M ô hình IS-LMcòn được gọi là mô hình Hicks-Hansen, do nó được hai nhà
kinh tế học John Hicks và Alvin Hansen xây dựng và phát triển. M ô hình này đã được
sử dụng để kết hợp các hoạt động khác nhau của nền kinh tế, nó là sự kết hợp giữa thị
trường tiền tệ và thị trường hàng hoá - dịch vụ trong nền kinh tế đóng.Theo đó, mô
hình IS-LM không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, như : xuất nhập khẩu, tỷ
giá hối đoái, lãi suất thế giới. Vấn đề mô hình IS-LM muốn đưa ra là, nghiên cứu
xem chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập
trong nền kinh tế đóng. Chúng ta sẽ đưa mô hình này đến gần với thực tiễn hơn bằng
cách thêm yếu tố nước ngoài vào mô hình. Nhưng trước tiên, hãy cùng xây dựng hai
đường IS – LM và làm rõ ý nghĩa của mô hình này.
73 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Bộ 3 bất khả thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI: BỘ 3 BẤT KHẢ THI
GVHD : TS TRẦN THỊ BÍCH DUNG
LỚP : ĐÊM 3 KHÓA 22
NHÓM : 10
1. Huỳnh Trí Thanh
2. Nguyễn Thị Hương Thảo
3. Huỳnh Trọng Tài
4. Lâm Việt Thăng
5. Hồ Thị Phương Thảo
6. Nguyễn Hữu phú Thiện
7. Phan Thanh Trí Tâm
8. Ngô Thị Lệ Thu
TPHCM , THÁNG 04 NĂM 2013
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
MỤC LỤC
BỘ 3 BẤT KHẢ THI
C HƯƠNG 1: NGHIÊN C ỨU LÝ THUYẾT TỔ NG QUAN VÀ C ÁC TRƯỜ NG PHÁI
VỀ BỘ 3 BẤT KHẢ THI
1.1 Các mô hình nền t ảng dẫn đến lý thuyết bộ ba bất khả thi...................................................... 5
1.1.1 Mô hình IS-LM .................................................................................................................. 5
1.1.2 Sự mở rộng mô hình IS-LM: Mô hình Mundell-Fleming....................................... 7
1.1.3 Lý thuyết Bộ ba bất khả thi cổ điển.......................................................... 12
1.2 Sự phát triển của Lý thuyết Bộ ba bất khả thi hiện đại..........................................................15
1.2.1 Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian .............................. 15
1.2.2 Dự trữ ngoại hối và mối liên hệ với bộ ba bất khả thi : sự phát triển của
đồ thị kim cương .......................................................................................................... 17
1.3 Vấn đề định lượng trong bộ ba bất khả thi ...........................................................................21
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM CỦA CÁC Q UỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ
2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................................................25
2.1.1 Vấn đề kiểm soát vốn ................................................................................... 25
2.1.2 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc ........................................................... 26
2.1.3 Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Trung Quốc .......................... 27
2.1.4 Tác động từ việc gia tăng dự trữ ngoại hối trong mối liên hệ với Bộ ba
bất khả thi ..................................................................................................................... 29
2.1.5 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc ........................................................ 33
2.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ ....................................................................................................35
2.2.1 Các tranh luận về chế độ tỷ giá ở Ấn Độ ................................................. 35
2.2.2 Hệ thống tỷ giá trên thực tế ở Ấn độ ........................................................ 36
2.2.3 Kiểm soát vốn................................................................................................. 38
2.2.4 Bài học từ cách Ấn độ xử lý cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á
41
2.3 Kinh nghiệm của Malaysia.................................................................................................42
2.3.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ, tỷ giá và kiểm soát vốn ở Malaysia42
2.3.2 Quản lý bộ ba bất khả thi............................................................................ 44
2.3.3 Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Malaysia
45
Trang 2
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
2.3.4 Kinh nghiệm trong việc quản lý Bộ ba bất khả thi của Malaysia...... 47
2.3.5 Kết luận ........................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ VIỆT NAM
3.1 Dự trữ ngoại hối và mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam s o với các nước khác .53
3.2 Chính sách vĩ mô và kiểm soát dòng vốn vào. ...........................................................................54
