Bài thuyết trình Quốc gia và văn hóa ảnh hưởng đến sự thay đổi và sự đổi mới của tổ chức

Những hình thái thuộc về thể chế của nhà nước được xây dựng dựa trên những điều kiện lịch sử và văn hóa khác nhau. Maddison phát hiện ra sự tiến hóa của cương vị lãnh đạo kinh tế trên thế giới khi nó dịch chuyển từ Hà Lan đến Vương quốc Anh và cuối cùng là đến nước Mỹ. Trong nghiên cứu về sự cải cách tại khu vực thuộc nước Ý từ những năm 1970 đến những năm 1990, Putnam (1993) phát hiện ra sự ảnh hưởng của bối cảnh xã hội của nước Ý và lịch sử có hiệu lực của những thể chế.

ppt30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Quốc gia và văn hóa ảnh hưởng đến sự thay đổi và sự đổi mới của tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUỐC GIA VÀ VĂN HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VÀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA TỔ CHỨC GVHD : TS. Nguyễn Hữu Lam ThS. Trần Hồng Hải Nhóm 11 : Huỳnh Gia Xuyên Trần Phạm Thanh Vân Trần Quốc Tế Vũ Thị Bích Vân Nội dung Giới thiệu. Những cơ sở khái niệm của các hình thức thể chế. Những điều kiện thành lập. Vai trò của chính phủ. Hệ thống luật pháp. Thị trường vốn. Hệ thống giáo dục. Văn hóa. * * Nội dung Những ảnh hưởng của những hình thức thể chế lên thực tiễn quản trị. Cơ cấu quản trị. Quyền kiểm soát và quyền quyết định. Quan hệ lao động. Mô hình chiến lược. Kết luận. * * * * GIỚI THIỆU Chương này xây dựng dựa trên một quan điểm đồng tiến hóa (Lewin, Long, và Carroll, 1999) và một cách tiếp cận đa cấp độ (Lammers, 1978). Xem xét một loạt những sự tranh luận có tính chất lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm bao gồm những hình thái về thể chế và sự ảnh hưởng của những hình thái về thể chế đến những thực tiễn quản lý. Mục đích : sử dụng quốc gia, đất nước, và văn hóa như một sự chọn lựa cho tác động vừa phải của một quốc gia đến quản lý chiến lược và sự thay đổi thuộc về tổ chức. * * GIỚI THIỆU * * Những cơ sở khái niệm của các hình thức thể chế Những hình thái thuộc về thể chế của nhà nước được xây dựng dựa trên những điều kiện lịch sử và văn hóa khác nhau. Maddison phát hiện ra sự tiến hóa của cương vị lãnh đạo kinh tế trên thế giới khi nó dịch chuyển từ Hà Lan đến Vương quốc Anh và cuối cùng là đến nước Mỹ. Trong nghiên cứu về sự cải cách tại khu vực thuộc nước Ý từ những năm 1970 đến những năm 1990, Putnam (1993) phát hiện ra sự ảnh hưởng của bối cảnh xã hội của nước Ý và lịch sử có hiệu lực của những thể chế. * * Những cơ sở khái niệm của các hình thức thể chế Những hình thái thuộc về thể chế được định nghĩa như những chòm sao của những ràng buộc chính thức và không chính thức mà tạo thành sự ảnh hưởng lẫn nhau của con người (North, 1990). Những ràng buộc chính thức bao gồm chính quyền, hệ thống pháp luật, những nguyên tắc quản lý và sự cạnh tranh cho phép, thị trường vốn, và hệ thống giáo dục. Những ràng buộc không chính thức bao gồm lịch sử, văn hóa, hệ thống giá trị, và những thỏa thuận thuộc về xã hội. * * Những điều kiện thành lập Stinchcombe (1965) khẳng định rằng “Những hình thức và những loại của tổ chức có một lịch sử và lịch sử này xác định một vài khía cạnh của cấu trúc hiện tại loại tổ chức đó”. Tùy thuộc vào cấp độ của sự phân tích, sự vận hành của những điều kiện