Mụcđíchcủachươngnàylàxemxét:
(1)chúngtamuốnnóigìquathuthậpsốliệu;
(2)nguồnsốliệuthuthậplàgì;
(3)tìmởđâurasốliệuđúng,và
(4)làm thếnàođểthuthậpđượcsốliệu phùhợp
chocácloại nghiêncứukhácnhauvàchovấnđề
nghiêncứu
Nguồndữliệu là nhữngbộphận(phần tử) chứa
đựnghoặcchuyểntải sốliệu (thông tin). Cóthể
phânbiệtgiữahainguồnsố liệu thứ cấpvàsơ
cấp.
38 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Chương 5: Thu thập số liệu và nguồn số liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: Thu thập số liệu và nguồn số liệu
Các nội dung chính tập trung thảo luận trong
chương này bao gồm:
5.1-Số liệu thứ cấp
5.2-Số liệu sơ cấp
5.3-Phương pháp quan sát
5.4-Phương pháp điều tra khảo sát và thiết kế
bảng hỏi
5.5-Phương pháp phỏng vấn
Chương 5: Thu thập số liệu và nguồn số liệu
Mục đích của chương này là xem xét:
(1) chúng ta muốn nói gì qua thu thập số liệu;
(2) nguồn số liệu thu thập là gì;
(3) tìm ở đâu ra số liệu đúng, và
(4) làm thế nào để thu thập được số liệu phù hợp
cho các loại nghiên cứu khác nhau và cho vấn đề
nghiên cứu
Nguồn dữ liệu là những bộ phận (phần tử) chứa
đựng hoặc chuyển tải số liệu (thông tin). Có thể
phân biệt giữa hai nguồn số liệu thứ cấp và sơ
cấp.
5.1-Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những thông tin được thu thập
qua người khác cho các mục đích có thể là khác
với mục đích nghiên cứu của chúng ta
Có nhiều nghiên cứu sinh viên đánh giá thấp
nguồn số liệu thứ cấp sẵn có. Chúng ta phải bắt
đầu xem xét tính hợp lý của nguồn số liệu thứ cấp
đối vấn đề nghiên cứu của chúng ta trước khi tiến
hành thu thập số liệu của chính mình
Các cuộc tổng điều tra về dân số, nhà ở, điều tra
doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra
kinh tế xã hội hộ (đa mục tiêu) … do Chính phủ
yêu cầu là những nguồn dữ liệu quan trọng cho
các nghiên cứu kinh tế xã hội.
5.1-Số liệu thứ cấp (tt)
Ngoài ra, một số nguồn số liệu dưới đây có thể là
quan trọng cho các nghiên cứu bao gồm:
Các báo cáo của Chính phủ, Bộ ngành, số liệu
của các cơ quan thống kê về tình hình KT-XH,
ngân sách, XNK, đầu tư nước ngoài, số liệu của
các DN về báo cáo kết quả họat động SXKD,
nghiên cứu thị trường….
Các báo cáo NC của các cơ quan, Viện, Trường;
Các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí
mang tính hàn lâm có liên quan;
Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học
liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
5.1-Số liệu thứ cấp (tt)
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là
các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên
khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các
trường khác
Lợi thế của số liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền, thời
gian. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những bất lợi
trong sử dụng nguồn số liệu thứ cấp:Thứ nhất, số
liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên
cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn
không phù hợp với vấn đề của chúng ta. Thứ hai,
trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm
bảo tính chính xác của số liệu; Vì vậy điều quan
trọng là phải kiểm tra số liệu gốc
5.2-Số liệu sơ cấp
Khi số liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể
giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta,
chúng ta cần phải tự mình thu thập số liệu cho
phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra
Các số liệu tự thu thập này gọi là số liệu sơ cấp Số
liệu sơ cấp là số liệu gốc được thu thập chính
chúng ta cho vấn đề nghiên cứu sắp tới được thu
