Bài thuyết trình Chương 4: Các đo lường: Vạch ra thế giới thực nghiệm

Tấtcảchúngtađềusửdụngđolườngmỗingày. Đolườngthườngliên quanđếnsắpđặtcácđặc tính/đặctrưng- là thành phầnchủyếucủacác dạngđolường Chẳnghạn,đểđánhgiácácthísinhtrongbấtkỳ kỳthi nàota thườngsử dụnghệthống thang điểm, cácquytắc chođiểm theo cácđặctính và cáchthứcxếphạngđểlựa chọnthứhạng,người thắngcuộc. Đểbiếtđượcquymôcủa thị trườngmộtlọai hànghóanàođó,mộtcôngty cầnnắmmộtsố tiêu chíđolườngcácđặctrưngthể hiệnquymô thịtrường

pdf38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Chương 4: Các đo lường: Vạch ra thế giới thực nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: Các đo lường: Vạch ra thế giới thực nghiệm  Chương này có 5 nội dung chính bao gồm:  4.1-Định nghĩa đo lường  4.2-Các mức độ đo lường  4.3-Giá trị đúng (hợp lệ) và tính tin cậy trong đo lường  4.4-Các số đo hoàn thiện  4.5-Đo lường trong nghiên cứu định lượng 4.1-Định nghĩa đo lường  Tất cả chúng ta đều sử dụng đo lường mỗi ngày. Đo lường thường liên quan đến sắp đặt các đặc tính/đặc trưng- là thành phần chủ yếu của các dạng đo lường  Chẳng hạn, để đánh giá các thí sinh trong bất kỳ kỳ thi nào ta thường sử dụng hệ thống thang điểm, các quy tắc cho điểm theo các đặc tính và cách thức xếp hạng để lựa chọn thứ hạng, người thắng cuộc.  Để biết được quy mô của thị trường một lọai hàng hóa nào đó, một công ty cần nắm một số tiêu chí đo lường các đặc trưng thể hiện quy mô thị trường… 4.1-Định nghĩa đo lường (tt)  Tất cả thí dụ này liên quan đến việc vạch ra các đặc tính là thành phần cơ bản của các dạng đo lường  Đo lường có thể được xác định như là những nguyên tắc để ấn định các số đối với những đặc tính thực nghiệm  Một Chữ số là một ký hiệu của hình thức I, II, III,… hoặc 1, 2, 3,…và không có ý nghĩa định lượng trừ khi nó gán/trao cho ý nghĩa nào đó  Các chữ số được trao cho ý nghĩa định lượng trở thành các con số có khả năng sử dụng trong mô hình toán học và kỹ thuật thống kê cho các mục đích mô tả, giải thích và dự báo. 4.1-Định nghĩa đo lường (tt)  Trong định nghĩa trên, thuật ngữ ấn định có nghĩa là vạch ra hay một sắp đặt cho đối tượng nghiên cứu. Theo đĩ, các số (hoặc các chữ số) được vạch ra cho các đối tượng hoặc cho các sự kiện  Sơ đồ 4.1 dưới đây biểu thị ý tưởng sắp đặt về một lĩnh vực hay đối tượng nghiên cứu  Một số đối tượng nghiên cứu được chọn lọc gồm có 5 người, P1, P2, P3, P4, P5  Dựa vào đặc tính về giới họ được sắp đặt tương ứng với các số, theo đó 1 là phụ nữ, và 0 là nam giới. Sơ đồ 4.1: Sắp đặt (ấn định)  P1  P2 1  P3  P4 0  P5 4.1-Định nghĩa đo lường (tt)  Khái niệm tiếp theo được sử dụng để xác định đo lường là các quy tắc. Quy tắc chỉ rõ thủ tục, dựa vào đó các số hoặc các chữ số được ấn định cho các đối tượng. Các quy tắc là thành phần có ý nghĩa chủ yếu trong thủ tục đo lường, bởi vì nó quyết định chất lượng của đo lường  Các quy tắc quá đơn giản, nghèo nàn sẽ tạo ra các đo lường ít ý nghĩa. Một đo lường đảm