Gia đình anh Mạnh có mảnh đất vườn thổ cư, rộng 4 sào và 4 gian nhà ở tại xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng). Sau cải cách ruộng đất (năm 1954),mẹ anh Mạnh vẫn đứng tên quản lý khu đất này. Em gái anh Mạnh là chị Mến ở khu kinh tế mới về, không có đất nên đến ở trên mảnh đất này.Năm 1982, mẹ anh Mạnh chết không để lại di chúc. Năm 1985, anh Mạnh và chị Mến lập văn bản phân chia mảnh đất này cho vợ chồng anh Mạnh và vợ chồng chị Mến. Tháng 3/2004, anh Mạnh làm đơn xin UBND xã Hưng Đạo, UBND huyện Kiến Thụy cấp GCNQSDĐ cho phần đất gia đình anh đang sử dụng, nhưng đến nay vẫn chưa được, với lý do mảnh đất này khi làm sổ địa bạ, xã đã sang tên cho chị Mến từ năm 1993:
Hỏi:
1.Việc làm của UBND xã Hưng Đạo đúng hay sai? Vì sao?
2.Anh Mạnh có được sử dụng mảnh đất này không? Vì sao?
3.Nhóm của anh(chị) hãy đưa ra những lập luận nhăm bảo vệ quyền lợi cho anh Mạnh trong việc đề nghị cấp GCNQSDĐ cho mảnh đất gia đình anh đang sử dụng?
4.Theo nhóm của anh chị,vụ việc này,cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Hãy đề xuất biện pháp giải quyết?
5 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm luật đất đai (Lớp N05), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A,Tình huống.
Gia đình anh Mạnh có mảnh đất vườn thổ cư, rộng 4 sào và 4 gian nhà ở tại xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng). Sau cải cách ruộng đất (năm 1954),mẹ anh Mạnh vẫn đứng tên quản lý khu đất này. Em gái anh Mạnh là chị Mến ở khu kinh tế mới về, không có đất nên đến ở trên mảnh đất này.Năm 1982, mẹ anh Mạnh chết không để lại di chúc. Năm 1985, anh Mạnh và chị Mến lập văn bản phân chia mảnh đất này cho vợ chồng anh Mạnh và vợ chồng chị Mến. Tháng 3/2004, anh Mạnh làm đơn xin UBND xã Hưng Đạo, UBND huyện Kiến Thụy cấp GCNQSDĐ cho phần đất gia đình anh đang sử dụng, nhưng đến nay vẫn chưa được, với lý do mảnh đất này khi làm sổ địa bạ, xã đã sang tên cho chị Mến từ năm 1993:
Hỏi:
1.Việc làm của UBND xã Hưng Đạo đúng hay sai? Vì sao?
2.Anh Mạnh có được sử dụng mảnh đất này không? Vì sao?
3.Nhóm của anh(chị) hãy đưa ra những lập luận nhăm bảo vệ quyền lợi cho anh Mạnh trong việc đề nghị cấp GCNQSDĐ cho mảnh đất gia đình anh đang sử dụng?
4.Theo nhóm của anh chị,vụ việc này,cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Hãy đề xuất biện pháp giải quyết?
B,Giải quyết tình huống.
1, Nhận xét việc làm của UBND xã Hưng Đạo.
Theo Thông tư số 302/TT-ĐKTK ngày 28/10/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) hướng dẫn thi hành Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK của Tổng cục Quản lý ruộng đất ngày 14/7/1989 về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì một trong những công việc chính để tổ chức cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất ở cấp xã đó là UBND xã. Theo đó, UBND xã có trách nhiệm: "Công khai kết quả xét duyệt của Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã để toàn dân tham gia ý kiến điều tra, xác minh và xử lý những trường hợp mới phát sinh" (tiết d điểm 2 mục IV). Vì vậy, để trả lời sự việc này không thể nói rằng UBND xã Hưng Đạo đăng ký vào sổ địa chính cho chị Mến là sai hay đúng mà chính là việc, trước khi lập hồ sơ trình UBND huyện Kiến Thụy phê duyệt danh sách cấp giấy chứng nhận, UBND xã Hưng Đạo có “công khai kết quả xét duyệt của Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã để toàn dân tham gia ý kiến" hay không.
Nếu trong thời gian đó, UBND xã Hưng Đạo có thực hiện việc công khai hồ sơ và trong khoảng thời gian công khai hồ sơ, không nhận được ý kiến thắc mắc về trường hợp của chị Mến, được Hội đồng xét đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì việc UBND xã Hưng Đạo đăng ký vào sổ địa chính cho chị Mến là đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu UBND xã Hưng Đạo không thực hiện việc công khai hồ sơ, dẫn tới sự việc sai sót trong khi đăng ký quyền sử dụng đất cho chị Mến (đăng ký cả phần diện tích đất của gia đình anh Mạnh), thì việc làm của UBND xã là trái với pháp luật.
2, Quyền sử dụng đất của anh Mạnh.
