Bài tập cá nhân Hãy viết về một bài học (thành công hoặc thất bại) về lãnh đạo. Bài học rút ra cho bản thân

Bài học thành công về lãnh đạo Bài học thành công về lãnh đạo đối với tôi đó là b ài học được rút ra từ chiến thắng của Obama trong cuộc bầu cử tổng thống nước Mỹ, nó thực sự để lại ấn tượng mạnh trong tôi. Từ Obama tôi đã có thể áp dụng được phư ơng pháp, cách quản lý với nhân viên của tôi và cũng có thể đánh giá 1 phần sự thành công trong công việc của tôi là nhờ Obama. Sự khác biệt sẽ làm nên những điều k hác biệt Quả thực, không khó để nhận ra n hững điểm giống nhau trong số 43 vị tổng thống trước đ ây của nước Mỹ. Không chỉ ở chỗ họ đều là những người đàn ông da trắng, mà còn ở chỗ rất nhiều trong số họ có chung xuất thân và quan điểm chính trị như những luật sư, phục vụ trong quân đội hoặc rất nhiều năm hoạt động trên chính trường Ngoại trừ việc là một luật sư, Barack Obama đơn giản là không thích hợp với khuôn mẫu truyền thống – không chỉ bởi màu da của ông. Sinh tại Hawaii trong một gia đình mẹ là người vùng Kans as và bố là người Kenya. Phần lớn thời gian được nuôi dưỡng bởi bà ngoại. Khi còn nhỏ đã từng sống ở Indonesia. Một nhà tổ chức cộng đồng. Một giáo sư về luật hiến pháp. Ngay từ những ngày đầu của chiến dịch tranh cử, các nhà bình luận đã cảnh báo rằng lý lịch không bình thường của Obama khiến ông quá “kỳ lạ” để có thể giành được chức Tổng thống. Trên thực tế, chính điều khiến ông trở nên khác biệt đó đã biến ông trở thành bất khả chiến bại. Obama đã không chiến thắng, ngoại trừ một thực tế rằng ông quá khác biệt. Ông đã chiến thắng sít sao bởi vì ông quá khác biệt.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân Hãy viết về một bài học (thành công hoặc thất bại) về lãnh đạo. Bài học rút ra cho bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CÁ NHÂN Môn học: Lãnh đạo trong tổ chức Học viên: Đôn Nữ Đức Hiền Lớp: QTKD2 – K19 Hãy viết về một bài học (thành công hoặc thất bại) về lãnh đạo. Bài học rút ra cho bản thân. Bài làm: Bài học thành công về lãnh đạo Bài học thành công về lãnh đạo đối với tôi đó là bài học được rút ra từ chiến thắng của Obama trong cuộc bầu cử tổng thống nước Mỹ, nó thực sự để lại ấn tượng mạnh trong tôi. Từ Obama tôi đã có thể áp dụng được phương pháp, cách quản lý với nhân viên của tôi và cũng có thể đánh giá 1 phần sự thành công trong công việc của tôi là nhờ Obama. Sự khác biệt sẽ làm nên những điều khác biệt Quả thực, không khó để nhận ra những điểm giống nhau trong số 43 vị tổng thống trước đây của nước Mỹ. Không chỉ ở chỗ họ đều là những người đàn ông da trắng, mà còn ở chỗ rất nhiều trong số họ có chung xuất thân và quan điểm chính trị như những luật sư, phục vụ trong quân đội hoặc rất nhiều năm hoạt động trên chính trường… Ngoại trừ việc là một luật sư, Barack Obama đơn giản là không thích hợp với khuôn mẫu truyền thống – không chỉ bởi màu da của ông. Sinh tại Hawaii trong một gia đình mẹ là người vùng Kansas và bố là người Kenya. Phần lớn thời gian được nuôi dưỡng bởi bà ngoại. Khi còn nhỏ đã từng sống ở Indonesia. Một nhà tổ chức cộng đồng. M ột giáo sư về luật hiến pháp. Ngay từ những ngày