Sự phủ định nghĩa là sự thay thế những sự vật, hiện tượng cũ bằng những sự
vật, hiện tượng mới trong quá trình vận động và phát triển.
Theo lịch sử triết học, tuỳ vào thế giới quan và phương pháp luận, các nhà
triết học và các trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định.
Những người theo quan điểm siêu hình coi sự phủ định là sự diệt vong hoàn toàn
của cái cũ, sự phủ định sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và phát triển của
sự vật. Họ tìm nguyên nhân của sự phủ định ở bên ngoài sự vật, ở một lực lượng
siêu nhiên nào đó. Có quan niệm lại cho rằng sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ
nhưng hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của sự vật cũ. Còn theo quan điểm duy vật
biện chứng thì sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được
giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự thay thế diễn ra
liên tục tạo thành sự vận động, phát triển không ngừng mang tính chu kỳ của thế
giới khách quan. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Vậy sự phủ
định là tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới
thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng là quá trình khách quan, tự thân, là quá trình kế thừa
cái tích cực đã đạt được từ cái cũ, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của
sự vật, hiện tượng cao mới, tiến bộ hơn.
V.I.Lênin có viết về phủ định biện chứng: “Không phải sự phủ định sạch
trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi,
không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất
trong phép biện chứng mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng
khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm Kế thừa và phát triển tư tưởng Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
_______________________
BÀI TẬP NHÓM
MÔN TRIẾT HỌC
Kế thừa và phát triển tư tưởng Phật giáo
trong quá trình đổi mới ở Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
1. Khái niệm về phủ định và phủ định biện chứng
Sự phủ định nghĩa là sự thay thế những sự vật, hiện tượng cũ bằng những sự
vật, hiện tượng mới trong quá trình vận động và phát triển.
Theo lịch sử triết học, tuỳ vào thế giới quan và phương pháp luận, các nhà
triết học và các trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định.
Những người theo quan điểm siêu hình coi sự phủ định là sự diệt vong hoàn toàn
của cái cũ, sự phủ định sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và phát triển của
sự vật. Họ tìm nguyên nhân của sự phủ định ở bên ngoài sự vật, ở một lực lượng
siêu nhiên nào đó. Có quan niệm lại cho rằng sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ
nhưng hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của sự vật cũ. Còn theo quan điểm duy vật
biện chứng thì sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được
giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự thay thế diễn ra
liên tục tạo thành sự vận động, phát triển không ngừng mang tính chu kỳ của thế
giới khách quan. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Vậy sự phủ
định là tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới
thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng là quá trình khách quan, tự thân, là quá trình kế thừa
cái tích cực đã đạt được từ cái cũ, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của
sự vật, hiện tượng cao mới, tiến bộ hơn.
V.I.Lênin có viết về phủ định biện chứng: “Không phải sự phủ định sạch
trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi,
không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất
trong phép biện chứng… mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng
khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”.
2. Các đặc trưng của phủ định biện chứng
2.1. Tính kế thừa của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó
không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên
nền tảng cái cũ, chúng là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những
mặt tiêu cực, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt tích cực, bổ
sung những mặt mới phù hợp với hiện thực. Vậy phủ định đồng thời cũng là khẳng
định. Chẳng hạn trong lịch sử triết học, sự phát triển của phép biện chứng là quá
trình phủ định biện chứng liên tục từ phép biện chứng tự phát thời cổ đại qua phép
biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức đến phép biện chứng duy vật. Sự
phát triển của các học thuyết khoa học là kết quả của những sự phủ định liên tục
những tri thức về sự vật, hiện tượng hay quá trình của thế giới. Nhờ đó ta thấy phủ
định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết
giữa cái cũ với cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, giữa sự khẳng định và sự phủ
định, quá khứ với hiện thực. Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của kế thừa
và phát triển.
