Chức năng cơ bản của hệ tiết niệu là hoạt động như một máy lọc cho cơ thể, cho phép các chất thải và các hóa chất độc hại được rút ra khỏi dòng máu và thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
151 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Hệ niệu-Sinh dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: ĐẶNG THỊ NGỌC THANH LÝ MINH TUẤN THẠCH CẢNH TRUNG TRƯƠNG PHƯỚC KHÁNG NGUYỄN KIM HƯƠNG NGUYỄN THỊ TRẦN QUYÊN NGUYỄN HUỲNH MINH NGỌC PHẠM NGUYỄN HUỆ LINH HUỲNH DIỆP ĐOAN HẠNH I. Vị trí II. Chức năng Chức năng cơ bản của hệ tiết niệu là hoạt động như một máy lọc cho cơ thể, cho phép các chất thải và các hóa chất độc hại được rút ra khỏi dòng máu và thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. 1.Thận: Loại bỏ các chất độc hại trong máu. Duy trì thăng bằng nước điện giải trong cơ thể. Kiểm soát huyết áp nhờ tạo ra enzyme Renin. Tạo hồng cầu. Cân bằng lượng axit và khoáng chất. 2.Niệu quản: Dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. 3.Bàng quang: Bàng quang có nhiệm vụ chính là đây chính là nơi nhận nước tiểu từ thận qua hai niệu quản. Khi bàng quang đầy sẽ có phản xạ co bóp bàng quang gây cảm giác buồn đi tiểu tiện. 4.Niệu đạo: Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo nữ ngắn hơn niệu đạo của nam III. Cấu tạo: 1. Thận: Thận hình hạt đậu,gồm 2 mặt (mặt trước lồi, mặt sau phẳng), 2 bờ (bờ ngoài lồi, bờ trong lồi 2 đầu và lõm ở giữa nơi có rốn thận) và 2 cực (trên và dưới). Thận được bọc trong một bao xơ gọi là bao xơ thận. Thận có màu đỏ nâu, thể chất chắc, bề mặt trơn láng. Ở thai nhi thận thường có nhiều múi. Thận có kích thước trung bình 12cm(cao) x 6cm(ngang) x 3cm(dày), nặng khoảng 150gr. Liên quan trước: cực trên và phần trên bờ trong liên quan với tuyến thượng thận. Thận phải có bờ trong liên quan với phần tá tràng, phần lớn mặt trước liên quan với gan, góc kết tràng phải và ruột non. Thận trái có mặt trước liên quan với dạ dày, tụy, lách,góc kết tràng trái và ruột non. Liên quan sau: mặt sau là mặt phẫu thuật của thận. Xương sườn thứ XII chia mặt sau thận thành 2 tầng: tầng ngực liên quan với cơ hoành, tầng thắt lưng liên quan với cơ thắt lưng, cơ vuông thắt lưng và cơ ngang bụng. Xoang thận: là một khoang rỗng sâu khoảng 3cm, nằm gần bờ trong của thận và thông ra ngoài qua rốn thận. Xoang thận chứa các thành phần của cuống thận gồm: hệ thống đài-bể thận, các mạch máu,thần kinh thận, phần còn lại là mỡ. Thành xoang có nhiều chỗ lồi lõm. Chỗ lòi hình nón gọi là nhú thận. Nhú thận cao khoảng 4-10 mm, đầu nhú có nhiều lỗ sinh niệu đổ nước tiểu vào bể thận.Chỗ lõm úp vào nhú thận gọi là các đài thận nhỏ. a. Cấu tạo đại thể: Nhu mô thận: bao quanh xoang thận,được bọc sát bên ngoài bởi bao xơ thận. Nhu mô thận gồm 2 phần: phần tủy thận và phần vỏ thận. Nhu mô mỗi thận được cấu tạo chủ yếu bởi khoảng 500.000 đơn vị chức năng gọi là nephron. Mỗi nephron có một tiểu thể thận nối vào với một hệ thống ống sinh niệu