đầu của chiến dịch tranh cử, các nhà bình luận đã cảnh báo rằng lý lịch không bình thường của Obama khiến ông quá “kỳ lạ” để có thể giành được chức Tổng thống. Trên thực tế, chính điều khiến ông trở nên khác biệt đó đã biến ông trở thành bất khả chiến bại. Obama đã không chiến thắng, ngoại trừ một thực tế rằng ông quá khác biệt. Ông đã chiến thắng sít sao bởi vì ông quá khác biệt. Người Mỹ dường như đã ý thức được rằng họ đã đặt cược quá cao và những vấn đề quá nghiêm trọng để có thể thiết lập một tình hình chính trị như bình thường. Rất nhiều trong số những nhận định đó có thể đúng khi nói tới tình hình kinh doanh hiện nay. Ta hãy cùng thử điểm m ặt các công ty và thương hiệu đang hoạt động tốt nhất và đang được ưa chuộng nhất, từ Southwest Airlines, hãng máy tính Apple cho đến Zappos và Geek Squad. Tất cả họ đều có điểm gì chung? Họ đều là những kẻ ngoài luồng, những nhà đổi mới, những kẻ lập dị - họ không nhìn, nói, hành động và cạnh tranh giống như những đối thủ khác trong cùng ngành. Họ “kỳ lạ” trong lĩnh vực của họ cũng giống như Barack Obama trong cuộc bầu cử tổng thống. Và họ, cũng giống Obama, giành được những phiếu bầu mà đối thủ của họ không giành được. Seth Godin, nhà marketing được ưa chuộng nhất, đã từng viết một câu hài hước mà tôi đã tiếp nhận một cách rất nghiêm túc: “Na ná như nhau”, ông ngắt lời, “đó không phải là một lời khen”. Đó chính là những gì đang xảy ra giống như cách phần lớn chúng ta đang cạnh tranh ngày hôm nay, dù trên thương trường hay trên chính trường. Chúng ta thấy thoải mái khi đi giữa đường, chơi cùng một trò chơi mà những người khác cũng đang chơi. Chúng ta đều “na ná giống nhau” – và sau đó chúng ta băn khoăn tại sao không mấy ai hứng thú với những gì chúng ta có thể mang lại cho họ. Bạn khác biệt không có nghĩa là bạn không thể bị đưa vào khuôn phép Điều để lại ấn tượng mạnh đối với tôi về chiến dịch của Obama đó là, ngay từ ngày đầu tiên, sự nhất quán cao độ trong “thông điệp” của chiến dịch, bất kể những biến đổi, những bước ngoặt, những vở kịch tâm lý từ các ứng cử viên khác hay những bình luận không tốt trên các kênh truyền thông. Bill và Hillary Clinton đã vài lần chĩa mũi súng vào Obama trong suốt cuộc bầu chọn ứng cử viên tổng thống của đảng D ân Chủ, nhưng ông chưa bao giờ chịu thất bại. John M cCain và Sarah Palin đã tung ra vài đợt tấn công không thiện chí và không lành mạnh nhằm vào nhân cách và lòng y êu nước của Obama, nhưng ông chưa bao giờ bị sa chân vào trò chơi như của đối thủ - ngay cả khi những cố vấn của Clinton (những người mà chiến dịch tranh cử của Obama đã đánh bại trong lần bầu cử ứng cử viên tổng thống cho đảng Dân chủ) thúc giục ông chiến đấu lại. Obama đã không chịu thất bại bởi vì, không giống với tổ chức chính trị, ông đã không dành hầu hết thời gian của mình để nghĩ ngợi về cuộc tranh cử. Ông dành hầu hết thời gian để suy nghĩ xem làm thế nào tiếp xúc được với những cử tri chủ chốt của mình. Ông ít quan tâm đến những gì mà các ứng cử viên khác đang nói về mình hơn là những gì ông nói với cử tri – và ông không để cho “những tiếng ồn ào” trên chặng đường tranh cử làm gián đoạn những “tín