Bài tập nhóm môi trường 2 - Xây dựng tình huống 9 điểm

Năm 2001, công ti B được phép thành lập nhà máy sản xuất giấy tại huyện A. Theo bản dự án, công ti B có khu lâm trường sản xuất gỗ riêng ở gần khu vực rừng phòng hộ của đầu nguồn sông X tại huyện A. Nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2005 với công suất thiết kế là 100.000 tấn giấy/năm. Sản phẩm của nhà máy giấy chủ yếu là giấy viết, in và photocopy, ngoài ra nhà máy giấy còn sản xuất Clo với công xuất 6.500 tấn/năm và xút với công xuất 7.000 tấn/năm chủ yếu để cung cấp cho quá trình tẩy trắng bột giấy. Nguyên liệu sản xuất chính là tre, gỗ được khai thác từ khu lâm trường của nhà máy và bột giấy nhập ngoại. Hóa chất sử dụng: CaCO3, NaSO4, H2O2, NaCl và Oxy. Nhiên liệu sử dụng: dầu FO, Than. Nhà máy đã lập báo các tác động môi trường trong đó cam kết sẽ xử lý nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Tháng 1 năm 2010, công ti B đã tự ý mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy tăng gấp rưỡi so với thiết kế ban đầu mà không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, và không thông báo với cơ quan chức năng về việc mở rộng quy mô sản xuất.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10875 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm môi trường 2 - Xây dựng tình huống 9 điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình huống: Năm 2001, công ti B được phép thành lập nhà máy sản xuất giấy tại huyện A. Theo bản dự án, công ti B có khu lâm trường sản xuất gỗ riêng ở gần khu vực rừng phòng hộ của đầu nguồn sông X tại huyện A. Nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2005 với công suất thiết kế là 100.000 tấn giấy/năm. Sản phẩm của nhà máy giấy chủ yếu là giấy viết, in và photocopy, ngoài ra nhà máy giấy còn sản xuất Clo với công xuất 6.500 tấn/năm và xút với công xuất 7.000 tấn/năm chủ yếu để cung cấp cho quá trình tẩy trắng bột giấy. Nguyên liệu sản xuất chính là tre, gỗ được khai thác từ khu lâm trường của nhà máy và bột giấy nhập ngoại. Hóa chất sử dụng: CaCO3, NaSO4, H2O2, NaCl và Oxy... Nhiên liệu sử dụng: dầu FO, Than.. Nhà máy đã lập báo các tác động môi trường trong đó cam kết sẽ xử lý nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Tháng 1 năm 2010, công ti B đã tự ý mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy tăng gấp rưỡi so với thiết kế ban đầu mà không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, và không thông báo với cơ quan chức năng về việc mở rộng quy mô sản xuất. Ngày 1 tháng 4 năm 2010, ở huyện A, xuất hiện tình trạng tôm nuôi trồng bằng nguồn nước sông X ở huyện A bị chết hàng loạt, nhiều người còn bị mắc một số căn bệnh như đau mắt; viêm da với những triệu chứng giống nhau. Do sự việc ngày càng trở nên nghiêm trọng, ngày 1/5/2010, người dân ở đây đã quyết định làm đơn báo cáo lên cơ quan chức năng, yêu cầu kiểm tra chất lượng nguồn nước sông X. Trong quá trình điều tra; cơ quan điều tra phát hiện tình trạng trên là do nguồn nước sông X bị ô nhiễm với hàm lượng các chất BOD5, COD,AOX…(các chất thải từ quy trình sản xuất của công ti B) gấp 6 lần thông số nguy hại. Cũng qua điều tra, cơ quan điều tra đã phát hiện có sự vi phạm tại nhà máy B (những vi phạm này bắt đầu từ khi nhà máy mở rộng sản xuất), cụ thể. Thứ nhất, đúng theo thiết kế, nước thải phải đưa ra bể lắng, rồi bơm vào cống ngầm dẫn đến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy để xử lý. Tuy nhiên sau khi mở rộng quy mô sản xuất, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy không xử lý hết được lượng nước thải và nhà máy đã xả trực tiếp nước thải ra sông X thông qua một đường ống ngầm dưới đất. Qua điều tra, mỗi ngày nhà máy thải ra sông X 30.000m3 nước thải chưa xử lý. Và nồng độ các chất thải vượt quá 13 lần so với nồng độ tối đa mà nhà máy được phép thải vào sông X. Thứ hai, khi điều tra còn phát hiện thấy không khí ở huyện A bị ô nhiễm nặng,nhà máy chưa có hệ thống lọc bụi tĩnh điện xử lý khí thải phát sinh từ lò hơi đốt than và lò hơi thu hồi. hàm lượng chất thải trong khói thải lò đã vượt quy chuẩn kỹ thuật gấp 9 lần, lưu lượng khí thải là 300.000m3/ngày (24 giờ). Thứ ba, công ti đã có khu chôn lấp riêng được cấp phép và tiến hành hoạt động chôn lấp chất thải rắn thông thường đúng quy định. Tuy nhiên, đối với bùn vôi phát sinh trong quá trình sản xuất, công ti không hề xử lý qua mà chỉ tiến hành chôn lấp. Dẫn đến tình trạng bùn vôi thẩm thấp vào đất và vây ô nhiễm đất ở huyện A. Thứ tư, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện lâm trường của nhà máy đã lấn chiếm 10.000m2 rừng phòng hộ tại huyện A để trồng nguyên liệu sản xuất giấy. Tuy nhiên công ti B chưa kịp khai thác khu vực lấn chiếm này. Sau quá trình điều tra, ngày 1/6/2010, ủy ban nhân dân huyện A đã thay mặt người dân gửi đơn lên tòa án nhân dân tỉnh đòi công ti B bồi thường thiệt hại cho số lượng thủy sản nuôi trồng bị chết do hành vi gây ô nhiễm nước của công ti. Theo kết quả thống kê, toàn huyện A đã thiệt hại 400 tấn tôm thương phẩm với giá mua tại nơi sản xuất là 50.000đ/kg. Như vậy toàn huyện A thiệt hại 20 tỉ đồng. Cùng với đó, UBND huyện A thay mặt người dân cũng yêu cầu công ti B bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho 500 người dân có những biểu hiện bệnh lý như đã đề cập đến ở trên. Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh và kết luận nguyên nhân gây ra thiệt hại về sức khỏe của người dân huyện A là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải của công ti B, chi phí khám và chữa trị cho mỗi người là 2.000.000 đồng. (Lưu ý: Loại trừ tất cả các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong bài này) Xử lý vi phạm đối với công ti B Trách nhiệm hành chính (áp dụng pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008 và NĐ 117/2009/NĐ-CP) Các biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với công ti B Do công ti B thay đổi công suất thiết kế của nhà máy mà không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP chuyển đến cơ quan chức năng nên công ti B sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 117/2009/NĐ-CP “không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt” và công ti B sẽ bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Như vậy, công ti sẽ bị phạt 85.000.000 đồng. Đối với hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn kĩ thuật Hàng ngày, công ti B đã xả trực tiếp 30.000m3 chất thải chưa xử lý vào sông X với nồng độ chất thải vượt quá 13 lần nồng độ chất thải tối đa được phép xả vào sông X. Vì vậy áp dụng điểm g khoản 4 Điều 10 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: “đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên…g; phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ) trở lên”. Như vậy; Công ti B phải chịu mức xử phạt là 275.000.000 đồng. Mặt khác, do công ti B xả nước thải làm hàm lượng chất ô nhiễm trong nước sông X vượt quy chuẩn kỹ thuật 6 lần thông số nguy hại. vì vậy theo khoản 5 Điều 14 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP: “Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10... mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường xung quanh từ 5 lần trở lên đối với thông số nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số khác.” Như vậy; Công ti B sẽ bị phạt tăng thêm 45% so với mức tiền phạt ban đầu. Cụ thể; công ti B sẽ phải chịu mức xử phạt đối với hành vi xả nước thải là 275.000.000*145% = 372.650.000 đồng. Ngoài ra, đối với hành vi xả nước thải không đúng tiêu chuẩn như trên, công ti B còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định số 117/NĐ-CP. Công ti B cũng phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước của sông X theo quy định tại khoản 8 Điều 10 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Đối với hành vi thải khí thải. Theo quy định tại điểm g khoản 6 Điều 11 NĐ 117/2009/NĐ-CP về Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: “Đối với hành vi thải khí; bụi vượt tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuạt về chất thải từ 5 lần trở lên thì bị xử phạt như sau:...g; phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ trở lên”. Ở đây; nhà máy B đã có hành vi thải lưu lượng khí thải là 300.000m3/ngày (24 giờ), nên theo đúng quy định thì nhà máy có thể chịu mức phạt tiền là từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Công ti B sẽ phải chịu mức xử phạt là 275.000.000 đồng. Đối với hành vi thải khí thải chưa qua xử lý, công ti B bị áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường theo khoản 9 Điều 11 Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Công ti B phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí tại huyện A theo quy định tại khoản 10 Điều 11 Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Đối với hành vi chôn vùi bùn vôi không qua xử lý gây ô nhiễm đất. Theo như cơ quan điều tra cho biết lượng bùn vôi do nhà máy thải ra có hiện tượng thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm đất ở huyện A như vậy theo khoản 1 Điều 14 NDD117 quy định về hành vi gây ô nhiễm đất, nước hoặc không khí: “1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm ở thể rắn, bùn, chất thải vệ sinh hầm cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”. Cụ thể công ti B phải chịu mức tiền phạt là 12.500.000 đồng Đối với hành vi chôn vùi bùn vôi không qua xử lý trên, công ti B phải chịu hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi theo khoản 7 Điều 14 Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Công ti phải khắc phục tình trạng ô nhiễm đất tại huyện A theo Khoản 8 Điều 14 Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Đối với hành vi lấn chiếm rừng phòng hộ trái phép: Lâm trường của công ti B đã có hành vi lấn chiếm 10.000m2 rừng phòng hộ của huyện A vì vậy theo điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản công ti B sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. cụ thể là 25.000.000 đồng vì hành vi này. Công ti phải trả lại diện tích rừng đã lấn chiếm là 10.000m2 đồng thời phải tháo dỡ công trình, cây trồng hoặc thanh toán chi phí tháo dỡ công trình, cây trồng trên diện tích rừng trên theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 99/2009/NĐ-CP. Như vậy công ti B phải chịu mức xử phạt là: 770.150.000 đồng cùng với đó công ti sẽ phải áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường, tịch thu các công cụ thực hiện hành vi chôn lấp bùn vôi trái phép. Công ti B còn phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí mà mình đã gây ra. Ngoài ra, công ti B có thể sẽ phải chịu biện pháp cưỡng chế sau đây: Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi được giao quyết định xử phạt, nhà máy B phải áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả. Nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế: nhà máy có thể bị ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ có liên quan; cưỡng chế tháo dỡ công trình, máy móc, thiết bị; phong tỏa tài khoản tiền gửi; thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề; theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh Y theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 117/2009/NĐ-CP “...3. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là quyết định cưỡng chế)...” 3. Thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của nhà máy B: Do mức tiền phạt cao nhất trong các hành vi trên là 372.650.000 đồng nên những người có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính của nhà máy B có thể là: - Chủ tịch UBND tỉnh Y theo quy định tại khoản 3 Điều 40 NĐ 117 “...b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;...” - Cục trưởng cục cảnh sát môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 41 NĐ 117 “...b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;..” - Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường theo quy định tại khoản 3 Điều 42 NĐ 117 “...b) Phạt tiền đến 300.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;...” - Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 42 NĐ 117“...b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;..” Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý sẽ áp dụng theo nguyên tắc quy định tại Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa đổi bổ sung 2007, 2008. Trong vụ việc này, quyết định xử lý vi phạm sẽ do người thụ lý vụ việc đầu tiên ra một quyết định cho tất cả các hành vi nói trên. 4. Thời hiệu ra quyết định xử phạt. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 117/2009/NĐ-CP “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện…”. Cụ thể trong vụ việc trên, công ti B đã vi phạm từ tháng 1 năm 2010 vì vậy thời hiệu xử phạt vi phạm sẽ được tính là 2 năm kể từ tháng 1 năm 2010. Trách nhiệm dân sự: Như đã trình bày ở trên; trong quá trình hoạt động công ti B đã xả thải làm thiệt hại 400 tấn tôm thương phẩm (50.000 đồng/kg); vậy công ti sẽ phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho người dân của huyện A tổng số tiền 20.000.000đồng; đồng thời cũng phải bồi thường về sức khỏe cho 500 người dân bị mắc bệnh là 10.000.000đồng (2.000.000 đồng/người). Bài 14: giải bài tập tình huống về xử lý vi phạm pháp luật đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sinh viên tự xây dựng và giải quyết các tình huống giả định với các yếu tố cơ bản sau (khuyến khích xây dựng tình huống có tính chất tổng hợp). Vi phạm pháp luật về bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt là các quy định về bảo vệ động thực vật rừng hoang dã, quý hiếm. Vi phạm pháp luật về bảo vệ đất đai, đặc biệt là các quy định về bảo vệ và phát triển bền vững các vùng ngập nước; các quy định về bảo vệ đất nông nghiệp. Vi phạm pháp luật về bảo vệ các nguồn nước, đặc biệt là các quy định về khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; nhiều đối tượng cùng gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; về quản lý và bảo vệ lưu vực sông; về bảo vệ môi trường biển. Vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sinh, đặc biệt là các quy định về khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy sinh…
Luận văn liên quan