2.2. Tính khách quan của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định
nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong
sự vật. Nhờ thế sự vật luôn luôn phát triển. Đương nhiên mỗi sự vật có phương
thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Do
đó phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn của con người, mà con
người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm
trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
3. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định
Một chu kỳ, một vòng khâu của sự vận động phát triển của sự vật bao gồm
hai lần phủ định và ba giai đoạn: giai đoạn khẳng định, giai đoạn phủ định, giai
đoạn phủ định của phủ định. Qua hai lần phủ định sự vật hoàn thành được một chu
kỳ phát triển cùa nó. Sự phủ định lần thứ nhất tạo ra cái đối lập với sự vật ban đầu,
đó là một bước trung gian trong sự phát triển, sự phủ định lần thứ hai tái lập lại cái
ban đầu, nhng trên cơ sở mới cao hơn, nó thể hiện bước tiến của sự vật. Sự phủ
định lần thứ hai này được gọi là phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định xuất
hiện với tư cách là tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực đã được phát triển từ trước
trong cái khẳng định ban đầu và trong cái phủ định lần thứ nhất. Phủ định của phủ
định kết thúc một chu kỳ phát triển đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ
phát triển về sau.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng phát triển tất yếu của sự
vật. Nhưng phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. Sự
phát triển “xoáy ốc” thể hiện tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại mà
có tính chất tiến lên. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở
sự nối tiếp từ dưới lên của các vòng trong đường “xoáy ốc”.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu
hướng phát triển của sự vật. Bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ phát tr iển theo
một đường thẳng, mà diễn ra rất phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác
nhau. Đồng thời chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.
- Cần phải có quan điểm biện chứng trong quá trình kế thừa và phát triển.
Quan điểm đó đòi hỏi không được phủ định hoàn toàn cái cũ, phủ định sạch trơn
nhưng cũng không được kế thừa toàn bộ cái cũ mà phải kế thừa các yếu tố hợp lý
của cái cũ cho sự phát triển của cái mới, tức là kế thừa một cách khoa học.
- Trong sự phát triển của sự vật cái mới sẽ ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ
nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu. Do đó cần biết phát hiện cái mới đích thực, tạo
điều kiện cho cái mới ra đời và cho sự phát triển của cái mới.
PHẦN 2: KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
1. Nguồn gốc ra đời của Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ
VI trước công nguyên, ở miền Bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Himalaya, vùng biên giới
giữa Ấn Độ và Nêpan bây giờ. Phật giáo được ra đời trong làn sóng phản đối sự
ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt, có thể
nói rằng, ngay từ lúc mới ra đời, đạo Phật với triết lý đạo đức nhân sinh sâu sắc đã
trở thành một trong những ngọn cờ trong phong trào đòi tự do tư tưởng và bình
đẳng xã hội Ấn Độ đương thời.
Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam được chia làm 3 thời kỳ chính:
- Thời kỳ từ đầu công nguyên
- Thời kỳ độc lập tự chủ qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều
Nguyễn
- Thời kỳ Pháp thuộc và sau 1954
Ở thời kỳ đầu công nguyên: Phật giáo được xác định là du nhập vào nước ta
thế kỷ II-SCN bằng đường biển và đường bộ từ Ấn Độ và Trung Quốc tại Giao Chỉ
và Chăm Pa; Trước nhà Đường xuất hiện dòng thiền đầu tiên là Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi
(do ngài Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi người Ấn Độ sáng lập) ở nhà nước Vạn Xuân của Lý
Nam Đế, với tư tưởng thiền là “Tức tâm tức phật”. Thời nhà Đường xuất hiện dòng
thiền thứ hai là Vô Ngôn Thông (do ngài Vô Ngôn Thông người Trung Quốc sáng
lập), với tư tưởng “Tức tâm tức phật” và có bổ sung phần y báo đức Phật trong tâm.
Điểm nổi bật của dòng thiền này là sự xuất hiện hình thức Cư sĩ - Thiền sư.
Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà Đinh và Tiền Lê đã đưa Phật giáo lên thành
quốc giáo với chức tăng thống và thiền sư có vai trò cố vấn cho các nhà vua. Thời
nhà Lý, Phật giáo phát triển cực thịnh, là quốc đạo và xuất hiện dòng thiền thứ ba là
Thảo Đường (do ngài Thảo Đường người Trung Quốc sáng lập). Điểm nổi bật của
dòng thiền này là vai trò của giới cư sĩ được khẳng định một cách chính thức. Giai
đoạn này có sự hiện diện của cả 3 dòng thiền và Phật giáo có xu hướng nhập thế
mạnh mẽ. Nhà Trần là triều đại của Phật giáo với vai trò nổi bật của Trần Nhân
Tông - Người sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Thời Hậu Lê Phật giáo
chính thức bước vào thời kỳ suy thoái với nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là
do Hồ Quý Ly ra sức phát triển Nho giáo vào cuối thế kỷ XIV. Sau khi Mạc Đăng
Dung cướp ngôi nhà Lê thì nước ta chia cắt thành xứ đàng trong (vua Lê-chúa
Trịnh) và đàng ngoài (chúa Nguyễn). Xứ đàng trong Phật giáo phát triển mạnh trên
cơ sở một nền học lý mới nhờ vai trò của chúa Nguyễn Phúc Chu (được ví là Trần
Nhân Tông thứ hai trong lịch sử Phật giáo), nền học lý mới đó là dòng Tào Động,
dòng Lâm Tế. Xứ đàng ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Khi Gia Long lên ngôi vào đầu thế kỷ XVIII, xã hội Việt Nam lâm vào cuộc khủng
hoảng tư tưởng trầm trọng, đất nước rơi vào họa ngoại xâm, phật tử và nhân dân tự
đứng dậy khởi nghĩa.