hiệu” mà ông muốn gửi tới những người ủng hộ mình. Trái ngược hẳn với John McCain, một vị lãnh đạo quý tộc - người mà dường như thay đổi cả phẩm chất (chưa kể đến những thủ đoạn tranh cử) chỉ trong có một tuần. Tôi lại nhớ đến sự thông thái của một nhà quản lý thiên tài nào đó, lần này là Jim Collins. Câu nói ưa thích của ông là: “Sự tầm thường không biểu hiện bằng việc người ta không sẵn lòng thay đổi. Mà nó biểu hiện bằng thái độ tiền hậu bất nhất một cách nực cười" (The signature of mediocrity is not an unwillingness to change. The signature of mediocrity is chronic inconsistency.) Chính sự “tiền hậu bất nhất” đã tạo ra những thách thức khó khăn cho M cCain và khiến cuộc tranh cử của ông không thể thành công. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với nhiều công ty. Họ chuyển từ chiến lược này sang chiến lược khác, từ một nhà cố vấn này sang nhà cố vấn khác, bởi vì, tận gốc rễ, những người lãnh đạo của họ không thực sự hiểu điều gì khiến họ khác biệt, tốt hơn và đặc biệt. Một khi bạn hiểu được điều đó, nó sẽ mang lại cho bạn sự tự tin để gắn bó với thông điệp cũng như chiến lược của mình – bất kể đối thủ của bạn nói gì, làm gì. Đừng tin tôi hay Jim Collins đối với những lời chỉ trích đó. Henry Ford đã đúc kết hàng thập kỷ trước đây: “Đối thủ cạnh tranh đáng để kiêng nể là người mà không thèm quan tâm gì đến bạn, nhưng lại luôn tiếp tục tiến hành công việc kinh doanh của họ tốt hơn” (The competitor to be feared is the one who doesn"t bother about you at all, but goes about making his own business better all the time). Chắc chắn, vấn đề này còn phức tạp hơn nhiều những gì chúng ta đã nói. Tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản này dường như lại rất có sức mạnh đối với tôi. Nắm bắt những điều khiến bạn khác biệt là cực kỳ quan trọng. Phát triển một thông điệp chắc chắn, gắn bó với nó và đừng để ý đến những gì đối thủ của bạn nói hay làm. Trên tất cả, hãy luôn tập trung vào những người ủng hộ mình thay vì những đối thủ cạnh tranh của mình. Đó là cách đã giúp Barack Obama trở thành tổng thống của nước Mỹ, và nó có thể giúp tôi hay bạn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn trong tổ chức của chính mình. Bài học rút ra từ bài học trên Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Barack Obama của đảng Dân chủ. Và trong khi các người dân M ỹ tin John M cCain là một công dân Mỹ tuyệt vời với cương lĩnh tranh cử về kinh tế của ông phù hợp hợp hơn với kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực tự do thương mại, chính sách thuế và tạo công ăn việc làm, người dân cũng đặt hy vọng vào tân Tổng thống Barack Obama. Nếu quan điểm là một nước Mỹ dành cho mọi người như ông đã từng cam kết một cách mạnh mẽ, thì chắc chắn nó sẽ phục vụ lợi ích của hàng triệu những chủ doanh nghiệp nhỏ làm việc chăm chỉ và các doanh nhân đang đóng góp tích cực cho sức mạnh và tương lai của nước Mỹ. Đủ về chính trị Bài học rút ra từ thất bại của M cCain và chiến thắng của Obama. Bởi vì thậm chí với những khác biệt giữa một chiến dịch tranh cử và một công ty, ba nguyên tắc lãnh đạo quan trọng chồng chéo lên nhau. Và dựa trên những