Chuyên đề Phát triển các sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín là một ngân hàng thương mại cổ phần do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động theo Giấy Phép Ngân Hàng số 0006/NH-GP ngày 5 tháng 12 năm 1991. Ngân hàng hoạt động từ ngày 21 tháng 12 năm 1991. Trụ sở chính toạ lạc tại số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh.Tính đến cuối năm 2006, Sacombank có 3.806 nhân viên. Khởi đầu của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín không được thuận lợi như các ngân hàng khác như: Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đông Á vì Sacombank được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 hợp tác xã tín dụng Gò Vấp – Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia trong khi các ngân hàng bạn được thành lập mới hoàn toàn. Ngày 21/12/1991, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được chính thức cấp phép hoạt động. Khởi đầu, Ngân hàng có mức vốn điều lệ là 2,9 tỷ đồng, 4 điểm giao dịch chỉ trong phạm vi Tp.HCMvà tình hình tài chính, nhân sự không thực mạnh. Đây cũng là giai đoạn mà các Hợp tác xã tín dụng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với hàng loạt Hợp tác xã tín dụng mất khả năng chi trả, vỡ nợ. Niềm tin của công chúng đối với các định chế tài chính ngoài Quốc doanh sụp đổ. Ra đời và hoạt động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, có những thời điểm tưởng chừng như không thể vượt qua được, nhưng với quyết tâm và những quyết sách đúng đắn, kịp lúc kịp thời, đến nay Ngân hàng đã đứng vững và phát triển, thương hiệu và hình ảnh Sacombank đã tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường cũng như trong lòng công chúng. Qua 15 năm hình thành và phát triển Sacombank đã có những bước tiến dài khá ngoạn mục. Trong chuỗi những sự kiện nổi bật suốt chặng đường 15 năm ấy, những bước đột phá trong quá trình tăng vốn điều lệ của Sacombank đã ghi những dấu son thật ấn tượng và rất đáng tự hào, vượt ra ngoài sự mong đợi và kỳ vọng của các nhà đầu tư. Trong năm 2001, Sacombank đã có sáng kiến phát hành cổ phiếu với giá trị thực bằng 1,5 lần mệnh giá, thu hút được nhiều nhà đầu tư tài chính, trong đó có một định chế tài chính nước ngoài là Dragon Financial Holdings tham gia góp vốn cổ phần. Năm 2002, vốn điều lệ của Sacombank tăng cao khi được Cty tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc World Bank đầu tư vốn và cử chuyên gia trực tiếp tư vấn. Với sự có mặt của 2 cổ đông nước ngoài, ngoài việc tăng nhanh vốn điều lệ, Sacombank còn nhắm đến mục đích khai thác các thế mạnh về quản trị, công nghệ hiện đại, sự hỗ trợ của các định chế tài chính nước ngoài, giúp Sacombank nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh, từng bước đưa hoạt động kinh doanh phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, thu hẹp dần khoảng cách giữa khu vực và thế giới về vốn, công nghệ cũng như trình độ quản lý. Đến nay, Sacombank được biết đến như một ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, với vốn điều lệ 2.089 tỷ đồng, 163 điểm giao dịch hoạt động có hiệu quả cao, liên tục có hiệu quả trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, cổ phiếu Sacombank là cổ phiếu ngân hàng đầu tiên giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

doc13 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phát triển các sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG SACOMBANK Quá trình hình thành và phát triển Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín là một ngân hàng thương mại cổ phần do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động theo Giấy Phép Ngân Hàng số 0006/NH-GP ngày 5 tháng 12 năm 1991. Ngân hàng hoạt động từ ngày 21 tháng 12 năm 1991. Trụ sở chính toạ lạc tại số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh.Tính đến cuối năm 2006, Sacombank có 3.806 nhân viên. Khởi đầu của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín không được thuận lợi như các ngân hàng khác như: Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đông Á…vì Sacombank được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 hợp tác xã tín dụng Gò Vấp – Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia trong khi các ngân