Ở thời kỳ Pháp thuộc và sau năm 1954: Thời Pháp thuộc, Thiên Chúa giáo
được hậu thuẫn và Phật giáo bị khủng bố, đàn áp gắt gao. Sau 1954, trên cả hai
miền Nam Bắc, Phật giáo đều chưa có cơ hội để phát triển, nhưng sau 1975 nhờ
chính sách tự do tôn giáo của Đảng và nhà nước nên Phật giáo có điều kiện phát
triển mạnh mẽ và dần lấy lại vị thế của mình.
Có thể nói rằng, trong hơn 20 thế kỷ qua, Phật giáo đã có một vai trò, vị trí
quan trọng nhất định trong lịch sử dân tộc. Nếu như Nho giáo là công cụ của đội
quân xâm lược nên không nhận được cảm tình của dân tộc ta thì Phật giáo được
dân tộc ta tiếp nhận một cách hòa bình, tự giác trên tinh thần thân thiện, cởi mở.
Những vấn đề về quản lý xã hội, những phạm trù đạo đức của xã hội, của cá nhân
nhằm duy trì trật tự xã hội của Nho giáo đã đáp ứng nhu cầu ổn định xã hội của
triều đình phong kiến. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, nhu cầu về sự kiến giải
vấn đề sống-chết, may-rủi, họa-phúc, vấn đề tâm linh của con người… thì Nho giáo
không thể đáp ứng được. Cho nên với nội dung tư tưởng của mình Phật giáo đã đáp
ứng được nhu cầu đó.
2. Sự kế thừa tư tưởng Phật giáo trong quá trình đổi mới của Việt Nam
2.1. Nhân sinh quan
Tư tưởng căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát
chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo đã ăn sâu
vào lòng của người dân Việt.
2.1.1. Duyên Khởi
Đạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện
tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không
những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả
những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật
duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại.
Có 4 loại duyên cần được phân biệt:
Thứ nhất là Nhân Duyên. Nhân tức là hạt giống từ đó sinh ra quả. Duyên là
một điều kiện.
Nói về thứ nhân duyên trong kinh Phật có câu:
“Cái này có thì cái kia có
Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này không thì cái kia không
Cái này diệt thì cái kia diệt”.
Tất cả các pháp đều sinh, diệt và tồn tại trong sự liên hệ mật thiết với nhau, không
một pháp nào có thể tồn tại độc lập tuyệt đối.
Thứ hai là Tăng Thượng Duyên tức là những điều kiện có tư liệu cho nhân
duyên vì Tăng tức là thêm, Thượng tức là trồi lên.
Thứ ba là Sở Duyên Duyên. Sở duyên là đối tượng. Nếu không có đối tượng
thì không có chủ thể; như niềm tin thì có đối tượng của niềm tin, niềm tuyệt vọng
cũng có đối tượng của niềm tuyệt vọng. Đối tượng đó gọi là Sở Duyên
Thứ tư là Đẳng Vô Gián Duyên. Đẳng tức là bằng nhau, bình thường, đều
đều, Vô gián nghĩa là không gián đoạn. Sự hình thành nào cũng cần được liên tục,
không gián đoạn.
