Bài tập nhóm Ảnh hưởng về sự nhận thức của nhà quản trị đối với cấp độ tổ chức học tập “học tập một vòng học tập hai vòng”

Đềtài nghiên cứu vềvấn đềsự đổi mới và hiệu suất của tổchức chịu sự ảnh hưởng bởi hai phương pháp học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng. Đểnghiên cứu vềvấn đềnày, bài báo đo lường sựtác động này thông qua nhận thức của nhà quản trịvềcác yếu tốthành phần: sựtựchủ, chia sẻtầm nhìn, môi trường và chiến lược chủ động.

pdf16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm Ảnh hưởng về sự nhận thức của nhà quản trị đối với cấp độ tổ chức học tập “học tập một vòng học tập hai vòng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học BÀI TẬP NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: ẢNH HƯỞNG VỀ SỰ NHẬN THỨC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI CẤP ĐỘ TỔ CHỨC HỌC TẬP “HỌC TẬP MỘT VÒNG HỌC TẬP HAI VÒNG” Giảng viên: ThS. NGUYỄN HÙNG PHONG Thực hiện: Nhóm 1 – Lớp Cao học Đêm 6, Khóa 20 Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 1 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học DANH SÁCH NHÓM 1 *** MỨC ĐỘ ĐÓNG STT HỌ VÀ TÊN GÓP (%) 1 Nguyễn Đặng Phước An 50 2 Nguyễn Thùy An 90 3 Than Phương Anh 50 4 Lê Nguyễn Tú Anh 100 5 Nguyễn Thị Ngọc Anh 100 6 Phan Nguyệt Anh 100 7 Trần Thị Tuyết Anh 100 8 Nguyễn Hữu Bảo 100 9 Nguyễn Thị Ngọc Bích 100 10 Hồ Vũ Hiền Chi 100 Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 2 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học CÂU 1: Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là gì? Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về vấn đề sự đổi mới và hiệu suất của tổ chức chịu sự ảnh hưởng bởi hai phương pháp học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng. Để nghiên cứu về vấn đề này, bài báo đo lường sự tác động này thông qua nhận thức của nhà quản trị về các yếu tố thành phần: sự tự chủ, chia sẻ tầm nhìn, môi trường và chiến lược chủ động. Câu hỏi nghiên cứu: 1. Sự tự chủ sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cấp độ tổ chức học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng ? 2. Sự chia sẻ tầm nhìn sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cấp độ tổ chức học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng ? 3. Môi trường sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cấp độ tổ chức học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng ? Môi trường ổn định sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phương pháp học tập một vòng Môi trường bất ổn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phương pháp học tập hai vòng. 4. Chiến lược hoạt động sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cấp độ tổ chức học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng ? 5. Cấp độ tổ chức học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sự đổi mới tổ chức ? 6. Cấp độ tổ chức học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của tổ chức ? CÂU 2: Hãy nhận dạng mô hình lý thuyết của đề tài? Việc nhận dạng mô hình nghiên cứu của đề tài qua các bước sau: Xác định được mô hình lý thuyết: Bài báo đã sử dụng nghiên cứu mô tả để nghiên cứu sự tác động của học tập một vòng và học tập hai vòng đến sự đổi mới và hiệu suất làm việc của tổ chức, thông qua các yếu tố thành phần: sự tự chủ, chia sẻ tầm nhìn, môi trường và chiến lược chủ động đến hai cấp độ học tập này. - Giải thích các biến nào là biến nghiên cứu, biến nào là biến tác động Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 3 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học ( biến tiềm ẩn), các yếu tố thành phần: Hình 1: Cấu trúc thể hiện các biến nghiên cứu Biến nghiên cứu: biến phụ thuộc. 