Bàn về biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Trong hai số 18 và 19, Tạp chí Thương mại đã giới thiệu tổng quan về tám nhóm biện pháp phi thuế quan mà các nước khác có thể áp dụng để cản trở hàng xuất khẩu của ta. Nhằm giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách thương mại có thêm thông tin để đối phó với tình huống hàng xuất khẩu của ta bị nước khác áp dụng các biện pháp thuộc nhóm bảo vệ thương mại tạm thời, chúng tôi xin giới thiệu tiếp bài viết về thuế chống bán phá giá, một biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm này và có nguy cơ áp dụng ngày càng nhiều đối với hàng xuất khẩu của ta. Như chúng ta đã thấy các nước luôn luôn dựng lên nhiều biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù những biện pháp này rất đa dạng nhưng có thể chia ra tám nhóm lớn. Trong xu thế tự do hoá thương mại ngày càng mạnh mẽ, các nước buộc phải cam kết không áp dụng các biện pháp phi thuế thuộc nhóm hạn chế định lượng để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng bù lại, các nước ngày càng sử dụng nhiều hơn ba biện pháp hạn chế nhập khẩu thuộc nhóm bảo vệ thương mại tạm thời, đó là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Sau khi Vòng đàm phán Uruguay chấm dứt với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1995, các qui định liên quan tới việc áp dụng ba biện pháp này trở nên khá chặt chẽ. Tuy nhiên xu hướng từ năm 1995 đến nay cho thấy biện pháp chống bán phá giá đã được sử dụng một cách thái quá và dường như đã trở thành một công cụ bảo hộ quan trọng cho nhiều nước. Trong vài năm qua hàng xuất khẩu của ta bị các nước khác điều tra chống bán phá giá ngày càng nhiều. Trước khi đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng này chúng tôi xin giới thiệu bối cảnh chung của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới cũng như đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO là nền tảng pháp lý cho mọi cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp liên quan nên chúng tôi sẽ giới thiệu một số nội chung chính của hiệp định. Tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại một số nước nhập khẩu lớn, có truyền thống áp dụng biện pháp này và có vai trò lớn trong việc xây dựng các qui định liên quan trong WTO. Chúng tôi cũng phân tích và đánh giá về khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với biện pháp chống bán phá giá của các đối tác thương mại. Cuối cùng, để góp phần vào mục tiêu lớn hiện nay của chúng ta là mở rộng thị trường và hỗ trợ xuất khẩu, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp thêm thông tin cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách cân nhắc trong hoạt động thực tiễn của mình. Tình hình áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới từ năm 1995 đến nay Từ năm 1995 đến cuối năm 2001, trên thế giới đã có tất cả 1845 cuộc điều tra về chống bán phá giá với 1066 lần áp dụng thuế chống bán phá giá (chiếm 57% tổng số cuộc điều tra). Như vậy, không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các mặt hàng thường bị áp dụng thuế chống bán phá giá là sản phẩm dệt may, giầy dép, kim loại và một số sản phẩm công nghiệp cơ khí. Trong khuôn khổ của WTO, nhiều khi nước áp dụng thuế chống bán phá giá bị nước xuất khẩu hàng hoá là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện tới Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO. Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi, đôi khi dẫn đến các hành vi trả đũa trong thương mại, gây ra nhiều mâu thuẫn và ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá vào nước mình. Những năm gần đây các nước đang phát triển ngày càng chủ động áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thống kê liên quan tới số vụ điều tra và số lần áp dụng thuế chống bán phá giá dưới đây cho ta thấy rõ điều này.

doc12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam Nguyễn Thanh Hưng Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Trong hai số 18 và 19, Tạp chí Thương mại đã giới thiệu tổng quan về tám nhóm biện pháp phi thuế quan mà các nước khác có thể áp dụng để cản trở hàng xuất khẩu của ta. Nhằm giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách thương mại có thêm thông tin để đối phó với tình huống hàng xuất khẩu của ta bị nước khác áp dụng các biện pháp thuộc nhóm bảo vệ thương mại tạm thời, chúng tôi xin giới thiệu tiếp bài viết về thuế chống bán phá giá, một biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm này và có nguy cơ áp dụng ngày càng nhiều đối với hàng xuất khẩu của ta. Như chúng ta đã thấy các nước luôn luôn dựng lên nhiều biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù những biện pháp này rất đa dạng nhưng có thể chia ra tám nhóm lớn. Trong xu thế tự do hoá