Phật chủ trương không bao giờ tự nhiên mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng
không một thần quyền nào hay một đấng thiêng liêng nào tạo ra sự vật. Sự vật sinh
ra là có nhân nguyên nhân. Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra được sự
vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được. Nhưng Phật nhấn mạnh: Quả có
thể khác nhân sinh ra nó. Quả có thể hơn nhân nếu gặp đủ duyên tốt, trái lại có thể
kém nhân nếu gặp duyên xấu. Nhân gặp đủ duyên thì sẽ biến thành quả, quả sinh ra
nếu hội đủ duyên lại có thể biến thành nhân rồi để s inh ra quả khác. Sự vật là một
chuỗi nhân quả, là một tràng nhân quả nối tiếp nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không
bao giờ đứt quãng, không bao giờ ngừng. Khi đã mắc vào sự chi phối của Luật
nhân quả thì phải chịu nghiệp báo và kiếp luân hồi, luân chuyển tuần hoàn không
ngừng, không dứt.
Nghiệp là cái do những hoạt động, do hậu quả việc làm của con người được
gọi là “ thân nghiệp”. Còn hậu quả của những lời nói, phát ngôn của con người thì
được gọi là “khẩu nghiệp”. Hay những cái do ý nghĩ, do tâm tuệ con người gây nên
được gọi là “ý nghiệp”. Tất cả những thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp là do
tham dục mà thành, do con người muốn thoả mãn tham vọng của mình gây nên.
Cuộc đời con người là sự gánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và các kiếp
sống trước rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau. Nghiệp báo trong một đời là sự tổng
hợp của các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ,
nó quyết định đời sau xấu hay tốt, thiện hay ác.
Luân hồi: Có nghĩa là bánh xe quay tròn. Đạo phật cho rằng, sau khi một thể
xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai vào một
sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con người, loài vật thậm chí cỏ
cây). Cứ thế mãi do kết quả, quả báo hành động của những kiếp trước gây ra.
Giáo lý này đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với
người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù
tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng
những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói
mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo
luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ
hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình
vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui
cho con người. Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà
có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời,
đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình
vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này. Không than trời trách đất, cam chịu và tự
cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia. Nguyễn Du đã thể hiện ý này
trong truyện Kiều rằng:
“Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
Nếu ta nắm vững nguyên tắc nhân quả nghiệp báo như trên, thì chúng ta có
thể chuyển nghiệp ngay trong hiện kiếp. Từ những hành nghiệp thiện, giảm bớt
điều ác, dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho ta có một cuộc sống yên vui cho hiện
tại và mai sau.
2.1.2. Tứ diệu đế
Tứ diệu đế là là bốn chân lí cao cả được Đức Phật khám phá để giải thoát
con người khỏi khổ đau. Gồm:
- Khổ Đế: Chân lý về đau khổ
- Tập Đế: Chân lý về sự phát sinh ra đau khổ
- Diệt Đế: Chân lý về cách diệt đau khổ
- Đạo Đế: Chân lý về con đường dẫn đến diệt đau khổ (Bát Chánh Đạo)
Đạo Phật quan niệm về con người một cách thực tế. Đời là khổ, sinh là khổ,
già là khổ, chết là khổ, ưu phiền, ta thán, đau đớn, âu sầu và thất vọng là khổ, gặp
gỡ người ưa thích, xa lìa người thân, cũng đều là khổ, không đạt được điều mong
muốn cũng là khổ… Đó không phải là thái độ bi quan của nhà Phật, mà đó là triết
lý về đời sống nhân sinh. Đó là thái độ dũng cảm, nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống
của Phật giáo. Không tô hồng, không bi phẫn. Và Phật không dạy trốn tránh đau
khổ, mà dạy ta cam đảm, đối diện với đau khổ để sống vui vẻ. Đau khổ không chỉ
bao gồm bệnh hoạn, chết chóc mà còn bao gồm những gì khó chịu xảy ra trong tâm
thức. Bệnh tật và cõi chết là những thực tế không tránh khỏi. Có sinh thì có tử, có
sức khỏe thì có bệnh tật, có tuổi trẻ sẽ có tuổi già, có thành công sẽ có thất bại, có
vui thú sẽ có buồn đau, có hội tụ sẽ có chia ly. Như vậy mọi người đều không tránh
khỏi đau khổ, và đau khổ sẽ đeo đuổi ta suốt cuộc đời. Đứng trước đau khổ, ta
không thể chối bỏ mà phải chấp nhận để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh của nó. Phải
duy trì đức tính tự trọng và lòng can đảm bởi vì sự giác ngộ được tìm thấy trong
niềm đau khổ. Nếu mục đích của con người là sống để hưởng thụ các lạc thú và
tiện nghi vật chất... thì những thứ này là «không giới hạn». Nhiều người thường
tích lũy tài sản vì cho rằng tài sản khiến họ được kính trọng. Nhưng nhiều khi cách
làm giàu cũng đi kèm theo tội lỗi, khiến họ có thể bị khinh rẻ. Các tu sĩ khất thực là
những người sống cao thượng vì không còn bận tâm tới vẻ bên ngoài, không bị lo
lắng bởi thăng trầm của hoàn cảnh, cao thượng vì đã chọn lựa cảnh sống thanh bần
mà trong sạch. Điều quan trọng và cần thiết là sống một cuộc đời cao thượng vì
trong tâm tư người biết sống này đã có sự an lànht buồn phiền, không lo lắng. Và
đây là Niết Bàn. Lời Phật dạy: Nơi nào không có phiền não, nơi đó là Niết Bàn.