gồm: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa. b. Cấu tạo vi thể: c. Mạch máu thận: Động mạch thận: vừa là động mạch dinh dưỡng, vừa là động mạch chức năng của thận. Hai động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ bụng ở ngang mức đốt sống thắt lưng thứ nhất. Khi đến gần rốn thận,động mạch thận thường chia thành 2-3 thân, rồi tiếp tục chia thành 5 nhánh trong xoang thận. Các nhánh động mạch thận cung cấp máu cho từng phần thận riêng biệt và không thông nối trong nhu mô thận nên thận được phân thùy theo động mạch. Tĩnh mạch thận: các tiểu tĩnh mạch sao nhận máu từ hệ thống mao mạch quanh các ống sinh niệu tập trung thành tĩnh mạch gian tiểu thùy, các tĩnh mạch này tập hợp thành các tĩnh mạch cung rồi tĩnh mạch gian thùy và cuối cùng đổ vào tĩnh mạch thận để vào tĩnh mạch chủ dưới. 2. Niệu quản: Niệu quản dài khoảng 25cm, đường kính 5mm, có 3 chỗ hẹp là khúc nối niệu quản-bể thận, chỗ bắt chéo với động mạch chậu và ở trong bề dày thành bàng quang. Niệu quản thường được chia thành 2 đoạn: đoạn bụng và đoạn chậu hông. a. Đoạn bụng: Bắt đầu từ chỗ nối bể thận-niệu quản đến đường cung xương chậu. b. Đoạn chậu hông: Đi từ cung xương chậu đến bàng quang. Hình 11.8: Liên quan niệu quản đoạn chậu hông (nhìn sau) 3. Bàng quang: Bàng quang là một túi cơ rỗng để tích chứa nước tiểu trước khi có dịp tống xuất ra ngoài. Bàng quang có dung tích trung bình khoảng 250-300ml. Nhưng trong những điều kiện đặc biệt như nhịn tiểu , bí tiểu … bàng quang có thể chứa đến 2-3lit nước tiểu. a. Hình thể ngoài: Thay đổi tùy theo khối lượng nước tiểu bên trong và tùy tuổi tác. Người ta thường mô tả bàng quang có dạng một khối tứ diện tam giác gồm 4 mặt: mặt trên, 2 mặt dưới bên, mặt sau (đáy bàng quang). b. Liên quan: Hai mặt dưới bên liên quan với xương mu và phần dưới thành bụng trước qua trung gian khoang trước bàng quang. Mặt trên được phúc mạc che phủ và liên quan với các quai ruột non và kết tràng xích-ma. Mặt sau chỉ được phúc mạc che phủ phần trên và liên quan với trực tràng qua túi cùng bàng quang-trực tràng với túi tinh, ống dẫn tinh và đáy của tuyến tiền liệt (ở nam) hoặc với tử cung và âm đạo qua túi cùng bàng quang-tử cung (ở nữ). c. Cấu tạo trong: Cấu tạo từ ngoài vào trong gồm 4 lớp: lớp thanh mạc (phúc mạc), lớp cơ (gồm 2 lớp cơ dọc kẹp lấy một lớp cơ vòng), tấm dưới niêm mạc khá phát triển, lớp niêm mạc. Bên trong bàng quang có 3 lỗ gồm: 2 lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo. Ba lỗ này tạo thành các đỉnh của một tam giác (tam giác bàng quang). 