hàng bạn được thành lập mới hoàn toàn. Ngày 21/12/1991, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được chính thức cấp phép hoạt động. Khởi đầu, Ngân hàng có mức vốn điều lệ là 2,9 tỷ đồng, 4 điểm giao dịch chỉ trong phạm vi Tp.HCMvà tình hình tài chính, nhân sự không thực mạnh. Đây cũng là giai đoạn mà các Hợp tác xã tín dụng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với hàng loạt Hợp tác xã tín dụng mất khả năng chi trả, vỡ nợ. Niềm tin của công chúng đối với các định chế tài chính ngoài Quốc doanh sụp đổ. Ra đời và hoạt động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, có những thời điểm tưởng chừng như không thể vượt qua được, nhưng với quyết tâm và những quyết sách đúng đắn, kịp lúc kịp thời, đến nay Ngân hàng đã đứng vững và phát triển, thương hiệu và hình ảnh Sacombank đã tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường cũng như trong lòng công chúng. Qua 15 năm hình thành và phát triển Sacombank đã có những bước tiến dài khá ngoạn mục. Trong chuỗi những sự kiện nổi bật suốt chặng đường 15 năm ấy, những bước đột phá trong quá trình tăng vốn điều lệ của Sacombank đã ghi những dấu son thật ấn tượng và rất đáng tự hào, vượt ra ngoài sự mong đợi và kỳ vọng của các nhà đầu tư. Trong năm 2001, Sacombank đã có sáng kiến phát hành cổ phiếu với giá trị thực bằng 1,5 lần mệnh giá, thu hút được nhiều nhà đầu tư tài chính, trong đó có một định chế tài chính nước ngoài là Dragon Financial Holdings tham gia góp vốn cổ phần. Năm 2002, vốn điều lệ của Sacombank tăng cao khi được Cty tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc World Bank đầu tư vốn và cử chuyên gia trực tiếp tư vấn. Với sự có mặt của 2 cổ đông nước ngoài, ngoài việc tăng nhanh vốn điều lệ, Sacombank còn nhắm đến mục đích khai thác các thế mạnh về quản trị, công nghệ hiện đại, sự hỗ trợ của các định chế tài chính nước ngoài, giúp Sacombank nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh, từng bước đưa hoạt động kinh doanh phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, thu hẹp dần khoảng cách giữa khu vực và thế giới về vốn, công nghệ cũng như trình độ quản lý. Đến nay, Sacombank được biết đến như một ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, với vốn điều lệ 2.089 tỷ đồng, 163 điểm giao dịch hoạt động có hiệu quả cao, liên tục có hiệu quả trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, cổ phiếu Sacombank là cổ phiếu ngân hàng đầu tiên giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM. 1.1.2 Cơ cấu, bộ máy tổ chức hoạt động HÌNH 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TẠI  HÌNH 1.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐỂ QUẢN LÝ TỐT CÔNG TY CON VÀ LIÊN DOANH  Các đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có một Hội Sở, hai sở giao dịch, 47 chi nhánh và 99 phòng giao dịch trên toàn quốc.Tại ngày 31/12/2006 Ngân Hàng có 4 công ty con và một công ty liên doanh như sau: Các công ty thành viên  Giấy phép hoạt động  Tỷ lệ sở hữu   Công ty TNHH Quản lý và khai thác tài sản Sacombank  4104000053  100%   Công ty TNHH Một Thành viên Cho thuê Tài Chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín  04/GP-NHNN  100%   Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín  4104000197  100%   Công ty Kiều hối Sài Gòn Thương Tín  90/QĐ-NHNN  100%   Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam  01/GPĐT-UBCKNN 58/QĐ-UBCK  51%   Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng an toàn đối với tất cả các hoạt động kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2006 Sacombank đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2006, cụ thể kết quả kinh doanh trong năm vừa qua như sau: BẢNG 1.1: KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: Tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU  2005  Kế hoạch 2006  2006  So sánh 2006/ Kế hoạch 2006  So sánh 2006/2005       Số tiền (+ / -)  %  Số tiền (+ / -)  %   Tổng tài sản  14.456  20.700  24.764  +4.064  +20  +10.308  +72   Nguồn vốn huy động  12.297  16.000  21.520  +5.520  +34.5  +9.223  +75   Dư nợ tín dụng  8.405  11.700  14.458  +2.758  +24  +6.053  +73   Lợi nhuận trước thuế  306,054  407  543,2  +136,2  +34  +237.146  +78   Lợi