3.3 Tự do hóa đồng vốn ở Việt Nam ..............................................................................................56
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ
BỘ 3 BẤT KHẢ THI
4.1 Giải pháp cho Việt nam trong giai đoạn 2011-2020 .............................................................60
4.1.1 Nhóm giải pháp chủ đạo.............................................................................. 60
4.1.1.1 Giải pháp cho kiểm soát vốn.................................................................................60
4.1.1.2 Giải pháp cho chính sách tỷ giá ............................................................................63
4.1.1.3 Giải pháp cho chính sách tiền tệ: ..........................................................................66
4.1.2 Nhóm giải pháp bổ trợ ................................................................................. 71
4.1.2.1 Phân quyền, phân nhiệm và công bố thông tin: ....................................................71
4.1.2.2 Vai trò tư vấn của giới học thuật và hội đồng chuyên gia......................................71
4.1.2.3 Hấp thu nguồn vốn trong một nền kinh tế mở cửa................................................73
Trang 3
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Tên viết tắt tổ chức
ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EIU : Đơn vị dự báo, phân tích của tạp chí The Economist
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
WB : Ngân hàng thế giới
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
2. Đơn vị tiền tệ :
USD : Đô la Mỹ
NDT : Nhân dân tệ Trung Quốc
VND : Tiền đồng Việt Nam
3. Thuật ngữ kinh tế :
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII : Đầu tư gián tiếp nước ngoài
MI : Chỉ số độc lập tiền tệ
ERS : Chỉ số ổn định tỷ giá
KAOPEN : Chỉ số hội nhập tài chính
CPI : Chỉ số giá tiêu dùng
UIP : Ngang giá lãi suất không phòng ngừa
IRP : Ngang giá lãi suất
PPP : Ngang giá sức mua
ICOR : Hệ số hiệu quả đầu tư
4. Tên viết tắt khác :
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTW : Ngân hàng trung ương
Trang 4
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VÀ
CÁC TRƯỜNG PHÁI VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI
1.1 Các mô hình nền tảng dẫn đến lý thuyết bộ ba bất khả thi
1.1.1 Mô hình IS-LM
M ô hình IS-LMcòn được gọi là mô hình Hicks-Hansen, do nó được hai nhà
kinh tế học John Hicks và Alvin Hansen xây dựng và phát triển. M ô hình này đã được
sử dụng để kết hợp các hoạt động khác nhau của nền kinh tế, nó là sự kết hợp giữa thị
trường tiền tệ và thị trường hàng hoá - dịch vụ trong nền kinh tế đóng.Theo đó, mô
hình IS-LM không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, như : xuất nhập khẩu, tỷ
giá hối đoái, lãi suất thế giới... Vấn đề mô hình IS-LM muốn đưa ra là, nghiên cứu
xem chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập
trong nền kinh tế đóng. Chúng ta sẽ đưa mô hình này đến gần với thực tiễn hơn bằng
cách thêm yếu tố nước ngoài vào mô hình. Nhưng trước tiên, hãy cùng xây dựng hai
đường IS – LM và làm rõ ý nghĩa của mô hình này.
Xây dựng đường IS
Theo kinh tế học vĩ mô, phương trình biểu hiện trạng thái cân bằng trên thị
trường hàng hoá của một nền kinh tế đóng được biểu diễn như sau : Y = C + I + G
Triển khai phương trình trên, ta xây dựng đường IS. Đường IS là tập hợp các
kết hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập sao cho tổng chi tiêu kế hoạch đúng bằng
thu nhập, theo phương trình sau :
Tổng chi tiêu kế hoạch = C (Y – T) + I(r) + G
Xây dựng đường LM
Phương trình biểu hiện trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ của một nền
kinh tế đóng được biểu diễn như sau : M / P = L ( Y, r )
Đường LM là tập hợp các kết hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập sao cho
cầu tiền thực tế bằng cung tiền thực tế.
Cân bằng IS-LM trong nền kinh tế đóng
Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ là trạng
Trang 5
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
thái thể hiện sử kết hợp giữa hai thị trường này trên cùng một đồ thị. Theo đó, trục
tung của đồ thị là các mức lãi suất thực tế r và trục hoành là các mức thu nhập Y. Giả
định rằng không có tình huống nào hai đường này không gặp nhau, tức là chúng luôn
luôn cắt nhau tại điểm cân bằng E thể hiện trên đồ thị. Điểm cân bằng này giúp xác
định mức thu nhập cân bằng Y* và mức lãi suất thực tế r*.
Hình 1.1 Mô hình IS-LM và điểm cân bằng
r
LM
E
r*
IS
Y* Y
Trường hợp thông thường
Khi chính sách tiền tệ không thay đổi, nếu chính sách tài khoá nới lỏng được
thực hiện (đường IS dịch chuyển sang phải) thì thu nhập tăng lên, còn nếu chính sách
tài khoá thắt chặt (đường IS dịch chuyển sang trái) thì thu nhập giảm đi.