thành lập có lẽ thay đổi. Chúng ta dựa vào bối cảnh lịch sử liên quan đến những điều kiện thành lập của một quốc gia, đến những hình thức của tổ chức và những thực tiễn quản lý. * * Những điều kiện thành lập Những thực tiễn quản lý hiện đại của Nhật Bản bắt nguồn từ thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, một vài khía cạnh quan trọng có trước kỷ nguyên cũ Tokugawa (1603-1868). Khổng giáo là nền tảng niềm tin, suy nghĩ, và hành vi của các nhà quản lý. Bao gồm sự vâng lời không bị nghi ngờ đối với gia đình, hoàn toàn trung thành đối với cấp trên, tôn trọng những người lớn tuổi, chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa nhóm. Vì thế, hệ thống hoạt động kinh doanh của người Nhật Bản đã phát triển quanh những mạng lưới tương đối nhỏ, những công ty chuyên môn hóa hợp tác với nhau (Fruin, 1992). * * Những điều kiện thành lập Mỹ như là nền kinh tế hàng đầu vào cuối thế kỷ 19 là kết quả của những nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ, tài nguyên thiên nhiên trong đất phong phú và nhiều khoáng sản, và một thị trường nội địa rộng lớn. Đạo đức về nghề nghiệp đã ăn sâu vào Thanh giáo đưa ra nền tảng của tư tưởng kinh doanh sớm tại Mỹ. Người theo Thanh giáo đã định cư sớm tại Mỹ, và công việc giảng dạy của họ đã thúc đẩy việc tìm kiếm lợi nhuận hợp lý. Hệ tư tưởng này phù hợp với những giá trị chính trị của quốc gia mới – tự do, bình đẳng cơ hội, và chủ nghĩa cá nhân. * * Những điều kiện thành lập Những điều kiện thành lập tại Đức là sự phát triển của chủ nghĩa công đoàn thương mại và sự tham gia của nhân viên vào những tổ chức lao động. Để can ngăn công nhân tham gia vào công đoàn và chống lại sự ảnh hưởng của phong trào xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng Otto von Bismarck đã thiết lập luật pháp, chẳng hạn như bảo hiểm y tế và tai nạn, trợ cấp người già và người tàn tật. Vào năm 1918, chế độ quân chủ bị lật đổ, công đoàn đã được công nhận là người đại diện của người lao động. Kể từ đó, sự tham gia của nhân viên vào các cấp của cửa hàng và công ty trở thành một đặc điểm để phân biệt những mối quan hệ của nhân viên Đức. * * Vai trò của chính phủ Chính phủ quốc gia có trách nhiệm về phúc lợi xã hội, chỉ đạo nền kinh tế quốc gia, làm trung gian và vật đệm cho những việc không chắc chắn về môi trường, và ban hành những hệ tư tưởng tập thể thông qua pháp luật và những cơ chế điều tiết. Những chế độ là “những sự sắp xếp thuộc về chính trị, thể chế để xác định mối quan hệ giữa những lợi ích xã hội, những tác nhân của bang, và kinh tế như là những tập đoàn, những công đoàn lao động, và những hiệp hội nông nghiệp” Mỹ tiến hóa thông qua bốn loại chế độ, tùy theo tình hình kinh tế và chính trị. * * Vai trò của chính phủ Từ năm 1880 đến năm 1920, khi những tập đoàn có quy mô lớn và các thị trường nổi lên, chính phủ Mỹ theo một chế độ thị trường. Trong suốt thời kỳ đại khủng hoảng, một chế độ kết hợp thúc đẩy tính ổn định của công nghiệp và tái phân phối thu nhập quốc dân. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển kinh tế và chất lượng của cuộc sống, chính phủ thực hiện đầy đủ một chế độ thuộc về xã hội qua hai thập kỷ. Trong những năm 1970 và 1980, chế độ hiệu quả để quay trở lại những chính sách mà can thiệp vào cơ chế thị trường hoặc áp đặt những chi phí lớn. * * Vai trò của chính phủ Mức độ can thiệp của chính phủ cũng khác nhau bởi ngành công nghiệp. Những chính phủ có thể thực hiện kiểm soát trên toàn quốc các ngành công nghiệp quan trọng như điện năng và phân phối, vận chuyển, hoặc xử lý dầu thông qua các sáng tạo của các doanh nghiệp nhà nước. Một khía cạnh khác của vai trò chính phủ về tác động của những thực tiễn quản lý và sự thay đổi thuộc về tổ chức là sự cai quản giao dịch và sự phân phối quyền lợi tài sản. Kết quả về bốn hệ thống chính phủ đầu tiên là nền kinh tế mệnh lệnh, nền kinh tế quá đô, công việc kinh doanh tư nhân, và công việc kinh doanh có tính đa nguyên * * Vai trò của chính phủ Vai trò của chính phủ trong hoạt động của các ngành càng mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế hợp tác hơn là nền kinh tế đa dạng. Trong nền kinh tế hợp tác, chính phủ tác động đến mục tiêu và chiến lược công ty bằng các luật lệ thừa kế đặc biệt của chính phủ. Hàn Quốc là một ví dụ, chính sách công nghiệp của chính phủ nhấn mạnh đến sự phát triển xuất khẩu như là 1 hình thức thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tại Đức, việc can thiệp trực tiếp của chính phủ bằng quyền tối cao theo chiều dọc và chiều ngang và bằng những giới hạn trong hiếp pháp trong những hành động đơn phương của chính phủ. * * Hệ thống luật pháp Cấu trúc hệ thống luật pháp của một quốc gia rất quan trọng. Nó giúp định hướng cho các hoạt động kinh doanh (minh bạch) và sự thay đổi trong kinh doanh. Nếu hệ thống luật pháp minh bạch thì các vấn đề trong kinh doanh được soạn thảo thành các điều luật. Ở các quốc gia có chính phủ chỉ đạo, luật không được soạn thảo cụ thể thành các điều lệ, chính phủ hay các các cơ quan đại diện có thể chuyển những điều không rõ ràng sang cách hiểu riêng của họ, có những luật lệ và hướng dẫn riêng cho hoạt động thương mại hoặc họ có thể đặt ra những luật lệ riêng. * * Hệ thống luật pháp Sự rõ ràng và minh bạch trong hệ thống luật pháp của Đức cho phép các doanh nghiệp dựa vào luật và các thủ tục trong quản lý hoạt động kinh doanh của họ (Rvà lesome, 1994). Tuy nhiên, luật Đức ít linh động bởi vì quá trình thay đổi hay ban hành luật cần nhiều thời gian và nỗ lực. Hệ thống luật của Nhật đặt những giá trị lớn trong sự hòa giải, nó không có sự đối đầu và mâu thuẫn, họ tìm kiếm những giải pháp giải quyết mâu mẫu trước tiên, mà không cần đến kiện cáo hay tòa án. Ở Mỹ, việc soạn luật được dựa trên việc tăng sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh. * * Thị trường vốn Sự phát triển và những đặc điểm của thị trường tài chính của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong mô hình chiến lược của các doanh nghiệp. Thị trường tài chính Mỹ đã lớn mạnh vượt trội nhờ vào các tổ chức hay cá nhân góp vốn (Hitt và cộng sự, 1997; Sakano và Lewin, 1999) và các nhà quản lý đã có giá trị thông qua cổ phiếu từ những ngày đầu tiên của quá trình công nghiệp hóa (Ito và Rose, 1994). Không giống ở Mỹ, ở Nhật người quản lý có thể có mối liện hệ với tất cả các cổ đông, như: nhân viên, khách hàng, quan hệ xã hội hay cổ đông. * * Hệ thống giáo dục Hệ thống giáo dục có thể thi hành một quy tắc quan trọng trong việc tạo dựng, chuyển đổi và củng cố niềm tin và giá