9 Sự đổi mới tổ chức 9 Hiệu quả tổ chức Biến tác động ( biến tiềm ẩn ) đo lường các yếu tố thành phần. Single - loop learning: Vòng phản hồi của single - loop cho phép phát hiện và sửa chữa những sai sót hiện có để đạt được mục tiêu hiện tại . Double - loop learning: Vòng phản hồi của double loop (giống single loop) cho phép phát hiện và sửa chữa các sai sót hiện có nhưng (khác với single loop) kết nối những lỗi này đến giá trị và mục tiêu của tổ chức, thay đổi giá trị, chiến lược và giả định (Argyris and Schon, 1966). Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 4 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học Biến độc lập: Các yếu tố thành phần: 9 Sự tự chủ 9 Chia sẻ tầm nhìn 9 Môi trường (môi trường ổn định và môi trường bất ổn) 9 Chiến lược chủ động ¾ Qua mô hình cấu trúc trên ta thấy một tổ chức hoạt động quan tâm đến sự đổi mới và hiệu quả của tổ chức, để xác định được các biến này các tổ chức sử dụng các yếu tố thành phần: sự tự chủ, chia sẻ tầm nhìn, môi trường và chiến lược chủ động để đo lường được sự đổi mới và hiệu quả tổ chức thông qua 2 cấp độ học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng ? CÂU 3: Đo lường các biến tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần có đủ độ tin cậy thống kê hay không? Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70 – 0.80]. Nếu Cronbach alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. Căn cứ vào số liệu của bảng III trong bài báo nghiên cứu ta thấy được mức độ tin cậy của từng yếu tố thành phần như sau: ƒ Sự tự chủ: với Cronbach’s alpha = 0.849 ( với độ tin cậy: 93,7%) do đó sự tự chủ có độ tin cậy thống kê cao. ƒ Chia sẻ tầm nhìn: với Cronbach’s alpha = 0,7674 ( với độ tin cậy: 80,6% ) do đó chia sẻ tầm nhìn có độ tin cậy thống kê cao. ƒ Môi trường: với Crobach’s alpha = 0,6868 ( với độ tin cậy” 81,2% ) đó đó môi trường cũng có độ tin cậy thông kê chấp nhận được. ƒ Chiến lược chủ động: không có thấy được cronbach’s alpha và độ tin cậy là do Crobach’s alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo ( bao gồm từ ba biến quan sát trở Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 5 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học lên ) nhưng căn cứ vào phụ lục thì chiến lược chủ động chỉ được đo lường bởi 2 biến quan sátÆ do đó không đo lường được Cronbach’s alpha. ¾ Do đó qua tổng thể ta có thể thấy việc đo lường các biền tiềm ẩn bằng các yếu tố thành phần có đủ độ tin cậy thống kê. CÂU 4: Cơ sở lý thuyết để thiết lập mô hình nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này cho thấy sự ảnh hưởng của sự cảm nhận của các quản trị gia cấp cao về một số yếu tố (sự tự chủ, sự chia sẻ quan điểm, môi trường và chiến lược chủ động) đối với các phương pháp học tập: học tập một vòng và học tập hai vòng. Và ảnh hưởng của hai phương pháp học tập này đối với sự đổi mới tổ chức và kết quả hoạt động của tổ chức. Việc thiết lập mô hình lý thuyết của đề tài dựa vào những cơ sở lý thuyết chính như sau: ¾ Bài nghiên cứu đã đưa ra những dẫn chứng về sự cần thiết phải phát triển các tổ chức học tập trong các công ty. Đối với các công ty, để có sự cải tiến và kết quả hoạt