thập qua các phương pháp quan sát, điều tra,
phỏng vấn
5.3-Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin qua
việc sử dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ
để ghi nhận các hiện tượng hoặc hành vi của con
người giúp cho phép thực hiện một số phân tích
làm sáng tỏ
Các hình thức quan sát được thể hiện qua sơ đồ
5.1 dưới đây
Ưu điểm chính yếu của phương pháp quan sát là
chúng ta có thể thu thập thông tin một cách trực
diện “mắt thấy, tai nghe” trong hoàn cảnh khách
quan, tự nhiên
Sơ đồ 5.1: Các hình thức quan sát
Các quan sát
Bằng người Bằng máy
Phòng thí Hiện Phòng Hiện trường
nghiệm trường T/N
5.3-Phương pháp quan sát (tt)
Nhược điểm cơ bản của phương pháp quan sát là
hầu hết các quan sát đều do các cá nhân thực
hiện để quan sát và ghi lại các hiện tượng một
cách hệ thống, và điều đó là khó để chuyển dịch
các sự kiện, hiện tượng xảy ra thành các thông
tin hữu ích về mặt khoa học. Điều này đặc biệt
quan trọng khi mà mục đích là để khái quát hóa
vấn đề từ các quan sát
Phương pháp quan sát thường được vận dụng
trong nghiên cứu marketing (quan sát hành vi
người tiêu dùng) hoặc quan sát bấm giờ trong
nghiên cứu tổ chức sản xuất, tổ chức lao động,
hoặc một số nghiên cứu tổ chức hệ thống giao
thông, vận tải…
5.4-Phương pháp điều tra khảo sát và
thiết kế bảng hỏi
Điều tra khảo sát và bảng hỏi là phương pháp
thu thập số liệu thông dụng nhất trong nghiên
cứu kinh tế
Các dạng bảng hỏi chính là mô tả và/hoặc phân
tích. Khi vấn đề nghiên cứu được hình thành,
mục đích nghiên cứu được xác định rõ chúng ta
sẽ xác định được dạng điều tra tiến hành là mô tả
hay phân tích. Theo Johnson và Gill (1991) thì kế
hoạch điều tra sẽ phải theo mô hình đề nghị dưới
đây (sơ đồ 5.2).
Sơ đồ 5.2: Kế hoạch điều tra
Khái niệm hóa và cấu trúc vấn
đề nghiên cứu
1/Xem xét mục đích của nghiên cứu
2/Tổng quan xem xét lại lại tình trạng kiến thức
hiện tại
3/Đánh giá các nguồn lực khác nhau sẵn có
Sơ đồ 5.2: Kế hoạch điều tra
Điều tra phân tích? Điều tra mô tả?
Nhận dạng các biến Nhận dạng các hiện
số độc lập, biến phu tượng mà bạn muốn
thuộc và ngoại tác mô tả sự khác biệt
của nó
Sơ đồ 5.2: Kế hoạch điều tra
Định rõ chiến lược chọn mẫu bằng việc xác định
lượng đối tượng nghiên cứu và phác hoạ phương
cách tiếp cận mẫu đại diện (ngẫu nhiên)
Các số liệu được thu thập qua một cách tiếp cận
đối với những người trả lời? Hay bản chất của vấn
đề nghiên cứu yêu cầu tiếp xúc lặp lại mẫu đơn lẻ
hoặc môt số mẫu tương đương?
Sơ đồ 5.2: Kế hoạch điều tra
Người phỏng vấn- Người trả lời-
Bảng hỏi được hoàn thành/ Bảng hỏi
Phân phát/lịch trình được phân phát
qua bưu điện
Điều tra phân tích
Trong điều tra phân tích chúng ta phải làm nổi
bật chỉ rõ các biến số phụ thuộc, độc lập và ngoại
tác. Muốn làm được điều này chúng ta cần phải
am hiểu lý thuyết.
Trong điều tra phân tích, các biến phụ thuộc, độc
lập và ngoại tác được kiểm định qua các kỹ thuật
thống kê cũng như phân tích hồi quy tương quan
bội. Các câu hỏi và các biến được thực hiện trong
điều tra này cần phải được chia độ đo lường một
cách cẩn thận.
Điều tra mô tả
Điều tra mô tả có liên quan đến nhận dạng các
hiện tượng mà chúng ta mong muốn mô tả sự
khác biệt của nó
Điều tra này liên quan đến các đặc tính cụ thể
của tổng thể các đối tượng nghiên cứu, hoặc ở
một thời điểm cố định, hoặc ở các thời gian khác
nhau nhằm mục đích so sánh
Trong dạng điều tra này, cần tập trung tìm các
mẫu đại diện của một tổng thể phù hợp cũng như
sự quan tâm nhiều hơn đối với độ chính xác của
các kết quả nghiên cứu và khả năng khái quát
hóa các kết quả đó.