4. Niệu đạo: Niệu đạo của 2 giới có sự khác biệt. Niệu đạo nam: Niệu đạo được cấu tạo bởi 2 lớp: lớp niêm mạc bên trong và lớp cơ bên ngoài, phần cơ vòng ở cổ bàng quang tạo thành một cơ thắt niệu đạo không chủ động. Dài khoảng 16cm, vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường xuất tinh. Người ta chia niệu đạo nam thành 3 đoạn: Niệu đạo tiền liệt Niệu đạo màng Niệu đạo xốp b. Niệu đạo nữ: Tương tự với phần niệu đạo tiền liệt và niệu đạo màng của nam giới. Niệu đạo nữ chỉ dài khoảng 3cm, chạy dọc xuống trước âm đạo và tận cùng bằng lỗ niệu đạo ngoài nằm ở phần trước tiền đình âm hộ. Cấu tạo tương tự như ở nam. Hệ sinh dục nữ organa genitalia feminina _ Buồng trứng - ovarium ( sản sinh ra trứng) _ Vòi tử cung - tuba uterina (dẫn trứng về buồng tử cung) _Tử cung- uterus (nơi trứng làm tổ) _Âm đạo - vagina _ Bộ phận sinh dục ngoài - partes genitales femininae externae (để giao hợp và tống thai ngoài tử cung). _ Vú (tuyến tiết ra sữa trong thời kì nuôi con). Vòi tử cung Phễu vòi Eo vòi Bóng vòi Phần tử cung Tử cung Thân Eo Cổ tử cung Phần trên âm đạo Phần âm đạo Bộ phận sinh dục ngoài Âm hộ Gò mu Môi lớn Môi bé Tiền đình Âm vật Lỗ niệu đạo Buồng trứng Âm đạo Vú Cơ quan sinh dục nữ Eo vòi Phễu vòi Tua vòi Phần tử cung Bóng vòi Dc treo buồng trứng Bờ mạc treo Đầu tửcung Dc riêng buồng trứng Bờ tự do Dây chằng rộng Buồng trứng Buồng trứng vừa là một tuyến ngoại tiết, vừa là một tuyến nội tiết. 1. Vị trí: - Buồng trứng nằm trong hố buồng trứng ở thành bên chậu hông bé - Có hai buồng trứng: một ở bên phải, một ở bên trái. Buồng trứng nằm áp sát vào thành của chậu hông, sau dây chằng rộng, màu hồng nhạt. 2. Hình thể ngoài: Buồng trứng có hình một hạt đậu dẹt, kích thước khoảng 1 cm bề dày, 2cm bề rộng, và 3 cm bề cao. Buồng trứng có hai mặt: mặt trong và mặt ngoài. Mặt trong, lồi, tiếp xúc với các tua của phễu tử cung và các quai ruột. Phía trước dưới là dây chằng rộng, phía trên là động mạch chậu ngoài, phía sau là động mạch chậu trong và niệu quản. Nang trứng nguyên thuỷ Noãn bào Nang trứng thứ cấp Buồng trứng có hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo buồng trứng. Bờ tự do quay ra phía sau và liên quan với các quai ruột còn bờ mạc treo thì có mạc treo, treo buồng trứng vào mặt sau dây chằng rộng. Buồng trứng có hai đầu:đầu vòi và đầu tử cung. Buồng trứng được cố định tại chỗ là nhờ: Mạc treo buồng trứng đi từ mặt sau dây chằng rộng tới bám vào bờ mạc treo của buồng trứng. Dây chằng treo buồng trứng đi từ đầu vòi của buồng trứng tới thành bên chậu hông, giữa 2 lá của dây chằng rộng. Dây chằng riêng buồng trứng đi từ đầu tử cung của buồng trứng tới sừng tử cung. Dây chằng vòi- buồng trứng: dây này ngắn, đi từ đầu vòi tới phễu vòi tử cung. 3. Cấu tạo: Ngoài là lớp biểu bì hình trụ. Bên trong gồm phần vỏ và tủy, lẫn với mô liên kết sợi xốp. Phần vỏ có nhiều nang trứng nguyên thủy, đó là tập hợp trứng non với tế bào thượng bì xung quanh. Nang này sẽ trở thành nang trứng chín. 4. Mạch máu và thần kinh: Động mạch: chủ yếu là động mạch buồng trứng tách ra từ động mạch chủ bụng ở vùng thắt lưng đi trong dây chằng treo buồng trứngđể vào buồng trứng ở đầu vòi. Tĩnh mạch đi theo động mạch và tạo thành 1 đám rối tĩnh mạch hình dây leo ở gần rốn buồng trứng. Bạch huyết theo các mạch và đổ vào các hạch bạch huyết ở vùng thắt lưng. Thần kinh tách từ đám rối buồng trứng đi theo động mạch buồng trứng