Bài tập học kì Xây dựng văn bản pháp luật

Một VBPL chỉ có thể tồn tại và phát huy được hiệu quả khi nó được ban hành phù hợp với thực tiễn. Khi tiến hành xây dựng một VBPL chúng ta thường nói đến tính khả thi của VBPL. Vậy “khả thi” là gì? Một VBPL cần đáp ứng những yêu cầu nào để đảm bảo tính “khả thi”? Làm thế nào để xây dựng được một VBPL mang tính “khả thi”?

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5828 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kì Xây dựng văn bản pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 12. Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật. ĐỀ MỤC Trang A. LỜI NÓI ĐẦU. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Lý luận chung về tính khả thi của VBPL 1. Khái niệm VBPL. 2 2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. 2 3. Ý nghĩa của nguyên tắc. 2 II. Tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo tính khả thi của VBPL. 3 1. Xây dựng VBPL phải được tiến hành đúng thủ tục do pháp luật quy định. 3 2. Lấy ý kiến. 3 3. Khảo sát thực tiễn, đánh giá. 4 4. Đánh giá tác động của văn bản khi ra đời. 4 5. Ngôn ngữ chính xác, phổ thông, dễ hiểu. 5 III. Những yếu tố đảm bảo tính khả thi của VBPL. 5 1. Hợp hiến. 2. Hợp pháp. 5 6 3. Quy định rõ trách nhiệm. 4. Xây dựng quy phạm pháp luật cụ thể. 5. Chế tài ràng buộc đủ mạnh. 6. Phù hợp với thực tiễn.  7. Khâu tổ chức thực hiện. 8. Cơ sở vật chất, kinh phí. 6 7 7 7 9 9 C. KẾT LUẬN 10 A. LỜI MỞ ĐẦU: Một VBPL chỉ có thể tồn tại và phát huy được hiệu quả khi nó được ban hành phù hợp với thực tiễn. Khi tiến hành xây dựng một VBPL chúng ta thường nói đến tính khả thi của VBPL. Vậy “khả thi” là gì? Một VBPL cần đáp ứng những yêu cầu nào để đảm bảo tính “khả thi”? Làm thế nào để xây dựng được một VBPL mang tính “khả thi”? B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Lý luận chung về tính khả thi của VBPL. 1. Khái niệm VBPL. VBPL là hệ thống văn bản do các cơ quan nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hình thức, thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung chứa đựng ý chí nhà nước, tác động đến các đối tượng liên quan nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình, hoạt động quản lí nhà nước. 2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của VBPL. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, khoản 4, Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật “4. Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật”. Đây là một nguyên tắc bắt buộc trong quá trình xây dựng và soạn thảo văn bản pháp luật. “Khả thi” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy, một VBPL có tính khả thi là một VBPL có khả năng thực hiện trên thực tế hay nói một cách khác là những quy định của VBPL có khả năng đi vào cuộc sống mà không chỉ dừng lại trên giấy. Việc bảo đảm tính khả thi của các văn bản pháp luật là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong suốt quá trình xây dựng văn bản( ). 3. Ý nghĩa của nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của VBPL. Có thể nói, đây là một tiêu chuẩn bắt buộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi ban hành văn bản pháp luật. Một là, yêu cầu về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong giai đoạn soạn thảo dự án luật, cơ quan soạn thảo phải thực hiện rất nhiều hoạt động để bảo đảm chất lượng của dự án, đồng thời cơ quan thẩm định văn bản phải tiến hành thẩm định về tính khả thi của văn bản; trong giai đoạn dự án luật được chuyển sang các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra thì Ủy ban chủ trì thẩm tra phải tiến hành thẩm tra về tính khả thi của văn bản. Tất cả những quy định đó của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhằm đảm bảo cho dự án luật sau khi được Quốc hội thông qua sẽ có tính khả thi, có khả năng phát huy hiệu quả trong cuộc sống( ).  