Bài tập học kỳ môn Luật an sinh xã hội

Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, may mắn mà ngược lại luôn bị đe dọa trước những biến cố, rủi ro, bất hạnh,. vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi rơi vào những tình huống như vậy, nhu cầu khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng trở thành cấp thiết và mang tính nhân đạo sâu sắc. Do đó, có thể nhận thấy, bảo trợ xã hội là biện pháp tương trợ cộng đồng đầu tiên mà con người tìm đến để giúp nhau vượt qua những tình huống khó khăn. Đây là hình thức tương trợ cộng đồng đơn giản, phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội mỗi quốc gia. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo trợ xã hội, hầu hết các nước đều tổ chức thực hiện bảo trợ xã hội bằng cách xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, tập quán,. của mình. Theo thống kê của ILO trong các tài liệu về an sinh xã hội, trong số 172 nước thiết lập hệ thống an sinh xã hội thì chế độ bảo trợ xã hội đều được quan tâm thực hiện ngay từ đầu. Thậm chí một số nước như Pháp, Đức,. còn xác định bảo trợ xã hội cho những người nghèo nhất chính là trọng tâm và mục tiêu chủ đạo của an sinh xã hội. Ở Việt Nam, mặc dù bảo trợ xã hội đã được thực hiện từ rất lâu với vai trò quan trọng của Nhà nước nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức về bảo trợ xã hội trong các văn bản pháp luật. Theo cách hiểu thông thường thì đó là “sự giúp đỡ cho qua khỏi cơn nguy khốn” hay “giúp cho qua khỏi cơn nghèo ngặt”. Về ngữ nghĩa, thì đa số các nhà khoa học cho rằng cụm từ này gồm hai nhóm từ ghép là “cứu trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội”. Tóm lại, dựa trên những quan điểm chung của ILO và riêng ở Việt Nam, có thể hiểu: Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói,. vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Việc thể chế hóa chính sách xã hội mang đậm tính nhân đạo này, tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể chế độ bảo trợ xã hội với phạm vi đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng,. và tổ chức thực hiện. Do vậy, có thể hiểu, dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong xã hội khi bị lâm vào hoàn cảnh bất hạnh, rủi ro, nghèo đói,. không đủ khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Xuất phát từ những phân tích trên về khái niệm bảo trợ xã hội có thể rút ra một số đặc điểm sau:

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kỳ môn Luật an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo trợ xã hội. */ Khái niệm bảo trợ xã hội: Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, may mắn mà ngược lại luôn bị đe dọa trước những biến cố, rủi ro, bất hạnh,... vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi rơi vào những tình huống như vậy, nhu cầu khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng trở thành cấp thiết và mang tính nhân đạo sâu sắc. Do đó, có thể nhận thấy, bảo trợ xã hội là biện pháp tương trợ cộng đồng đầu tiên mà con người tìm đến để giúp nhau vượt qua những tình huống khó khăn. Đây là hình thức tương trợ cộng đồng đơn giản, phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội mỗi quốc gia. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo trợ xã hội, hầu hết các nước đều tổ chức thực hiện bảo trợ xã hội bằng cách xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, tập quán,... của mình. Theo thống kê của ILO trong các tài liệu về an sinh xã hội, trong số 172 nước thiết lập hệ thống an sinh xã hội thì chế độ bảo trợ xã hội đều được quan tâm thực hiện ngay từ đầu. Thậm chí một số nước như Pháp, Đức,... còn xác định bảo trợ xã hội cho những người nghèo nhất chính là trọng tâm và mục tiêu chủ đạo của an sinh xã hội. Ở Việt Nam, mặc dù bảo trợ xã hội đã được thực hiện từ rất lâu với vai trò quan trọng của Nhà nước nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức về bảo trợ xã hội trong các văn bản pháp luật. Theo cách hiểu thông thường thì đó là “sự giúp đỡ cho qua khỏi cơn nguy khốn” hay “giúp cho qua khỏi cơn nghèo ngặt”. Về ngữ nghĩa, thì đa số các nhà khoa học cho rằng cụm từ này gồm hai nhóm từ ghép là “cứu trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội”. Tóm lại, dựa trên những quan điểm chung của ILO và riêng ở Việt Nam, có thể hiểu: Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói,... vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Việc thể chế hóa chính sách xã hội mang đậm tính nhân đạo này, tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể chế độ bảo trợ xã hội với phạm vi đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng,... và tổ chức thực hiện. Do vậy, có thể hiểu, dưới góc độ pháp luật, chế độ bảo trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong xã hội khi bị lâm vào hoàn cảnh bất hạnh, rủi ro, nghèo đói,... không đủ khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Xuất phát từ những phân tích trên về khái niệm bảo trợ xã hội có thể rút ra một số đặc điểm sau: - Về đối tượng: tham gia vào quan hệ bảo trợ xã hội bao gồm Nhà nước, các đối tượng bảo trợ và các chủ thể khác như tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động chung mang tính nhân đạo này. Trong đó: + Đối tượng bảo trợ là mọi người dân trong xã hội không phân biệt vị thế và thành phần xã hội khi gặp phải khó khăn, thiếu thốn, lâm nạn, cơ nhỡ,... hoặc vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cuộc sống thường ngày hoặc lâu dài của họ bị đe dọa. Dưới góc độ kinh tế thì đó là những thành viên có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu của xã hội hoặc gặp khó khăn, rủi ro cần có sự nâng đỡ về vật chất. Dưới góc độ xã hội thì họ thuộc nhóm người “yếu thế” trong xã hội, với những nguyên nhân khác nhau mà bị rơi vào vị thế bất lợi, thiệt thòi, có ít cơ may trong cuộc sống như người bình thường và không đủ khả năng tự lo liệu, đảm bảo cho cuộc sống của gia đình và bản thân. Ngoài ra dưới góc độ nhân đạo, đó có thể là những đối tượng nghiện hút, mại dâm, lang thang xin ăn,... + Thứ hai là Nhà nước với tư cách là một chủ thể trong quan hệ bảo trợ xã hội, đã xác định được nghĩa vụ của mình và mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân,.. trong hoạt động bảo trợ xã hội. Hoạt động bảo trợ xã hội, ngoài trách nhiệm của Bộ lao động – thương binh và xã hội còn là trách nhiệm của các bộ, ban ngành khác như Bộ y tế, Bộ giáo dục,... và toàn thể các thành viên xã hội... - Về nội dung: Chế độ bảo trợ xã hội được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nếu căn cứ vào phạm vi đối tượng sẽ có chế độ bảo trợ đối với từng nhón cụ thể như người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ em mồ côi,... Nếu căn cứ vào tính ổn định hay nhất thời của trợ cấp thì sẽ có chế độ trợ cấp thường xuyên và chế độ trợ cấp đột xuất. Trong đó, chế độ trợ cấp thường xuyên có tính ổn định, lâu dài hơn, còn chế độ trợ cấp đột xuất thì có tính nhất thời, được thực hiện một lần với các hình thức đa dạng, linh hoạt. Còn nếu căn cứ vào hình thức của chế độ bảo trợ sẽ có bảo trợ xã hội về vật chất với các khoản tiền trợ cấp, phương tiện sinh sống,... và bảo trợ xã hội về tinh thần bằng các hoạt động tư vấn sức khỏe, tâm lý, giáo dục,... Theo quy định của pháp luật hiện hành, chế độ bảo trợ xã hội bao gồm hai nội dung chính là chế độ bảo trợ thường xuyên và chế độ bảo trợ đột xuất. Việc phân loại này chỉ có ý nghĩa đưa ra mức hưởng và hình thức bảo trợ cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. - Về mục đích: mục đích của bảo trợ xã hội không nhằm bù đắp thu nhập thường xuyên bị giảm hoặc mất hay đảm bảo ổn định đời sống, suy tôn công trạng. đền ơn đáp nghĩa những người có công,... mà chỉ hỗ trợ, giúp đỡ cho những người lâm vào tình trạng thực sự khó khăn, túng quẫn, cần có sự giúp đỡ về vật chất mới có thể vượt qua được hoàn cảnh hiện tại. Do đó, mức hưởng thường là thấp và linh hoạt, phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của Nhà nước, khả năng huy động nguồn lực, và tình trạng thực tế của đối tượng,... Ngoài hai chế độ bảo trợ thường xuyên và đột xuất, ở phạm vi rộng, hoạt động bảo trợ xã hội còn được thực hiện với các chương trình xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe toàn dân, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người lầm lỡ mắc tệ nạn xã hội,... */ Ý nghĩa của bảo trợ xã hội: Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “người yếu thế”. Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật. - Dưới góc độ kinh tế, bảo trợ xã hội không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bac, của cải và dịch vụ có lợi cho các thành viên bất hạnh trong xã hội, góp phần thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống, giảm bớt đói nghèo,... Với góc độ này thì bảo trợ xã hội chính là biện pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Với mỗi thành viên xã hội nói chung và đối tượng bảo trợ nói riêng, bảo trợ xã hội đặc biệt có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự tồn tại và tạo cơ hội vượt qua những khó khăn, túng quẫn về kinh tế. Đối tượng bảo trợ xã hội là những người có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu của xã hội, các yêu cầu tối thiểu về kinh tế như ăn, mặc,... không được đảm bảo. Trong tình cảnh đó, bảo trợ xã hội chính là “lưới đỡ” kinh tế cuối cùng về miếng cơm, manh áo hàng ngày cho đối tương. Không chỉ dừng lại đó, bảo trợ xã hội còn đưa đến những cơ hội thuận lợi để đối tượng tự vươn lên đảm bảo và nâng cao đời sống của mình. Tuy nhiên, cũng phải nhận thức rằng, bảo trợ xã hội không loại trừ được nghèo đói, bất hạnh, rủi ro,... nhưng đây là biện pháp kinh tế góp phần đẩy lùi nghèo túng, khắc phục rủi ro, thúc đẩy tiến bộ xã hội. - Dưới góc độ chính trị, xã hội: bảo trợ xã hội đặc biệt có ý nghĩa. Đây không chỉ là thái độ của Nhà nước, là biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi ro, khó khăn mà còn làm giảm thiểu những bất ổn trong xã hội, góp phần duy trì ổn định xã hội trong đó có ổn định chính trị. Sở dĩ bảo trợ xã hội có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc như vậy là do xuất phát từ nền tảng của bảo trợ xã hội là sự tương tác, tương trợ cộng đồng của các thành viên xã hội trước những bất hạnh, rủi ro của cá nhân. Theo đó, những bất hạnh, khó khăn này được cả cộng đồng gánh vác, sẻ chia mà không đòi hỏi một nghĩa vụ nào về tài chính từ phía đối tượng. Ở đây không có sự phân biệt về đối tượng hưởng cũng như chủ thể thực hiện mà hơn thế nữa lại là yếu tố tạo nên sự hòa đồng giữa các thành viên xã hội, không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị kinh tế,... Có thể coi bảo trợ xã hội là một hình thức tương trợ cộng đồng phổ biến nhất, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của mỗi cá nhân và có sức hút hấp dẫn trước những giá trị nhân bản của con người. Ngày nay, bảo trợ xã hội không còn là vấn đề chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề có tính quốc tế. Việc thực hiện bảo trợ xã hội không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, nó có ý nghĩa toàn cầu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển hơn. - Dưới góc độ pháp luật: bảo trợ xã hội là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội. điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tự lo liệu. Ý nghĩa pháp luật của bảo trợ xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Mỗi con người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa. Ở nước ta, quyền bảo trợ đã được ghi nhận trong Hiến pháp (điều 67) và nhiều văn bản pháp lý khác. Điều đó cho thấy bảo trợ xã hội không chủ đơn thuần là hoạt động tự phát mang tính nhân đạo của cộng đồng mà dưới góc độ pháp luật, nó đã được thể chế hóa thành chế định của hệ thống pháp luật an sinh xã hội quốc gia. Cũng từ đó, giúp chúng ta nhận thức được rằng, bảo trợ xã hội không phải là sự ban ơn, sự chiếu cố của xã hội đối với những thân phận thấp hèn, những người cùng cực, mà là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả cộng đồng. 2. Bài tập tình huống. Giải quyết tình huống: 2.1 Chế độ bảo hiểm xã hội: Xác định anh H thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 (BHXH) quy định về đối tượng áp dụng đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: “1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;...”