menu ngang và mục dọc tương ứng được liệt kê dưới đây:
* File: các lệnh về xử lí tệp
- New: mở cửa sổ mới để soạn thảo văn bản
- Open: mở văn bản đang lưu trong đĩa ra màn hình
- Save: cất văn bản đang soạn thảo vào tệp trên đĩa
- Save as: cất văn bản vào tệp với tên khác
- Close: đóng văn bản đang soạn thảo
- File Search: tìm tệp trên đĩa
- Summary Information: tạo thông tin tóm tắt về văn bản
- Templates: Chọn khuôn mẫu trình bầy văn bản
- Page Setup: định dạng trang văn bản, chọn cỡ giấy, lề in ...
- Print Preview: xem toàn cảnh văn bản trước khi in
- Print: in văn bản
* Edit: các lệnh phục vụ việc soạn thảo
- Undo: bỏ thao tác vừa làm
- Repeat: lặp lại thao tác vừa làm
- Cut: xoá đối tượng đã chọn hoặc đoạn văn bản đã bôi đen
- Copy : chép đối tượng đã chọn hoặc đoạn văn bản đã bôi đen vào vùng đệm clipboard
- Paste: dán đối tượng đã có trong vùng đệm vào vị trí mới
- Paste Special : dán đối tượng theo một phương pháp đặc biệt, chuyển cột thành hàng hoặc hàng thành cột, nâng cao mật độ khi in
- Clear: xoá đoạn văn bản đã chọn
- Find: tìm kiếm từ ngữ hoặc đoạn văn trong văn bản
- Replace: tìm và thay thế
- Goto: nhẩy tới trang số...
- AutoText: Tạo một đoạn văn bản mẫu để có thể gọi ra bất kỳ lúc nào
- Bookmark: đánh dấu định vị trong văn bản
* View: chọn chế độ hiển thị văn bản trên màn hình
- Normal: bình thường
- Layout: hiện lề ngoài văn bản hoặc hiện văn bản kèm theo các hình vẽ
- PageLayout: hiện lề ngoài trang văn bản
- Master Document: tạo văn bản chính với các văn bản con
- Fulscreen: mở cửa sổ văn bản rộng kín toàn màn hình
- Toolbars: Cho hiện hoặc không hiện các thanh công cụ, thanh định dạng, thanh đường viền...
- Ruler: cho hiện hoặc không hiện thước kẻ trên đầu cửa sổ văn bản
- Header and Footer: cho hiện tiêu đề đầu và cuối trang
- Footnote: cho hiện chú giải cuối trang
- Annotation: Cho hiện chú thích trong văn bản
- Zoom: Thay đổi kích thước cửa sổ soạn thảo
* Insert: chèn các đối tượng khác nhau vào văn bản
- Break: chèn dấu ngắt trang
- Page Number: đánh số trang
- Annotation: thêm lời chú thích
- Date and Time: Ngày và giờ
- Field: chèn mã trường có chứa thông tin xác định vào văn bản
- Symbol: chèn các kí tự đặc biệt như a,b... hoặc các dấu hoa văn
- Form Field: biểu mẫu định sẵn
- Foonote: chú giải cuối trang
- Caption: chèn thêm chú giải cho nội dung đã chọn
- Cross reference: chèn các đối tượng qua tham khảo chéo trong hộp liệt kê
- Index and Table: chèn bảng mẫu
- File: chèn tệp
- Frame: chèn khung để đóng gói văn bản hoặc một bức tranh
- Picture: chèn thêm bức tranh đã có sẵn trong thư viện vào văn bản hoặc vào khung
- Objects: chèn các đối tượng khác như bảng tính, các dấu toán học ...
- Database: chèn cơ sở dữ liệu
* Format: chức năng định dạng văn bản
- Font :định dạng chữ bao gồm kiểu chữ: (Font); kích thước: (Font size); màu sắc: (Color) ; dáng chữ: (Style)
- Pragraph: định dạng đoạn văn bản: khoảng cách dòng, độ thụt dòng, lề, khoảng cách giữa các đoạn văn bản
- Tabs: định dạng bước nhẩy cột khi gõ phím Tab
- Borders and Shading: định dạng đường bao và bóng của khung, bảng
- Columns: phân chia đoạn văn bản hoặc trang giấy thành các cột ...
- Change-Case : biến chữ to thành nhỏ và ngược lại, định dạng nhóm từ kiểu tên riêng...