trị xã hội. Sự khác nhau trong hệ thống giáo dục giữa các quốc gia có thể quan trọng và có thể ảnh hưởng sự đáp ứng tổ chức cũng như là sự phát triển của công nghiệp tư nhân, sáng tạo kỹ thuật trong tổ chức. Hệ thống giáo dục Đức là hệ thống tay đôi mà bao gồm cả giáo dục dựa trên cấp độ đại học và công nghiệp và cung cấp các khoá học tiêu chuẩn quốc gia về nghề nghiệp từ cấp độ học nghề cho đến những thợ lành nghề và cả cấp độ kĩ sư. Triết lí giáo dục hướng tới giảm sự cạnh tranh và trì hoãn sự cạnh tranh cho đến khi tiếp nhận vào hệ thống nhân sự. * * Hệ thống giáo dục Ở Nhật Bản, chương trình giảng dạy cho các trường công cộng được tiêu chuẩn hoá bởi Bộ giáo dục và ngay cả sự xem xét thứ yếu đòi hỏi sự tỉ mỉ, quá trình tốn nhiều thời gian (Ito, 1994). Hệ thống giáo dục của Nhật chuộng nhân tài, con đường vào đại học rất mệt mỏi và dựa trên bài thi đầu vào. Do vậy, hầu hết phụ huynh thúc giục con cái mình chuẩn bị cho kỳ thi vào những trường đại học hàng đầu để có thể có 1 công việc tốt nhất cho tương lai. Phần lớn các hệ thống ở Mỹ tạo ra môi trường mà ở đó việc vào được những trường đại học lớn không phải là con đường duy nhất để có thể việc làm tốt. * * Văn hóa Văn hóa là gắn liền với lịch sử của 1 đất nước và ảnh hưởng đến hành động quản lý cũng như diện mạo cấu hình của 1 quốc gia như: chính phủ, hệ thống pháp luật và hệ thống giáo dục. Có khoảng 160 khái niệm về văn hóa và có hàng loạt nghiên cứu đã được công bố trong những năm gần đây. Mặc dù việc đo lường văn hóa là vấn đề nan giải, nhưng đã có những nổ lực để phân loại văn hóa của những quốc gia khác nhau. Hofstede đã khảo sát nhân viên của IBM từ hơn 60 quốc gia về cách đo lường văn hóa. Bốn đơn vị đo lường văn hóa của Hofstede bao gồm: (1) chủ nghĩa cá nhân, (2) khoảng cách quyền lực, (3) né tránh bất ổn, (4) nam tính (Hofstede, 1980). * * Văn hóa Hampden – Turner và Trompenaars (1994) sử dụng 7 quá trình giá trị để so sánh và thảo luận về văn hóa : (1) Chủ nghĩa phổ biến chống lại chủ nghĩa đặc thù, (2) Phân tích chống lại gia nhập, (3) Chủ nghĩa cá nhân chống lại chủ nghĩa cộng đồng, (4) những định hướng không bị ảnh hưởng bởi bên ngoài so với những ảnh hưởng chi phối từ bên ngoài, (5) sắp xếp thời gian theo trình tự so với sắp xếp thời gian theo kiểu đồng bộ hóa, (6) kết quả tự đạt được so với kết quả có được từ sao chép và (7) hệ thống ngang bằng so với hệ thống cấp bậc. Schwartz (1994) phát triển thành 6 loại giá trị: chủ nghĩa bảo thủ, quyền tự quản, hệ thống thứ bậc, quyền làm chủ, giao quyền theo chủ nghĩa bình quân và chủ nghĩa theo trường phái cân đối hài hòa. * * Những ảnh hưởng của những hình thức thể chế lên thực tiễn quản trị Các tổ chức tiến triển thông qua sự ảnh hưởng lẫn nhau của những hình thể thuộc về thể chế, các đặc điểm này phản ánh những khía cạnh cụ thể của thực tiễn quản trị ở những nhà nước – quốc gia khác nhau. Các quốc gia – nhà nước, thông qua các chế độ chính sách và cấu trúc thuộc về thể chế của họ, có những ảnh hưởng kinh tế đến việc ra quyết định trong đầu tư. Các thể chế hình thành các cơ cấu để trao đổi kinh tế bằng cách xác lập những hành vi thuộc vể cá nhân và tổ chức có thể chấp nhận hoặc không thể chấp nhận và bằng cách hình thành các hướng đi và hành lang pháp lý cho các