động tốt thì vấn đề học tập phải luôn được quan tâm chú trọng. Tầm quan trọng của tổ chức học tập được thể hiện qua những nhận định của các nhà nghiên cứu, những bài viết cũng như những bằng chứng thực nghiệm về những công ty có áp dụng và không có áp dụng hình thức tổ chức học tập. - Những bài viết gần đây (Zollo và Winter, 2002) đã thúc đẩy sự chú ý đến việc phát triển khả năng tổ chức học tập ở các công ty. - Tổ chức học tập là một nguồn lực thiết yếu của lợi thế cạnh tranh bền vững (Easterby-Smith, 1995). - Những công ty không có hình thức tổ chức học tập hoặc phát triển tổ chức học tập không đúng cách thì không tồn tại được trong bốn mươi năm qua (Senge, 1990). Tổ chức học tập được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Theo tính chất thì nó được chia làm hai cấp độ: Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 6 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học ™ Single loop learning: Là cấp độ học tập đạt được mục tiêu hiện tại ở một mức độ quy định, nó giúp phát hiện ra lỗi và sửa chữa sai sót. Đây là cấp độ học đơn giản, không ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc, văn hóa, lý thuyết tổ chức. ™ Double loop learning: Đây là cấp độ học cao hơn, nó không chỉ giúp đạt được mục tiêu hiện tại, phát hiện và sửa chữa sai sót mà còn có ảnh hưởng quan trọng trong cấu trúc, văn hóa; làm thay đổi lý thuyết tổ chức và chiến lược hoạt động của tổ chức. ¾ Bài báo đã đưa ra phân tích bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến hai cấp độ học tập này, đó là cảm nhận của người quản trị về : Sự tự chủ, sự chia sẻ tầm nhìn, môi trường xung quanh tổ chức và chiến lược chủ động của tổ chức. Sở dĩ chọn bốn yếu tố này để phân tích vì theo như bài báo và các nghiên cứu trước đây đã cho thấy chúng có sự tác động mạnh đến tổ chức học tập cũng như chính các yếu này lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong môi trường hoạt động của tổ chức (Fiol và Lyles, 1985; March và Olsen, 1975; Senge, 1990; Senge và cộng sự, 1994; Swieringa và Wierdsma, 1992). ƒ Sự tự chủ: Người lãnh đạo là người hiểu rõ nhất và là người chịu trách nhiệm cao nhất trong một chức. Do đó, muốn nghiên cứu về bất kỳ khía cạnh nào của tổ chức thì việc dựa vào cảm nhận cũng như ý kiến nhận xét của người lãnh đạo sẽ mang lại thông tin chính xác nhất. Nhận thức của cá nhân người lãnh đạo về tổ chức học tập là rất cần thiết, quan trọng vì người lãnh đạo sẽ tạo ra sự kỷ luật trong việc phát triển và học tập cá nhân. Họ sẽ sử dụng kinh nghiệm cá nhân để hướng dẫn người khác tiến đến sự chuyên môn và hỗ trợ họ phát triển (Senge, 1990). ƒ Chia sẻ quan điểm: Trong một tổ chức, sự chia sẻ quan điểm sẽ giúp thu hút được sức mạnh cá nhân, phát triển được tính sáng tạo tập thể và định hướng các hoạt động của tổ chức theo một hướng chung (Coolins và Porras, 1991). Do đó, sự chia sẻ quan điểm trong tổ chức học tập cũng có ý nghĩa lớn đối với hai cấp độ học tập. Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 7 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học ƒ Môi trường: Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc xem xét đến yếu tố môi trường là cần thiết ở hai cấp độ học tập (Fiol và Lyles, 1985; McGill và cộng sự, 1992; Senge, 1990). Các công ty luôn phải chú trọng đến môi trường xung quanh tổ chức để thay đổi cho phù hợp, từ đó phát huy được tính sáng tạo và khả năng cạnh tranh. ƒ Chiến lược chủ động: Là khả năng của công ty có thể thay đổi trong chính sách của mình về kinh doanh, kỹ thuật và hoạt động quản trị hơn là đối phó với các biến cố. Chiến lược chủ động liên quan đến việc hình thành môi trường để tạo thế độc quyền. Nhiều nhà nghiên cứu đã xem sự chủ động như là chìa khóa cho sự định hướng học tập theo phương pháp double loop learning (McGill và cộng sự, 1992; Senge, 1990; Swieringa Wierdsma, 1992). Vì tính quan trọng cũng như sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố này trong một tổ chức có tác động mạnh đối với hai cấp độ học: single loop learing và double loop learing nên nhà lãnh đạo muốn làm cho công ty hoạt động và phát triển tốt thì cần thiết phải có nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các mối quan hệ này để thấy được sự ảnh hưởng của các cấp độ học tập đối với sự đổi mới và kết quả hoạt động của tổ chức. Từ đó nhà lãnh đạo có thể ra những giải pháp quản trị cũng như chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả và phát triển tổ chức. Ta gọi đây là bốn yếu tố thành phần dùng để đo lường hai biến tiềm ẩn là: single loop learing và double loop learing trong mục tiêu nghiên cứu sự đổi mới và kết quả hoạt động của tổ chức. Do đó, sự đổi mới và kết quả hoạt động của tổ chức được xem là hai biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu của đề tài. CÂU 5: Phân tích kết quả hồi quy: giải thích các câu hỏi nhiên cứu? ™ Đặc tính của thang đo và phân tích tương quan: Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 8 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thử nghiệm của Leven Thử nghiệm t cho phương cho các mức ý nghĩa sai Ý nghĩa Học tập hai Học tập Mức ý Mức ý nghĩa Đo lường F t vòng một vòng nghĩa (two-tail) Sự tự chủ 5,608 5,401 2,526 0,113 1,745**** 0,082 Tầm nhìn 5,336 5,04 2,882 0,091 2,269* 0,024 Môi trường 5,146 4,613 3,28 0,071 3,712*** 0,000 Chiến lược hoạt động 5,000 4,265 2,877 0,091 3,647*** 0,000 Chú ý: *p<0,05; **p<0,01; ***p<0,001; ****p<0,10 Khảo sát trên mẫu đầy đủ với N = 123, các yếu tố đo lường đểu có hệ số Cronbach’s alpha > 0,68. Bảng IV và bảng V thể hiện mức ý nghĩa, độ lệch chuẩn, và ma trận tương quan giữa các yếu tố bên trong nhằm mục đích đo lường mức ý nghĩa của những mối quan hệ tương quan. Cả hai trường hợp đều cho thấy ý nghĩa và sự tương quan chặt chẽ giữa sự tự chủ, việc chia sẻ tầm nhìn, môi trường, chiến lược chủ động chuyên nghiệp, sự đổi mới doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cách thức xây dựng mô hình tiếp thu kiến thức của doanh nghiệp theo phương pháp học tập một vòng và học tập hai vòng. Những mối tương quan này thể hiện chặt chẽ trong tổ chức với phương pháp học tập một vòng hơn học tập hai vòng. Một loạt những kiểm định ( ví dụ: dung sai Tp, hệ số phóng đại phương sai) cũng được tính toán cho trong mỗi mô hình hồi quy và thể hiện sự không xuất hiện của nhiều biến số (Hair et al.1999) Nghiên cứu thực hiện kiểm định t trong việc xác định mức độ ý nghĩa giữa các tổ chức sử dụng phương pháp học tập một vòng và học tập hai vòng để phân tích đâu là điểm khác nhau quan trọng trong thực tế có liên quan tới sự tự chủ, việc chia sẻ tầm nhìn, Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 9 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học học tập hai vòng có sự tự chủ cao hơn hoặc việc chia sẻ tầm nhìn thực hiện tốt hơn. Họ chú trọng đến việc xử lý các tình huống một cách năng động trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Họ không chỉ cố gắng để thích nghi với với môi trường mà còn rất giỏi trong việc sáng tạo để thay đổi bản thân. Nói tóm lại, mức ý nghĩa của các trọng số hồi quy này trong tổ chức sử dụng phương pháp học tập hai vòng cao hơn tổ chức sử dụng phương pháp học tập một vòng . Phân tích kết kết quả hồi quy: Biến độc lập Mod.Học tập hai vòng Mod.Học tập một vòng Sự tự chủ 0,217** (2,641) 0,234**** (1,871) Tầm nhìn 0,259* (2,276) 0,082 (0,659) Môi trường 0,181** (2,576) 0,246* (2,275) Chiến lược chủ động 0,314*** (4,644) 0,075 (0,676) Kích cỡ -0,017* (-0,249) -0,133 (-1,240) R 0,644 0,426 R2 0,415 0,182 Hệ số điều chỉnh R2 0,393 0,127 F 19,118*** 3,329** Lỗi tiêu chuẩn 0,797 1,146 Chú ý: *p<0,05; **p<0,01; ***p<0,001; ****p<0,10 Bảng VII: Phân tích hồi quy 1. Phân tích hồi quy được thực hiện sử dụng phương pháp học tập một vòng và học tập hai vòng. Căn cứ vào kết quả hồi quy của bảng VII ta phân tích kết quả như sau: Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 10 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học ƒ Phương pháp học tập một vòng và học tập hai vòng được xem như là các biến phụ thuộc, trong khi các biến dự đoán là sự tự chủ, chia sẻ tầm nhìn, môi trường và chiến lược chủ động. Quy mô tổ chức được xem là biến kiểm soát. ƒ Ngoại trừ biến quy mô tổ chức, các biến còn lại trong mô hình đều có tương quan với nhau với mức ý nghĩa < 0,001. Các biến tương quan thuận chiều với hai Phương pháp học tập một vòng và học tập hai vòng. ™ Trường hợp những tổ chức sử dụng phương pháp học tập một vòng: Ta giả thuyết mô hình hồi quy: Biến 1: Sự tự chủ, ký hiệu là PS. Biến 2: Chia sẻ tầm nhìn, ký hiệu SV Biến 3: Môi trường, ký hiệu là ER Biến 4: Chiến lược chủ động, ký hiệu là SP Phương pháp học tập một vòng ( SL) = a1 + a2.PS + a3.SV+ a4. ER + a5.SP. (Trong đó a1 là hằng số , a2, a3, a4, a5 là các hệ số hồi quy) Hay SL = 0,234 PS + 0,082 SV + 0,246 ER + 0,075 SP. Từ kết quả hồi quy cho thấy: với những giá trị mức ý nghĩa t Student cho các thông số của các biến: Sự tự chủ (β = 0,234, p < 0,10) và môi trường (β = 0,246, p < 0,05), ta chấp nhận giả thiết sau: H1a: sự tự chủ có tác động mạnh đến phương pháp học tập một vòng H3a: Sự ổn định của môi trường có tác động mạnh đến phương pháp học tập một vòng. Các thông số của biến chia sẻ tầm nhìn chung và biến chiến lược chủ động không có mối quan hệ thống kê ở mức quan trọng trong kiểm định t Student này. Hệ số xác định (R2) có giá trị là 18,2% ( F=3,329, p<0,01) hay nói cách khác các biến độc lập giải thích được khoảng 18% phương sai của biến phụ thuộc. ™ Trường hợp những tổ chức sử dụng phương pháp học tập hai vòng: Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 11 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học Phương pháp học tập hai vòng ( DL) = b1 + b2.PS + b3.SV+ b4. ER + b5.SP. (Trong đó b1 là hằng số , b2, b3, b4, b5 là các hệ số hồi quy) Hay DL=0,217 PS + 0,259 SV + 0,181 ER + 0,314. Với mức ý nghĩa t Student cho các biến sự tự chủ cá nhân (β = 0,217, p < 0,01), việc chia sẻ tầm nhìn chung (β = 0,259, p < 0,05), môi trường (β = 0,181, p < 0,01) và chiến lược chủ động (β = 0,314, p < 0,001). Do đó ta chấp nhận giả thiết sau: H1b: Sự tự chủ có tác động mạnh đến phương pháp học tập hai vòng. H2b: Chia sẻ tầm nhìn có tác động mạnh đến phương pháp học tập hai vòng H3b: Sự ổn định của môi trường có tác động mạnh đến phương pháp học tập