để vào buồng trứng 5. Chức năng: Dưỡng trứng và tiết ra hoocmon sinh dục ảnh hưởng đến những đặc điểm giới tính nữ và tác động lên hoạt động tử cung. Vòi tử cung _ Là ống dẫn trứng đi từ buồng trứng đến tử cung. _ Vòi tử cung hay còn gọi là vòi Fallope, ống dẫn trứng là hai ống dài khoảng hơn 10cm chạy ngang từ buồng trứng tới góc của hai bên tử cung, nằm giữa hai lá của bờ tự do của dây chằng rộng. Eo vòi Phễu vòi Tua vòi Phần tử cung Bóng vòi Dc treo buồng trứng Bờ mạc treo Đầu tửcung Dc riêng buồng trứng Bờ tự do Dây chằng rộng 1. Hình thể ngoài: Vòi tử cung được chia làm 4 đoạn: phễu vòi, bóng vòi,eo vòi và phần tử cung. _ Phễu vòi: loe ra hình cái phễu có lỗ bụng của vòi tử cung. Qua lỗ này, vòi thông với lỗ phúc mạc để nhận trứng ổ buồng trứng rụng vào vòi. Xung quanh lỗ, phễu vòi có khoảng hơn 10 tua vòi đầu vòi của buồng trứng. _ _ Bóng vòi: là phần phình ra to nhất và dài nhất của vòi tử cung. _ Eo vòi: là đoạn hẹp nhất của vòi, tiếp theo bóng vòi tới dính vào góc bên tử cung. _ Phần tử cung: đoạn này nằm trong thành tử cung dài khoảng 1cm và thông vào buồng tử cung bởi lỗ tử cung của vòi. 2. Cấu tạo: Vòi tử cung được bọc ở ngoài cùng bởi lớp phúc mạc, gồm lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc. Dưới phúc mạc là lớp cơ trơn gồm hai tầng dọc và vòng. Trong cùng là lớp niêm mạc có nhiều nếp dọc; niêm mạc của vòi thuộc loại thượng mô có lông chuyển có tác dụng đẩy trứng về phía buồng tử cung. Vòi tử cung được dây chằng rộng bao bọc và nếp phúc mạc thõng xuống ở dưới vòi được gọi là mạc treo vòi. Giữa hai lá của mạc treo, dọc theo bờ dưới của vòi có các nhánh vòi của động mạch tử cung và động mạch buồng trứng. 3. Mạch máu và thần kinh: _ Động mạch và tĩnh mạch là những nhánh vòi của mạch tử cung và mạch buồng trứng nối nhau theo dọc bờ dưới vòi. _ Bạch mạch và thần kinh giống như buồng trứng. 4.Chức năng: Hứng rồi dẫn trứng vào tử cung từ 3-10 ngày Tử cung: Vị trí: Tử cung nằm giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo và dưới quai ruột non. Hình thể ngoài: _ Tử cung có hình quả lê, mặt lồi hình vòm ở phía trước - trên là đáy tử cung _Tử cung được chia làm 3 phần:thân, eo và cổ tử cung. _ Thân: có hình thang, nằm ngay dưới đáy tử cung. _ Thân tử cung dẹp trước – sau nên có hai bờ, bờ phải và bờ trái, và hai mặt là mặt bàng quang và mặt ruột. -Mặt bàng quang hướng ra trước và xuống dưới và đè lên mặt trên bàng quang. -Mặt ruột lồi, hướng lên trên và ra sau cũng được phúc mạc phủ. -Các bờ tử cung là nơi dây chằng rộng liên tiếp với phúc mạc tử cung. Sừng tử cung là nơi vòi tử cung liên tiếp với thân và là nơi bám của dây chằng riêng buồng trứng và dây chằng tròn. Đáy từ cung là vòm lồi Màng trong dạ con Cổ tử cung ống dẫn trứng Cổ tử cung Eo tử cung: Phía trước, eo ở ngang mức với đáy túi cùng bàng quang- tử cung. Phía sau và hai bên, eo có liên quan giống như mặt sau và hai bên thân tử cung. Cổ tử cung: âm đạo bám vòng quanh cổ tử cung theo bình diện