5.4-Phương pháp điều tra khảo sát và
thiết kế bảng hỏi (tt)
Sơ đồ 5.2 cũng mô tả rằng cả hai hình thức điều
tra phân tích và mô tả đều liên quan đến nhận
dạng đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu sẽ cho các câu trả lời mà sẽ
giúp chúng ta trả lời được các câu hỏi nghiên cứu
đặt ra
Từ tổng thể đối tượng nghiên cứu, chúng ta phải
xác định số mẫu đại diện
Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu cũng sẽ yêu cầu
xem số liệu cần thu thập như thế nào, gửi các
bảng hỏi đi bằng cách nào…
Xây dựng bảng câu hỏi
Yêu cầu thiết kế bảng hỏi trước tiên là nhằm mục
đích thu thập các thông tin phục vụ vấn đề, mục
tiêu nghiên cứu
Thứ đến là cần phải xem xét xem bảng hỏi cần
được cải trang hay không
Tiếp theo cần xem xét xây dựng các câu hỏi mang
tính cá nhân, nhạy cảm
Có cần hay không đặt một số câu hỏi cho cùng
một vấn đề? Cần thiết có câu hỏi chắc chắn
không? Các biến giả và lập bảng như thế nào?
Các câu hỏi có được giải thích khác nhau hay
không?
Xây dựng bảng câu hỏi (tt)
Đối tượng nghiên cứu có sẵn sàng trả lời các câu
hỏi không?
Họ phải mất bao lâu để trả lời? Họ ở vị trí nào để
trả lời câu hỏi đặc thù? Có phải đây là vấn đề
nhạy cảm hay không?
Cuối cùng chúng ta cũng sẽ phải xem xét xem các
câu hỏi được trả lời như thế nào. . Chẳng hạn
như trả lời cho câu hỏi “ông/bà bao thu nhập bao
nhiêu 1 tháng” có người sẽ trả lời không biết.
Để thu được thông tin này cần được ra các
khoảng thu nhập để người trả lời đánh dấu vào ô
tương ứng như:
Dưới 300.000 đồng
300.000-500.000 đồng
500.000-700.000 đồng
700.000-1.000.000 đồng
1.000.000-1.500.000 đồng
Trên 1.500.000 đồng
Hoặc để trả lời cho câu hỏi nhạy cảm như: ông/bà
có đồng tình với các chính sách thuế thu nhập cá
nhân kinh tế hiện nay?. Thiết kế bảng hỏi theo
thang đo kỹ thuật chia độ Likert với câu trả lời có
thể lựa chọn theo bảng hỏi là:
Rất Đồng Đồng Không Hoàn toàn
không tình tình đồng không
đồng một tình đồng tình
tình phần
(1) (2) (3) (4) (5)
X ây d ự ng b ảng câu hỏi (tt)
Từ những vấn đề nêu trên chúng ta có thể đưa ra
một số hướng dẫn cho việc thiết kế bảng hỏi dưới
đây:
1. Câu hỏi cần phải được hỏi rất đơn giản và súc
tích ngắn gọn
2. Cần xem xét trình độ, kiến thức của đối tượng
được hỏi để cần thiết trả lời được câu hỏi đặt ra
3. Chúng ta cần phải chắc chắn rằng bất cứ
người nào cũng hiểu được câu hỏi với cùng một
kiểu, tức mỗi người đều hiểu ý nghĩa như nhau
cho cùng một câu hỏi
Xây dựng bảng câu hỏi (tt)
4. Mỗi câu hỏi chỉ liên quan đến một khía cạnh,
hay không thể hỏi một câu hỏi cho lớn hơn một
biến của nghiên cứu
5.Các câu hỏi phải được hình thành theo phương
cách mà không có lối thoát như trả lời “không
biết” hay “không bình luận”….
6.Các câu hỏi được hình thành cần sử dụng ngôn
ngữ lịch sự và mềm dẻo như xin ông/bà vui lòng
cho biết…
7.Ngôn ngữ và các từ sử dụng trong các câu hỏi
phải rõ ràng, dễ hiểu, và không cần mang ý nghĩa
kép.
Xây dựng bảng câu hỏi (tt)
8. Các câu hỏi phải được sắp xếp theo thứ hạng
và thể hiện logic từ câu hỏi tổng quan đến câu hỏi
cụ thể
9. Cách trình bày bảng hỏi cũng rất quan trọng.
Sắp xếp, trình bày sạch sẽ, ngăn nắp sẽ cĩ tác
động đến sẵn sàng trả lời của người được hỏi
10. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan
trọng đó là cần có được các lời bình, phê phán về
bảng hỏi từ các chuyên gia, đồng nghiệp. Tốt hơn
hết là cần tiến hành điều tra thử để xem xét chỉnh
sửa các câu hỏi, bảng hỏi trước khi tiến hành
điều tra chính thức
THÍ DỤ ĐO LƯỜNG: MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG DỊCH VỤ ….
