Dân tộc Việt Nam từ lâu đời đến luôn có một lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc. Điều đó được thể hiện ở yếu tố tinh thần của nhân dân ta, luôn hết mình vì đất nước, xả thân vì nghĩa, tiến lên vì tất cả để giành lại độc lập cho dân tộc. Những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm suốt bốn nghìn năm lịch sử đã khắc sâu những kí ức, dấu ấn đó. Vì vậy, nước ta cũng rất tự hào vì mỗi một thời kì đi qua, đất nước và nhân dân ta đã sản sinh ra nhiều nhân tài, anh hùng góp phần làm rạng danh nước nhà. Những kẻ thù dù là hùng mạnh bậc nhất trên thế giới cũng phải cúi đầu chịu thua trước tài năng của những anh hùng của thời đại. Nổi bật nhất trong số những kẻ thù hùng mạnh đó chính là đế quốc Mỹ, một kẻ thù lúc bấy giờ được cả thế giới biết đến là bách chiến bách thắng , chưa từng thất bại trước một ai. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trở thành một niềm tự hào ngàn đời của toàn Đảng và nhân dân ta, vừa làm cho đế quốc Mỹ lần đầu tiên phải chịu thất bại, vừa thống nhất được đất nước sau mấy nghìn năm đấu tranh đầy gian khổ và đẫm máu. Thắng lợi trước đế quốc Mỹ đã khẳng định được sự sáng tạo và mưu trí của Đảng ta trong tầm nhìn chiến lược, đề ra phương châm cách mạng ở những thời điểm quyết định đến sự thành bại của cuộc đấu tranh. Hơn nữa, thắng lợi đó đã nhấn mạnh thêm vai trò của sức mạnh dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khối đoàn kết dân tộc đó đã được nhân dân ta dày công vun đắp và phát triển toàn diện suốt mấy mươi năm thế kỷ, cộng với cách thức đấu tranh hợp lý, sử dụng chiến tranh nhân dân, đánh lâu dài, đánh du kích, toàn diện, thọc vào điểm yếu của địch, bên cạnh đó còn tận dụng sự ủng hộ của quốc tế. Quan trọng hơn nữa, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc ngoài việc giúp dân tộc ta đánh bại những kẻ thù xâm lược còn để lại cho toàn Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm triết lý thật bổ ích để vận dụng và phát triển nó được bền vững và lâu dài hơn dưới sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều phía, đặc biệt là hệ tư tưởng Hồ Chí Minh mà Bác Hồ đã để lại. Sức mạnh đoàn kết dân tộc có thể được xem là một trong những yếu tố đi đầu quyết định đến sự thành công, thắng lợi của tổ quốc trên nhiều lĩnh vực. Bước vào thời bình như hiện nay, vai trò của việc phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc vẫn luôn được đề cao, phát triển nó luôn của Đảng và nhà nước ta đặt lên nhiệm vụ hàng đầu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước
25 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và vận dụng vào công cuộc đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------cód--------
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
BÀI HỌC VỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
Người thực hiện : Nguyễn Thị Tường Hân
Chuyên ngành : Sư phạm Mầm non
Khóa học : 2013 -2016
Cán bộ hướng dẫn : Th.S Hoàng Thị Kim Liên
Tam Kỳ, tháng 4 năm 2015
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam từ lâu đời đến luôn có một lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc. Điều đó được thể hiện ở yếu tố tinh thần của nhân dân ta, luôn hết mình vì đất nước, xả thân vì nghĩa, tiến lên vì tất cả để giành lại độc lập cho dân tộc. Những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm suốt bốn nghìn năm lịch sử đã khắc sâu những kí ức, dấu ấn đó. Vì vậy, nước ta cũng rất tự hào vì mỗi một thời kì đi qua, đất nước và nhân dân ta đã sản sinh ra nhiều nhân tài, anh hùng góp phần làm rạng danh nước nhà. Những kẻ thù dù là hùng mạnh bậc nhất trên thế giới cũng phải cúi đầu chịu thua trước tài năng của những anh hùng của thời đại. Nổi bật nhất trong số những kẻ thù hùng mạnh đó chính là đế quốc Mỹ, một kẻ thù lúc bấy giờ được cả thế giới biết đến là bách chiến bách thắng , chưa từng thất bại trước một ai. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trở thành một niềm tự hào ngàn đời của toàn Đảng và nhân dân ta, vừa làm cho đế quốc Mỹ lần đầu tiên phải chịu thất bại, vừa thống nhất được đất nước sau mấy nghìn năm đấu tranh đầy gian khổ và đẫm máu. Thắng lợi trước đế quốc Mỹ đã khẳng định được sự sáng tạo và mưu trí của Đảng ta trong tầm nhìn chiến lược, đề ra phương châm cách mạng ở những thời điểm quyết định đến sự thành bại của cuộc đấu tranh. Hơn nữa, thắng lợi đó đã nhấn mạnh thêm vai trò của sức mạnh dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khối đoàn kết dân tộc đó đã được nhân dân ta dày công vun đắp và phát triển toàn diện suốt mấy mươi năm thế kỷ, cộng với cách thức đấu tranh hợp lý, sử dụng chiến tranh nhân dân, đánh lâu dài, đánh du kích, toàn diện, thọc vào điểm yếu của địch, bên cạnh đó còn tận dụng sự ủng hộ của quốc tế. Quan trọng hơn nữa, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc ngoài việc giúp dân tộc ta đánh bại những kẻ thù xâm lược còn để lại cho toàn Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm triết lý thật bổ ích để vận dụng và phát triển nó được bền vững và lâu dài hơn dưới sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều phía, đặc biệt là hệ tư tưởng Hồ Chí Minh mà Bác Hồ đã để lại. Sức mạnh đoàn kết dân tộc có thể được xem là một trong những yếu tố đi đầu quyết định đến sự thành công, thắng lợi của tổ quốc trên nhiều lĩnh vực. Bước vào thời bình như hiện nay, vai trò của việc phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc vẫn luôn được đề cao, phát triển nó luôn của Đảng và nhà nước ta đặt lên nhiệm vụ hàng đầu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Những bài học từ kháng chiến chống Mỹ để lại là vô giá ngàn đời, một điều mà toàn Đảng, toàn dân ta dễ dàng nhận ra, bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc là nổi bậc trong số những bài học vô giá đó. Chính vì những lý do trên, em xin chọn đề tài: “ Bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và vận dụng vào công cuộc đổi mới hiện nay”.
2.Mục đích,nhiệm vụ,phạm vi nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
-Thấy rõ được giá trị to lớn của bài học kinh nghiệm về sức mạnh dân tộc ở những thời điểm quan trọng của những cuộc cách mạng, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ, cũng như ảnh hưởng của nó trong giai đoạn hiện nay.
-Làm rõ những điểm mạnh, điểm đúng đắn từ sức mạnh đoàn kết dân tộc ảnh hưởng to lớn đến sự bền vững của đất nước ta.
-Làm rõ được tầm quan trọng của yếu tố sức mạnh đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu cơ sở hình thành bài học kinh nghiệm.
-Nghiên cứu một số bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
2.3.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc của toàn thể nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
3.Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp chung:Dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác.Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa duy vật, biện chứng.
-Phương pháp cụ thể: Sử dụng các phương pháp phân tích,tổng hợp để rút ra những vấn đề liên quan đến đề tài.