. Mà theo đề bài thì anh H đã làm việc tại công ty xây dựng Y từ năm 1987, do đó, đối chiếu với Điều luật trên thì anh H thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ vào Điểm a, c, d Khoản 1 Điều 4 Luật BHXH năm 2006 thì các chế độ ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí đều thuộc bảo hiểm xã hội bắt buộc. a) Dữ kiện thứ nhất: Trong lúc làm thêm giờ anh H bị thương và phải điều trị mất 2 tháng, được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Chế độ tai nạn lao động: - Điều kiện được hưởng: Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 39 Luật BHXH năm 2006; Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đủ các điều kiện sau: người lao động bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động và được xác định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn. Theo dữ kiện đề bài, ngày 23/8/2007, theo yêu cầu của giám đốc nên anh H ở lại công ty làm thêm giờ. Trong lúc làm thêm, không may giàn giáo sập khiến anh bị thương phải vào viện điều trị mất hai tháng. Ra viện, anh được xác định là suy giảm 45% khả năng lao động. Như vậy, anh H bị tai nạn khi đang làm việc theo yêu cầu của giám đốc và anh được xác định là bị suy giảm 45% khả năng lao động. Do đó, đối chiếu với Điều luật trên, xác định anh H sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. - Mức trợ cấp tai nạn lao động: Anh H phải vào viện điều trị 1 tháng và được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Theo đó, các chế độ mà anh H được hưởng như sau: Thứ nhất, trong thời gian điều trị tại bệnh viện, anh H được người sử dụng lao động trả đủ lương và chi phí chữa trị theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 Bộ luật lao động: “Trong thời gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động..., người sử dụng lao động phải trả đủ lương và chi phí cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 của Bộ luật này” và Khoản 2 Điều 107 Bộ luật lao động quy định: “Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động... Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm về tai nạn lao động... Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội”. Thứ hai, sau khi điều trị, anh H được hưởng trợ cấp hàng tháng do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định tại Điều 43 Luật BHXH năm 2006: “1. Người lao động bị quy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng. 2. Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau: a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bẳng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ quy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5 %, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”. Trong tình huống này , anh H bị tai nạn lao động, suy giảm 45% khả năng lao động. Như vậy, áp dụng Khoản 1 Điều 43 Luật BHXH thì anh H được hưởng trợ cấp hàng tháng và mức trợ cấp bao gồm: mức trợ cấp căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và mức trợ cấp căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội. Về việc xác định số năm đóng bảo hiểm xã hội của anh H: anh H đã làm việc tại công ty xây dựng Y từ ngày 20/5/1987. Tính đến ngày 23/8/2007 thì anh đã làm việc được 20 năm, tương đương với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì số tiền trợ cấp mà anh H được hưởng sẽ được tính theo công thức sau: (công thức *) Mức trợ = Mức trợ cấp tính theo mức + Mức trợ cấp tính theo cấp một lần suy giảm khả năng lao động số năm đóng BHXH = [30% x Lmin + (m – 31) x 2% x Lmin] + [0,5% x L + (t – 1) x 0,3% x L] = [30% x Lmin + (45 – 31) x 2% x Lmin] + [ 0,5% x L + (20 – 1) x 