bảo có ý nghĩa chỉ khi nó phù hợp với cái gì mà chúng ta dự kiến đo lường. Chẳng hạn như chúng ta đang chuẩn bị đo một khía cạnh “xác thực” nào đó như tính cạnh tranh sản phẩm, môi trường kinh doanh 4.1-Định nghĩa đo lường (tt)  Chức năng của các quy tắc là nối thủ tục đo lường với khía cạnh “xác thực”  Để thực hiện được yêu cầu trên, chúng ta cần một định nghĩa rõ ràng về những khía cạnh cần đo lường  Yêu cầu đặt ra là phải nắm vững các khái niệm, định nghĩa, tức lý thuyết  Sơ đồ 4.2 dưới đây mô tả liên kết giữa mức độ lý thuyết và thực nghiệm Sơ đồ 4.2: Đo lường: liên kết giữa mức độ lý thuyết và thực nghiệm  Lý thuyết  X    Mức độ   X   Thực nghiệm  4.1-Định nghĩa đo lường (tt)  Trước tiên chúng ta cần một định nghĩa lý thuyết tốt về khía cạnh (phương diện) cần được đo lường  Chẳng hạn, chúng ta cần đo lường về cạnh tranh, trước tiên chúng cần phải có định nghĩa rõ như thế nào là cạnh tranh ở mức độ sản phẩm hay mức độ công ty hay mức độ ngành/nền kinh tế  Khi cần đo lường thị phần chúng ta cần có khái niệm, định nghĩa như thế nào là thị phần ….  Đo lường rủi ro-Khái niệm? Đo như thế nào? 4.1-Định nghĩa đo lường (tt)  X trên hình 4.2 có thể là tính cạnh tranh, thị phần, rủi ro….  Tiếp theo chúng ta cần một qui tắc chỉ rõ phải ấn định các số đối với các đặc tính thực nghiệm cụ thể như thế nào  Vì vậy, qua các đo lường chúng ta có thể vạch ra được khía cạnh nào đấy của thế giới thực nghiệm 4.1-Định nghĩa đo lường (tt)  Các đối tượng,, đặc trưng và chỉ số  Cần lưu ý rằng, chúng ta không đo lường đối tượng hoặc hiện tượng, mà chúng ta cần đo lường các đặc trưng cụ thể của đối tượng và hiện tượng  Khi nghiên cứu về con người, các bác sĩ thường quan tâm đến các đặc trưng như chiều cao, trọng lượng, hoặc huyết áp, trong khi các nhà giáo dục lại quan tâm đến các đặc trưng như trình độ dân trí, học vấn, các nhà kinh tế quan tâm đến các đặc trưng khác như mức sống, thu nhập, hành vi tiêu dùng… 4.1-Định nghĩa đo lường (tt)  Để vạch ra các đặc trưng hay đặc tính như vậy chúng ta phải sử dụng các chỉ số  Các chỉ số Các đặc tính  Đối tượng/hiện tượng 4.2-Các mức độ đo lường  Trong nghiên cứu thực nghiệm có sự phân biệt giữa các mức độ khác nhau của đo lường hay còn gọi là chia độ đo lường. Điều này liên quan đến các đặc tính cụ thể của các đo lường được sử dụng trong các phép tính toán học và thống kê  Bảng 4.1 dưới đây phân loại các mức độ của đo lường. Bảng 4.1: Chia độ đo lường Độ chia trung Các phép Đo lường sử bình thực tính cơ bản dụng nghiệm Danh nghĩa Định rõ tính Phân loại: Số trung ngang bằng Nữ-Nam vị Nghề nghiệp Nhóm xã hội Thứ tự Định rõ lớn Xếp hạng: Số trung hơn hay nhỏ Số liệu ưu tiên vị hơn Quan điểm đo lường Khoảng cách Định rõ tính Chỉ số: Số trung ngang bằng Hệ thống chia bình số của các nhiệt độ học khoảng Tỷ lệ Định rõ tính Doanh số bán: Số trung ngang bằng Số lượng sản xuất bình số của các tỷ lệ Số khách hàng học Mức độ danh nghĩa  Mức độ thấp nhất của đo lường là