Chân lý thứ hai là Tập đế đề cập tới những cảm xúc biểu hiện bên trong Tâm
chúng ta. Tập là gom góp, tóm hợp các điều vướng mắc mà thành ra khổ. Tập Đế
còn được gọi là Tập Khổ Đế có nghĩa là “phản ứng từ đau khổ”, tức là những gì
xẩy ra đồng thời với đau khổ. Trước các đau khổ, chúng ta thường tránh né, lánh xa
những phiền não, ước mong một cuộc đời không khổ đau, nhưng các cố gắng tránh
né này thường mang lại nhiều rắc rối hơn.
Chân lý thứ ba là Diệt Đế hay chân lý về trạng thái chấm dứt đau khổ, với
kết quả là Niết Bàn. Nếu tham ái (hay ái dục) là nguồn gốc của đau khổ thì khi
không còn tham ái nữa, chắc chắn đau khổ cũng không còn. Phật khuyên chúng ta
nên hiểu rõ hoàn cảnh sống rồi thực hành sự hiểu biết này bởi vì hạnh phúc từ bên
trong tâm mà sinh ra. Tham ái là một gánh nặng mà chúng ta mang theo suốt đời
người, đây là một món đồ phụ thuộc rất tai hại cần vứt bỏ, quẳng đi để có một cuộc
đời suôn sẻ.
Phật giáo chỉ ra con đường thoát khổ là Đạo đế hay Bát Chánh Đạo. Bát
Chánh Đạo gồm 8 phần:
- Chính kiến (hiểu đúng): gồm việc gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ
Diệu Đế và giáo lý (vô ngã), hiểu rõ bản chất của kiếp sinh tồn, của chánh và tà.
Đây cũng là giai đoạn đầu và cuối cùng của Bát Chánh Đạo.
- Chính tư duy (nghĩ đúng): suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét
về ý nghĩa của bốn chân lý (Tứ diệu đế) một cách không sai lầm, tức là có tư tưởng
chân chính, biết từ khước, xuất ly và dứt bỏ (tham, sân, si).
- Chính ngữ (nói đúng): không nói dối, không nói phù phiếm, không nói lời
độc hại.
- Chính nghiệp (làm đúng): không phạm các giới luật.
- Chính mệnh (sống đúng): tránh làm những nghề giết hại như đồ tể, thợ săn,
buôn ma túy.
- Chính tinh tấn (cố gắng đúng cách): ngăn chặn không cho khởi sinh các bất
thiện chưa có, diệt trừ các bất thiện đã có, phát triển tâm thiện đã có và chưa có,
duy trì nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
- Chính niệm (nhớ đúng): tỉnh giác về ba mặt thân - miệng - ý.
- Chính định (tâm đúng đắn): tập trung tâm ý, đạt bốn định xuất thế gian
(bốn xứ)
Trên con đường dằng dặc đến Niết Bàn, Phật giáo khuyên ta đi con đường
Giới, Định, Tuệ. Giới là bước đầu trên con đường tu học, là nền tảng vững chắc của
mọi tiến bộ. Mục tiêu của Giới là giúp phát triển tâm Định và thành đạt Trí Tuệ tối
thượng. Giới hạnh càng trong sạch, tâm càng sáng suốt nhờ đó mà thành đạt Trí
Tuệ, tìm ra chân lý cao thượng của đời sống. Tuệ là diệt trừ tham, sân, si. Tuệ
giống như ngọn đèn chiếu đến đâu, xua tan bóng tối đến đó