Bài tập Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành

Đảng và Chính phủ đã xác định phát triển nền kinh tế của đất nước ta theo cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa . Những cuộc khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng lan toả hầu hết thế giới cùng những giải pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hi vọng ngăn ngừa kết cục bi thảm về kinh tế- xã hội do khủng hoảng gây ra khiến chúng ta thấy tính phi lý của "thị trường tự do". Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định nền kinh tế mà ta đang xây dựng phải có" sự quản lí của nhà nước". Những thành tựu và tồn tại của nền kinh tế của nước ta trong thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào chính sách của nhà nước, cơ chế quản lí của nhà nước. Hiến pháp 1992 đã nêu rõ sự cần thiết của việc" thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa", bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước. Nghiên cứu về đề tài" Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành", em xin đưa ra một số ý kiến và sự tìm hiểu nông cạn sau.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang A. Đặt vấn đề                                                                                          1 B. Giải quyết vấn đề                                                                                  1 1, Khái niệm                                                                                              1 2. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước                                             2 3,Các thành phần kinh tế của nước ta trong thời kì quá độ                       2   đi lên chủ nghĩa xã hội 3.1 :Thành phần kinh tế nhà nước                                                             2 3.2: Thành phần kinh tế tập thể                                                                 4 3.3: Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân                           5 3.4: Thành phần kinh tế tư bản nhà nước                                                  6 3.5: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài                                    7 4. so sánh chính sách của nhà nước theo hiến pháp 1992                          9 và hiến pháp trước đó C. Kết thúc vấn đề                                                                                      9 A. Đặt vấn đề:           Đảng và Chính phủ đã xác định phát triển nền kinh tế của đất nước ta theo cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa . Những cuộc khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng lan toả hầu hết thế giới cùng những giải pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hi vọng ngăn ngừa kết cục bi thảm về kinh tế- xã hội do khủng hoảng gây ra khiến chúng ta thấy tính phi lý của "thị trường tự do". Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định nền kinh tế mà ta đang xây dựng phải có" sự quản lí của nhà nước". Những thành tựu và tồn tại của nền kinh tế của nước ta trong thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào chính sách của nhà nước, cơ chế quản lí của nhà nước. Hiến pháp 1992 đã nêu rõ sự cần thiết của việc" thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa", bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước. Nghiên cứu về đề tài" Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành", em xin đưa ra một số ý kiến và sự tìm hiểu nông cạn sau. B. Giải quyết vấn đề 1. Khái niệm            Theo Mác-Lênin, trong thời kì quá độ, thành phần kinh tế là" những mảnh, những bộ phận" của một kết cấu kinh tế xã hội. Nói cách khác, thành phần kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế được hình thành trên cơ sở hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác. Trên cơ sở các ba chế độ sở hữu ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất hiện các thành phần kinh tế: ·        Kinh tế nhà nước ·       Kinh tế tập thể ·       Kinh tế các thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân ·       Kinh tế tư bản nhà nước ·       Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài    Các thành phần kinh tế này đan xen, tác động lẫn nhau và đều chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước. 2. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước         Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước do bản chất của nhà nước quy định. Đối với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi chính sách và phát triển kinh tế của nhà nước đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động. Điều 9 hiến pháp 1959, nhà nước ta đã xác định mục đích chính sách kinh tế của nhà nước là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Điều 15 hiến pháp 1980, mục đích đó được xác định là" thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của xã hội" . Hiến pháp 1992 trên cơ sở kế thừa những quy định của các hiến pháp trước đó, khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước:" làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân"(điều 1). Để đạt được mục đích đó, nhà nước cần đề ra những chủ trương chính sách phù hợp bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế. 3. Các thành phần kinh tế ở nước ta trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 3.1: Thành phần kinh tế nhà nước         Hiện nay, để kinh tế nhà nước hoạt động có hiêụ quả, nhà nước chủ trương:" củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân"(điều 19 hiến pháp 1992). Để cụ thể hoá chủ trương này, 20/4/1995, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước(sửa đổi 2003)." Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn, điều lệ hoặc có cổ phần vốn góp chi phối được chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn"(điều 1). Theo đó nhà nước phải một mặt rà soát lại đối với các đơn vị kinh tế nhà nước để tập trung đầu tư cho những ngành những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Mặt khác nhà nước chủ trương chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế nhà nước. Đối với những xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ phải chuyển hoá hình thức sở hữu để sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất như chuyển thành xí nghiệp cổ phần, đấu thầu, cho thuê. Nhà nước cũng chủ trương để các cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất , kinh doanh để phát huy tính năng động và hiệu quả của các đơn vị kinh tế.         