mức độ danh nghĩa  Tại mức độ này, các số hay các biểu tượng khác được sử dụng để phân loại đối tượng hay các quan sát  Các đối tượng tương tự có cùng một số hay ký hiệu được chỉ định như 1, 0 cho nữ hay nam, 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng cho vùng nam, bắc, trung, đông, tây… Mức độ hài lịng/đồng tình theo 1,2,3,4,5… Mức độ thứ tự  Nhiều nghiên cứu kinh tế không chỉ có thể phân loại được mà còn có thể xếp hạng theo thứ tự  Chẳng hạn trình độ B cao hơn trình độ A, trình độ C cao hơn B  ( A B>A)…. Mức độ khoảng cách  Khi chúng ta biết chính xác khoảng cách giữa mỗi trong số các quan sát và khoảng cách này là cố định, sau đó mức độ khoảng cách của đo lường được xác định  Điều này có nghĩa là dù cĩ sự khác biệt vẫn có thể so sánh được  Khoảng cách giữa 1 và 2 là bằng khoảng cách giữa 3 và 4  Hay 20oC ấm hơn hai lần so với 10o C. An cao 165 cm, Việt cao 175 cm, sự cách biệt là 10cm, Việt cao hơn An 10cm.  Chia độ tỷ lệ  Độ chia tỷ lệ không giống độ chia khoảng cách ở chỗ nó có số 0 (zê rô) tự nhiên hay giá trị tuyệt đối mà đối với nó có một sự quy ước về vị trí cũng như về giá trị  Chiều cao và trọng lượng là những thí dụ rõ ràng  Với độ chia tỷ lệ, sự so sánh các con số có tầm quan trọng tuyệt đối và hợp lý  Ví dụ, một người nặng 80kg được coi là nặng hơn hai lần đối với người nặng 40kg 4.3-Giá trị đúng và tính tin cậy trong đo lường  Để làm rõ khái niệm về giá trị đúng và tính thực tế trong đo lường, có thể xem xét phương trình sau:  X0= XT+XS+XR,  Trong đó, X0 là điểm số đo được, XT là điểm số thực,XS là độ xiên hệ thống, XR là sai số ngẫu nhiên  Nếu X0= XT thì đo lường được coi là có giá trị đúng một cách hoàn hảo. 4.3-Giá trị đúng và tính tin cậy trong đo lường (tt)  Tính tin cậy có liên quan tới sự ổn định của số đo  Hãy lấy thí dụ giả sử cho rằng số đo thực của An về chiều cao là 170cm, nhưng hệ số đo được sử dụng chỉ đo được 160 cm qua các lần đo khác nhau. Điều này chỉ cho thấy số đo này là có tính tin cậy nhưng không có giá trị đúng, tức điểm số quan sát X0= XT+ XS  Điều đó nói với chúng ta rằng một số đo có giá trị đúng cũng là số đo tin cậy. 4.3-Giá trị đúng và tính tin cậy trong đo lường (tt)  Nhưng một số đo tin cậy không cần phải có giá trị đúng. Giả sử An sử dụng thước dây để đo chiều cao, các số đo có được qua các lần đo trong khoảng từ 160cm đến 170cm. Trong trường hợp này thành phần ngẫu nhiên XR là chiều cao, số đo là không có giá trị đúng và cũng không tin cậy  Trong các tài liệu nghiên cứu có thể đo mối quan hệ hồi quy đa biến thông qua các chỉ tiêu khác nhau bằng hệ số hồi quy tương quan r (rxx’, rxy, ryy’, rx’y’) qua các yếu tố quan hệ X,Y,X’,Y’. Dựng hình giá trị đúng trong đo lường  Bây giờ chúng ta phải liên hệ đến một khía cạnh của giá trị đúng (hợp lệ), hoặc chính xác hơn đó là một khía cạnh của dựng hình giá trị đúng  Dựng hình giá trị đúng (hợp lệ) đóng vai trò chính yếu và có thể được định nghĩa như “ một phạm vi đối với những