H1
Sự tin cậy của
khách hàng
H2
Điều kiện thuận
lợi
H3 Chất Mức độ
Năng lực nhân lượng hài lòng
viên dịch vụ của khách
H4 hàng
Thái độ phục vụ
Sự cảm thông H5
25
THANG ĐO
Thang đo: Thang đo Likert: 1-Hoàn toàn không
đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung tính; 4- Đồng
ý; 5-Hoàn toàn đồng ý.
Mức độ hài lòng chung của khách hàng (Y):
1- Rất không hài lòng; 2-Không hài lòng; 3-
Trung tính, 4- Hài lòng; 5- Rất hài lòng
Thí dụ: Xây dựng bảng hỏi đo lường mức độ hài
lòng chất lượng dịch vụ-Xin vui lòng cho biết mức
độ động tình của ông bà qua phát biểu dưới đây
Thang đo 1 2 3 4 5
Công ty A hứa việc gì đó họ sẽ thực
hiện đúng lời hứa (X1)
Công ty A cung cấp dịch vụ đúng
thời điểm……
Nhân viên công ty A giải thích cặn
kẽ các thắc mắc (X2)
Nhân viên công ty A phục vụ niềm
nở (X3)….
Mức độ hài lòng chung của khách
hàng (Y)
Thí dụ 2: Xây dựng bảng hỏi đo lường chi phí của
chính sách ưu đãi thuế TNDN
Sử dụng phương pháp của Wells và Allan (2001)
• Sử dụng phương pháp của Wells và Allen (2001)
• Chi phí của ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được đo
bằng lượng thu từ thuế bị mất đi để tạo ra một đồng đầu
tư thêm
• Nếu ký hiệu:
T- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Y- Tỷ suất sinh lời bình quân trên vốn đầu tư (ROA-
return on Asset)
R-Tỷ lệ ưu đãi thừa (tỷ lệ nhà đầu tư vẫn đầu tư cho
dù không có ưu đãi thuế)
N- Số năm miễn thuế
I- Tổng vốn đầu tư
Thí dụ:Xây dựng bảng hỏi đo lường chi phí của
chính sách ưu đãi thuế TNDN
• Lượng thuế bị mất đi một cách không cần thiết do ưu đãi
thuế (ưu đãi không cần thiết) bằng:
R x I x Y x T x N
• Lượng đầu tư tăng thêm do tác dụng của ưu đãi thuế là:
(1-R) I
• Tỷ lệ trợ thuế cho đầu tư (lượng thuế mất đi để tạo ra một
đồng đầu tư thêm) bằng:
R x I x Y x T x N = R x Y x T x N
(1 – R)I (1 – R)
Thí dụ: Khảo sát đo lường chi phí của chính sách
ưu đãi thuế TNDN
Tỷ lệ ưu đãi thừa R
• Hỏi hai câu hỏi trong bảng phỏng vấn
• Câu hỏi 1) “Ông bà có thực hiện một khoản đầu tư
như cũ không nếu không có ưu đãi thuế TNDN?”
Mỗi doanh nghiệp có thể chọn một trong năm câu trả
lời sau: i) có; ii) có lẽ có; iii) có lẽ không; iv) không;
v) không biết
Tỷ lệ ưu đãi thừa có thể xác định từ những doanh
nghiệp trả lời “có” hoặc “có lẽ có”
Câu hỏi này dành cho các doanh nghiệp nhận ưu đãi
thuế TNDN.