hai vòng H4b: Chiến lược chủ động có tác động mạnh đến phương pháp học tập hai vòng Hệ số xác định (R2) là 0,415 (F = 19.118,p < 0,001), hay nói cách khác các biến độc lập giải thích 41% phương sai biến phụ thuộc. Quy mô tổ chức không quan trọng trọng trong bất kỳ mô hình mẫu nào, các kết quả chỉ ra rằng phương pháp học tập một vòng và học tập hai vòng có thể tồn tại ở doanh nghiệp lớn hay nhỏ. ¾ Qua phân tích kết quả hồi quy của bảng VII ta thấy phương pháp học tập hai vòng được đo lường bởi các yếu tố thành phần tốt hơn phương pháp học tập một vòng. 2. Căn cứ vào kết quả hồi quy của bảng VIII ta phân tích như sau: Biến phụ thuộc Mod. Học tập hai vòng Mod.Học tập một vòng Sự đổi mới tổ chức β 0,566* 0,516* t -8,418 -5,424 R 0,566 0,516 R2 0,321 0,266 Hệ số điều chỉnh R2 0,316 0,257 F 70,867* 29,423*** Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 12 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học Lỗi tiêu chuẩn 0,977 0,984 Hiệu quả tổ chức β 0,499 0,399* t -6,881 -3,868 R 0,499 0,399 R2 0,249 0,159 Hệ số điều chỉnh R2 0,244 0,149 F 47,355* 14,962* Lỗi tiêu chuẩn 0,84 0,894 Chú ý: *p<0,001 Bảng VIII: Ảnh hưởng của sự hoạt động mang tính tổ chức đối với sự đổi mới tổ chức và hoạt động tổ chức Việc đổi mới và hiệu quả của tổ chức được thực hiện như là biến phụ thuộc, trong khi các biến dự đoán được là 2 phương pháp học tập một vòng và học tập hai vòng Trường hợp biến phụ thuộc là sự đổi mới tổ chức: Ta giả thuyết mô hình hồi quy là: Organizational Innovation ( OI ) = a1 + a2 SL + a3 DL. Hay OI = 0,516 SL + 0,566 DL. Khi xem xét biến sự đổi mới của tổ chức, biến những tổ chức sử dụng mô hình học tập một vòng có hệ số xác định (R2) là 0,266 (F = 29,423, p < 0,001) với giá trị mức ý nghĩa t Student (β = 0,516, p < 0,001) và biến những tổ chức sử dụng mô hình học tập hai vòng thì hệ số xác định (R2) là 0,321 (F = 70.867, p < 0,001) với mức ý nghĩa t Student (β = 0.566, p < 0,001). Các kết quả cho phép chúng ta chấp nhận giả thiết sau: H5a: Phương pháp học tập một vòng có tác động tích cực đến sự đổi mới của tổ chức. H5b: Phương pháp học tập hai vòng có tác động tích cực đến sự đổi mới của tổ chức. Những phân tích chi tiết hơn cho thấy sự khác biệt đáng kể của mức độ đổi mới tổ chức dựa trên các cấp nghiên cứu (t = 11.579, p < 0,001). Lớp Cao học K20 đêm 6 - Nhóm 1 Trang 13 ThS. Nguyễn Hùng Phong Phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học ™ Trường hợp biến phụ thuộc là hiệu suất của doanh nghiệp: Đối với những tổ chức sử dụng phương pháp học tập một vòng, hệ số xác định (R2) là 0.159 (F = 14.962, p < 0,001), với mức ý nghĩa t Student trong trường hợp này là (β = 0,399, p < 0,001). Trong những tổ chức sử dụng phương pháp học tập hai vòng, hệ số xác định (R2) là 0,249 (F = 47,355, p < 0,001) với mức ý nghĩa t Student cho biến hoạt động hai chiều là (β = 0,499, p < 0,01). Ta chấp nhận giả thiết sau: H6a: Phương pháp học tập một vòng có tác động tích cực đến hiệu quả của tổ chức. H6b: Phương pháp học tập hai vòng có tác động tích cực đến hiệu quả tổ chức. ¾ Qua phân tích kết quả hồi quy của bảng VIII ta thấy phương pháp học tập hai vòng tác động tích cực hơn là phương pháp học tập một vòng. CÂU 6: Nêu ra những phát hiện mới của đề tài cũng như những hạn chế của đề tài, từ đó đề xuất những đề tài nghiên cứu mới để giải quyết những hạn chế này. ™ Nghiên cứu này có nhiều giới hạn mà chúng có thể đòi hỏi
Luận văn liên quan