gì mà một phép tính có thể đo được lý thuyết và nó có ý nghĩa để đo”  Dựng hình giá trị đúng là cần thiết để cho các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa, có thể làm sáng tỏ được vấn đề nghiên cứu và có thể được đánh giá theo các cách khác nhau sau đây: Dựng hình giá trị đúng trong đo lường (tt)  Giá trị bề mặt nói lên rằng đến một chừng mực nào số đo được sử dụng dường như là số đo hợp lý về một cái gì đó có ý nghĩa để đo  Một kiểm tra đơn giản đối với giá trị bề mặt là hỏi về quan điểm của những người khác có quen thuộc với chủ đề hiện tại hay không  Giá trị hội tụ nói lên rằng đến một chừng mực nào đó đa phép đo và/hoặc đa phương pháp sẽ mang lại các kết quả so sánh giống nhau  Kỹ thuật hồi quy tương quan thường được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ. Dựng hình giá trị đúng trong đo lường (tt)  Giá trị phân kỳ nói lên rằng đến một chừng mực nào đấy một dựng hình là có thể phân biệt được với dựng hình khác  Nếu người nghiên cứu đo “sáng kiến mới”, anh hay chị ta sẽ phải tin chắc đó không phải dựng hình đo lường khác, chẳng hạn như đo “tiềm lực tổ chức”. 4.4-Các số đo hoàn thiện  Trong nghiên cứu khi chúng ta cần xem xét các mối quan hệ tiềm năng giữa các biến số chúng ta phải tiến hành các nội dung như sau:  (1) Bắt đầu bằng xem xét kỹ lưỡng các định nghĩa lý thuyết và định rõ phạm vi lĩnh vực của các dựng hình sẽ được sử dụng. Khi vấn đề nghiên cứu được giải trình, các dựng hình được sử dụng để vạch ra vấn đề phải được xác định bằng các khái niệm như là cơ sở cho các phép tính sau đó 4.4-Các số đo hoàn thiện (tt)  (2) Phát triển các định nghĩa qua phép tính một cách đầy đủ  Người nghiên cứu sẽ phải kiểm tra các phép tính hoặc số đo trước đó đã được sử dụng để có được các dựng hình như nhau  Trong giai đoạn này người nghiên cứu sẽ phải đánh giá giá trị bề mặt của các số đo, có thể qua ý kiến chuyên gia để xem xét các số đo đề nghị 4.4-Các số đo hoàn thiện (tt)  (3) Chỉnh sửa và làm sạch các số đo  (4) Kiểm tra thử số đo và đánh giá độ tin cậy của chúng cũng như dựng hình giá trị (hội tụ hoặc phân kỳ)  (5) Sử dụng kết quả đo cuối cùng trong nghiên cứu. 4.5-Đo lường trong nghiên cứu định lượng  Như đã nêu mục tiêu của đo lường là phải vạch ra tính tin cậy. Khi người nghiên cứu đặt ra các câu hỏi để phỏng vấn các đối tượng liên quan thì anh/chị ta sẽ nhận được các câu trả lời.  Các câu trả lời R1,R2,…là các biểu thị thực nghiệm mà người nghiên cứu cố gắng để hiểu  Trong quá trình này, anh/chị ta sẽ cố gắng để liên kết điều này với cơ sở kiến thức của anh hay chị ta và hy vọng đưa ra được sự giải thích hợp lý. Điều này một phần coi như vấn đề “săn lùng số liệu” được giải quyết 4.5-Đo lường trong nghiên cứu định lượng (tt)  Tuy nhiên, nếu các khái niệm hay lý thuyết không được sử dụng thì một giải thích sẽ không bao giờ nổi lên  Vì vậy sự sắp đặt giữa các quan sát thực nghiệm và các khái niệm/lý thuyết phải được thực hiện  Hình dưới đây thể