Bài tập lớn Dân sự module 1

Nhiều quan điểm và chế định pháp luật ủng hộ cho quyền lập di chúc chung của vợ, chồng để định đoạt tài sản chung, thay vì mỗi bên chỉ được lập di chúc cá nhân. Quan điểm ấy không chỉ được bênh vực bởi luân lý mà còn được thừa nhận cả về mặt pháp lý. Các quy định về di chúc chung của vợ chồng đã được quy định cụ thể trong BLDS 2005, tuy vậy qua tiếp cận với thực tiễn pháp lý về di chúc chung của vợ, chồng đã cho thấy, đây là một vấn đề khá phức tạp mà luật hiện hành chưa qui định đầy đủ, rõ ràng. Còn tồn tại các thiếu sót, bất cập dễ dàng nhận thấy khiến cho vấn đề trở nên khó giải quyết, tạo nhiều mâu thuẫn so với các quy định khác có liên quan. Chính vì thế, dưới đây em xin chỉ ra một số điểm hạn chế, bất cập của các quy định về di chúc chung trong BLDS 2005 và đưa ra một số kiến nghị giải quyết.

doc20 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn Dân sự module 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………..2 B. NỘI DUNG …………………………………………………………..........2 I. Quy định về tài sản chung của vợ chồng và lịch sử vấn đề di chúc chung của vợ chồng………………………………………………………………………2 1. Tài sản chung của vợ chồng…………………………………………2 2. Lịch sử vấn đề di chúc chung của vợ chồng…………………………3 II. Một số điểm hạn chế về di chúc chung của vợ chồng trong BLDS 2005..4 1.Quyền lập di chúc chung của vợ - chồng và nguyên tắc tự nguyện cá nhân trong việc lập di chúc…………………………………………………………….4 2. Về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng…………… 5 3. Việc thừa kế lẫn nhau giữa vợ - chồng …………………………………11 4. Xâm phạm đến quyền lợi của những người thừa kế bắt buộc…………12 5. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung……………...12 6.  Vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung…………………………15 III. Một số kiến nghị……………………………………………………………16 1.1 Cần tách vấn đề di chúc chung của vợ, chồng ra khỏi quy định chung về di chúc cá nhân và thiết kế thành một mục mới trong BLDS 2005……………….16 1.2 Cần có cách tiếp cận mềm dẻo hơn về vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung………………………………………………………………………17 1.3 Ngoài việc quy định rõ ràng về các trường hợp cụ thể đặc thù của di chúc chung, pháp luật cần giải quyết các vấn đề bất cập phát sinh từ việc thừa nhận các đặc thù đó…………………………………………………………………..18 C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………19 A.Mở đầu Nhiều quan điểm và chế định pháp luật ủng hộ cho quyền lập di chúc chung của vợ, chồng để định đoạt tài sản chung, thay vì mỗi bên chỉ được lập di chúc cá nhân. Quan điểm ấy không chỉ được bênh vực bởi luân lý mà còn được thừa nhận cả về mặt pháp lý. Các quy định về di chúc chung của vợ chồng đã được quy định cụ thể trong BLDS 2005, tuy vậy qua tiếp cận với thực tiễn pháp lý về di chúc chung của vợ, chồng đã cho thấy, đây là một vấn đề khá phức tạp mà luật hiện hành chưa qui định đầy đủ, rõ ràng. Còn tồn tại các thiếu sót, bất cập dễ dàng nhận thấy khiến cho vấn đề trở nên khó giải quyết, tạo nhiều mâu thuẫn so với các quy định khác có liên quan. Chính vì thế, dưới đây em xin chỉ ra một số điểm hạn chế, bất cập của các quy định về di chúc chung trong BLDS 2005 và đưa ra một số kiến nghị giải quyết. B.Nội dung Quy định về tài sản chung của vợ chồng và lịch sử vấn đề di chúc chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, bao gồm: Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu thập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Dựa trên quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, theo đó nếu là tài sản chung của vợ chồng thì “ Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.” (Khoản 1, điều 28,BLDS 2005) pháp luật cho phép vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Lịch sử vấn đề di chúc chung giữa vợ và chồng. Xem xét trong Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long thì không thấy có qui định về vấn đề này. Đối chiếu với Luật La Mã cũng như Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp thì thấy họ cũng không thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ, chồng. Tuy vậy, việc lập