Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hoá, hứa hẹn nhiều biến
chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường
phát triển.
Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng
tổng sản phẩm toàn xã hội.Chúng ta đang sống trong giai đoạn chứng kiến những sự thay đổi
nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, và những biến đổi khác trong
chính trị, xã hội. Tất cả đem lại cho thời đại một sắc màu riêng.
Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để
không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp
tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của Chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày
19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức,
cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tiếp đến, Quốc hội đã thông qua Luật
Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006) có bổ sung thêm các qui định về vấn đề đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng tích luỹ
thấp thì việc tăng cường huy động các nguồn vốn nước ngoài để bổ sung cho tổng vốn đầu tư
phát triển có ý nghĩa rất quan trọng.Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư,
là một cách để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người
lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
Với mục tiêu đưa Việt Nam tới năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp thì bên
cạnh việc phát huy nội lực, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ cho mục tiêu
này cũng là một nguồn lực quan trọng.Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
những năm tới có ý nghĩa rất to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong điều kiện
đó, Nhà nước ta phải hoàn thiện việc tổ chức và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đáp ứng nhu cầu sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chủ
trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là xem nội lực là quyết định, ngoại lực là quan
trọng; kết hợp nội lực và ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp trong xây dựng đất nước.
Vậy cần nhìn nhận thế nào cho đúng vai trò của FDI ? và nên phải làm gì để nâng
cao vai trò của nguồn vốn quan trọng này đối với thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới?
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
KHOA KINH TẾ
----------
Đề tài thuyết trình môn Tài Chính Quốc Tế
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
SVTH: NGUYỄN THỊ KIỀU AN
NGUYỄN VĂN CHIẾN
TRẦN THỊ CÚC
LÊ DOÃN CƯƠNG
NGUYỄN QUANG ĐẠT
PHẠM TUẤN ĐẠT
NGUYỄN THÙY LINH
TRƯƠNG MỘNG HOÀI MI
PHẠM THỊ OANH
NGUYỄN NGÂN TƯỜNG
LỚP : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG-K9
TP.HCM tháng 05/2010
Trang 1
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
MỤC LỤC TRANG
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
MỞ ĐẦU 4
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẨU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 5
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
2. Đặc điểm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
3. Vai trò hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 7
1. Quan điểm của nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
2. Hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
3. Hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam 10
4. Hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài 23
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 2
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Nội dung bảng biểu Trang
Bảng 1 Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 11
Bảng 2 Tổng hợp Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 23
1989 – 2008 phân theo ngành kinh tế
Bảng 3 Tổng hợp Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 24
1989 – 2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu
Trang 3
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hoá, hứa hẹn nhiều biến
chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường
phát triển.
Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng
tổng sản phẩm toàn xã hội.Chúng ta đang sống trong giai đoạn chứng kiến những sự thay đổi
nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, và những biến đổi khác trong
chính trị, xã hội. Tất cả đem lại cho thời đại một sắc màu riêng.
Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để
không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp
tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của Chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày
19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức,
cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tiếp đến, Quốc hội đã thông qua Luật
Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006) có bổ sung thêm các qui định về vấn đề đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng tích luỹ
thấp thì việc tăng cường huy động các nguồn vốn nước ngoài để bổ sung cho tổng vốn đầu tư
phát triển có ý nghĩa rất quan trọng.Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư,
là một cách để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người
lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
Với mục tiêu đưa Việt Nam tới năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp thì bên
cạnh việc phát huy nội lực, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ cho mục tiêu
này cũng là một nguồn lực quan trọng.Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
những năm tới có ý nghĩa rất to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong điều kiện
đó, Nhà nước ta phải hoàn thiện việc tổ chức và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đáp ứng nhu cầu sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chủ
trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là xem nội lực là quyết định, ngoại lực là quan
trọng; kết hợp nội lực và ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp trong xây dựng đất nước.
Vậy cần nhìn nhận thế nào cho đúng vai trò của FDI ? và nên phải làm gì để nâng
cao vai trò của nguồn vốn quan trọng này đối với thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới?
Trang 4
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẨU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Theo IMF: FDI là một hoạt động được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài
trong một doanh nghiệp hoạt động trên một lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế
nước chủ đẩu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp
- Theo WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay
đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
- Theo Luật đầu tư của thì “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu
tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”
2. Đặc điểm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Chủ đầu tư phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng quốc gia(theo
quy đinh của viêt nam tối thiếu là 30% )
- Sự phân chia quyền quản lý của phụ thuộc vào mức độ vốn góp
- Lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được phân
chia theo tỷ lệ góp vốn
- FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc
tưng phần doanh nghiệp đang hoạt động hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau
- FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ,
kinh nghiệm quản lý ..
- FDI hiện nay gắn liền với hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia
3. Vai trò hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
- FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ phát triển kinh tế. FDI có ưu điểm hơn các
hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các nước đang phát triển. Các
doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều
hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ
tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại.
- FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của FDI
không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là khi
nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ.
- FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp
thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.
- FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dây chuyền
sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công nghiệp
của đội ngũ công nhân trong nước.
Trang 5
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
3.2. Đối với nước đi đầu tư
- Tận dụng được lợi thế của các nước nhận đầu tư qua đó hạ chi phí sản xuất, nâng cao hiệu
quả vốn đẩu tư
- Thông qua chuyển giao công nghệ giúp các nước đầu tư chuyển được một phần các sản
phẩm công nghiệp( máy móc thiêt bị.) đã ơ cuối chu ky sống của chung qua nươc nhận
đầu tư đê tiếp tục sử dụng qua đó tạo them lợi nhuân cho nhà đầu tư
- Thông qua đầu tư trực tiếp các nhà đầu tư có thể mở rộng thị trường, tránh được hàng rào
bảo hộ mậu dịch của nước nhận đẩu tư nhờ đó hạ chi phí sản phẩm, tăng sức cạnh tranh
4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nếu đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ là sự luân chuyến vốn thì đầu từ trực tiếp không chỉ
có sự lưu chuyển vốn mà còn thường đi kèm theo công nghệ, kiến thức kinh doanh và
gắn với mạng lưới phân phối rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Vì thế, đối với các nước
nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển thì hình thức đầu tư này tỏ ra có nhiều ưu
thế hơn.