Tương tự, khi chính sách tài khoá không đổi, chính sách tiền tệ nới lỏng được
thực hiện (đường LM dịch chuyển sang phải) thì thu nhập tăng lên, còn nếu chính sách
tiền tệ thắt chặt (đường LM dịch chuyển sang trái) thì thu nhập giảm đi.
Cả chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ khi có sự biến động đều phát huy
hiệu lực của nó, nhưng mức độ phụ thuộc và độ dốc của hai đường IS-LM.Khi hai
chính sách cùng được thực hiện một lúc và theo cùng hướng nới lỏng hay cùng hướng
thắt chặt, tác động lên thu nhập là rất lớn. Còn khi hai chính sách cùng được thực hiện
một lúc, nhưng một chính sách theo hướng nới lỏng còn một chính sách theo hướng
thắt chặt, thì tác động tới thu nhập nhỏ. Đây gọi là ảnh hưởng triệt tiêu.
Trường hợp đặc biệt
Chính sách tiền tệ vô hiệu lực: Đường LM nằm ngang gặp đường IS dốc xuống
phía phải, trường hợp này gọi là "bẫy thanh khoản". Lúc này, chỉ có chính sách tài
Trang 6
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
khoá là phát huy tác dụng, còn chính sách tiền tệ thì vô hiệu lực. Chính phủ nới lỏng
tài khoá bao nhiêu thì thu nhập tăng lên bấy nhiêu, và thắt chặt bao nhiêu thì thu nhập
giảm bấy nhiêu. Trường hợp này cũng tương tự với khi đường IS thẳng đứng.
Chính sách tài khoá vô hiệu lực: Đường LM thẳng đứng gặp đường IS dốc
xuống, lúc này chính sách tài khoá không phát huy tác dụng. Ngược lại, chính sách
tiền tệ phát huy tác dụng tối đa, cung tiền tăng bao nhiêu thì thu nhập tăng bấy nhiêu.
Tương tự khi đường IS nằm ngang gặp đường LM dốc lên.
Hình 1.2: Mô hình IS-LM qua một số trường hợp đặc biệt
Trường hợp thông thường Trường hợp đặc biệt
r r
LM LM
Chính sách IS
tài khoá nới lỏng
Chính sách IS
tài khoá thắt chặt
Y
Y Chính sách tiền tệ vô hiệu lực
r r
Chính sách
LM
tiền tệ thắt chặt LM IS
Chính sách
tiền tệ nới lỏng
IS
Y Y
Chính sách tài khoá vô hiệu lực
1.1.2 Sự mở rộng mô hình IS-LM: Mô hình Mundell-Fleming
Đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng mô hình IS-LM bằng cách đưa yếu tố
nước ngoài vào mô hình.Trong đó, nỗlựcthànhcông nhấtđượcxemlà của“Mô
hìnhMundell-Fleming”.Đây là kết quảnghiên cứucủaRobertMundell(1962,
1963)vàJ.M.Fleming(1962)trongthờigianlàmviệctạiquỹ tiền tệ quốc tế IMF.Mô hình
Trang 7
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
M undell-Fleming là sự mở rộng của nền tảng lý thuyết IS-LM khi có tính đến tác động
của yếu tố nước ngoài, được đại diện bằng cán cân thanh toán (Balance Payment -
BP). Đây được xem là điểm khởi đầu cho lý thuyết Bộ ba bất khả thi.Mô hình
M undell-Fleming chỉ ra sự tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá dưới
các chế độ tỷ giá khác nhau.Chúng ta sẽ cùng lần lượt phân tích các tác động này dưới
chế độ tỷ giá cố định và thả nổi.
Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định
Nếu như kết quả nghiên cứu mô hình IS-LM cho ta một kết luận: chính sách
tiền tệ và chính sách tài khoá thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi của thu nhập quốc
gia; thì mô hình Mundell-Fleming chỉ ra rằng: hai chính sách trên cóthểlàmthay đổi
trạng tháicủacán cânthanh toán, khiến cho cán cân thanh toán trở nên thâm hụt hay
thặng dư.