Thí dụ: Khảo sát, đo lường chi phí của chính sách
ưu đãi thuế TNDN
• Câu hỏi thứ hai chúng tôi hỏi tất cả các doanh nghiệp
(cả nhận và không nhận ưu đãi) là: “Ông/Bà đồng ý
hay không đồng ý với ý kiến sau “Không có ưu đãi
thuế TNDN, tôi sẽ không đầu tư vào bất cứ đâu”
Mỗi doanh nghiệp sẽ chọn một trong năm câu trả
lời sau: i) Hoàn toàn đồng tình; ii) Đồng tình; iii)
Không ý kiến; iv) Không đồng tình; v) Rất không
đồng tình
Tỷ lệ các doanh nghiệp (cả nhận ưu đãi và không
nhận ưu đãi) lựa chọn câu trả lời ‘không đồng
tình’ và ‘rất không đồng tình’ là số đo tỷ lệ ưu đãi
thừa
5.5-Phương pháp phỏng vấn
Trong nghiên cứu thường sử dụng hai loại phỏng
vấn
Dạng thứ nhất là phỏng vấn điều tra nghiên cứu
(phỏng vấn với bảng hỏi viết sẵn) áp dụng với
một kích cỡ với các câu hỏi phỏng vấn chuẩn
mực có sự nhấn mạnh đến các loại trả lời cố định
(nhóm cố định)
Chọn mẫu có hệ thống, các thủ tục tiến hành gồm
kết hợp cả các đo lường định lượng và các
phương pháp thống kê.
5.5-Phương pháp phỏng vấn (tt)
Dạng thứ hai là phỏng vấn không cấu trúc
(phỏng vấn không có bảng hỏi trước) áp dụng ở
nơi mà người trả lời hoàn toàn tự do thảo luận
những phản ứng, quan điểm và hành vi về một
vấn đề đặc thù
Người phỏng vấn đưa ra các câu hỏi và ghi lại
các trả lời để về sau có thể hiểu như thế nào và
tại sao
Các câu hỏi và trả lời thường là không cấu trúc
và không được mã hóa một cách hệ thống qua sự
chuẩn bị trước.
5.5-Phương pháp phỏng vấn (tt)
Trong các tài liệu lý thuyết có đề cập đến loại
phỏng vấn bán cấu trúc, nó khác với phỏng vấn
phi cấu trúc ở chỗ chủ đề và vấn đề phải mang
tính bao trùm; cỡ mẫu, người được phỏng vấn,
và các câu hỏi phải được định rõ sẵn sàng trước
Phỏng vấn phi cấu trúc (không chuẩn bị bảng hỏi
trước), người phỏng vấn phải khéo léo biết lôi
kéo, dẫn dắt cuộc trò chuyện một cách linh hoạt,
hiệu quả, còn gọi là phỏng vấn sâu
5.5-Phương pháp phỏng vấn (tt)
Để tiến hành điều tra phỏng vấn phải qua 4
bước: chuẩn bị phỏng vấn, phỏng vấn thử , tiến
hành phỏng vấn và phỏng vấn sau
Bước 1-Chuẩn bị phỏng vấn. Những bước đầu
tiên trong chuẩn bị phỏng vấn là
(1) phân tích vấn đề nghiên cứu của bạn,
(2) hiểu rõ thông tin nào bạn cần có được từ cuộc
phỏng vấn, và
(3) ai là người có thể cung cấp cho bạn những
thông tin như vậy. Tiếp theo là phải phác thảo
hướng dẫn phỏng vấn và các câu hỏi phỏng vấn
5.5-Phương pháp phỏng vấn (tt)
Bước 2: Phỏng vấn thử để xem xét lại bảng hỏi,
thời gian trả lời bảng hỏi, những vấn đề phát sinh
trong phỏng vấn (câu hỏi khó hiểu…), quan sát
các điều tra viên thực hiện phỏng vấn (đúng, sai,
phong cách hỏi…), có thực hành đúng theo yêu
cầu hướng dẫn phỏng vấn hay không....
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn
Bước 4: Sau phỏng vấn.
Câu hỏi thảo luận:
1) Các nguồn số liệu trong nghiên cứu? Nguồn
sơ cấp và thứ cấp, trường hợp sử dụng các nguồn
này?
2) Phương pháp quan sát và tính ứng dụng của
phương pháp này?
3) Điều tra khảo sát, các dạng điều tra phân tích
và điều tra mô tả, các ứng dụng của nó
4) Các bước tiến hành phỏng vấn và điều tra
khảo sát?
BÀI TẬP 4
TỪ CÁC BÀI TẬP TRƯỚC ĐÃ LÀM XÁC
ĐỊNH:
(1) Số liệu cần thu thập cho đề tài của bạn là gì?
Nguồn số liệu nào?
(2) Những số liệu đó lấy từ đâu? Bàng cách nào?
(3) Giả sử cần số liệu thứ cấp, hãy thiết lập bảng
hỏi ngắn gọn thu thập thông tin, xác định đối
tượng hỏi