nhuận sau thuế  234,390  306  407,910  +101,91  +33  +173,52  +74   Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại trong thời gian sắp tới, Sacombank đang quyết tâm và nỗ lực xây dựng cho mình một con đường phát triển hợp lý. Thông qua việc nâng cao năng lực tài chính (nâng cao vốn điều lệ), đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống quảN trị rủi ro và điều hành chuyên nghiệp, đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao để có thể tiếp tục giữ vững và phát triển ổn định thị phần và lợi nhuận trong tương lai trước xu thế ngành ngân hàng đang mở cửa hội nhập hoàn toàn vào năm 2010. Đến cuối năm 2006, trong khi các ngân hàng TMCP đang chạy đua cuộc chiến vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, thì Sacombank đã có mức vốn điều lệ là 2.089 tỷ đồng, được xem là dẫn đầu khối. Tính từ ngày thành lập đến nay Sacombank đã thực hiện 20 lần tăng vốn điều lệ, đạt mức tăng trưởng vốn điều lệ hàng năm là 68%. Tính đến cuối năm 2006, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 543,2 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra đầu năm là 400 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 65%, trong đó cơ cấu giữa thu nhập từ hoạt động tín dụng và phi tín dụng đã có sự chuyển dịch tích cực từ 70 % - 30 % thành 65 % - 35 %. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngân hàng đang chuyển dần cơ cấu thu nhập từ tín dụng sang các nguồn thu khác như dịch vụ và các hoạt động đầu tư khác… Kết thúc năm 2006, tổng tài sản của Sacombank đạt gần 24.855 tỷ đồng, tăng 72 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng tài sản sinh lời luôn chiếm trên 75% tổng tài sản của ngân hàng. Tổng tài sản của Sacombank hiện nay đứng hàng thứ 6 tại Việt Nam sau 4 ngân hàng thương mại Nhà Nước và ngân hàng thương mại Á Châu. Vốn tự có là 2.800 tỷ đồng, tăng 86 % so với năm 2005. Việc tăng cao vốn tự có trong giai đoạn hiện nay giúp Sacombank đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hoá ngân hàng, mở rộng mạng lưới chi nhánh và giúp ngân hàng đa dạng hoá hoạt động đầu tư khác như góp vốn vào các doanh nghiệp khác và thành lập các công ty con (công ty quản lý và khai thác tài sản, công ty kiều hối, cho thuê tài chính, công ty chứng khoán ), công ty liên doanh (công ty quản lý quỹ đầu tư Việt Nam) để nhằm hướng đến trở thành tập đoàn tài chính trong tương lai. Bên cạnh đầu tư phát triên hoạt động kinh doanh, Sacombank cũng luôn chú trọng đến việc kiểm soát các hoạt động cảu mình để đảm bảo cho ngân hàng luôn hoạt động an toàn. Với tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng khá tốt, đạt 13 % (so với quy định tối thiểu của NHNN là 8%) và kiểm soát nợ xấu luôn được Sacombank quan tâm hàng đầu (với tỷ lệ luôn được duy trì dưới 2%) cho thấy phương châm hoạt động của Sacombank là luôn đề cao tính an toàn và hiệu quả, một đặc tính cần có trong kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đó, Sacombank cũng tận dụng tối đa các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức taì chính nước ngoài để cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với những nỗ lực này Sacombank được đánh giá là ngân hàng xuất sắc trong cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời được các địng chế tài chính khu vực Châu Á- Thái Bình Dương bình chọn là NH có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam. Trong khi các ngân hàng TMCP khác mới bát đầu tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và tăng tốc để niêm yết cổ phiếu, thì Sacombank đã tận dụng thế mạnh sở hữu trước các nhà đầu tư nước ngoài này để được tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm quản trị và chuẩn bị cho những hợp tác liên doanh các dịch vụ ngân hàng điên tử. Tính đến thời điển hiện tại Sacombank đã có 163 chi nhánh và điểm giao dịch trên cả nước. Sắp tới, một cty liên doanh thẻ giữa Sacombank và ANZ sẽ được triển khai cùng với hệ thống các cty con sẵn có hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiều hối, chứng khoán, thuê mua tài chính… Định hướng phát triển thời gian tới Mục tiêu chung trong giai đoạn đến 2010 là xây dựng Sacombank sớm trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng – hiện