4.Ý nghĩa của đề tài
Thông qua đề tài này, em đã có những hiểu biết, đánh giá và nhìn nhận sâu sắc từ bài học kinh nghiệm về sức mạnh đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và vận dụng bài học đó vào công cuộc phát triền đất nước hiện nay. Bản thân cũng xin đưa ra một số ý kiến theo đúng tâm huyết của mình nhằm đóng góp công sức của mình vào sự phát triển của sực mạnh đoàn kết dân tộc dù là nhỏ nhất, dựa trên một số hiểu biết của cá nhân rút ra từ những nghị quyết của Đảng và những kinh nghiệm thu được từ những lần hoạt động cùng với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đoàn thanh niên là cánh tay phải đắc lực của Đảng, có mục tiêu hoạt động giống nhau. Vì vậy, những hiểu biết, những kinh nghiệm thu được hi vọng sẽ giúp đỡ bản thân em trong việc thực hiện hoàn thành đề tài này.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc
Chương 2:Nội dung bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ.
Chương 3:Vận dụng bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh đoàn kết dân tộc
Suốt mấy năm thế kỉ qua, khối đại đoàn kết toàn dân luôn là một niềm tự hào lớn đối với toàn thể dân tộc ta trong suốt quá trình đấu tranh lâu dài. Đại đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là một trong những bài học lớn của cách mạng Việt nam. Chủ nghĩa Mác- Lê nin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh đã có nhiều lý luận khác nhau để nói về sức mạnh đoàn kết dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin về vai trò của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng thắng lợi trước hết phải trở thành dân tộc, đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế... Người đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, chủ yếu qua hoạt động cách mạng thực tiễn. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã cho rằng truyền thống yêu nước là yếu tố cốt lõi hình thành nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và cũng cố qua hàng ngàn năm lịch sử... tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng tình cảm, tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
Truyền thống đó đã trở thành tình cảm tự nhiên, phép ứng xử và tư duy chính trị, cấu trúc xã hội: Nhà- làng- nước: “ trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “ chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Khái niệm dân, nhân dân xuất từ chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh có nội hàm rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa là mỗi con người Việt Nam cụ thể, cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.
1.1.2.Quan điểm của Đảng về sức mạnh đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báo của dân tộc ta, được vun đắp trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, là một trong những bài học lớn của cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đảng ta đã nhận định: Đại đoàn kết toàn dân là động lực chủ yếu để phát triển đất nước dựa trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và tri thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các thắng lợi cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội.
Để tăng cường và phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, Đảng và Bác Hồ đã sáng lập và lãnh đạo tổ chức Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là kết quả tất yếu trong hoàn cảnh cách mạng việt Nam đang phát triển mạnh, có thể nói những quan điểm đó luôn đánh giá sức mạnh của nhân dân ta cũng như phương hướng nhiệm vụ mà Đảng ta đã vạch ra thông qua sự hỗ trợ đắc lực của khối đại đoàn kết dân tộc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Bài học kinh nghiệm từ lịch sử cách mạng thế giới
Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiên cứu cách mạng tư sản, đặc biệt cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp, do tính chất của nó mà Người cho rằng đó là cuộc cách mạng “không đến nơi”. Nghiên cứu thực tiễn đấu tranh của các dân tộc thuộc địa thì Người cho rằng có sức mạnh tiềm ẩn nhưng cũng có những hạn chế: chưa có sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết đoàn kết, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức nên dẫn đến thất bại nhanh chóng.
Khi nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh cũng như toàn thể nhân dân ta đã rút ra nhiều bài học, đặc biệt là bài học về huy động, xây dựng được sức mạnh đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng công nông giành và giữ chính quyền cách mạng...xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi, một dấu ấn rất lớn.Hay thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, mà một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định là Đảng ta đã xây dựng và phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.Những thắng lợi của các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã tạo ra một động lực rất lớn cho cách mạng Việt Nam.