Hai là, yêu cầu về hoạt động hiệu quả của từng cơ quan. Để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, thì các cơ quan phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. II. Tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo tính khả thi của VBPL. 1. Xây dựng VBPL phải được tiến hành đúng thủ tục do pháp luật quy định. Tất cả các VBPL đều phải được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định. Thủ tục trong hoạt động XDVBPL được hiểu là cách thức và trật tự tiến hành các hoạt động cần thiết của chủ thể có thẩm quyền trong quá trình ban hành VBPL. Trên thực tế, pháp luật quy định về nhiều loại thủ tục khác nhau, áp dụng cho việc xây dựng một nhóm văn bản nhất định, bao gồm các hoạt động được tiến hành theo trình tự nhất định. Việc xác lập các thủ tục này, thường xuất phát từ chủ đề văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản, như:thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục thông qua dự án luật tại kì họp của quốc hội... 2. Lấy ý kiến. Luật ban hành VBQPPL năm 2008, khoản 2 Điều 4. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Để VBPL có tính khả thi, thì đây là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lấy ý kiến sẽ giúp những người soạn thảo, xây dựng VBPL có cái nhìn khách quan về vấn đề mà mình sẽ làm. 3. Khảo sát thực tiễn, đánh giá. Khảo sát thực tiễn là việc xâm nhập thực tiễn, để nắm bắt thực trạng tồn tại xã hội liên quan đến nội dung văn bản, tạo điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo tính khả thi của VBPL. Trong hoạt động XDVBPL, việc khảo sát thực tiễn được thực hiện dựa trên những phát hiện về nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội ở những giai đoạn nhất định. Cần khảo sát về thực trạng các quan hệ xã hội với những biểu hiện đa dạng, linh hoạt và mối quan hệ phổ biến của chúng... Sự định hướng này là điều kiện để bảo đảm sự phù hợp của nội dung VBPL với điều kiện kinh tế xã hội, với đường lối chủ trương của Đảng, nguyện vọng của nhân dân lao động... Để hoạt động khảo sát thực tiễn đạt hiệu quả, cần phối hợp hài hòa giữa việc khảo sát trực tiếp với việc khảo sát gián tiếp. Ví dụ: Về Luật thuế thu nhập cá nhân, từ 4 triệu đồng trở nên phải nộp với mức thuế suất 5%. Theo cách tính của Bộ Tài chính thì với luật thuế này, một cá nhân có thu nhập 5 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 50.000 đồng/tháng (5 triệu đồng - 4 triệu đồng = 1 triệu đồng x 5%) khi độc thân là sẽ không phải nộp thuế nếu có 1 người phụ thuộc (Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007). Vào thời điểm đó thì mức thu nhập chịu thuế đó là phù hợp. Nhưng sau một quá trình thực hiện, thì mức chịu thuế đó đã không còn phù hợp. Và theo Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi được Bộ Tài chính đề xuất lấy lương tối thiểu làm căn cứ để tính mức khởi điểm chịu thuế. Theo đó, luật mới có thể nâng mức khởi điểm chịu thuế lên 10 triệu đồng. Chính vì vậy, qua khảo sát ta có thể đánh giá sự phù hợp của VBPL đối với thực tiễn. Một VBPL có thể phù hợp ở thời điểm ban hành nhưng sau vài năm không còn phù hợp nữa, không vì thế mà ta khẳng định VBPL đó không có tính khả thi. 4. Đánh giá tác động của văn bản khi ra đời. Khi XDVBPL, cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá xem, VBPL sẽ tác động đến những đối tượng nào? Khả năng tác động của văn bản đến đâu? Liệu VBPL đã thực sự phù hợp với thực tiễn chưa? Sự chấp hành pháp luật của người dân ra sao? Muốn vậy, ta phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu.Việc xác định phạm vi điều chỉnh đối với các dự án luật khác nhau và có tác động trực tiếp đến tính khả thi. Có luật lớn phạm vi điều chỉnh rộng. Có luật điều chỉnh mối quan hệ xã mới hình thành, chưa thực sự ổn định. Có luật sửa đổi bổ sung một số điều nhằm tới các mối quan hệ xã hội cụ thể. 5. Ngôn ngữ chính xác, phổ thông, dễ hiểu. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, khoản 1 Điều 5. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật 1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu. Ngôn ngữ VBPL được sử dụng phải là ngôn ngữ chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu. Đây là một yêu cầu bắt buộc phải đạt được đối với tất cả các VBPL. Đây cũng là một yếu tố để VBPL có tính khả thi, tránh tình trạng mỗi cơ quan hiểu theo những cách khác nhau, dẫn tới VBPL không được áp dụng thống nhất. III. Những yếu tố đảm bảo tính khả thi của VBPL. 1. Hợp hiến. Đây là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật. Tính hợp hiến đòi hỏi tất cả các quy phạm pháp luật thuộc bất kỳ một ngành luật nào trong hệ thống pháp luật cũng không được trái hoặc mâu thuẫn với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc, hiệu lực pháp lý của văn bản, tạo thành một hệ thống thống nhất về tên gọi với thứ bậc cao thấp khác nhau theo quy định của Hiến pháp. Các đạo luật, pháp lệnh trái với Hiến pháp sẽ bị đình chỉ, bãi bỏ. Tính hợp hiến không chỉ được xác định trên cơ sở những lời văn, những quy định cụ thể mà còn trên cơ sở tinh thần, tư tưởng, nguyên tắc của Hiến pháp.  2. Hợp pháp. Về tính hợp pháp, thuật ngữ này khi được sử dụng cùng với thuật ngữ “tính hợp hiến” không bao hàm ý nghĩa về sự phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung (trong đó có Hiến pháp) mà chỉ đề cập đến sự phù hợp với các quy định của các đạo luật và văn bản dưới luật. Theo nghĩa như vậy, để bảo đảm tính hợp pháp, văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định. Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật văn bản( Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, ĐẶNG VĂN CHIẾN – Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật QH, ). Từ những quy định của pháp luật hiện hành, có thể khẳng định: Ủy ban Pháp luật là cơ quan duy nhất của QH có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với tất cả các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, kể cả những dự án không do Ủy ban Pháp luật chủ trì thẩm tra. 3. Quy định rõ trách nhiệm. Vấn đề này cũng rất quan trọng quyết định tính khả thi của một đạo luật. Các lĩnh vực hình sự, dân sự, thuế… là những lĩnh vực được luật điều chỉnh rất cụ thể từng đối tượng. Trong các đạo luật này xác định rất rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ các bên khi tham gia quan hệ pháp luật và luôn có công cụ cưỡng chế đi theo trực tiếp. Những đạo luật như vậy không thể nói tính khả thi thấp. Những dự án mới, những lĩnh vực mới được pháp luật điều chỉnh như quyền tác giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vệ sinh an toàn thực phẩm… vẫn có chỗ chưa xác định rõ quyền, nghĩa vụ các bên tham gia quan hệ pháp luật và các chế tài đi kèm nên tính khả thi yếu. Trong triển khai thực hiện sẽ khó khăn, lúng túng. Các cơ quan liên quan trong phối hợp thực thi luật thường đổ lỗi cho hệ thống pháp luật không đầy đủ, rõ ràng, không quy định trách nhiệm của từng chủ thể. Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật dễ dàng lợi dụng, né trách các quy định không có lợi cho mình. Đây cũng là một yếu tố cần khắc phục ngay trong quá trình soạn thảo. 4. Xây dựng quy phạm pháp luật cụ thể. Luật càng quy định cụ thể thi tính khả thi càng cao. Quy đinh cụ thể thì không qua khâu trung gian hướng dẫn thi hành; không phải chờ đợi, phải đối chiếu, phải cân nhắc hiệu lực pháp lý…Trong thực thi luật, các đối tượng thi hành phải tìm đến văn bản hướng dẫn để thực hiện. Trong khi có tranh chấp, xung đột pháp luật, Toà án phải căn cứ vào văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất để phân xử. Vì vậy, nếu quy định của luật không cụ thể, chưa có hướng dẫn hoặc hướng dẫn mâu thuẫn thì sẽ rất khó cho hoạt động áp dụng pháp luật. Dẫn đến xử lý tranh chấp bế tắc hoặc kéo dài tranh chấp mà không rõ hồi kết. Điều này làm giới hạn tính khả thi của luật. 5. Chế tài ràng buộc đủ mạnh. Điều quan trọng để luật thực thi là phải có chế tài răn đe, ràng buộc trách nhiệm khi vi phạm các quy định của luật. Luật hình sự, dân sự, hành chính và một số luật về kinh tế thường có chế tài ràng buộc trực tiếp. Trong thực tế, nhiều văn bản xử lý liên quan lại quá lạc hậu với thực tiễn phát triển như vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề bảo hiểm, lao động... Mặt khác, trong nhiều trường hợp quy định không rõ trách nhiệm, người thi hành công vụ chưa thực hiện đúng quy định về thời gian, thẩm quyền… làm thiệt hại đến quyền lợi của công dân, dẫn đến tình trang nhờn luật, xem thường pháp luật. 6. Phù hợp với