hiện các trả lời và ý nghĩa được tạo ra. 4.5-Đo lường trong nghiên cứu định lượng    Nhận thức Hiểu biết/ giải thích  Mức độ   Thực nghiệm R1,R2…………………Rn  4.5-Đo lường trong nghiên cứu định lượng  Trong nghiên cứu kinh tế, người nghiên cứu thường sử dụng số liệu thứ cấp  Số liệu như vậy được thu thập qua các thủ tục cụ thể cũng như ở đấy các phép đo cụ thể đã được sử dụng  Điều này cho thấy khi sử dụng số liệu thứ cấp cần phải thường xuyên kiểm tra xem xét kỹ và đánh giá số liệu thu thập cũng như cách thức đo lường (cách đo) được sử dụng 4.6- THÍ DỤ ĐO LƯỜNG: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG DỊCH VỤ …. H1 Sự tin cậy của khách hàng H2 Điều kiện thuận lợi H3 Chất Mức độ Năng lực nhân lượng hài lòng viên dịch vụ của khách H4 hàng Thái độ phục vụ Sự cảm thông H5 32 CÁC GIẢ THUYẾT (Mối quan hệ giữa các biến)  H1-Gia tăng “độ tin cậy” sẽ làm gia tăng mức độ thỏa mãn;  H2- Gia tăng “điều kiện thuận lợi” sẽ làm gia tăng mức độ thỏa mãn;  H3-Gia tăng “năng lực nhân viên”sẽ làm gia tăng mức độ thỏa mãn;  H1-Gia tăng “thái độ phục vụ tốt”sẽ làm gia tăng mức độ thỏa mãn;  H1-Gia tăng “sự cảm thông” sẽ làm gia tăng mức độ thỏa mãn; XÂY DỰNG THANG ĐO CỦA CÁC BIẾN  Độ tin cậy-X1: (1) Công ty X hứa việc gì đó họ sẽ thực hiện đúng lời hứa;  (2) Công ty cung cấp dịch vụ đúng thời điểm;  (3) Công ty quan tâm giải quyết các thắc mắc của khách hàng;  (4) Công ty thông báo cho khách hàng khi dịch vụ được thực hiện….  Điều kiện thuận lợi-X2: (1) Công ty X có những phương tiện phục vụ hiện đại;  (2) Cơ sở vật chất của công ty hấp dẫn, thu hút khách hàng…. XÂY DỰNG THANG ĐO CỦA CÁC BIẾN  Năng lực nhân viên-X3: (1) Nhân viên công ty X giải thích cặn kẽ các thắc mắc;  (2) Nhân viên công ty giải quyết vấn đề vướng mắc nhanh gọn…  Thái độ phục vụ-X4: (1) Nhân viên công ty X phục vụ niềm nở;  (2) Nhân viên công ty X rất tận tình với khách hàng…  Sự thông cảm-X5: (1) Công ty X thể hiện quan tâm đặc biệt đến khách hàng XÂY DỰNG THANG ĐO CỦA CÁC BIẾN  (2) Nhân viên công ty hiểu được các yêu cầu phát sinh của khách hàng…  Thang đo: Thang đo Likert: 1-Hoàn toàn không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung tính; 4- Đồng ý; 5-Hoàn toàn đồng ý.  Mức độ hài lòng chung của khách hàng (Y):  1- Rất không hài lòng; 2-Không hài lòng; 3- Trung tính, 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng Câu hỏi thảo luận trong chương này:  1) Đo lường và quy tắc đo lường? Cho thí dụ minh họa.  2) Các mức độ đo lường? Cho thí dụ  3) Giá trị đúng và tính tin cậy trong đo lường? Cho thí dụ Bài tập 3:  Từ bài tập 1,2 :  (1) Xác định đối tượng nghiên cứu và các đặc tính, các biến cần đo lường;  (2) Đo lường qua các chỉ tiêu nào? Mức độ của đo lường?  (3) Dựng hình giá trị đúng trong bài nghiên cứu của bạn là gì?  (4) Có áp dụng đo lường trong nghiên cứu định lượng không? Nếu có các giá trị thực nghiệm thu được sẽ giải thích qua lý thuyết như thế nào? Cho thí dụ cụ thể
Luận văn liên quan