Khái niệm
“Thuế thu nhập công ty là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các công ty.”
“Thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên thu nhập chịu thuế của các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế.”
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4465 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Nhóm 7 – K20 Ngân hàng Đêm 6 1. Trần Thị Ngọc Châu 2. Nguyễn Ngọc Dung 3. Đoàn Thị Xuân Duyên 4. Nguyễn Anh Khoa 5. Trịnh Thị Son 6. Nguyễn Thanh Toàn NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của thuế TNDN Khái niệm “Thuế thu nhập công ty là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các công ty.” “Thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên thu nhập chịu thuế của các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế.” Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của thuế TNDN Cách tính: + Thu nhập chịu thuế = (thu nhập – chi phí) + Thuế DN phải nộp = thu nhập chịu thuế * thuế suất + Thu nhập của doanh nghiệp bao gồm doanh thu và các khoản thu nhập khác. + Chi phí của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện, nước, chi phí văn phòng… Chi phí tài chính: từ các định chế tài chính và các tổ chức trên thị trường. Chi phí khấu hao. KHÁI NIỆM Đặc điểm của thuế TNDN : Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của thuế TNDN KHÁI NIỆM Sự cần thiết của thuế TNDN : Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN. Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội . Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của thuế TNDN Bản chất của thuế TNDN Thuế là khoản trích nộp bằng tiền của doanh nghiệp cho nhà nước. Thuế là khoản đóng góp bắt buộc dựa trên quyền lực nhà nước. Thuế là khoản thu mang tính không hoàn trả trực tiếp. Tác động của thuế TNDN Tác động của thuế TNDN đến quyết định đầu tư Tác động của thuế TNDN đối với tài trợ Tác động của thuế TNDN đối với công ty đa quốc gia Tác động của thuế TNDN đến quyết định đầu tư Quyết định đầu tư trong trường hợp không có thuế TNDN Tác động của thuế TNDN đến quyết định đầu tư Quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế TNDN không tính đến ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư Tác động của thuế TNDN đến quyết định đầu tư Quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế TNDN tính đến ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư Tác động của thuế TNDN đến quyết định tài trợ Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu Những nhà đầu tư chịu mức thuế suất biên thấp có khuynh hướng đánh giá cổ tức tương đối cao, họ có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Những nhà đầu tư chịu thuế suất biên cao có khuynh hướng đầu tư vào công ty không chi trả cổ tức. Những nhà đầu tư không chịu thuế sẽ đầu tư vào công ty chi trả toàn bộ cổ tức. Tác động của thuế TNDN đến quyết định tài trợ Tài trợ bằng nợ vay: - Luật thuế các nước đều cho phép doanh nghiệp khấu trừ khoản trả lãi tiền vay ra khỏi thu nhập chịu thuế của công ty xu hướng sử dụng nợ vay tăng cao. Tuy nhiên: Nợ vay tạo ra áp lực thanh toán nợ và lãi vay. Chi phí phá sản. Vấn đề chi phí đại diện. Tác động của thuế TNDN đối với công ty đa quốc gia Tác động của thuế TNDN đối với công ty đa quốc gia Nếu thuế mà công ty con phải chịu lớn hơn thuế suất tại công ty mẹ chuyển lợi nhuận về công ty mẹ . Nếu thuế suất công ty con phải chịu nhỏ hơn thuế suất tại công ty mẹ xu hướng giữ lại lợi nhuận tại công ty con. Tác động của thuế TNDN đối với công ty đa quốc gia Phân bổ thu nhập giữa các công ty con Phân phối chi phí lớn đến nước có thuế suất cao. Phân phối thu nhập đến nước có thuế suất thấp. Tác động của thuế TNDN đối với công ty đa quốc gia Đánh giá tác động của thuế TNDN lên mục tiêu của công ty đa quốc gia Mục tiêu tối đa hóa thu nhập toàn công ty (toàn cầu): đòi hỏi lợi nhuận trước thuế trên 1 đôla đầu tư ở mỗi nước phải bằng nhau. Mục tiêu tối đa hóa thu nhập quốc gia: đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận biên trước thuế của đầu tư nước ngoài phải cao hơn so với trong nước CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH TRƯỚC NĂM 2008: Luật Thuế lợi tức số 270b-NQ/HĐNN8, ngày 01/10/1990 Luật thuế TNDN số 03/1997/QH9 ngày 10/05/1997 Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 ngày 17/06/2003 VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HIỆN NAY: Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, ngày 03/6/2008 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 /12/2008 Thông tư 130 /2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 … Đánh giá chung về tác động luật thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam Những tác động tích cực Luật thuế TNDN đã có tác động tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, kích thích tăng trưởng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của NSNN. Thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý thuế và hoàn thiện pháp luật về Thuế. Đánh giá chung về tác động luật thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam Những hạn chế Thuế suất thuế TNDN Xác định việc chuyển lỗ Quy định thời điểm xác định doanh thu chưa rõ ràng Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập khác Ưu đãi thuế TNDN Chưa có kế hoạch hỗ trợ động viên doanh nghiệp lớn, nộp thuế TNDN nhiều Còn nhiều bất cập ở các thủ tục hành chính thuế CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM Định hướng sửa đổi luật thuế TNDN của Đảng và Nhà nước Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; thực hiện giảm mức thuế suất chung để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính. Cải cách ưu đãi thuế nhằm tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số ít ngành, lĩnh vực quan trọng. Đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu ngân sách nhà nước trong trung và dài hạn. Giải pháp về quản lý hành chính Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế chính sách, pháp luật thuế theo hướng đơn giản, công bằng, minh bạch, công khai. Tăng cường giám sát việc thực hiện tự khai, tự nộp của đối tượng nộp thuế. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thuế theo hướng chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại. Giải pháp về quản lý hành chính Cải cách hành chính thuế bằng việc áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế. Nâng cấp và triển khai sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng của ngành thuế, trong điều kiện ứng dụng hiện tại cần phân quyền khai thác và chia sẻ thông tin nhiều hơn cho các phòng tuyên truyền hỗ trợ và các phòng chức năng khác. Giải pháp về chính sách thuế Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 25% như hiện nay là quá cao, khó cạnh tranh với các nước trong khu vực nên mạnh dạn không chờ đến năm 2020 mà ngay năm 2015-2016 có thể giảm về mức 20%. Đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao. Giải pháp về chính sách thuế Bổ sung quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Sửa đổi theo hướng: quy định điều kiện để xác định khoản chi được trừ, liệt kê cụ thể các khoản không được trừ. Giải pháp về chính sách thuế Bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: Hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử,… khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận trước về giá của các doanh nghiệp liên kết.