Hình 1.3: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá
r
BP > 0 LM
G LM’
H
E
F
BP BP < 0
IS
Y
BắtđầutạiđiểmcânbằngEở hình 1.3,nơimàcán cân thanh toán đang trong trạng
thái cân bằng,nếuchúngtathựchiệnmột chínhsáchtiềntệmởrộng(LM dịch chuyển sang
phải thành LM’) thì sẽ có mộtđiểm cân bằng mới nằm dưới đường BP (điểm F), và tại
đócán cân thanh toán thâmhụt.Chúng ta cũng lý luận tương tự cho trường hợp LM dịch
chuyển sang trái, cũng như khi IS dịch chuyển (tức chính phủ mở rộng hoặc thắt chặt
chính sách tài khoá).Những lý luận của mô hình hoàn toàn có thể được áp dụng vào
thực tế với những trường hợp cụ thể.Ví dụ, chính phủ triển khai chính sách mở rộng
tiền tệ trong bối cảnh muốn giữ cố định tỷ giá hối đoái, việc làm này có thể khiến cho
lạm phát gia tăng với giả định thị trường hàng hoá đã cân bằng.Lạm phát trong nước
khiến cho giá hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn một cách tương đối so với hàng nội địa và
giá hàng hoá xuất khẩu đắt một cách tương đối so với hàng nước ngoài. Việc này
Trang 8
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
không có lợi cho cán cân thương mại. Ta cũng có thể lý luận tương tự đối với tài khoản
vốn đầu tư. Như vậy, việc thay đổi chính sách tiền tệ hay chính sách tài khoá của chính
phủ sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán trong nền kinh tế
mở.
Khi cán cân thanh toán thặng dư, NHTW sẽ dùng nội tệ để mua ngoại tệ vào
(cung tiền tăng). Ngược lại, khi cán cân thanh toán thâm hụt, NHTW sẽ bán ngoại tệ
để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trên thị trường (cung tiền giảm). Do đó, một cán cân
thanh toán thặng dư hay thâm hụt sẽ làm tăng hoặc giảm cung tiền của nền kinh tế vì
NHTW sẽ mua vào hoặc bán ra ngoại tệ. Kết quả là, một cán cân thanh toán thặng dư
hay thâmhụtsẽkhôngđượcduy trì, nhưng để làm đượcđiềunày,
NHTWđãtácđộngđếnlạmpháttrongnước.Luận điểm này sauđóđượcFrankel
vàKrugmankhaithácvàxây dựngnên lýthuyết bộba bất khả thi.
Trên thực tế, có nhiều nỗ lực ở các quốc gia nhằm xoá bỏ một phần hay toàn bộ
tác động của lạm phát khi can thiệp vào thị trường bằng các chính sách trên.Theo đó,
với một nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái được giữ ổn định, việc điều hành chính sách
tiền tệ hay chính sách tài khoá sẽ không tác động đến mức lạm phát trong nước.Việc
này có phải là một liều thuốc “thần dược” để biến bộ ba bất khả thi thành bộ ba khả thi
hay không? Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu về các loại can thiệp không vô
hiệu hoá và vô hiệu hoá.
Can thiệp không vô hiệu hoá và can thiệp vô hiệu hoá
Can thiệp không vô hiệu hoá và can thiệp vô hiệu hoá là hai loại được xếp vào
nhóm can thiệp trực tiếp. Can thiệp trực tiếp là loại can thiệp của chính phủ vào cung
tiền của quốc gia.Thông thường, các chính phủ sẽ khiến cho đồng tiền nước mình
giảm giá bằng cách bán nội tệ và đổi lấy đồng ngoại tệ (thường là đô la) trên thị trường
ngoại hối. Điều này khác với can thiệp gián tiếp bằng cách tác động lên những yếu tố
ảnh hưởng đến tiền tệ, ví dụ như lãi suất.
Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái mà không điều chỉnh sự thay đổi
mức cung tiền tệ, điều này được gọi là can thiệp không vô hiệu hoá. Ví dụ, nếu NHTW
đổi đồng nội tệ lấy đồng đô la nhằm mục đích phá giá đồng nội tệ, đảm bảo ổn định tỷ
giá, mức cung tiền sẽ gia tăng.
Khi NHTW muốn can thiệp vào thị trường hối đoái trong khi vẫn duy trì mức
Trang 9
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
cung tiền tệ, họ sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng các giao dịch trong thị trường
ngoại hối và các hoạt động trên thị trường mở. Ví dụ, nếu NHTW muốn hạ giá đồng
nội tệ mà không làm ảnh hưởng đến mức cung tiền, họ có thể đổi nội tệ lấy đô la, tăng
mức cung tiền, và sau đó bán một số chứng khoán kho bạc hiện có để thu nội tệ về,
giảm mức cung tiền. Nếu như lượng nội tệ thu vào do bán chứng khoán đúng bằng
lượng nội tệ tung ra thị trường khi mua đô la, lạm phát sẽ không xảy ra. Chúng ta cũng
có thể đưa ra một vài ví dụ tương tự khi NHTW muốn tăng giá đồng tiền.