- Drop cap: định dạng chữ cái đầu tiên của một đoạn văn bản
- Bullets and Numbering: định dạng nét gạch và đánh số đầu mục
- Heading Numbering: đánh số các tiêu đề
- Autoformat: thiết lập chế độ định dạng tự động
- Style gallery: định dạng theo mẫu đã được thiết kế của Windows
- Styles: lựa chọn hoặc tổ chức kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn hoặc cho kí tự
- Frame: định dạng khung bao
- Picture: định dạng lại các hình ảnh đã chèn vào văn bản
- Drawing object: định dạng các đối tượng vẽ
* Tools: Các công cụ trợ giúp
- Spelling: kiểm tra lỗi chính tả tiếng Anh
- Grammar: chỉnh lí văn phạm
- Thesaurus : tìm từ đồng nghĩa
- Hyphenation: đặt gạch nối các từ một cách tự động hay bằng tay
- Language: Chọn ngôn ngữ viết văn bản
- Word count: đếm số chữ , số từ , số dòng , số đoạn có trong đoạn văn đã lựa chọn
- Autocorrect: thiết lập tên cho một cụm từ hoặc tiêu đề mà nội dung của nó được tự động chỉnh lỗi chính tả
- Mail Merge: trộn dữ liệu vào văn bản chính, dữ liệu có thể tạo ra trong Word hoặc các phần mềm khác như Foxpro, Lotus, Foxbase..., nhằm mục đích tạo ra một văn bản mới
- Envelopes and labels: tạo bao thư cho văn bản
- Protect Document: bảo vệ tài liệu
- Revions: hiệu đính
- Macro: tạo lập các vĩ lệnh, có thể hiểu Macro là một tập hợp tất cả các lệnh được gõ từ bàn phím trừ các thao tác chuột
- Customize: tạo các nút công cụ hoặc menu riêng
- Options: các phương án lựa chọn tổng hợp trình bày màn hình hoặc văn bản
* Table: Thực đơn về tạo lập bảng
- Insert table: chèn thêm một bảng vào vị trí con trỏ
- Delete cells: xoá các ô đã bôi đen
- Merge cells: liên thông các ô đứng gần nhau theo hàng ngang thành một ô
- Split cells: phân chia một nhóm ô thành nhiều ô
- Select row: chọn hàng
- Select column: chọn cột
- Select table: chọn bảng
- Table Autoformat: tự dộng định dạng bảng theo khuôn có sẵn
- Cell Height and Width: định kích thước của ô hoặc hàng, cột
- Headings: nhập tiêu đề cho cột
- Convert Text to Table: chuyển văn bản dưới dạng bảng thành bảng dữ liệu. Điều kiện cần là các dữ liệu phải ngăn cách nhau bằng dấu phẩy .
- Sort Text: Xếp bảng dữ liệu theo cột số hoặc cột chữ
- Formula: tính toán với các số liệu có trong bảng
- Split table: phân chia bảng thành 2 bảng
- Gridlines: cho hiện hoặc không cho hiện lưới kẻ bảng
* Window: các lệnh xử lí của sổ văn bản
- New: mở cửa sổ văn bản mới
- Arrange all: cho hiện đồng thời trên màn hình cửa sổ của các văn bản đang mở
- Split chia cửa sổ hiện hành thành hai phần
* Help: xem hướng dẫn các lệnh
c) Thanh công cụ chuẩn (Standard Bar) (Hình 21)
Hình 21: Thanh công cụ chuẩn Standard bar
Các nút trên thanh công cụ tính từ trái qua phải gồm:
- New: mở một màn hình mới che lên màn hình đang làm việc
- Open: mở một văn bản đang lưu trữ trong đĩa của máy
- Save: ghi văn bản hiện có trên màn hình vào đĩa
- Print: In văn bản ra giấy
- Print Preview: quan sát toàn cảnh văn bản trước khi in
- Spenlling and Grammar: dò lỗi chính tả và ngữ pháp tiếng Anh
- Cut: xoá phần văn bản đang được bôi đen trên màn hình
- Copy: sao chép phần đang bôi đen vào Clipad: vùng đệm bộ nhớ)
- Paste: dán những gì đang có trong Clipad vào vị trí hiện thời trên màn hình
- Format Painter: sao chép định dạng của một đoạn văn bản
- Undo Typing: bỏ thao tác vừa thực hiện: khôi phục lại tình trạng ttrước đó)
- Redo cut: khôi phục lại những gì vừa bị xoá
- Isert Hyperlink: thêm siêu liên kết
- Tables and Border: tạo bảng biểu bằng bút vẽ
- Insert Table: tạo bảng biểu
- Isnert Microsoft Excel Worksheet: chèn vào văn bản một trang tính Excel
- Columns: chia văn bản thành nhiều cột
- Drawing: hiện thanh công cụ vẽ
- Document Map: hiện sơ đồ các đề mục của văn bản
- Show/Hide: hiện hoặc tắt ký hiệu xuống dòng
- Zoom: Thay đổi tỷ lệ kích thước màn hình
Thanh công cụ chứa các biểu tượng dưới dạng các nút giúp lựa chọn nhanh một chức năng nào đó. Thanh công cụ chuẩn của Office 97 hoặc Office 2000: Standard Tools bar) gồm các nút như trong hình 3.