Nhà nước trao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị nhằm bảo đảm quyền quản lí của nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu. Tám tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của nhà nước sở hữu gần 400 000 tỷ đồng, chiếm hầu hết vốn của nhà nước có tại các doanh nghiệp. Các tập đoàn và các công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 65% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khỏang 40% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn vị này là17% đến 28,8% thu ngân sách. Cuối năm 2007, tổng số vốn của chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty tăng 18%, tổng tài sản tăng 26%. Nói như vậy, ta thấy vai trò quản lí của nhà nước. Mặc dù nền kinh tế có bước tăng trưởng nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề như nợ nước ngoài, công nghệ lạc hậu…Nhưng với các ưu thế về vốn, tư liệu sản xuất, các đơn vị nhà nước có điều kiện vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tại đại hội VII nêu ra:" kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến". Vậy,theo chính sách của nhà nước, đây là nền kinh tế chủ đạo 3.2: Thành phần kinh tế tập thể          Đây là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tập thể là một hình thức tổ chức kinh tế của những người lao động sản xuất nhỏ dựa trên sự liên kết kinh tế theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi ở những mức độ khác nhau để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề trong sản xuất kinh doanh bảo đảm lợi ích của từng thành viên . Kinh tế tập thể được hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ sở hữu tập thể là chủ yếu. Thành phần kinh tế tập thể nước ta đã được hình thành từ sau hoà bình lập lại ở miền Bắc. 1959, nhà nước đã thông qua Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp. Hiện nay, kinh tế tập thể vẫn được " nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả"(điều20 hiến pháp1992). Nhà nước khuyến khích các hợp tác xã tự nguyện liên kết thành liên hợp tác xã hoặc liên doanh với các cơ sở kinh tế nhà nước, các thành phần kinh tế khác. 20/3/1996, Quốc hội khoá IX đã thông qua luật hợp tác xã. Trên cơ sở đó, 29/4/1997, Chính phủ đã ban hành các nghị định số 41,42,43… ban hành các điều lệ mẫu hợp tác xã thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã nông nghiệp… để đổi mới tổ chức hoạt động của các hợp tác xã nhằm bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ.           Kinh tế tập tể mà nòng cốt là hợp tác xã kiểu mới cần tiến tới đạt tỷ trọng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò quản lý, điều tiết thông qua các chính sách cụ thể và luật hợp tác xã. Dưới nhiều hình thức, trình độ khác nhau trong các lĩnh vực- nhất là trong nông nghiẹp nông thôn- kinh tế hợp tác xã đang đáp ứng một phần nhu cầu của những người lao động hộ sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Theo Liên minh hợp tác xã Việt Nam,2001, cả nước có 14 000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Giá trị sản xuất của khu vực này đạt trên 41 tỷ đồng, chiếm hơn 9% GDP của cả nước, tăng 11% so với 2000. Nếu tính cả sự đóng góp của khoảng 240 000 cơ sở kinh tế hợp tác xã giản đơn thì đóng góp trên 20%        Bên cạnh kinh tế tập thể là kinh gia đình. Kinh tế gia đình được hình thành trên cơ sở sở hữu riêng của công dân là chủ yếu. Nó có vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển. 3.3: Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân           Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân là kinh tế của những người không phải là cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước tại chức hoặc xã viên hợp tác xã có vốn, tư liệu sản xuất, kĩ thuật chuyên môn và sức lao động đứng ra sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể, hộ tiểu thủ công nghiệp, xưởng, cửa hàng, xí nghiệp tư nhân. Từ đại hội Đảng toàn quốc lần VI, Đảng và nhà nước ta đã thay đổi chính sách với kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân. Điều 16 hiến pháp 1992 quy định" giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế". Nhà nước thừa nhận  sự tồn tại lâu dài của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Điều 21 hiến pháp 1992 cũng quy định" kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế và quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi ích cho quốc kế dân sinh". Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và khai thác hết mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế cá thể tiểu chủ có điều kiện phục hồi và phát triển. Vì vậy, trong những năm qua, bộ phận kinh tế này ở nước ta đã phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Hằn năm. tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của thành phần kinh tế này trên 30%. Đồng thời, nó đóng vai trò quan trọng giải quyết việc làm. 2005, khu vực này có trên 3triệu hộ hoạt động trong ngành, lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, trên 10triệu hộ sản xuất nông nghiệp, thu hút 28.6triệu lao động, chiếm 65,6% số lao động có việc làm của cả nước, 74,6 lao động trong khu vực ngoài quốc doanh         Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và thu nhập hợp pháp của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Mătj khác, thành phần kinh tế này được liên kết, liên doanh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. 21/12/1990, Quốc hội khoá VIII đã thông qua luật doanh nghiệp tư nhân bà luật công ty. 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua luật doanh nghiệp để tạo ra môi trường pháp lí bình đẳng, thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế phát triển. 