Vấn đề là, trên thực tế, chính sách can thiệp vô hiệu hoá có phải là giải pháp
cho vấn đề bộ ba bất khả thi hay không?Đã có quốc gia nào thành công khi thực hiện
chính sách này?Nó có tỏ ra hiệu quả không, và chi phí phải trả là gì? Chúng ta sẽ
nghiên cứu rõ hơn về chính sách can thiệp vô hiệu hoá áp dụng đối với Trung Quốc
trong những năm qua ở chương 2. Phần tiếp sau đây sẽ là những lý luận với giả định
không có can thiệp vô hiệu hoá để xét xem chính sách tài khoá hay chính sách tiền tệ
tỏ ra hiệu quả dưới một nền kinh tế mở có mục tiêu tỷ giá.
Chính sách tài khoá hay chính sách tiền tệ?
Nếu chúng ta vẫn tiếp tục giữ nguyên giả định chế độ tỷ giá hối đoái là cố định
và thị trường vốn mở, nhưng lại thêm một giả định là không có chính sách vô hiệu
hoá, thì sau đó tấtyếurằng, chính sách tài khoá trở nên hiệuquả hơn chính sách tiền
tệ.Hãy nhìn lại hình 1.1 mộtlần nữa.Bắtđầutại điểmE,mộtsựmởrộngchính sách tiền tệ
sẽchuyển đường LMsang LM ’ và do đó đạt được một cán cân thanh toán thâm hụt tại
điểm F. Tuy nhiên, không cósự vô hiệu hoá, cung tiền sẽ giảm (do chính phủ cố gắng
cân bằng cán cân thanh toán bằng cách tung ngoại tệ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu
thị trường) và sau đó LM ’ sẽ dịch chuyển sang phía trái trở lại LM và điểm F sẽ quay
trởlại điểmE.Nghĩalà,sản lượng saukhi giatăngtrong mộtthời gianngắnsẽquay lại điểm
cân bằng Y*.Dođó,chínhsáchtiền tệ khônghiệu quảhoàn toàn để làmgiatăngsản lượng
quốc gia. Ngược lại, giả định rằng, bắt đầu tại điểm E, chúng ta thực hiện một chính
sách tài khóamởrộng, đườngISdịch chuyển sangIS’, dẫn tới mộtcán cân thanh toán
thặngdư tại điểmG.Không cóchínhsáchvôhiệuhoá,mộtcán cânthanh toán thặng
dưhàmýrằngcung
tiềnsẽtăngnhằmđápứngchosựgiatăngtrongsảnlượngquốcgia.Dođó,đườngLMdịch
chuyển sang phía phải đến LM’. Tại điểm cân bằng mới, điểm H, là một vị thế dài hạn.
Trang 10
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan và các trường phái về bộ ba bất khả thi
Như vậy, sản lượng đã tăng đáng kể trong trường hợp này vì sự dịch chuyển của cung
tiền khi không có vô hiệu hoábổsung chosự mởrộng chính sách tài khoában
đầu.Điềunày đưatađến kết luận: dưới chế độ tỷ giá cố định, chính sách tài khoá có hiệu
quả cao hơn và chính sách tiền tệ kém hiệu quả hơn trong việc gia tăng sản lượng.
Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá linh hoạt
Cáchàmýcủachính sách tiền tệvàchính sách tài khoá dưới chếđộtỷ giálinh hoạt
có thể được hình dung trong hình 1.4. Giả định chúng ta bắt đầu tại điểm E, phần giao
nhau của đường cong IS, LM, BP; và giả định có một sự mở rộng chính sách tiền tệ từ
LM sang LM’. Kết quả, chúng tadịch chuyển từE đến F,là mộtcán cân thanh toán
thâmhụt.Tại điểmF,cómột cầu thặng dư về ngoại tệ và cung thặng dư về nội tệ trên thị
trường ngoại hối. Dưới cơ chế tỷ giá linhhoạt,tỷgiáthựcsẽgiảm,dođóđườngBP
dịch chuyểnsangphảithànhBP’vàISdịch chuyển sang phải thành IS’, tạonên một điểm
cân bằng sản lượng mới J lớnhơn là Y*J. Chúng ta có được sự cân bằng bên trong và
bên ngoài khi có sự giao nhau của ba đường IS’, LM’ và BP’.
Dođó,dướichếđộtỷgiálinhhoạt,chínhsáchtiềntệtỏrakháhiệuquảđểgiatăngsản lượng.
Hình 1.4: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá linh
hoạt
r
LM LM’
G
E
J
F
BP
IS’
BP ’
IS
Y
Từnhững hàmýcủamôhình M undell-Fleming ởtrên tathấy rằng:hiệuquảcủachính
sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ
kiểm soát vốn. Ví dụ, quốc gia nào có chuyển dịch dòng