nguy ên tắc này mà chiến thắng tuyệt đối của Obama đã được hình thành. Bắt đầu với nguy ên tắc lớn nhất của lãnh đạo: một tầm nhìn rõ ràng và nhất quán. Nếu bạn muốn kích động mọi người bạn không thể chỉ đơn giản lặp lại thông điệp của mình. Bạn cũng không thể gây bối rối hay làm người khác sợ. Ví dụ, chính sách y tế của McCain thực sự rất tốt. Nhưng những gì ông nói về nó là quá đỗi phức tạp. Ít sai lầm Trong khi đó, thông điệp của Obama rất đơn giản và mạnh mẽ. Ông nói về những thất bại của George W. Bush. Ông nói về những thay đổi, hy vọng và y tế cho mọi người. Hết lần này tới lần khác ông đã vẽ nên một bức tranh của tương lai mà điều đó làm mọi người hứng thú. Ông cũng đưa ra một ví dụ hoàn hảo cho các lãnh đạo doanh nghiệp: bám chặt vào một số điểm nhất định, lặp lại chúng liên tục và thu hút mọi người. Nguyên tắc lãnh đạo tiếp theo nghe có vẻ quen thuộc: sự điều hành. Trong cuốn sách đầu tiên của cùng tác giả, Larry Bossidy và Ram Charan đã đưa ra một trường hợp mà việc điều hành không phải là điều duy nhất một người lãnh đạo cần để có quy ết định đúng nhưng không có nó sẽ là một vấn đề. Cuộc bầu cử lần này đã chứng minh cho quan điểm của họ. Trong gần 2 năm chạy đua khốc liệt nhóm vận động tranh cử của Obama phạm rất ít sai lầm. Từ lúc bắt đầu, các cố vấn tốt nhất của ông, và những trợ thủ của ông luôn được chuẩn bị, nhanh nhẹn và ở đâu cần thì họ có mặt. Ngược lại, nhóm vận động của M cCain, tỏ ra khập khiễng do thiếu tính gắn kết của các cố vấn và ít tiền hơn, đã không thể cạnh tranh nổi với đối thủ. Một bài học khác về sự điều hành, có lẽ lớn hơn, có thể rút ra từ việc ông Obama vượt qua bà Hillary Clinton trong cuộc đua trở thành ứng viên của đảng Dân chủ. Bà nghĩ bà có thể giành thắng lợi theo cách cũ bằng cách tập trung vào những bang lớn như New York, Ohio, California và nhiều bang khác. Ông ấy lại đưa ra một công thức bất ngờ khác để giành lợi thế, thường không được lưu tâm trong các cuộc họp kín. Nhiều đồng minh có vị trí cao Sự tương thích doanh nghiệp không thể giống nhau. Vì thường các công ty nghĩ rằng họ đã gắn chặt với sự điều hành bằng một “lộ trình định sẵn” cũ kỹ rồi hoàn thiện nó. Nhưng việc giành chiến thắng trong sự điều hành nghĩa là bạn đã có một lộ trình hoàn hảo và việc tìm ra các khách hàng mới và mở rộng thị trường. Bạn không thể đánh bại đối thủ của mình bằng những qui tắc cũ kỹ ; để trưởng thành bạn phải nghĩ ra trò chơi mới và đánh bại đối thủ của mình bằng chính trò chơi đó. Cuối cùng, cuộc bầu cử lần này đã làm tăng giá trị của bạn bè ở những vị trí quan trọng. Ngay từ đầu, Obama đã giành được sự ủng hộ của truyền thông mà giới này thường làm giảm những tranh cãi liên quan tới ông ấy. Trong khi đó, sau cuộc bầu cử sơ bộ, ông McCain bắt đầu có những bước khởi động. Cuối cùng, không ai có phủ nhận rằng quan hệ của ông Obama với giới truyền thông đã tạo nên sự khác biệt. Với tư cách là một lãnh đạo doanh nghiệp, bạn không thể thành công nếu không có sự ủng hộ của ban lãnh đạo. M ỗi lần bạn cố gắng đưa ra một sự thay đổi, một số người khác sẽ phản đối. Họ có thể chống đối bạn trong các cuộc họp, thông qua báo chí, hay với sự lẩn tránh đối đầu với bạn. Và bạn sẽ cần bày tỏ quan điểm của mình trên tất cả những điều nêu ở trên. Nhưng sau cùng nếu ban lãnh đạo của bạn ủng hộ bạn thì bạn có thể chuyển bại thằng thắng. Đó là lý do tại sao bạn cần phải bắt đầu bất kì sáng kiến lãnh đạo nào với “những người bạn cao cấp” thân cận với bạn, thuyết phục họ bằng cá tính và chính sách của bạn. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Nếu bạn muốn duy trì ban lãnh đạo như đồng minh của m ình, bạn đừng làm họ ngạc nhiên. Hãy nghĩ về việc lựa chọn phó tướng của McCain, bà Sarah Palin. Góp nhặt mọi thứ để t ạo thành câu chuyện, giới truyền thông đã không bị bất ngờ. Trên đây là một số bài học tôi đã rút ra được từ việc chiến thắng của O bama trong cuộc bầu cử tổng thống nước Mỹ./. Một vài ví dụ áp dụng thực tế: Hiện nay, em chỉ quản lý phòng nhỏ với >20 nhân viên, với độ tuổi ngang bằng và thậm chí là ít tuổi hơn các thành viên trong phòng. Vì vậy việc thu phục và để có thể quản lý các nhân viên này là một vấn đề không đơn giản. Thời gian đầu, em thường tỏ ra uy lực và khó gần, khiến các thành viên khá sợ. Họ thường sợ để giao tiếp với mình, trao đổi về công việc hay các vấn đề khó khăn họ gặp phải. Bản thân mình thì còn trẻ, kinh nghiệm làm quản lý chưa có, mới chỉ quản lý 1 team nhỏ, 3-4 người và làm việc với những người đã thân quen rồi. Mọi người đều đã hiểu tính cách nhau nên làm việc khá ăn ý. Do đó hình thành trong đầu óc em nghĩ rằng mình có thể quản lý tốt và là người quản lý có kinh nghiệm. Khi nhân viên nhiều lên, số lượng tăng lên 20 người cách quản lý của em không còn phù hợp. Em ko gần gũi thân thiện được với nhân viên trong phòng, không hiểu được khó khăn trong công việc, khiến nhiều người có cơ hội tìm công việc khác tốt hơn đã chuy ển đi. Tình hình này kéo dài trong 4 tháng, khiến cho các project bị chậm, không hoàn thành quota và thường xuyên bị thay đổi nhân sự chăm sóc khách hàng. Em định hướng lại công việc và review các vấn đề, tại sao nhân sự lại biến động. Và từ cách thức làm việc của Obama như: 1. Quan tâm nhiều hơn đến nhân viên của mình 2. Kiên nhẫn training cho họ thành thạo công việc 3. Chia sẻ với họ mọi vấn đề: công việc, cuộc sống, khó khăn… 4. Chia phòng thành các team nhỏ, có bổ nhiệm leader để san sẻ công việc, cũng như giúp mình trong việc gần gũi với các thành viên trong team, hỗ trợ họ về công việc khi mình ko có mặt or ko support kịp. 5. Tổ chức các buổi pinic hay các hoạt động ngoại khóa để các thành viên trong phòng có thể tham gia vui chơi, tìm hiểu và gắn bó lẫn nhau. 6. Động viên khen thưởng kịp thời với các thành viên để họ có thêm động lực làm việc. Làm sao để họ thấy các việc họ làm đang tốt và để họ tiếp tục phát huy công việc. 7. Theo sát các công việc của các thành viên trong phòng nhằm hỗ trợ họ hoàn thành tốt KPI, quota. 8. Đưa ra các chính sách hay các quy định có cân nhắc, làm sao để không quá khắt khe nhưng vẫn có những quy củ và để mọi người đểu hoạt động theo đúng nguyên tắc đề ra. Hiện giờ các thành viên trong phòng khá hài long với công việc và môi trường làm việc và số lượng đang duy trì ở mức độ ổn định.
Luận văn liên quan