Hành vi của H dung chiếc đục của thợ mộc đâm trúng sườn phải của P do P đã đánh ông K( là bố của H ), nhát đâm sâu 9 cm làm thủng gan, chảy máu trong, P được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng vết thương quá nặng nên P đã chết là hành vi giết người trong. Hậu quả chết là một yếu tố bắt buộc của để cấu thành tội giết người, là ở đây hậu quả hành vi phạm tội của H là P chết. Do vậy H đã phạm tội giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự.
Về mặt chủ quan của tội phạm, trong trường hợp này lỗi của H là lỗi có ý gián tiếp, khi H dùng chiếc đục thợ một đâm vào P, H hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của P, thấy trước được hậu quả chết người có thể sảy ra nhưng H vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả sảy ra, dù P có chết hay không H vẫn chấp nhận điều đó thể hiện ở hành vi “đâm bừa” và chỉ đâm một nhát của H.
4 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập hình sự định tội danh đối với hành vi phạm tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: K và P có mâu thuẫn gay gắt. ngày 04 tháng 05 năm 2008,K và P cãi nhau, xông vào vật lộn, đấm đá nhau. Thấy bố mình bị đánh, con của K là H đã sử dụng chiếc đục của thợ mộc xông vào nhằm P đâm bừa một nhát trúng sườn phải P. Nhát đâm sâu tới 9 cm làm thủng gan chảy máu trong. P được đưa tới bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên P đã chết.
Có 2 ý kiến khác nhau về vấn đề tội danh của H :
1, H phạm tội giết người ( Điều 93)
2, H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người( Khoản 3, Điều 104 BLDS)
Anh/ chị hãy:
a, Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H
b, Phản bác ý kiến( các ý kiến) nêu trên mà mình cho la không đúng
c, Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của h có thay đổi không ? Tại sao?
Bài làm
1. Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H
Hành vi của H dung chiếc đục của thợ mộc đâm trúng sườn phải của P do P đã đánh ông K( là bố của H ), nhát đâm sâu 9 cm làm thủng gan, chảy máu trong, P được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng vết thương quá nặng nên P đã chết là hành vi giết người trong. Hậu quả chết là một yếu tố bắt buộc của để cấu thành tội giết người, là ở đây hậu quả hành vi phạm tội của H là P chết. Do vậy H đã phạm tội giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự.
Về mặt chủ quan của tội phạm, trong trường hợp này lỗi của H là lỗi có ý gián tiếp, khi H dùng chiếc đục thợ một đâm vào P, H hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của P, thấy trước được hậu quả chết người có thể sảy ra nhưng H vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả sảy ra, dù P có chết hay không H vẫn chấp nhận điều đó thể hiện ở hành vi “đâm bừa” và chỉ đâm một nhát của H.
Tuy nhiên có thể thấy trong trường hợp này, trạng thái tinh thần của H lúc thực hiện hành vi giết P là bị kích động. Vì P đã có hành vi vật lộn đấm đá ông K là bố của H. H không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Tình trạng tinh thần bị kích động của H là do hành vi trái pháp luật của P gây nên đối với người thân thích của H.
Vậy có thể kết luận, H phạm tội giết người được quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự, tuy nhiên H được áp dụng một tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.
2. Phản bác ý kiến không hợp lý
Có ý kiến cho rằng H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (Khoản 3, Điều 104 BLHS)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. Về dấu hiệu pháp lý của tội này hành vi có khả năng gây thương tích và tổn hại đến sức khỏe của người khác. Về mặt lỗi thì đây là lỗi cố ý. Người phạm tội mong muốn hậu quả thương tích, hoặc cũng có thể chỉ chấp nhận nó. Đối chiếu với trường hợp của H, dựa vào tình tiết “ đâm bừa”, và nhát đâm trúng sườn phải, sâu tới 9 cm, làm thủng gan, chảy máu trong, có thể thấy H không hề có ý định đâm chỉ để gây thương tích với P. Nếu chỉ để gây thương tích H có thể nhằm vào tay chân, chứ không phải là những nơi hiểm yếu như bụng, ngực. Hơn nữa nếu chỉ để gây thương tích H hoàn toàn có thể dùng tay chân( vì lúc đó cả hai bố con K và H sẽ cùng đánh một mình P), chứ không nhất thiết phải sử dụng đến dùi-vật có khả năng gây sát thương cao. Vậy có thể thấy rõ hành vi của H có khả năng gây chết người, và lúc đó H hoàn toàn có thể lựa chọn xử sự khác nhưng H vẫn quyết định thực hiện hành vi tội phạm đến cùng.
3. Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sĩ thì tội danh của H sẽ thay đổi.
Hậu quả chết là điều bắt buộc cấu thành tội phạm giết người nhưng hậu quả chết này phải được gây ra do chính hành vi phạm tội của H thì H mới bị khép vào tội giết người như đã phân tích ở trên. Theo như giả thiết thì P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sĩ nghĩa là hậu quả chết của P không phải do hành vi phạm tội của H gây ra vì thế H hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Hành vi phạm tội của H sẽ là căn cứ cấu thành tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Đồng thời vị bác sĩ liên quan sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự
Danh mục tài liệu tham khảo:
1, Giáo trình luật hình sự
2, Bộ luật hình sự năm 1999
3, Bộ luật hình sự và 79 câu hỏi – trả lời, nhà xuất bản Lao động xã hội
4, Internet