đại, dạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực. Trong giai đoạn 10 năm tiếp theo phấn đấu trở thành một Tập đoàn Tài chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là đơn vị hạt nhân. Kế hoạch thành lập các công ty liên doanh và trực thuộc – đa sở hữu các công ty trực thuộc: Tái xác định việc thành lập Công ty liên doanh thẻ với ngân hàng ANZ trong năm 2007. Phần góp vốn của Sacombank là 60% Lập phương án xin thành lập công ty Bảo hiểm – Công ty vàng bạc đá qúy dưới hình thức cổ phần hoặc liên doanh hoặc trách nhiệm hữu hạn. Nghiên cứu khảo sát lập phương án xin thành lập Trường Đại học Sacombank dưới hình thức cổ phần hoặc liên doanh hoặc trách nhiệm hữu hạn. Trong năm 2007-2008, tiến hành nghiên cứu khảo sát lập phương án xin chuyển một hoặc một số Công ty trách nhiệm hữu hạn trực thuộc hiện nay thành Công ty cổ phần. Các mục tiêu phát triển đến năm 2010, hướng tới năm 2020: MỤC TIÊU  N ĂM 2010   - Vốn tự có (tăng bình quân 60-64% / năm)  16.000 – 16.500 tỷ đồng   Trong đó, vốn điều lệ  11.500 – 12.000 tỷ đồng   - Số dư nguồn vốn huy động (tăng bình quân 60-64% / năm)  135.000 – 140.000 tỷ đồng   Trong đó, số dư nguồn vốn có lãi suất thấp chiếm tỷ trọng  35%   - Tổng dư nợ cho vay (tăng bình quân 55-60% / năm)  82.000 – 85.000 tỷ đồng   Trong đó nợ quá hạn phải dưới  2%   - Tổng tài sản (tăng bình quân 60-65% / năm)  155.000 – 160.000 tỷ đồng   - Thu nhập phi tín dụng  32–35%/ tổng thu nhập của NH   - Lợi nhuận trước thuế (tăng bình quân 55-60%/ năm)  3.250 tỷ đồng   - Cổ tức hàng năm / vốn cổ phần trả bằng cổ phiếu  14 – 16 %   - Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên  500 USD / Tháng / Người   -Mạng lưới trong nước  320 điểm giao dịch   - Mạng lưới tại nước ngoài  CN, VPĐD Campuchia, Lào, Trung Quốc, Mỹ, Châu Úc, Châu Âu   - Số lượng cán bộ nhân viên  5.8000 người   Phương châm hành động của Sacombank thời kỳ hậu WTO là quyết tâm “ biến cơ hội thành lợi thế so sánh - biến cạnh tranh thành động lực phát triển - biến sở đoản thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác – và biến các thách thức thành đòn bẩy thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập” nhằm khơi dậy tiềm năng sáng tạo cảu quần chúng cán bộ công nhân viên trong bối cảnh toàn cầu hoá. 1.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHI NHÁNH GÒ VẤP 1.2.1 Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Gò Vấp HÌNH 1.3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH GÒ VẤP  1.2.2 Chức năng hoạt động của phòng dịch vụ khách hàng Là đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập chứng từ kế toán. Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch Hướng dẫn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc 1.2.3 Một số hoạt động chính của chi nhánh Gò Vấp Chi nhánh Gò Vấp được thực hiện các nghiệp vụ mà NHNN cho phép như: Hoạt động huy động vốn Hoạt động tín dụng bao gồm: Cho vay khách hàng cá nhân: Cho vay cấn trừ bất động sản, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay góp chợ, cho vay nông nghiệp, cho vay cầm cố sổ tiền gửi, cho vay mua ô tô… Cho vay khách hàng doanh nghiệp: Cho vay sản xuất kinh doanh… Bao thanh toán nội địa Bảo lãnh Chiết khấu giấy tờ có giá Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: Chuyển tiền trong nước, chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại, chuyển tiền bằng Bankdraft, chuyển tiền nhanh tận nhà Dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ thấu chi tài khoản Dịch vụ thu, chi hộ, dịch vụ chi trả hộ lương cho cán bộ công nhân viên Phát hành các loại thẻ thanh toán như: thẻ Sacompassport, thẻ tín dụng Sacombank, thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa/ Mastercard, thẻ đồng thương hiệu VNPay, thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit Hoạt động khác Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ, mua bán vàng… Dịch vụ hỗ trợ du học Dịch vụ Phone - Banking

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1.doc
  • doc2.doc
  • doc3.doc
  • docBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.doc
  • docloi cam on.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctieu de chuong 3.doc
  • doctieu de chuong2.doc
Luận văn liên quan