3.4: Thành phần kinh tế tư bản nhà nước            Kinh tế tư bản nhà nước là sự hợp tác để sản xuất kinh doanh giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế và cá nhân( trong và ngoài nước) trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Từ sau khi nhà nước ban hành Luật đầu tư nước ngoài(1988) các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam, hợp tác liên doanh với nhà nước ta. Thành phần kinh tế này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì vậy được nhà nước khuyến khích phát triển và tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi hơn. Điều 25 hiến pháp 1992 quy định:"nhà nước khuyến khích các tổ chức , cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước". Nhà nước nhận định kinh tế tư bản là hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội.12/11/1996, Quốc hội khoá IX đã sửa đổi luật đầu tư đồng thời thông qua Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Điều 1 Luật khuyến khích đầu tư trong nước quy định" nhà nước bảo hộ và khuyến khích tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế- xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam". Điều đó tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này ngày càng phát triển.            Thực tế, ở nước ta, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế cho thấy kinh tế tư bản nhà nước ngày càng phát triển, tăng cả về quy mô, tỷ trọng GDP. Năm 1996, kinh tế tư bản nhà nước chiếm 11% GDP nhưng đến năm 2005% chiếm 20% GDP cả nước. Nước ta hình thành các khu công nghiệp: khu kinh tế mở( Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội…), đặc khu kinh tế( Côn Đảo, Hải Hà- Quảng Nam), khu kinh tế cửa khẩu… để nhằm thu hút liên doanh, nhà đầu tư, nhất là từ bên ngoài. Nhờ sự quản lí và những chính sách khuyến khích của nhà nước mà thành phần kinh tế này ngày càng phát triển. 3.5: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài           Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Quốc hội khoá X tại kì họp thứ 10 đã xác định một thành phần kinh tế mới- kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế này được quy định tại điều 25 hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung. " Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước". Thực hiện chính sách đối ngoại và thu hút đầu tư mở rộng, hiện nay, Việt Nam đã giao lưu thương mại với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, đầu tư trên 5300 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 50 tỷ USD vào Việt Nam. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn, chính phủ Việt Nam có một số chính sách mới: 1.    thông qua luật đầu tư chung cho các loại hình doanh nghiệp, đối xử bình đẳng quốc gia, hoàn toàn xoá bỏ phân biệt về giá, lệ phí đối với nhà đầu tư nước ngoài. 2.    ký hiệp định song phương về khuyến khích, bảo hộ đầu tư với 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, gia nhập và hoạt động tích cực trong WTO 3.    tiếp tục cải cách hành chính nhà nước,các nhà đầu tư nước ngoài đều được mua cổ phiếu của nhà nước 4.    chuyển đổi một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, mở rộng tỷ lệ mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Tiểu kết: Như vậy, trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cùng đan xen trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mỗi thành phần kinh tế lại có một vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có chính sách nhất định đối với từng thành phần kinh tế để bảo đảm cho nó bình đẳng trước pháp luật, hợp tác cạnh tranh phát triển. Để làm được điều đó, Nhà nước ta chủ chương:" xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa."( điều 15 hiến pháp 1992) 4. So sánh chính sách của nhà nước trong hiến pháp 1992 và hiến pháp trước đó            Trong tất cả các bản hiến pháp, nhà nước xác định nền" kinh tế quốc doanh luôn giữ vai trò chủ đạo", và có sự quản lí chặt chẽ của nhà nước. Hiến pháp 1959 quy định" kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân", kinh tế hợp tác xã xuất hiện" thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động". Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là hai thành phần kinh tế chủ yếu của giai đoạn này. Hiến pháp 1980 có sửa đổi, bổ sung, " nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác đối với nước ngoài"( điều 21). Điều này khác hẳn với hiến pháp 1992. Hiến pháp 1992 sửa đổi một số điều của hiến pháp 1980 và ban hành một số điều mới. Nhà nước mở rộng, có thêm một số luật mới tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Thành phần kinh tế có vốn đâù tư nước ngoài được xác định là thành phần kinh tế mới và được ưu tiên phát triển. Nhà nước giữ vai trò quản lí, điều tiết các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bằng cách giao quyền sử dụng tư liệu sản xuất cho các cá nhân, công dân. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Mọi sự thay đổi của hiến pháp 1992 so với các hiến pháp trước do yêu cầu của tình hình phát triển trên thế giới với xu thế hội nhập, yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. C: Kết thúc vấn đề:         Phát huy vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách, chu trương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay chính là cách thiết thực góp phần bảo đảm công bằng xã hội, vì sự phát triển dân chủ, văn minh của đất nước, song vẫn giữ được bản sắc chính trị- xã hội của dân tộc trong thời kì hội nhập toàn cầu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.    Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.    Luật khuyến khích đầu tư trong nước 3.    Luật doanh nghiệp 4.    Luật hợp tác xã 5.    các trang web ·        ·       http:// www.tapchicongsan. org.vn/ ·        Wordpress.com/ A. Đặt vấn đề                                                                                          1 B. Giải quyết vấn đề                                                                                  1 1, Khái niệm                                                                                              1 2. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước                                             2 3,Các thành phần kinh tế của nước ta trong thời kì quá độ                       2   đi lên chủ nghĩa xã hội 3.1 :Thành phần kinh tế nhà nước                                                             2 3.2: Thành phần kinh tế tập thể                                                                 4 3.3: Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân                           5 3.4: Thành phần kinh tế tư bản nhà nước                                                  6 3.5: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài                                    7 4. so sánh chính sách của nhà nước theo hiến pháp 1992                          9 và hiến pháp trước đó C. Kết thúc vấn đề                                                                                      9