thương mại ngày càng mạnh mẽ, các nước buộc phải cam kết không áp dụng các biện pháp phi thuế thuộc nhóm hạn chế định lượng để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng bù lại, các nước ngày càng sử dụng nhiều hơn ba biện pháp hạn chế nhập khẩu thuộc nhóm bảo vệ thương mại tạm thời, đó là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Sau khi Vòng đàm phán Uruguay chấm dứt với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1995, các qui định liên quan tới việc áp dụng ba biện pháp này trở nên khá chặt chẽ. Tuy nhiên xu hướng từ năm 1995 đến nay cho thấy biện pháp chống bán phá giá đã được sử dụng một cách thái quá và dường như đã trở thành một công cụ bảo hộ quan trọng cho nhiều nước. Trong vài năm qua hàng xuất khẩu của ta bị các nước khác điều tra chống bán phá giá ngày càng nhiều. Trước khi đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng này chúng tôi xin giới thiệu bối cảnh chung của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới cũng như đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO là nền tảng pháp lý cho mọi cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp liên quan nên chúng tôi sẽ giới thiệu một số nội chung chính của hiệp định. Tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại một số nước nhập khẩu lớn, có truyền thống áp dụng biện pháp này và có vai trò lớn trong việc xây dựng các qui định liên quan trong WTO. Chúng tôi cũng phân tích và đánh giá về khó khăn của Việt Nam khi phải đối mặt với biện pháp chống bán phá giá của các đối tác thương mại. Cuối cùng, để góp phần vào mục tiêu lớn hiện nay của chúng ta là mở rộng thị trường và hỗ trợ xuất khẩu, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp thêm thông tin cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách cân nhắc trong hoạt động thực tiễn của mình. Tình hình áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên thế giới từ năm 1995 đến nay Từ năm 1995 đến cuối năm 2001, trên thế giới đã có tất cả 1845 cuộc điều tra về chống bán phá giá với 1066 lần áp dụng thuế chống bán phá giá (chiếm 57% tổng số cuộc điều tra). Như vậy, không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các mặt hàng thường bị áp dụng thuế chống bán phá giá là sản phẩm dệt may, giầy dép, kim loại và một số sản phẩm công nghiệp cơ khí. Trong khuôn khổ của WTO, nhiều khi nước áp dụng thuế chống bán phá giá bị nước xuất khẩu hàng hoá là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện tới Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO. Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi, đôi khi dẫn đến các hành vi trả đũa trong thương mại, gây ra nhiều mâu thuẫn và ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá vào nước mình. Những năm gần đây các nước đang phát triển ngày càng chủ động áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thống kê liên quan tới số vụ điều tra và số lần áp dụng thuế chống bán phá giá dưới đây cho ta thấy rõ điều này. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước phát triển Kể từ năm 1995 cho đến cuối năm 2001, có 12 nước phát triển đã tiến hành 899 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 502 lần áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá. Cũng trong thời gian đó, hàng hoá xuất khẩu của 32 nước phát triển lại là đối tượng của 745 cuộc điều tra chống bán phá giá và 430 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu. Trong số các nước phát triển, Hoa Kỳ và EU luôn đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá, nhưng cũng không tránh khỏi là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước khác. Hoa Kỳ đã tiến hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 169 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. EU cũng gần tương đương Hoa Kỳ với 246 cuộc điều tra, 153 lần áp dụng thuế chống bán phá giá và 162 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Hàn Quốc đã 28 lần áp dụng thuế chống phá giá và 70 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Nhật Bản thì tương đối đặc biệt khi chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá có 1 lần nhưng 60 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước đang phát triển Trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, có 23 nước đang phát triển đã tiến hành 946 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 564 lần áp dụng thuế chống bán phá giá. Cũng trong thời gian đó, hàng hóa xuất khẩu của 60 nước đang phát triển là đối tượng của 1100 cuộc điều tra chống bán phá giá và 736 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu. Ấn Độ là nước đang phát triển đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Nước này đã tiến hành 248 cuộc điều tra chống bán phá giá và 155 lần áp dụng thuế chống bán phá giá và chỉ 38 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Achentina và Braxin đã áp dụng thuế chống phá giá 97 lần và 51 lần trong khi chỉ bị áp dụng thuế chống bán phá giá tương ứng là 7 và 45 lần. Trung Quốc thì tương đối đặc biệt khi chưa áp dụng thuế chống bán phá giá lần nào nhưng bị áp dụng thuế chống bán phá giá tới 178 lần. Đây có thể được coi là quốc gia "đi đầu" trong việc bán phá giá hàng hóa sang các nước khác. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc hiện đang phải chịu một bất lợi lớn là nhiều nước phát triển chưa coi nền kinh tế Trung quốc là kinh tế thị trường, do đó hàng xuất khẩu của nước này hay bị coi là bán phá giá, mặc dù trên thực tế có thể không phải như vậy. Tình hình hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá Hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá ngày càng tăng. Trong xu hướng nhiều nước trên thế giới tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ thì có thể dự kiến rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ phải đối phó với biện pháp này nhiều hơn khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh. Theo thông tin chúng tôi có được thì tính đến hết tháng 6 năm 2002 chúng ta đã gặp phải các vụ điều tra chống bán phá giá như sau:  Năm  Nước  Mặt hàng  Tiến trình điều tra   1  1994  Colombia  Gạo  Không đánh thuế vì mặc dù có bán phá giá ở mức 9,07% nhưng không gây tổn hại cho ngành trồng lúa của Colombia.   2  1998  EU  Mì chính  Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 16,8%.   3  1998  EU  Giầy dép  Không đánh thuế vì thị phần gia tăng nhỏ so với Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.   4  2000  Ba Lan  Bật lửa  Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 0,09 Euro/chiếc.   5  2001  Canada  Tỏi  Đánh thuế chống bán phá giá, mức: 1,48 dollar Canada/Kg.   6  2002  Canada  Giày không thấm nước  Bắt đầu điều tra từ 4/2002   7  2002  EU  Bật lửa  Bắt đầu điều tra từ 6/2002   8  2002  Mỹ  Cá da trơn  Bắt đầu điều tra từ 7/2002   Cho đến hết năm 2001, trong tổng số năm vụ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị nước khác điều tra bán phá giá thì ba vụ bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên tác hại của ba vụ này đối với sản xuất và đời sống của người lao động chưa lớn nên dư luận chưa quan tâm nhiều. Tình hình rõ ràng đã trở nên nghiêm trọng khi Hiệp hội nuôi cá da trơn Hoa Kỳ chính thức nộp đơn tới các cơ quan chức năng yêu cầu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra và cá basa nhập khẩu từ Việt Nam. Khác với những vụ trước, nếu Việt Nam thất bại trong vụ này thì cuộc sống của hàng vạn nông dân nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, điều này có thể tạo ra một tiền lệ xấu cho các nước khác điều tra phá giá với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản khác của ta. Giới thiệu về hiệp định chống bán phá giá của WTO Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO (gọi tắt là Hiệp định) quy định rất chi tiết về việc xác định hành vi bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá. Hiệp định là cơ sở chung nhất cho mọi luật quốc gia liên quan tới chống bán phá giá. Nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá Theo Hiệp định, nếu nhà sản xuất hay xuất khẩu bán phá giá sản phẩm của mình và việc bán phá giá này gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu, nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Vậy thế nào là bán phá giá? Một công ty bị coi là bán phá giá một sản phẩm nếu công ty này xuất khẩu sản phẩm với giá thấp hơn giá bán trong nước theo các điều kiện thương mại thông thường. Biên độ phá giá sẽ được tính toán dựa trên cơ sở so sánh một cách công bằng giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường. Giá xuất khẩu thường được hiểu là giá ghi trong hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu việc xác định biên độ phá giá trên cơ sở chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường là không phù hợp do giá bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu không trong điều kiện thương mại thông thường hay khối lượng hàng bán ra trên thị trường nước xuất khẩu không đáng kể, Hiệp định sẽ cho phép xác định biên độ phá giá bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá so sánh của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc giá thành. Giá thành bao gồm chi phí sản xuất cộng với các chi phí hợp lý khác như chi phí hành chính, chi phí bán hàng và tiền lãi hợp lý. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá với sự thiệt hại của ngành sản xuất trong nước Khi điều tra ảnh hưởng của việc bán phá giá tới ngành sản xuất trong nước cần xem xét tất cả các yếu tố liên quan về năng suất, thị phần, biên độ phá giá, giá nội địa, sự suy giảm doanh số bán hàng, số lượng hàng tồn kho, sản lượng, thất nghiệp, lương, tác động tiêu cực đến luồng tiền, huy động năng lực, lợi nhuận, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư, đầu tư, huy động vốn và tốc độ tăng trưởng. Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng trên cơ sở qua điều tra khẳng định được lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá tăng lên đáng kể và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. Thủ tục điều tra chống bán phá giá Khởi kiện của nguyên đơn: Trừ trường hợp ngoại lệ, các cuộc điều tra về phá giá chỉ được tiến hành dựa trên đơn kiện của đại diện ngành sản xuất trong nước. Trong đó, các nhà sản xuất ủng hộ việc nộp đơn phải có sản lượng sản xuất lớn hơn sản lượng của những nhà sản xuất phản đối đơn và sản lượng của những nhà sản xuất ủng hộ đơn phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành đó. Giới hạn tối thiểu: Cuộc điều tra bán phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác định được rằng biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu hoặc kim ngạch nhập khẩu mặt hàng bị nghi ngờ bán phá giá thấp hơn 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng đó. Thu thập thông tin: Cơ quan điều tra sẽ đề nghị các bên quan tâm đến cuộc điều tra phá giá cung cấp bằng văn bản mọi bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra. Thời hạn trả lời câu hỏi điều tra thông thường là 30 ngày và có thể được gia hạn thêm nếu cần thiết. Biện pháp tạm thời Biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới các hình thức thuế, đặt cọc khoản tiền tương đương với khoản thuế chống bán phá giá dự kiến hoặc cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường, mức thuế chống bán phá giá dự kiến sẽ áp dụng. Biện pháp này chỉ được áp dụng sau khi bắt đầu điều tra ít nhất là 60 ngày và kéo dài trong không quá 4 tháng (hoặc 6 tháng trong trường hợp cần thiết). Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo đúng thủ tục, gửi thông báo và tạo điều kiện cho các bên quan tâm cung cấp thông tin và trình bày ý kiến. Ngoài ra cơ quan này phải có kết luận sơ bộ về việc bán phá giá và thiệt hại do việc bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất trong nước cũng như đưa ra kết luận rằng biện pháp tạm thời là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại trong quá trình điều tra. Cam kết giá Việc điều tra có thể kết thúc nếu nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá lên hoặc ngừng bán phá giá và được cơ quan điều tra của nước nhập khẩu nhất trí. Mức giá tăng lên có thể nhỏ hơn biên độ phá giá nếu như mức tăng như vậy đã đủ để khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. Trong trường hợp cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá và thiệt hại vẫn có thể tiếp tục nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và được cơ quan điều tra đồng ý. Trong trường hợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không có phá giá hoặc không gây thiệt hại thì việc cam kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, nếu kết luận trên rút ra sau khi cam kết giá đã được chấp nhận thì cam kết giá sẽ được duy trì trong thời hạn hợp lý. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế tương đương hay nhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập khẩu quyết định. Đối với mỗi sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho từng trường hợp trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá. Mức thuế chống bán phá giá không bao giờ được cao hơn biên độ phá giá. Rà soát Sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá một thời gian, cơ quan chức năng sẽ tiến hành rà soát xem có tiếp tục đánh thuế chống bán phá giá hay không và nếu tiếp tục thì mức thuế là bao nhiêu. Cơ quan chức năng sẽ quyết định ngừng đánh thuế nếu, sau khi rà soát, xác định được rằng không cần thiết tiếp tục đánh thuế nữa. Uỷ ban chống bán phá giá Uỷ ban chống bán phá giá của WTO bao gồm đại diện của các thành viên có chức năng giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ trong Hiệp định về Chống bán phá giá và cung cấp thông tin cho các thành viên. Các thành viên sẽ phải thông báo cho Uỷ ban này ngay khi họ áp dụng bất kỳ biện pháp chống bán phá giá nào. Ngoài ra, các thành viên sẽ trình lên Uỷ ban mọi thủ tục pháp luật liên quan đến điều tra phá giá và báo cáo 6 tháng một lần về tình hình áp dụng biện pháp chống bán phá giá của nước mình. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước Tìm hiểu về các qui định pháp lý liên quan tới thuế chống bán phá giá và tổ chức bộ máy thực thi của một số nước hay áp dụng thuế này có ý nghĩa quan trọng để chúng ta có thể đối phó hiệu quả với tình huống hàng xuất khẩu của ta bị các nước đó nói riêng cũng như các nước nhập khẩu nói chung tiến hành điều tra bán phá giá. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá ở Hoa kỳ Qui định về chống bán phá giá của Hoa Kỳ hoàn toàn tuân thủ Hiệp định Chống bán phá giá của WTO. Về cơ chế điều tra, Hoa Kỳ quy định Bộ Thương mại (DOC) chịu trách nhiệm tiến hành điều tra phá giá và tính biên độ phá giá. Còn Hội đồng Thương mại Quốc tế (ITC) là một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Sau khi DOC kết luận chính thức là có phá giá thì ITC sẽ ra quyết định đánh thuế chống bán phá giá. Hàng năm DOC sẽ tiến hành rà soát lại biên độ phá giá để điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá. Việc phân chia chức năng điều tra cho hai cơ quan độc lập có ưu điểm là bảo đảm tính khách quan trong việc ra quyết định đánh thuế chống bán phá giá nhưng lại tốn rất nhiều nhân lực. Hoa Kỳ qui định mức thuế chống bán phá giá bằng đúng biên độ phá giá và đánh thuế theo nguyên tắc hồi tố, nghĩa là sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá được một năm, nếu giá xuất khẩu tăng lên thì nhà nhập khẩu có thể đề nghị tính lại biên độ phá giá và sẽ được hoàn lại khoản tiền chênh lệch giữa khoản thuế đã nộp năm trước với biên độ phá giá vừa tính lại. Đồng thời, mức thuế chống bán phá giá từ năm thứ hai sẽ được giảm xuống bằng biên độ phá giá mới. Tương tự như vậy, đến năm tiếp theo nhà nhập khẩu cũng có thể được hoàn thuế nếu giá xuất khẩu tiếp tục tăng. Cách thu thuế và hoàn thuế như vậy đảm bảo nhà nhập khẩu không phải nộp thuế vượt quá biên độ phá giá, nhưng thực hiện lại phức tạp, mỗi năm có thể áp dụng một mức thuế chống bán phá giá khác nhau. Việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ thường tập trung vào mặt hàng chính là sắt thép. Trong số 65 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến 1998 có đến 39 cuộc (chiếm 60%) về sản phẩm sắt thép nhưng chỉ chú trọng vào một số chủng loại thép carbon cán nóng và cán mỏng. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá ở Canada Cơ chế chống bán phá giá của Canada cũng tương tự như của Hoa Kỳ. Điều tra phá giá và điều tra thiệt hại do hai cơ quan độc lập tiến hành. Cục Hải quan và Thuế (CCRA) chịu trách nhiệm điều tra phá giá và tính biên độ phá giá. Tòa án Thương mại quốc tế của Canada (CITT) là một cơ quan có chức năng gần như một tòa hành chính chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại. Nếu CITT kết luận là việc bán phá giá hàng nhập khẩu gây thiệt hại hoặc sắp gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thì CCRA sẽ quyết định đánh thuế chống bán phá giá. Canada xác định mức thuế bằng cách so sánh giá trị thông thường “ước tính” dựa trên các dữ liệu của giai đoạn trước với giá xuất khẩu thực tế, và áp dụng thuế chống bán phá giá theo từng giao dịch. Với cách đánh thuế trên cơ sở từng giao dịch, người nhập khẩu chỉ trả thuế nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường thực tế hoặc ước tính. Theo luật của Canada, thuế chống bán phá giá có thể được đánh thấp hơn biên độ phá giá nếu như đã đủ để triệt tiêu thiệt hại nhằm tránh bảo hộ sản xuất trong nước quá mức cần thiết. CITT sẽ xác định mức thuế cần thiết đủ để triệt tiêu thiệt hại. Sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá được một năm, CCRA sẽ tiến hành rà soát để tính lại giá trị thông thường, giá xuất khẩu nhằm điều chỉnh lại biên độ phá giá. Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải cung cấp các thông tin cần thiết để CCRA tính lại biên độ phá giá. Canada áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một mặt hàng nhập khẩu trong thời hạn 5 năm trừ trường hợp CITT cho rằng cần kéo dài thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá thì mới đủ khắc phục thiệt hại. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá ở EU Ủy ban châu Âu có trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều tra phá giá, quyết định mở cuộc điều tra, tiến hành đồng thời điều tra phá giá và thiệt hại, áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, quyết định chấp nhận cam kết giá bởi các nhà xuất khẩu nước ngoài và kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức. ủy ban còn có quyền kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn sửa đổi Qui chế chống bán phá giá và ban hành các luật mới về thương mại. Cơ chế tổ chức một cơ quan điều tra như vậy có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và nguồn nhân lực. Một điểm đặc trưng của cơ chế đánh thuế chống bán phá giá của EU là nguyên tắc đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá, nghĩa là trong mọi trường hợp, thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ phá giá và thậm chí sẽ đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như
Luận văn liên quan