0,3% x L] = 58% x Lmin + 6,2% x L Trong đó: Lmin: mức lương tối thiểu chung. m:mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (31 < hoặc = m). L: mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động trong tháng đầu tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó. t: số năm đóng bảo hiểm xã hội. Một năm tính đủ 12 tháng, không kể năm đầu đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, hàng tháng anh H sẽ được hưởng tổng cộng 58% mức lương tối thiểu chung và 6,2% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Các khoản tiền trợ cấp trên căn cứ vào quy định tại Điều 44 Luật BHXH năm 2006: “Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 42, 43, và 46 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện”. Do đó, anh H sẽ được hưởng những khoản trợ cấp trên từ thời điểm điều trị xong, ra viện. - Các chế độ khác kèm theo: Thứ nhất, bên cạnh mức trợ cấp trên, người lao động còn được đảm bảo các điều kiện khác để giải quyết các nhu cầu mức phát sinh theo quy định tại Điều 45 Luật BHXH: “Người lao động bị tai nạn lao động,... thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật”. Trong tình huống trên, anh H được xác định là bị suy giảm 45% khả năng lao động. Nếu như thương tật này khiến anh bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể như chân, tay, cột sống,... thì anh còn được Quỹ bảo hiểm xã hội cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng, các dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn, căn cứ vào tình trạng thương tật của anh. Những phương tiện trợ giúp đó sẽ giúp cho người lao động lấy lại thăng bằng trong cuộc sống để có thể dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Thứ hai, về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thương tật: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 48 Luật BHXH năm 2006: “Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động... mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ năm đến mười ngày”. Bên cạnh đó, Điểm b, Khoản 2 Điều 24 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định: “Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”. Như vậy, sau khi ra viện, anh H được quyền nghỉ tối đa 7 ngày (do anh H bị suy giảm 45% khả năng lao động). Ngoài ra, anh còn được hưởng một khoản trợ cấp khác trong 7 ngày nghỉ trên theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định 152/2006/NĐ-CP: “Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở”. b) Dữ kiện thứ hai: Tháng 7/2010, vết thương tái phát, anh phải vào viện điều trị 1 tháng, được xác định là suy giảm 61% khả năng lao động. */ Chế độ tai nạn lao động: Căn cứ vào Điểm d Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì: “Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hàng tháng mới được tính theo quy định tại khoản 3 mục III phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là mức hiện hưởng”. Ở đây, sau khi vết thương tái phát và vào viện điều trị, anh H được xác định là suy giảm 61% khả năng lao động. Như vậy, tính từ thời điểm vết thương tái phát, anh H sẽ được hưởng mức trợ cấp tai nạn lao động mới được tính theo công thức sau: Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH Dựa vào (công thức *) có thể tính cụ thể như sau: [30% x Lmin + (m – 31) x 2% x Lmin] + [0,5% x L + (t – 1) x 0,3% x L] = [30% x Lmin + (61 – 31) x 2% x Lmin] + [ 0,5% x L + (20 – 1) x 0,3% x L] = 90% x Lmin + 6,2% x L. Như vậy, hàng tháng anh H sẽ được hưởng tổng cộng 90% mức lương tối thiểu chung và 6,2% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị (tính từ thời điểm sau khi vết thương tái phát). */ Chế độ ốm đau: - Điều kiện được hưởng: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 22 Luật BHXH năm 2006 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Theo dữ kiện đề bài thì đến tháng 7 năm 2010 vết thương tái phát, anh phải vào viện điều trị mất 1 tháng. Do đó anh H sẽ được hưởng quyền lợi liên quan đến chế độ ốm đau.
Luận văn liên quan