di chúc chung của vợ - chồng lại được thừa nhận trong tục lệ của ta từ lâu. Theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu, thực tiễn tục lệ của Việt Nam trong các xã hội trước đây cho thấy, di chúc chung của vợ, chồng là hình thức di chúc thông dụng và việc vợ - chồng cùng nhau lập di chúc chung, là hiện tượng phổ biến thời bấy giờ Quan niệm truyền thống của người Việt Nam vốn rất coi trọng đạo nghĩa vợ - chồng và luôn muốn củng cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình, nên cũng khuyến khích việc vợ, chồng cùng nhau lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung, và coi đó như là một biểu hiện cao đẹp của sự đoàn kết, yêu thương giữa vợ - chồng.  Luật thực định thời cận đại cũng đã bắt đầu ủng hộ giải pháp mang tính luân lý đó. Nghiên cứu các Bộ Dân luật của các chế độ trước, thì thấy các Bộ Dân luật Bắc và Dân luật Trung đều thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng. Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 cũng cho phép vợ - chồng cùng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.  Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta cũng thừa nhận vợ, chồng có quyền lập di chúc chung. Thông tư 81-TANDTC ngày 24/71981 đã từng nhắc đến di chúc chung của vợ, chồng. Pháp lệnh Thừa kế 1990( ngày 30/08/1990) có đề cập đến di chúc chung nhưng không đề cập cụ thể di chúc chung của vợ chồng tại khoản 1 Điều 28 “….Trong trường hợp di chúc do nhiều người lập chung, mà có người chết trước, thì chỉ phần di chúc có liên quan đến tài sản của người chết trước có hiệu lực”. BLDS 1995 và BLDS 2005 quy định vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Theo đó, điều 663 BLDS 2005 quy định: “ Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Một số điểm hạn chế về di chúc chung của vợ chồng trong BLDS 2005. Quyền lập di chúc chung của vợ - chồng và nguyên tắc tự nguyện cá nhân trong việc lập di chúc. Điều 646 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 qui định rõ: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Theo đó, di chúc được xem là phương tiện pháp lý để cá nhân định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Di chúc không thể là giao dịch dành cho mọi chủ thể hay một cộng đồng chủ thể. Mặt khác, vấn đề thừa kế di sản là vấn đề pháp lý liên quan tới thân trạng và quyền lợi vật chất của một cá nhân, được tiến hành sau khi cá nhân chết. Như vậy, Điều 663 qui định di chúc chung của vợ, chồng đã tạo ra sự mâu thuẫn so với Điều 646 nói trên. Mặt khác, việc thừa nhận di chúc chung của vợ chồng sẽ dẫn đến các vấn đề pháp lý phức tạp khác rất khó xử lý về mặt kỹ thuật pháp lý. Ví dụ như xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung, chấm dứt di chúc chung. Về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng. Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Giải pháp này đã đơn giản hoá việc thực thi di chúc chung (vì chỉ chia thừa kế theo di chúc chung một lần), so với giải pháp của BLDS 1995 (Điều 671 BLDS 1995: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực…”. Theo đó, một di chúc chung phải được thực hiện nhiều lần, hoặc có thể khởi kiện chia thừa kế nhiều lần). Mặc dù vậy, việc xác định di chúc chung của vợ chồng phát sinh tại một thời điểm người sau cùng chết lại phát sinh những vấn đề phức tạp khác sau đây: * Thứ nhất: việc phải chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay chồng chết trước, sẽ gây khó khăn cho các bên liên quan và cho cả các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực tế cho thấy, một cá nhân có thể có nhiều sản nghiệp, bao gồm tài sản riêng của cá nhân và phần tài sản chung với vợ hay chồng, chưa kể có thể họ còn có nhiều vợ hay nhiều chồng hợp pháp khác. Nếu xác định di chúc chung chỉ có hiệu lực dựa vào thời điểm “bên sau cùng” chết, thì có thể phải tiến hành chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay người chồng chết trước. Việc chia thừa kế lần đầu được tiến hành đối với phần di sản là tài sản riêng của người chết trước hoặc những tài sản chung khác không định đoạt trong di chúc chung, dựa vào thời điểm mở thừa kế của người đó. Các lần chia thừa kế sau được áp dụng đối với phần di sản định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng, khi di chúc chung có hiệu lực (vào thời điểm bên sau cùng chết). Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế đối với di sản do người chết để lại phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước mà vừa có di sản định đoạt bằng di chúc chung, vừa có tài sản riêng không lập di chúc hoặc có những tài sản chung không được đưa vào di chúc chung, hoặc một phần tài sản liên quan đến phần di chúc chung bị vô hiệu… thì có thể dẫn đến hậu quả là khối di sản của người đó được chia thừa kế làm nhiều lần. Điều này dẫn đến hệ quả là người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước sẽ phải kiện xin chia thừa kế nhiều lần, toà án sẽ phải ít nhất hai lần thụ lý và giải quyết hai vụ tranh chấp khác nhau trên cùng một khối tài sản của người chết trước. Từ đó không chỉ gây khó khăn cho người thừa kế của người chết trước, làm phức tạp thêm tính chất của vụ việc, mà còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế (trong việc xác định di sản của người chết, xác định người thừa kế của người chết trước và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu người chết có để lại món nợ đối với người thứ ba…), thậm chí có thể dẫn đến vi phạm nguyên tắc không thụ lý, xét xử nhiều lần cho cùng một vụ việc (nhất sự bất tái cứu) theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự (Điểm c, khoản 1, Điều 168 và Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2003.). * Thứ hai: quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung như luật hiện hành sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước. Quyền thừa kế đối với di sản của người chết trước phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, nhưng cho đến khi di chúc chung chưa phát sinh hiệu lực, những người thừa kế của người chết trước sẽ không thể yêu cầu phân chia di sản của người chết đã được định đoạt trong di chúc chung và phần di sản liên quan tới phần nội dung di chúc chung bị vô hiệu, nếu có; hoặc trong trường hợp người vợ hay người chồng vẫn còn sống lâu hơn so với tuổi thọ của những người thừa kế hợp pháp của người chết trước (như cha, mẹ của người chết trước, người thừa kế là con riêng chưa thành niên đang đau yếu cần có tiền để chữa bệnh…), làm những người này mất quyền được hưởng di sản. Ví dụ: ông A, bà B lập di chúc chung để lại di sản cho các con chung của ông A, bà B và cha, mẹ của ông A. Sau đó, ông A chết. Vấn đề phức tạp phát sinh là cha mẹ của ông A cần khoản tiền để chữa bệnh, nên muốn được chia thừa kế di sản của ông A. Nhưng do bà B vẫn còn sống, di chúc chung của A và B chưa có hiệu lực, nên cha mẹ của ông A không thể xin chia di sản của ông A theo di chúc chung nói trên. Vì thế, quyền được hưởng thừa kế của cha mẹ ông A không được bảo đảm. Đó là chưa kể các trường hợp di chúc chung có thể bị vô hiệu toàn bộ hay một phần, nhưng mãi đến hàng chục năm sau mới phát hiện, thì trong nhiều trường hợp, quyền khởi kiện đòi chia thừa kế của những người thừa kế hợp pháp của người vợ hay chồng chết trước đã bị bỏ lỡ mà không còn cơ hội để khắc phục được, nếu người thừa kế đó đã chết. Điều này đã xâm phạm tới quyền thừa kế hợp pháp – một quyền hiến định cơ bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ (Quyền thừa kế là một quyền hiến định: xem Điều 58 Hiến pháp 1992 “… Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”; BLDS cụ thể hóa thành quyền dân sự cơ bản của chủ thể: xem các Điều 15 khoản 2). * Thứ ba: gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và tư cách của người được thừa hưởng di sản. Nếu những người thừa kế (của vợ, chồng đã chết hoặc những người được chỉ định trong di chúc chung) chết sau thời điểm mở thừa kế, nhưng chết trước khi di chúc chung có hiệu lực, thì họ có còn được hưởng thừa kế nữa không, có chia thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp không; hoặc những người trong diện thừa kế hợp pháp (của người vợ hoặc chồng còn sống), nhưng tư