chếch xuông dưới và ra trước, chia cổ làm 2 phần: Phần trên âm đạo: ở mặt trước, cổ tử cung dính vào mặt sau dưới bàng quang bởi 1 tổ chức tế bào lỏng lẻo dễ bóc tách còn ở mặt sau thì có phúc mạc phủ. Phần âm đạo: phần tử cung trong âm đạo gọi là mỏm cá mè, ở giữa mõm có lỗ tử cung. Lỗ nằm giữa 2 môi :môi trước và môi sau. Lỗ tử cung thông với ống cổ tử cung. Mõm cá mè cùng với thành âm đạo xung quanh giới hạn nên 1 vòm, gọi là vòm âm đạo. Vòm âm đạo như 1 túi bịt vòng gồm 4 đoạn: túi bịt trước, túi bịt sau và hai túi bịt bên. . Dây chằng buồng trứng Eo tử cung Phần trên âm đạo Âm đaọ Lỗ tử cung Tử cung được giữ cố định nhờ: Vị trí và chiều hướng của tử cung. Dây chằng rộng. Dây chằng tròn. Dây chằng tử cung – cùng. Dây chằng nganng cổ tử cung Mạch máu và thần kinh: Động mạch: Tử cung nhận máu từ động mạch tử cung. Động mạch tử cung là một nhánh của động mạch chậu trong đi theo 3 đoạn: Đoạn thành bên chậu hông Đoạn đáy dây chằng rộng Đoạn bờ bên tử cung. Tĩnh mạch: tĩnh mạch tử cung đổ vào các đám rối tĩnh mạch buổng trứng và tử cung rồi đổ về tĩnh mạch chậu trong. Bạch mạch: các bạch mạch ở cổ và thân tử cung thông nối nhau bên ngoài động mạch tử cung và cuối cùng đổ vào các hạch bạch huyết của các động mạch chậu hoặc động mạch chủ bụng. Thần kinh: tử cung được chi phối bởi đám rối thần kinh tử cung âm đạo. Chức năng Tử cung là nơi cho trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển. Là nơi nương náu và phát triển của thai nhi. Khi thai phát triển hoàn thiện, tử cung có nhiệm vụ co bóp đẩy thai nhi ra ngoài. Đây cũng là nơi xảy ra kinh nguyệt. ống dẫn nước tiểu Dây chằng buồng trứng Âm đạo Vị trí: Âm đạo là một ống cơ mạc rất đàn hồi dài trung bình khoảng 8 cm bám từ cổ tử cung tới tiền đình âm hộ. Âm đạo nằm sau bàng quang và trước trực tràng, chạy chếch ra trước và xuống dưới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp với đường ngang một góc 700 quay ra phía sau. Âm vật Lỗ niệu đạo Môi lớn Môi bé Âm đạo Hậu môn Hình thể ngoài _ Âm đạo có hai thành: trước sau; hai bờ bên và hai đầu trên dưới. _ Thành trước liên quan ở trên với bàng quang và niệu quản và ở dưới với niệu đạo. Thành sau liên quan từ trên xuống dưới với túi cùng trực tràng tử cung, rồi với mặt trước trực tràng cho tới tận các lớp mạc đáy chậu.. _ Âm đạo cũng ngăn cách với trực tràng bởi một vách mô liên kết xơ. Hình thể trong _ ở mặt trong âm đạo có những nếp ngang do niêm mạc dầy lên gọi là các gờ âm đạo( rugae vaginales). ở mặt trước và sau lại có 1 lồi dọc gọi là các cột âm đạo ( columnae rugarum). Cột trước (columna rugarum anterior) thường phát triển hơn cột sau( columna rugarum posterior). _ Về cấu tạo: âm đạo gồm 2 lớp: lớp cơ ( tunica muscularis) có 2 tầng: tầng dọc ở ngoài, tầng vòng ở trong và lớp niêm mạc (tunica mucosa) thường không có tuyến. các chất nhày ở âm đạo là do các tuyến của cổ tử cung tiết ra. Tấm dưới niêm mạc có nhiều mạch máu giống như 1 tạng cương. Mạch và thần kinh _ Động mạch cho âm đạo (a. vaginalis) tách từ động mạch tử cung hoặc từ động mạch trực tràng giữa hoặc trực tiếp từ động mạch chậu trong. _ Tĩnh mạch tạo thành 1 đám rối nối với đám rối tĩnh mạch tử cung ở trên, đám rối tĩnh mạch bàng quang ở trước và sau cùng đổ vào tĩnh mạch chậu trong. _ Bạch huyết đổ vào chuỗi động mạch tử cung hoặc động mạch âm đạo rồi vào các hạch chậu. thần kinh tách từ đám rối hạ vị. ống dẫn nước tiểu Dây chằng buồng trứng Chức năng _ Có khả năng đàn hồi rất lớn. Khi giao hợp, âm đạo giãn rộng ra để tiếp nhận dương vật. Khi sinh con, âm đạo có khả năng giãn rộng đủ để đứa trẻ thoát ra ngoài. _ Âm đạo cũng là nơi để máu kinh hàng tháng thoát ra ngoài. Bên trong cơ thể của bạn, có hai buồng trứng, hai ống dẫn trứng và tử cung. Mỗi bộ phận có một chức năng riêng nhưng cùng làm việc với các bộ phận khác trong sự kết hợp hài hoà. _ Ngay cửa âm đạo là màng trinh. Là một màng ngăn cách giữa âm hộ với âm đạo và có lỗ thông để máu kinh hàng tháng thoát ra ngoài. Bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới Gồm: _ âm hộ _ âm vật _lỗ niệu đạo partes genitales femininae externae Âm hộ( pudendum femininum) gồm có gò mu, môi lớn, môi bé và tiền đình _ Gò mu ( mons pubis) là 1 mô nổi lên ở trước âm hộ liên tiếp phía dưới với môi lớn, ở dưới lớp da vùng gò mu là 1 lớp tổ chức mỡ rất dày. _ Môi lớn ( labium majus pudendi). Môi lớn là 2 nếp da lớn giới hạn bên âm hộ, _ Môi bé :môi bé ( labium minus pudendi) là 2 nếp niêm mạc nhỏ, nằm sau môi lớn và ngăn cách với môi lớn bởi rãnh gian môi. Đầu trước tách ra thành nếp nhỏ để bọc lấy âm vật gọi là mũ âm vật ( preputium clitoridis). Đầu sau dính với bên đối diện để thành 1 nếp khác gọi là hãm môi âm hộ ( frenulum labiorum pudendi). _ Tiền đình : tiền đình âm đạo(vestibulum vaginae) là 1 lõm giơi hạn 2 bên bởi mặt trong môi bé, trước là âm vật, sau là hãm môi âm hộ. ở đáy tiền đình có lỗ ngoài niệu đạo( ostium urethrae externum), lỗ âm đạo( ostium vaginae), hành tiền đình ( bulbus vestibuli) và các lỗ tiết của tuyến tiền đình lớn( gl. Vestibularis major) và các tuyến tiền đình bé( gl. Vestibularis minor). Âm vật ( clitoris) _ Tương đương với dương vật ở nam giới nhưng nhỏ hơn nhiều. âm vật là 1 tạng cương như dương vật nằm ngay ở đầu trước khe âm hộ dưới khớp mu. _ Nó cũng được cấu tạo bởi 2 hang ( corpus cavernousum clitoridis) và cũng gồm 2 trụ (crus clitoridis), 1 thân ( corpus clitoridis) và quy đầu âm vật ( glands clitoridid). _ Ở phía dưới, quy đầu dính với môi bé bởi 1 nếp niêm mạc gọi là hãm âm vật ( frenulum clitoridis). Chức năng : Âm vật là bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể phụ nữ. Âm vật tập trung nhiều dây thần kinh hơn các bộ phận khác của cơ thể. Nó chỉ có một chức năng: mang lại khoái cảm tình dục. Mạch máu và thần kinh Động mạch của gò mu, môi lớn, môi bé là động mạch thẹn ngoài tách từ động mạch đùi. Động mạch của âm vật, hành tiền đình,tuyến tiền đình là các nhánh đáy chậu nông, nhánh