1.2.2.Thực tiễn cách mạng Việt Nam
Nhận thấy các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đều thất bại do chưa có đường lối đúng, chưa tập hợp được quần chúng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, và sau đó đạt được nhiều thành quả to lớn, nổi bật nhất chính là việc Người cùng với chính Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cách mạng Tháng Tám 1945. Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi đã nói sự phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, không chỉ trong chiến tranh giải phóng mà còn tiếp tục soi rọi trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc thuộc địa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã giành được chính quyền từ tay nhân dân.Từ đó phong trào cách mạng Việt Nam đã có được sự phát triển rất lớn, điều đó đã làm nên thắng lợi oanh liệt trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.Nhưng ngay sau đó, Mỹ đã nhảy vào và nó trở thành kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.Từ việc nhìn nhận rõ ràng được sức mạnh của đế quốc Mỹ, Đại hội lần thứ III của Đảng vào năm 1960 đã xác định rõ nhiệm vụ và chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương lần thứ 14( 1967) đã quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 để kéo đế quốc Mỹ xuống thang chiến tranh và điểm nhấn chính là đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại hiệp định Paris. Đặc biệt tại các Hội Nghị Bộ chính trị cuối năm 1974( đợt 1) vào đầu năm 1975(đợt 2), Đảng ta đã hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn Miền Nam theo một kế hoạch chiến lược kéo dài hai năm 1975-1976.Qua 30 năm tiến hành kháng chiến chống ngoại xâm(1945-1975), truyền thống quý báo về việc phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc đã được nâng lên tầm cao mới, trở thành động lực và sức mạnh chủ yếu của dân tộc ta,cũng là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đưa đến những thắng lợi vĩ đại của cách mạng nước ta từ năm 1930 cho đến cả ngày nay.
1.2.3. Vai trò của sức mạnh đoàn kết dân tộc của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng, chứ không phải là vấn đề có ý nghĩa sách lược. HCM thường nhấn mạnh: “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết là điểm mẹ, “điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”; “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị”. Điều đó nói rõ rằng, đoàn kết là vấn đề sống còn của cách mạng. Nếu có khác chăng là ở những thời kỳ cách mạng khác nhau cần có phương pháp tổ chức, bố trí lực lượng cho phù hợp với những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của thời kỳ đó.
- Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
- Đoàn kết quyết định thành công cách mạng. Vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất. Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn kết quyết định quy mô,mức độ của thành công.
- Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.
- Đoàn kết trong Đảng là cơ sở để đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để thực hiện đại đoàn kết quốc tế. Tư tưởng Đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện thành công là một nhân tố quyết định cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn và đưa cách mạng Việt Nam lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
CHƯƠNG 2: PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
2.1.Nội dung bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của dân tộc Việt Nam, khi được Đảng khơi dậy tổ chức tập hợp với tinh thần tự lực, tự cường. Thắng lợi đã khẳng định lòng tin tuyệt đối của quần chúng nhân dân vào đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thông qua những việc đó thì có ý nghĩa là từ việc phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc đã giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc, từ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc cho đến lý tưởng cách mạng giúp nhân dân ta đánh bại đế quốc Mỹ.
2.1.1.Tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc
Tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc chính là nội dung cốt lõi trong việc phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và toàn Đảng nói chung rất coi trọng vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ lúc bấy giờ. Người đã khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhân dân chính là một lực lượng quan trọng trong đấu tranh cách mạng nhằm giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước”, “ Chính nhân nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị của cải vật chất... Nhân dân một mực tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng, họ không sợ khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc”. Và Người cũng đã khẳng định: “Trong sự nghiệp thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước, trải qua muôn nghìn gian khổ hi sinh, nhân dân ta đã lập nên những chiến công vô cùng oanh liệt. Dân tộc ta đoàn kết một lòng, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Từ đó, Người cũng như toàn Đảng luôn có lòng tin mãnh liệt vào nhân dân: Nước phải lấy dân làm gốc”. Vì vậy, toàn Đảng ta phải gần gũi, chăm lo lợi ích của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Nhân dân ta luôn hiểu rằng, họ luôn là nhân tố chính ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của khối đại đoàn kết, sức mạnh toàn dân. Đảng từ đó sẽ có thêm cơ sở để đặt niềm tin vào toàn thể nhân dân trong những thời điểm quan trọng. Học dân, hỏi dân, hiểu dân, có lòng tin với nhân dân và phục vụ nhân dân là một tiêu chuẩn đạo đức và là nhiệm vụ ý nghĩa.