4.1. Phân loại theo hình thức, tiến trình đầu tư:
- Đầu tư mới (greenfield investment - GI): Đầu tư mới là các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở
nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền
thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát triển vào đầu tư
ở các nước đang phát triển.
- Mua lại và sáp nhập ( Mergers and Acquisitions _ M&A): Không giống như GI, kênh
M&A là các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh
nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu thực hiện ở các nước phát triển và
các nước mới công nghiệp hóa và rất phổ biến trong những năm gần đây.
Ở Việt Nam, FDI vẫn chủ yếu được thực hiện theo kênh GI. Kiểu đầu tư này có vai trò rất
quan trọng đối với quá trình tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nếu chỉ thu hút FDI theo kênh GI thì không thể
đón bắt được xu hướng đầu tư quốc tế ngày nay, sẽ làm hạn chế khả năng thu hút FDI vào
nước ta.
4.2. Phân loại theo mục đích đầu tư:
- Đầu tư theo chiều ngang (Horizontal integration). Hình thức đầu tư HI là chủ đầu tư có
lợi thế cạnh tranh (công nghệ, kỹ năng quản lý…) trong sản xuất một loại sản phẩm nào
đó. Với lợi thế này, họ có thể kiếm được lợi nhuận cao khi chuyển sản xuất sản phẩm ra
nước ngoài. Mục đích chính của hình thức này là mở rộng và thôn tính thị trường ở nước
ngoài đối với cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài, do đó thường dẫn
đến cạnh tranh độc quyền. Đây là hình thức đầu tư ra nước ngoài điển hình của Mỹ và
được thực hiện chủ yếu giữa các nước phát triển.
- Đầu tư theo chiều dọc (Vertical integration): Khác với hình thức HI, hình thức VI là đầu
tư ra nước ngoài với mục đích khai thác nguồn nguyên nhiên liệu tự nhiên và các yếu tố
sản xuất đầu vào rẻ (lao động, đất đai…). Khi đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư
thường chú ý đến khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu
sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế. Do đó, các sản phẩm
thường được hoàn thiện qua các khâu lắp ráp ở nước nhận đầu tư. Sau đó, các sản phẩm
này có thể lại được nhập về nước đầu tư hoặc xuất khẩu sang các nước khác. Đây là hình
Trang 6
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
thức đầu tư ra nước ngoài điển hình của Nhật Bản và được thực hiện khá phổ biến ở các
nước đang phát triển.
4.3. Phân loại theo tính chất sở hữu:
Xét về tính chất sở hữu (tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các dự án đầu tư), hình thức
FDI thường được thực hiện dưới các dạng như: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh
nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT (Xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao)… Hình thức FDI chủ yếu được thực hiện từ khu vực tư nhân và do các TNCs thực hiện.
Ở Việt Nam luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư theo các hình thức này.
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
1. Quan điểm của nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Cho đến nay, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như là một trọng những
“trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đảng và nhà nước ta đã xác định vốn trong
nước mang tính quyết địnhcòn vốn nước ngoài là quan trọng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để
đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với sự phát triển của thế giới và khu vực.
2. Hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1. Hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Việt Nam được coi là quốc gia ổn định, an toàn nhất trên thế giới. Đây được coi là yếu tố đầu
tiên tác động đến thu hút ĐTNN. Các nhà đầu tư tin rằng sự ổn định về chính trị đồng thời sẽ
tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt sự rủi ro cho họ. Theo báo cáo phát triển thế
giới 2005 của ngân hàng thế giới, khảo sát hơn 30.000 doanh nghiệp tại 53 nước đang phát
triển, ông Martin Rama – chuyên gia kinh tế trưởng của WB đánh giá môi trường Việt Nam
rất tốt trong đó có sự tác động đáng kể của hệ thống luật pháp.
Một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở
đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá,
đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội
lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các
mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn bản dưới Luật đã
được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp
với thông lệ quốc tế. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song
phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện
với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng
lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các
nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự
khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý; đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005
Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư
nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng
của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp
thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế
Trang 7
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội
nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh
việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích
cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu
Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý)
cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt
những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về
nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy
hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy
định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và
Ban quản lý tự quyết định và GCNĐT.
Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi để
UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong
nước và ĐTNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều
kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính
sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực
hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến hỗ trợ tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội
thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng
dẫn về ĐTNN tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp.
Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và
có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử
dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam.
2.2. Hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm, số các doanh
nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượng quota xuất khẩu hàng năm
không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai
thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của một số doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì
vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu
hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số
các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân
của một số địa phương tại vùng biên giới với một số nước bạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện
dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương
hai nước.
Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy
định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN. Như
vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về
ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này.
Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu
Trang 8
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động
ĐTRNN.
Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các
văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư số
05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại
hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn
bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN.
Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc
quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt
Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt
động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của
các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy
nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng,
gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi cần được hoàn
thiện. Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản
đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN.
Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn phức tạp, rườm rà, không ít quy định của cơ quan
quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ
tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế
báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm
soát hoạt động ĐTRNN. Cơ chế phố