Các nút trong thanh công cụ được sử dụng bằng cách đưa chuột đến nút rồi bấm đơn, thao tác này cũng tương tự như chọn một chức năng trong thanh thực đơn rồi chọn chức năng con có tên tương ứng. Ví dụ để ghi văn bản đang có trên màn hình vào đĩa ta chỉ việc bấm chuột vào nút Save thay vì phải chọn thực đơn File rồi thực đơn con Save trong Menu File.
d) Thanh định dạng (Formating Bar) (Hình 33)
Hình 33: Thanh định dạng Formating bar
Thanh này gồm có các nút dùng để định dạng văn bản, tính từ trái qua phải bao gồm:
- Style: Kiểu trình bày
- Font: chọn kiểu chữ
- Font size: chọn cỡ chữ
- Bold: chữ đậm
- Italic: chữ nghiêng
- Under Line: gạch chân
- Align Left: dóng thẳng lề trái
- Align Right: dóng thẳng lề phải
- Justify: dãn đều 2 lề
- Numbering: đánh số thứ tự các đoạn văn bản
- Bullets: Dùng các biểu tượng đánh dấu đoạn văn bản
- Decrease Indent: dịch chuyển cả đoạn văn bản sang trái
- Increase Indent: dịch chuyển cả đoạn văn bản sang phải
- Border: định dạng đường viền khung
- Highlight: chọn màu nền văn bản
- Font Color: chọn màu chữ văn bản
1.2.2. Các loại con trỏ
Có hai loại con trỏ trên màn hình: Con trỏ văn bản (còn được gọi là con trỏ soạn thảo) và con trỏ chuột.
Con trỏ văn bản có dạng luôn nhấp nháy và chỉ ra vị trí hiện thời nơi các ký tự sẽ xuất hiện khi ta gõ văn bản từ bàn phím. Trong khi người dùng gõ văn bản, con trỏ văn bản sẽ di chuyển từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Nếu muốn chèn ký tự hay một đối tượng vào văn bản, ta phải di chuyển con trỏ văn bản tới vị trí cần chèn.
Ở trong vùng soạn thảo, con trỏ chuột có dạng I , những đổi thành khi ra ngoài vùng soạn thảo.
Phần 2: Sử dụng tiếng Việt trong Windows
2.1. Giới thiệu các chương trình hỗ trợ tiếng Việt
2.1.1. Vấn đề tiếng Việt trong Windows
Hầu hết các phiên bản của hệ điều hành Windows mà chúng ta đang sử dụng là phiên bản không hỗ trợ tiếng Việt, vì vậy để sử dụng được tiếng Việt trong Windows thì cần phải cài đặt thêm các phông chữ tiếng Việt và phần mềm gõ tiếng Việt.
Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng trong Windows như ABC, Vietware, Vietkey, Unikey trong đó phần mềm Vietkey và Unikey rất được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phần mềm khác.
2.1.2. Font chữ và Bảng mã
Mỗi phông chữ sẽ đi kèm với một bảng mã tương ứng, do đó khi soạn thảo tiếng Việt, bạn phải chọn bảng mã phù hợp với phông chữ mà bạn đang sử dụng, nếu chọn không đúng thì các từ bạn nhập vào sẽ không được hiển thị như ý muốn. Các bộ phông chữ thông dụng hiện nay là:
Bộ Font VNI: đây là bộ phông chữ khá đẹp, cung cấp rất nhiều phông chữ, lên phông chữ bắt đầu bằng chữ VNI.
Bộ Font Vietware: bộ phông chữ Vietware có hai họ: các phông chữ có tên bắt đầu bằng chữ SVN là họ phông chữ 1 byte, các phông chữ có tên bắt đầu bằng chữ VN là họ phông 2 byte.
Bộ Font TCVN3: bộ phông chữ này thường đi kèm với phần mềm gõ tiếng Việt ABC, đây là bộ phông chuẩn của quốc gia, tên phông chữ bắt đầu bằng ký tự "." (dấu chấm).