tổ chức. * * Cơ cấu quản trị Cơ cấu quản trị cơ bản là giống nhau giữa các quốc gia khác nhau (ví dụ như cơ cấu: Ban Giám đốc), nhưng mức độ quan trọng và chức năng của quản trị lại khác nhau rất nhiều. Tại Mỹ, quyền quản trị và quyền sở hữu có khuynh hướng được tách biệt nhau và quyền sở hữu cổ phần quan trọng đặt dưới sự kiểm soát của thể chế tài chính và của cải thuộc về cá nhân là một phần của các danh mục đầu tư, tỷ suất lợi nhuận của danh mục này là lớn nhất. Các công ty Nhật có hai cơ chế chung về kiểm soát quyền sở hữu cổ phần trong những nhóm này, đó là kiểm soát theo chiều ngang và kiểm soát theo chiều dọc. * * Quyền kiểm soát và quyền quyết định Quyền kiểm soát và quyền quyết định liên quan đến bản chất của mối quan hệ giữa người làm thuê và nhà quản lý và tới nguồn gốc của sự ảnh hưởng lên hành vi và thay đổi tổ chức trong quá trình tổ chức. Những công ty Đức thích cấu trúc tổ chức có phân quyền. Các công ty Nhật nhấn mạnh nguyên tắc chất lượng toàn diện về trách nhiệm, trách nhiệm giải trình, sự linh hoạt, và khả năng làm việc nhóm (Fruin, 1992). Những luật lệ trong khu vực sản xuất là không có ngoại lệ nhưng được những người lao động chấp nhận. Kế hoạch của các công ty Nhật có nhiều mức độ quản lý hơn bản sao Mỹ của họ. * * Quan hệ lao động Người lao động là chất lượng nguồn lực, năng suất và kiến thức sẵn có, và trong cùng một thời gian cấu thành một nhân tố quan trọng trong chi phí gián tiếp hay trực tiếp. Quan điểm triết học về lao động tại Mỹ dựa trên học thuyết về “lao động tự làm chủ”, quan điểm này theo những người sử dụng lao động là sự tự do trong việc thuê mướn và sa thải lao động có liên quan đến một số ràng buộc. Những công ty Nhật xem người lao động của họ là tài sản quyết định và không dễ thay thế. * * Mô hình chiến lược Mô hình chiến lược của một công ty giống như thực tiễn quản trị khác, sẽ bị thiếu thực tế bởi vì các cấu trúc thuộc về thể chế như là điều kiện sẵn có của quốc gia, vai trò của chính phủ, hệ thống luật pháp, thị trường vốn, hệ thống giáo dục và văn hóa. Những nhà quản trị người Mỹ có khuynh hướng tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn và thích những hợp đồng khuôn mẫu ngắn hạn khi thiết lập một sự thỏa thuận. Không giống như các thị trường vốn của Mỹ, Nhật Bản thị trường vốn không phát triển cao. Một văn hóa tập thể và hướng dẫn của chính phủ cũng lớn hơn góp phần quản lý của Nhật Bản 'rủi ro lớn hơn tìm kiếm hành vi liên quan đến các đối tác của họ ở Hoa Kỳ. * * Kết luận Sự khác biệt trong cả hai cấu hình thể chế chính thức và không chính thức của một nhà nước-quốc gia là kết của đặc điểm riêng của đất nước.  Việc chuyển đổi sang thời đại Internet đặt ra những vấn đề xa hơn. Trong thời gian không liên tục, ngày càng hỗn loạn ảnh hưởng vĩ mô thay đổi, làm thế nào công ty trong mỗi hệ thống thích ứng với đất nước ? Trong trường hợp của Hoa Kỳ, Đức, và Nhật Bản chúng tôi lập luận rằng năng lực cấu hình thể chế cho sự thay đổi kịp thời của Hoa Kỳ là cao hơn ở Đức và Nhật Bản. Do đó, các hình thức tổ chức mới hơn có khả năng xuất hiện ban đầu tại Hoa Kỳ ít gián đoạn và ít biến động hơn so với ở Đức và Nhật Bản.  * * * * * * CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC ANH/CHỊ ĐÃ LẮNG NGHE
Luận văn liên quan