hang và nhánh mu âm vật tách từ động mạch thẹn trong. Tĩnh mạch đổ vào các tĩnh mạch mu nông và mu sâu rồi vào các đám rối tĩnh mạch để về tĩnh mạch thẹn trong và ngoài. Bạch mạch của bộ sinh dục ngoài đổ vể các hạch bẹn nông. Riêng ở âm vật thì đổ về các hạch bẹn sâu hoặc các hạch chậu. Thần kinh của gò mu và môi lớn là các nhánh sinh dục của dây thần kinh chậu bẹn và sinh dục đùi. Các phần khác là các nhánh đáy chậu của thần kinh bẹn. Vú ( mamma) Là 2 cơ quan chứa các tuyến sữa ( glandula mammaria) nằm ở thành trước ngực, hình nửa khối cầu, tròn và lồi hơn ở phía dưới tạo thành rãnh dưới ngăn cach vú với da ngực. Hình thể ngoài Ở trung tâm mặt trước có 1 lồi tròn gọi là nhú vú ( papilla mammae) hay đầu vú, co nhiều lỗ nhỏ là lỗ tiết của các ống tiết sữa. xung quanh đầu vú có 1 lớp da xẫm hơn gọi là quầng vú ( areola mammae). ở mặt quầng vú nổi lên những cục nhỏ do các tuyến bã của quầng vú( glandulae areolares) đẩy lồi lên. Các cơ gian sườn Cơ ngực lớn Các tiểu thùy tuyến Núm vú Quầng vú ống tiết sữa Mỡ da Cấu tạo Từ nông vào sâu, vú được cấu tạo bởi: _ Da _ Mô liên kết dưới da tạo thành các hố mỡ ( hay bị apxe dưới da) _ Các tuyến sữa ( glandulae mammaria) là loại tuyến chùm tạo thành các tiểu thuỳ ( lobuli glandulae mamatiae). _ Lớp mỡ sau vú rất dày ngay trên mạc nông của ngực ( hay bị apxe vú ở đây) Mạch máu và thần kinh: _ Động mạch là các nhánh tách ra từ động mạch ngực trong và động mạch ngực ngoài. _ Tĩnh mạch tạo thành 1 mạng nông nhìn rõ khi có thai hoặc nuôi con bú, các tĩnh mạch sâu đổ về các tĩnh mạch ngực trong và ngực ngoài. _ Bạch mạch đổ về 3 chuỗi hạch là chuỗi hạch nách, chuỗi hạch ngực trong và chuỗi hạch trên đòn. _ Thần kinh do các nhánh trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh xiên của các dây gian sườn II, III, IV, V và VI. Cơ quan sinh dục nam gồm có: tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, bọng tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo và các phần sinh dục ngoài của nam giới… B.Cơ quan sinh dục nam Là một tuyến vừa ngoại tiết tạo ra tinh trùng và vừa nội tiết sản xuất ra các hormon sinh dục nam tạo ra những đặc điểm nam tính. 1. Vị trí : Tinh hoàn nằm trong bìu, ở bên trái thường thấp hơn bên phải, phát triển nhanh từ tuổi dậy thì. I/ Tinh hoàn: Hình quả bầu dục, hơi dẹt theo chiều ngang với trục dài hướng chếch từ trên xuống dưới ra sau. Kích thước trung bình của mỗi tinh hoàn là : chiều dài 4 – 5 cm, chiều rộng khoảng 2,5 cm. Có màu trắng xanh, mặt nhẵn, được bao bọc toàn bộ bởi thanh mạc hay tinh mạc. Tinh hoàn có 2 mặt : mặt trong và mặt ngoài, 2 bờ : bờ sau, bờ trước, 2 cực : cực trên và cực dưới. Ở cực trên có một lồi con gọi là mấu phụ tinh hoàn là di tích của ống cận trung thận. 2. Hình thể ngoài : 3. Hình thể trong và chức năng: Hình thể trong: Bên dưới lớp thanh mạc là 1 lớp bao xơ dai, dày gọi là màng trắng tinh hoàn. Ở bờ sau của tinh hoàn thì vỏ này dày lên nhất là nửa trên của bờ này tạo nên trung