Bộ Font Unicode: vì mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng nên việc sử dụng 1 loại phông chữ mà có thể hiển thị được tất cả các ngôn ngữ là điều mong muốn của các chuyên gia về công nghệ thông tin vì nó thuận tiện cho việc xử lý thông tin.
Sự ra đời của bộ phông Unicode đã cho phép tích hợp tất cả các ký tự của các ngôn ngữ trong 1 phông chữ duy nhất. Hiện tại, đây là phông chữ chuẩn của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, khi học cũng như khi khi sử dụng tiếng Việt trên máy tính bạn nên chọn bộ phông Unicode.
Bộ Phông chữ
Bảng mã
Font chữ thông dụng
VNI
VNI Windows
VNI-Times
Vietware_X (2 byte)
Vietware
VNtimes new roman
Vietware_F (1 byte)
Vietware
SVNtimes new roman
TCVN3
TCVN3
.VnTime
Unicode
Unicode
Times New Roman, Arial
2.1.3. Các kiểu gõ tiếng Việt
Có rất nhiều kiểu gõ tiếng Việt trong Windows. Vì bàn phím chúng ta đang dùng không có sẵn các ký tự tiếng Việt nên để gõ được các ký tự tiếng Việt như ô, ư, ê.. thì chúng ta phải sử dụng các tổ hợp phím.
Mỗi kiểu gõ tiếng Việt đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, hai kiểu gõ thông dụng nhất là kiểu gõ Telex và VNI.
Qui tắc gõ các tổ hợp phím cho kiểu gõ Telex và VNI :
Ký tự
â
ê
ô
ơ
ư
ă
đ
Kiểu Telex
aa
ee
oo
Ow; [
uw; w; ]
aw
dd
Kiểu VNI
a6
e6
o6
o7
u7
a8
d9
Dấu
sắc
huyền
hỏi
ngã
nặng
Kiểu Telex
s
f
r
x
j
Kiểu VNI
1
2
3
4
5
Ví dụ: muốn gõ chữ cần thơ
- Kiểu Telex: caanf thow hoặc caafn thow
- Kiểu VNI : ca6n2 tho7 hoặc ca62n tho7
Chú ý:
Bạn có thể bỏ dấu liền sau nguyên âm hoặc bỏ dấu sau khi đã nhập xong một từ, nếu bỏ dấu sai thì chỉ cần bỏ dấu lại chứ không cần phải xóa từ mới nhập.
2.2. Sử dụng Vietkey 2000
2.2.1. Khởi động Vietkey
Thông thường Vietkey được cài ở chế độ khởi động tự động, bạn có thể tìm thấy biểu tượng của Vietkey ở thanh Taskbar như khi Vietkey đang ở chế độ bật tiếng Việt hoặc khi ở chế độ tắt tiếng Việt. Ngoài ra bạn cũng có thể khởi động Vietkey như các ứng dụng khác bằng cách D_Click vào lối tắt của Vietkey ở hình nền hoặc từ menu Start chọn Programs / Vietkey / Vietkey
2.2.2. Các thao tác cơ bản
♦ Bật/ tắt tiếng Việt
Click vào biểu tượng của Vietkey (ở thanh Taskbar) để bật/tắt chế độ gõ tiếng Việt. Nếu biểu tượng là thì chế độ gõ tiếng Việt đang bật, là thì chế độ gõ tiếng Việt đang tắt. Bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím ALT-Z để bật/ tắt chế độ gõ tiếng Việt.
♦ Hiển thị cửa sổ Vietkey
R_Click vào biểu tượng Vietkey để xuất hiện menu đối tượng (hình 22) rồi chọn Hiện cửa sổ Vietkey (nếu ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt) hoặc chọn Vietkey Panel, khi đó hộp thoại xuất hiện như hình 23
Hình 22: Chương trình Vietkey Hình 23 : Các thao tác với Vietkey
Click vào nút Taskbar (hình 23) để thu nhỏ cửa sổ Vietkey thành biểu tượng ở thanh Taskbar.
♦ Thay đổi kiểu gõ
- Chọn mục Kiểu gõ (hoặc Input methods) trong cửa sổ Vietkey rồi chọn kiểu Telex hoặc VNI
- Đối với kiểu gõ Telex, khi muốn gõ từ tiếng Anh (hoặc không phải là tiếng Việt) thì bạn phải gõ lặp dấu hoặc lặp nguyên âm, khi đó Vietkey sẽ tự nhận biết từ bạn muốn gõ vào là từ tiếng Anh, hoặc bạn cũng có thể nhấn tổ hợp phím Shift trái + Shift phải thì Vietkey sẽ trả lại cho bạn từ mà bạn đã gõ vào.
Ví dụ : nếu bạn muốn