thực tiễn. Trong VBPL, tính khả thi thường được đánh giá ở sự phù hợp giữa nội dung văn bản với các điều kiện kinh tế xã hội hiện tại. Nếu văn bản phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và phù hợp với các yêu cầu quản lí nhà nước sẽ tạo ra những “đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế. Trường hợp nếu văn bản ban hành không phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với quy luật vận động của xã hội, với những quy định quá cao hoặc lỗi thời, sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội, là nguyên nhân giảm sút hiệu quả quản lí nhà nước. Ví dụ: NGHỊ ĐỊNH Số: 34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều 12. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đi đúng phần đường quy định; b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông. 2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy. 3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Rõ ràng, đây là một quy định không hợp lí và không phù hợp với thực tiễn. Thực sự việc sử phạt người đi bộ là một điều rất khó khăn và không khả thi. Một văn bản luật phải đáp ứng những yêu cầu nào để có thể có tính khả thi? Trước hết, văn bản luật đó phải phản ánh đúng hiện thực khách quan, không thấp hơn và cũng không cao hơn trình độ phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. Luật phải điều chỉnh và định hướng hành vi của con người phù hợp với quy luật của xã hội, phù hợp với lòng dân, phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân thì mới được xã hội chấp nhận, được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tự nguyện thực hiện (nhân dân ở đây được hiểu là đa số nhân dân chứ không phải một số ít người có hành vi vi phạm pháp luật).  7. Khâu tổ chức thực hiện. Các quy định của luật phải có bộ máy thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý hành vi vi phạm và có đủ ngân sách, kinh phí để thực hiện. Đồng thời, cũng cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong thực hiện các quy định của luật. Đây là bước rất quan trọng để VBPL có thể đi vào đời sống. Muốn vậy, bộ máy nhà nước phải được kiện toàn, đội ngũ cán bộ thực hiện phải có khă năng, kinh nghiệm. Ví dụ: Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về quy định đội mũ bảo hiểm, khi mới bắt đầu thực hiện thì phát sinh nhiều vấn đề đó là: cơn sốt mũ, mũ bảo hiểm chưa đảm bảo chất lượng, người dân chưa chấp hành tốt các quy định về đội mũ bảo hiểm, người dân không tự nguyện thực hiện… Qua đó cho thấy khâu chuẩn bị của ta chưa tốt, chưa có sự tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân. 8. Cơ sở vật chất, kinh phí. Cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện là yếu tố rất quan trọng để VBPL được thực hiện. Có như vậy, những quy định của pháp luật mới đi được vào thực tiễn, không chỉ còn là những quy định trên giấy. Mới đây QH đã ban Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Đây là một bước tiến rất lớn trong hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức và góp phần tăng cường tính khả thi của các đạo luật. Ví dụ: Chương trình 134 – 135 đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và Chính phủ là không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc phù hợp với điều kiện của đất nước. Đây được coi là những chính sách hợp lòng dân, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao và quan tâm hỗ trợ vốn . Để thực hiện chương trình này, thì nhà nước phải có kinh phí, thì mới có thể thực hiện được. C. KẾT BÀI. Để VBPL có tính khả thi trong thực tiễn thì ngay từ quá trình soạn thảo cần nâng có tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, tuân thủ đúng trình tự theo quy định của pháp luật... Có như vậy VBPL mới có tính khả thi cao. Nhưng để thực hiện được điều này không phải là chuyện đơn giản. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008. 2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 3. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, ĐẶNG VĂNCHIẾN – Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật QH, 4. 5. Nguồn: Báo  điện tử Đại biểu nhân dân 6.
Luận văn liên quan