cách thừa kế của họ được xác định trước khi di chúc chung có hiệu lực (như vợ, chồng tái hôn hoặc con riêng với người vợ, chồng sau…), thì họ có được thừa kế bắt buộc đối với phần di sản đã được định đoạt trong di chúc chung hay không. Ngoài ra, việc xác định tư cách người thừa kế cũng gặp khó khăn ngay cả đối với người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chung, nếu họ chết sau người vợ hoặc chồng quá cố, nhưng lại chết trước khi di chúc chung có hiệu lực… Đây là những vấn đề phức tạp, nhưng quy định hiện hành không thể giải quyết được. Bởi vậy, nếu quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc như hiện nay thì cần phải tính đến quyền lợi của những người được di chúc chung chỉ định hưởng thừa kế. * Thứ tư: sự mâu thuẫn giữa quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng với các quy định khác có liên quan trong hệ thống pháp luật. Theo các quy định liên quan, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (Điều 636 BLDS 2005). Người thừa kế chỉ có thể từ chối hưởng di sản thừa kế trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Nếu không từ chối đúng thủ tục và trong thời hạn luật định thì được coi là đã nhận di sản (Điều 642 BLDS 2005). Theo đó, giữa thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế so với thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là khác nhau, dẫn tới sự bất cập và thiếu nhất quán trong việc thực hiện các quyền này. Mặt khác, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung rõ ràng cũng không nhất quán với quyền từ chối hưởng di sản, vì vào thời điểm di chúc chung có hiệu lực, người thừa kế (nếu còn sống) cũng không thể thực hiện quyền từ chối thừa kế được (Vì vào lúc người vợ hay chồng chết trước, người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chung vẫn chưa có quyền hưởng di sản theo di chúc chung). Mặt khác, BLDS 2005 quy định di chúc chung có hiệu từ khi người sau cùng chết, nhưng theo quy định của Luật Nhà ở 2005 thì người thừa kế có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế là nhà ở, kể từ thời điểm mở thừa kế (Khoản 5 Điều 92 Luật Nhà ở năm 2005; Khoản 5, Điều 63 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật nhà ở năm 2005). Như vậy, thời điểm có quyền sở hữu nhà phát sinh trước thời điểm di chúc chung có hiệu lực. Xét trên phương diện quyền sở hữu và quyền thừa kế, có thể thấy, khi người chủ tài sản chết sẽ làm chấm dứt tư cách sở hữu chủ của người đó đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, đồng thời làm phát sinh quyền thừa kế của những người thừa kế. Thế nên, quy định của BLDS 2005 về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung như trên là một vướng mắc rất khó giải quyết, nên cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho thống nhất với các quy định khác. * Thứ năm: việc xác định di chúc chung có hiệu lực vào thời điểm bên sau cùng chết sẽ làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của người chết trước. Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết 10 năm đó mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế đối với phần di sản của người chết trước cũng không còn (Điều 645 BLDS 2005). Nếu vì lý do nào đó, chẳng hạn nội dung di chúc chung vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa dối, giả mạo… mà người thừa kế không biết để khởi kiện kịp thời (do di chúc chung chưa được công bố), đến khi người sau cùng chết mà thời hiệu khởi kiện không còn, thì quyền lợi của người thừa kế của người chết trước cũng như những người thừa kế hợp pháp của cả vợ, chồng có được bảo vệ không, cũng chưa được pháp luật quy định rõ. * Thứ sáu: ảnh hưởng đến sự bảo toàn giá trị của khối di sản là tài sản chung. Khi tình trạng không phân chia di sản kéo dài quá lâu, khiến cho di sản là tài sản chung không còn nguyên vẹn do bị tiêu huỷ, giảm sút giá trị, hoặc do sự đầu tư, sửa chữa, tu bổ làm tài sản tăng giá trị, thì hậu quả của nó càng hết sức phức tạp. Việc xác định giá trị của tài sản chung trong trường hợp này sẽ rất khó khăn, sẽ càng tạo ra nhiều tranh chấp khác rất khó giải quyết. Như vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc chung không đơn giản chỉ là căn cứ để phân chia di sản theo di chúc chung, mà sẽ ảnh hưởng tới thời hiệu khởi kiện, quyền thừa kế di sản của người chết trước, xác định phạm vi những người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị di sản của người chết và những biến động của nó… Qua đó sẽ làm cho việc chia thừa kế theo di chúc chung trở nên khó khăn, phức tạp thêm. Thực chất nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ việc pháp luật quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm bên sau cùng chết, trong khi quyền thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Bởi vậy, cần phải cân nhắc sửa đổi quy định về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc chung một cách chặt chẽ, hợp lý hơn. Việc thừa kế lẫn nhau giữa vợ - chồng  BLDS 2005 không qui định rõ những trường hợp bị cấm đoán khi lập di chúc chung. Điều này sẽ tạo nên những tình huống pháp lý rất khó xử, như việc hai bên lập di chúc để thừa kế lẫn nhau, thì di chúc đó có hiệu lực hay không? Di chúc vốn là một loại giao dịch pháp lý đơn phương và không mang tính chất đền bù. Việc cho phép vợ, chồng khi lập di chúc chung để thừa kế lẫn nhau, đã biến loại giao dịch này thành giao dịch pháp lý song phương và mang tính chất có đền bù, làm thay đổi bản chất pháp lý của di chúc. Pháp luật của các chế độ trước tuy có thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ chồng, nhưng luôn cấm vợ, chồng lập di chúc chung để thừa kế lẫn nhau. Điều 572 Bộ Dân luật Sài Gòn qui định: “… hai người không thể cùng làm chung một chúc thư… lưỡng tương đắc lợi” (tức thừa kế lẫn nhau). Việc pháp luật hiện hành không cấm đoán vợ, chồng lập di chúc chung thừa kế lẫn nhau, chẳng những sẽ không đạt được mục đích tăng cường tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình, mà có thể còn gây nên nhiều hệ luỵ không thể lường trước được, như: sự thông đồng giữa vợ, chồng lập di chúc giả tạo để che đậy những hành vi trái pháp luật; hoặc làm gia tăng nguy cơ khiến các bên phản bội, lừa dối, giả mạo di chúc, hoặc thậm chí, tạo cơ hội cho các bên thực hiện âm mưu xấu nhằm trục lợi bất chính di sản của nhau. Xâm phạm đến quyền lợi của những người thừa kế bắt buộc. Vấn đề thừa kế bắt buộc đối với di sản của cá nhân được qui định rõ tại Điều 699 BLDS 2005. Theo đó, những người thuộc diện thừa kế bắt buộc (cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng lao động) có quyền được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, nếu họ không được hưởng hoặc thực tế được hưởng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Tình huống đặt ra là, di chúc chung chỉ để lại thừa kế cho một số người mà không dành phần di sản cho những người thừa kế bắt buộc kể trên và cũng không dành phần di sản cho một bên vợ hoặc chồng, thì những người đó có được chia thừa kế bắt buộc không? Nếu họ vận dụng qui định tại Điều 699 để xin được hưởng thừa kế bắt buộc thì giải quyết thế nào. * Ví dụ: Ông A và bà B cùng lập di chúc chung để lại toàn bộ tài sản cho người con cả là C. Di chúc chung của ông A và bà B đã xâm phạm tới quyền được hưởng di sản bắt buộc của các con chưa thành niên khác của ông A và bà B, cũng như của cha, mẹ ông A và cha, mẹ bà B. Vậy, di chúc này có bị vô hiệu một phần không, những người thừa kế bắt buộc này có được khởi kiện đòi chia thừa kế của A, B hay không… là những vấn đề chưa được BLDS 2005 làm rõ, nên chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều vướng mắc trong việc thực thi pháp luật. Không loại trừ trường hợp người vợ hay người chồng còn sống, vì lý do nào đó, đã khởi kiện đòi hưởng thừa kế bắt buộc từ phần di sản của người kia trong di chúc chung thì cũng sẽ không có cơ sở pháp lý để giải quyết. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí. Khoản 2 Điều 664 BLDS 2005 qui định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Điều này tạo ra sự thống nhất cao cho việc lập di chúc chung cũng như việc sửa đổi, bổ sung… di chúc chung. Tuy vậy, nếu một bên muốn thay đổi
Luận văn liên quan