Từ cách lý giải trên sự việc được chia làm hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Trong thời gian làm sổ địa bạ cho chị Mến, UBND xã Hưng Đạo có thực hiện việc công khai hồ sơ, và trong thời gian công khai hồ sơ không có ý kiến thắc mắc về quyền sử dụng mảnh đất của chi Mến, anh Mạnh cũng không có ý kiến gì, và được hội đồng xét duyệt đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì quyền sử dụng mảnh đất đó thuộc về chị Mến, anh Mạnh đương nhiên không có quyền sử dụng mảnh đất này, trừ khi được sự đồng ý của chị Mến.
Trường hợp trên khó xảy ra vì theo đề bài anh Mạnh vẫn đi xin cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất vào tháng 3 năm 2004, trong khi vào năm 1993, chị Mến đã đứng tên trên mảnh đất này.
Điều này dẫn đến trường hợp thứ hai là vì UBND xã Hưng Đạo không thực hiện việc công khai hồ sơ, nên anh Mạnh không hề biết chị Mến đã có quyền sử dụng mảnh đất này, từ đó dẫn tới việc sai sót trong việc đăng kí quyền sử dụng đất cho chị Mến.Nên trong một khoảng thời gian dài từ năm 1993 đến năm 2004 anh Mạnh đi đăng kí quyền sử dụng đất mới biết là chị Mến đã đứng tên mảnh đất này.Đây là sai sót của UBND xã Hưng Đạo nên anh Mạnh có quyền đòi lại quyền sử dụng phần đất được thừa kế mà anh đang sử dụng.Anh Mạnh có thể kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền, nếu thành công thì quyền sử dụng mảnh đất sẽ thuộc về anh Mạnh.
Ta đi sâu vào phân tích trường hợp thứ hai là trường hợp có khả năng xảy ra cao và để nhằm giải quyết vấn đề 3, 4 là những lập luận bảo vệ quyền lợi cho anh Mạnh và cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
3, Lập luận bảo vệ quyền lợi cho anh Mạnh trong việc đề nghị cấp GCNQSDĐ cho mảnh đất gia đình anh đang sử dụng.
Mẹ anh Mạnh chết năm 1982, không để lại di chúc nên việc phân chia tài sản là thừa kế theo pháp luật.
Thứ nhất: Theo khoản 1,2 điều 676 luật dân sự 2005 thì anh Mạnh và chị Mến thuộc hàng thừa kế thứ nhất, có quyền nhận phần di sản bằng nhau. Và theo Điều 645 của luật này về thời hiệu khởi kiện về thừa kế là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế.Như vậy anh Mạnh có quyền nhận phần tài sản thừa kế theo pháp luật của mình.(khoản 1 điều 25, khoản 1 điều 35, khoản 4 điều 36 pháp lệnh thừa kế 1990 cũng quy định điều này).
Thứ hai: Theo đề bài năm 1985, anh Mạnh và chị Mến lập văn bản phân chia mảnh đất này cho vợ chồng anh Mạnh và vợ chồng chị Mến, tức là đã có sự thỏa thuận giữa hai bên về phân chia tài sản thừa kế, anh Mạnh có thể dùng văn bản này xin UBND xã Hưng Đạo xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phần đất mà gia đình anh Mạnh đang sử dụng.
Thứ ba: Việc không thực hiện công khai hồ sơ khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị Mến, dẫn đến việc đăng kí cả phần đất anh Mạnh đang sử dụng đứng tên chị Mến là sai sót của UBND xã Hưng Đạo, anh Mạnh có thể từ việc sai sót này kiến nghị UBND xã để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4,Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và giải pháp giải quyết vụ việc.
- Hai bên anh Mạnh và chị Mến có thể tự hòa giải và phân chia tài sản,có sự xác nhận của chính quyền địa phương.
- Theo điều 135 luật đất đai 2003. Nếu anh Mạnh và chị Mến không tự giải quyết hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã Hưng Đạo, UBND xã Hưng Đạo có trách nhiệm hòa giải, nếu hoà giải thành thì tiến hành cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất theo kết quả hoà giải. Nếu không hoà giải thành thì anh Mạnh có quyền làm đơn đề nghị TAND huyện Kiến Thụy để giải quyết theo thẩm quyền.( Điều 138 luật đất đai năm 2003). Dựa vào các lập luận nêu trên, TAND huyên Kiến Thụy sẽ yêu cầu chị Mến trả lại phần đất mà anh Mạnh được thừa hưởng.
C,Kết luận
Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa, trên con đường xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội.Chúng ta đã gặp rất nhiều những khó khăn, trong đó vấn đề về tranh chấp quyền sử dụng đất là một vấn đề rất bức xúc hiện nay, và ngày càng có xu hướng phức tạp. Tình huống tranh chấp trên chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc xảy ra trên thực tế gây khó khăn cho đời sống con người, việc giải quyết vấn đề đó không chỉ ở mỗi bản thân cá nhân mà là của cả dân tộc. Giải quyết vấn đề này càng chính xác, triệt để thì đất nước mới có thể yên ổn, con người mới an cư lập nghiệp, xã hội mới công bằng, dân chủ văn minh.