2.1.2. Nâng cao tinh thần yêu nước trong nhân dân
Người Việt Nam ai cũng thẳng thắng thừa nhận, khi đất nước lâm vào tình cảnh lâm nguy, thì lúc đó tinh thần đoàn kết, yêu nước, kiên trì trong nhân dân ta bùng lên một cách sôi nổi. Yêu nước là tình cảm thiêng liêng và là bổn phận cao cả nhất của mỗi con người đối với quê hương xứ sở đã sinh ra, nuôi dưỡng mình lớn khôn, trưởng thành. Đối với dân tộc Việt Nam, trong lịch sử luôn bị các thế lực ngoại bang nhòm ngó và tìm mọi cách xâm lược, thôn tính, vì vậy phải tự mình tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Được tôi luyện bền bỉ, kiểm chứng sâu sắc qua mấy nghìn năm lịch sử, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam có một nền tảng vững chắc, đặc biệt lŕ từ trong kháng chiến chống Mỹ.Qua đó sức mạnh đoŕn kết dân tộc đýợc thể hiện rất rõ. Việc đánh bại được những chiến lược, chiến tranh của Mỹ bao gồm: “Chiến tranh đơn phương” (1964- 1961), “Chiến tranh đặc biệt” (1962- 1965), “Chiến tranh cục bộ”(1965- 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh”(1968- 1972) bằng một số dấu ấn quan trọng như cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 hay chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vào 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã chứng tỏ rằng: Khi đã đánh đúng được sức mạnh của kẻ thù, khi tinh thần yêu nước đã lên cao, sức mạnh dân tộc đã đến đỉnh điểm thì nhân dân ta có thể đánh bại được tất cả.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố mà nền tảng là đường lối cách mạng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước dưới ánh sáng của lý tưởng Cộng sản, con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã phát triển tới tầm cao mới. Nó là một bài học đắc giá mà sức mạnh đoàn kết dân tộc muốn truyền lại cho nhân dân ta.
2.1.3. Xây dựng sức mạnh, chủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa dân tộc luôn là một động lực lớn của đất nước Việt Nam. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm. Truyền thống đó đã phát huy cao độ trong kháng chiến chống Mỹ. Quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Những thắng lợi đó đã khẳng định chủ nghĩa dân tộc là một sức mạnh tinh thần to lớn của quân và dân ta ở 2 miền, cả tiền tuyến và hậu phương, trong cuộc chiến đấu hi sinh gian khổ và vẻ vang. Có thể nói chủ nghĩa dân tộc đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ và thúc đẩy tinh thần chiến đấu của nhân dân ta đi lên.
Kế thừa truyền thống yêu nước và cách mạng của dân tộc, căn cứ vào thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã vươn cao ngọn cờ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nhằm phát huy sức mạnh dân tộc trong quá khứ cũng như hiện tại, quyết tâm giành thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ. Nhà giáo nhân dân Lê Mậu Hãn đã bình luận rằng: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi đã cách đây mấy chục năm. Song ở nước Mỹ và các nước khác có nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi tại sao Việt Nam, một nước nhỏ, kinh tế lạc hậu lại có thể đánh bại đội quân xâm lược Mỹ? Có thể trả lời đơn giản và chính xác rằng cả dân tộc Việt Nam đã đứng dậy chống quân xâm lược Mỹ với ý chí và sức mạnh dân tộc: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” là mục tiêu cơ bản và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là ngọn cờ quy tụ dân tộc từ Bắc đến Nam, khơi dậy sức mạnh của quá khứ cùng với sức mạnh hiện tại của quân và dân cả nước, vượt qua mọi hy sinh và tổn thất về người, về của, quyết tâm đánh bại đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi