Bàn về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Trong nền kinh tế, các trung gian tài chính bảo hiểm là một kênh huy động vốn đầu tư không thể thiếu và đầy tiềm năng. Bảo hiểm nhân thọ dài hạn vừa là nguồn bổ sung vốn đầu tư phát triển, vừa là biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo và ổn định đời sống kinh tế - xó hội ở mỗi nước. Thị trường bảo hiểm bùng nổ, vấn đề đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang trở thành vấn đề sống còn, nhất là đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đầu tư tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bảo toàn quỹ tài chính bảo hiểm, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính và đứng vững trong cạnh tranh. Thêm nữa, thu nhập từ đầu tư tài chính còn là nguồn để doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện các cam kết với khách hàng, nâng cao tính hấp dẫn của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.Trên thế giới, các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn coi đầu tư tài chính là hoạt động mang lại thu nhập chính và luôn được coi trọng. Có thể nói hoạt động đầu tư của DNBH nhân thọ có vai trò rất lớn không những đối với DNBH nhân thọ mà còn đối với toàn bộ tư tài chính của nền kinh tế. Với ý nghiã đó, em chọn đề tài " Bàn về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhõn thọ " Cấu trúc của bài viết gồm ba phần: Phần I: Lý luận chung về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Phần II: Thực trạng hoạt động đầu tư của một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp

doc46 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế, cỏc trung gian tài chớnh bảo hiểm là một kờnh huy động vốn đầu tư khụng thể thiếu và đầy tiềm năng. Bảo hiểm nhõn thọ dài hạn vừa là nguồn bổ sung vốn đầu tư phỏt triển, vừa là biện phỏp bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo và ổn định đời sống kinh tế - xó hội ở mỗi nước. Thị trường bảo hiểm bùng nổ, vấn đề đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang trở thành vấn đề sống còn, nhất là đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đầu tư tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bảo toàn quỹ tài chính bảo hiểm, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính và đứng vững trong cạnh tranh. Thêm nữa, thu nhập từ đầu tư tài chính còn là nguồn để doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện các cam kết với khách hàng, nâng cao tính hấp dẫn của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.Trên thế giới, các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn coi đầu tư tài chính là hoạt động mang lại thu nhập chính và luôn được coi trọng. Có thể nói hoạt động đầu tư của DNBH nhân thọ có vai trò rất lớn không những đối với DNBH nhân thọ mà còn đối với toàn bộ tư tài chính của nền kinh tế. Với ý nghiã đó, em chọn đề tài " Bàn về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhõn thọ " Cấu trúc của bài viết gồm ba phần: Phần I: Lý luận chung về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Phần II: Thực trạng hoạt động đầu tư của một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp I.lý luận chung 1.lý luận chung về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ : 1.1.Khái niệm về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm Bảo hiểm là sự chia nhỏ tổn thất của một số ít người cho nhiều người có cùng khả năng gặp phải những rủi ro tương tự bằng cách thu của họ một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để hình thành nên quỹ tài chính bảo hiểm từ đó bồi thường (chi trả) cho họ những thiệt hại về tài chính do rủi ro bất ngờ gây nên . Quỹ tài chính BH Chi trả Phí bảo hiểm Người tham gia BH gặp rủi ro Người tham gia Bảo hiểm Sơ đồ 1: Cơ chế hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm . Người Bảo Hiểm Qlý Đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là "sự đảo ngược của chu kỳ sản xuất kinh doanh". Việc tiêu thụ sản phẩm dựa trên quy trình: phí bảo hiểm được thu trước, còn cam kết trả tiền bảo hiểm được thực hiện sau. Giá trị sử dụng của sản phẩm bảo hiểm chỉ được thực hiện sau khi mua một khoảng thời gian nhất định. Như vậy doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có trong tay một quỹ tài chính tập trung khá lớn, nhưng quỹ này sẽ không được sử dụng để bồi thường ngay nên DNBH có thể sử dụng lượng tiền nhàn rỗi này để đầu tư . Như vậy: Đầu tư tài chính của một doanh nghiệp bảo hiểm là việc doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư theo luật định. Mỗi nước khác nhau thì có những quy định khác nhau về lĩnh vực đầu tư của DNBH. 1.2.Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư quỹ tài chính rất phức tạp do sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng đa dạng và phức tạp hơn, lại thêm cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường là hợp đồng dài hạn nên hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có một số đặc trưng cơ bản sau: Một đặc điểm chung của hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là chịu tác động rất lớn của những thay đổi về lãi suất và lạm phát do nguồn vốn đem đầu tư thường là dài hạn. Do tính chất dài hạn của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và nhu cầu chi có thể dự đoán được một cách khá chính xác nên các quỹ bảo hiểm nhân thọ thường đầu tư vào các loại chứng khoán dài hạn. Quy mô các quỹ bảo hiểm nhân thọ lớn hơn các quỹ bảo hiểm phi nhân thọ xét dưới góc độ phí bảo hiểm. Thu nhập của công ty bảo hiểm nhân thọ thường lớn hơn các khoản chi và tất cả các khiếu nại có thể được thanh toán từ phí bảo hiểm và thu nhập từ đầu tư trong năm. Do vậy, DNBH nhân thọ ít có nhu cầu đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tính toán thì một hợp đồng bảo hiểm phù hợp với công ty bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng mà ngày thanh toán đáo hạn của hợp đồng trùng với ngày thanh toán đáo hạn của hạng mục đầu tư. Đầu tư nước ngoài của quỹ bảo hiểm nhân thọ thường ít hơn bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ có tính tiết kiệm nên việc đầu tư có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. 1.3.Vai trò của hoạt động đầu tư trong DNBH nhân thọ. 1.3.1.Đối với doanh nghiệp bảo hiểm : DNBH không chỉ có nhiệm vụ thu chi quỹ tài chính bảo hiểm mà còn phải phát triển quỹ tài chính này. Đầu tư tài chính nguồn vốn nhàn rỗi có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm. Đầu tư có hiệu quả chính là phát triển quỹ tài chính của DNBH. -Hoạt động đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện giảm phí bảo hiểm, từ đó tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. - Chiến lược thiết kế và bán sản phẩm của doanh nghiệp cũng bị chi phối bởi hoạt động đầu tư thông qua việc định giá các sản phẩm bảo hiểm, mở rộng phạm vi trách nhiệm cũng như tăng thêm quyền lợi cho khách hàng. -Hoạt động đầu tư đóng góp vào sự tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận của của doanh nghiệp bảo hiểm, từ đó giúp doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng quy mô, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Đồng thời còn giúp các doanh nghiệp bảo hiểm bù đắp sự mất giá của đồng tiền, bảo toàn quỹ tài chính bảo hiểm trước rủi ro lạm phát . Ngoài ra, hoạt động đầu tư còn có một số ý nghĩa khác như : giúp doanh nghiệp khuếch trương quảng cáo thông qua đầu tư bất động sản hoặc tạo thêm khách hàng cho doanh nghiệp thông qua hoạt động cho vay (khi người vay mua bảo hiểm tại công ty). 1.3.2.Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ : Nếu như trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính giúp doanh nghiệp bù đắp các chi phí kinh doanh,có điều kiện để giảm phí bảo hiểm, tăng khả năng ký kết hợp đồng bảo hiểm, nâng cao mức giữ lại trong các hợp đồng tái bảo hiểm, từ đó ổn định và nâng cao kết quả kinh doanh thì trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đầu tư quỹ dự phòng là sự bắt buộc vì tính chất kỹ thuật của nghiệp vụ bảo hiểm này. Nếu các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không đầu tư hoặc thu nhập từ hoạt động đầu tư không đủ lớn để bù đắp các khoản "nợ tiết kiệm" đối với người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lâm vào tình trạng thua lỗ ; trầm trọng hơn có thể dẫn tới phá sản. Như vậy có thể nói đầu tư là một hoạt động có vai trò sống còn đối với việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng có những vai trò quan trọng như các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung. Ngoài ra nó còn thể hiện một số nét quan trọng sau : -Hoạt động đầu tư giúp họ thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình đối với người tham gia bảo hiểm. Bởi vì bảo hiểm nhân thọ không chỉ có tính rủi ro mà còn có tính tiết kiệm. Do đó việc đầu tư có hiệu quả không đơn thuần là phát triển quỹ tài chính mà còn là trách nhiệm của DNBH để đảm bảo cho khách hàng được trả lãi. -Thu nhập từ đầu tư là nguồn tài chính để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các cam kết với khách hàng, tăng các khoản lợi tức chia thêm cho các hợp đồng bảo hiểm, qua đó nâng cao tính hấp dẫn cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. -Đầu tư giúp DNBH nhân thọ bù đắp sự mất gía của đồng tiền, bảo toàn quỹ tài chính trước rủi ro lạm phát, đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong tương lai . 2.Nguyên tắc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm được ví như một "cánh tay" của doanh nghiệp bảo hiểm cùng với "cánh tay" kinh doanh trực tiếp. Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt để đảm bảo đầu tư an toàn và hiệu quả doanh nghiệp bảo hiểm cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau : 2.1.Nguyên tắc an toàn Nguyên tắc này được đặt ra nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong đầu và bảo toàn nguồn vốn sử dụng. Hoạt động đầu tư luôn đứng trước những rủi ro như : Rủi ro về lãi suất Rủi ro tín dụng Rủi ro thị trường Rủi ro tiền tệ Rủi ro biến động giá trong đầu tư chứng khoán . Khi tiến hành hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú ý đến tất cả những rủi ro trên để hoạt động đầu tư được hiệu quả hơn. Trước những rủi ro đó việc đảm bảo an toàn vốn là rất quan trọng , nó đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, tạo lòng tin cho khách hàng từ đó tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình nhằm phân tán và giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải. Nguyên tắc an toàn được pháp luật thể chế bằng việc quy định danh mục đầu tư với những lĩnh vực có mức độ rủi ro đầu tư thấp.Cụ thể như sau : Điều 98,Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành năm 2000 quy định doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vào những lĩnh vực sau: Mua trái phiếu chính phủ; Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản; Góp vốn vào các doanh nghiệp khác; Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (trích điều 98-Luật kinh doanh bảo hiểm) 2.2.Nguyên tắc sinh lời: Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động đầu tư là tạo ra lợi nhuận.Lợi nhuận cao là mục tiêu của tất cả mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường. Với doanh nghiệp bảo hiểm, lợi nhuận là rất cần thiết giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính, đứng vững trong cạnh tranh và thực hiện các chiến lược của mình. Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện giảm phí và mở rộng phạm vi bảo hiểm. Tóm lại đây là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp bảo hiểm theo đuổi . Tuy nhiên, muốn thu được tỷ suất lợi nhuận cao thì rủi ro khi đầu tư cũng tăng theo. Vì vậy nhà quản lý đầu tư cần nghiên cứu sao cho hoạt động đầu tư vừa đảm bảo nguyên tắc an toàn lại vừa đem lại mức lợi nhuận như mong muốn. 2.3.Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên. Khả năng thanh toán là khả năng mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng các tài sản của mình để đáp ứng các trách nhiệm thanh toán đã đến hạn. Do các khiếu nại của các DNBH rất khó dự đoán nên họ phải giữ một tỷ lệ đầu tư nhất định vào các hạng mục đầu tư có tính thanh khoản cao để đảm bảo thanh toán ngay khi cần thiết. Song song với mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán.Thực tế hai mục tiêu này thường có sự đánh đổi lẫn nhau: Khi doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng lợi nhuận thì phải chấp nhận tăng khả năng rủi ro, nếu rủi ro thực tế xảy ra thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ bị đe doạ. Do đó việc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo có tính thanh khoản hợp lý vì doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải thanh toán cho khách hàng bất kỳ lúc nào khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Tất cả các nguyên tắc đầu tư cần được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vốn đầu tư được hình thành từ nguồn nào. Đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm từ các nguồn vốn nợ (như các quĩ Dự phòng nghiệp vụ ) phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các nguyên tắc đầu tư trên. Bởi vì đây không phải là tiền của doanh nghiệp bảo hiểm mà là khoản nợ của doanh nghiệp đối với khách hàng. Các nguyên tắc đầu tư trên đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần đa dạng hoá các hạng mục đầu tư của mình, có chiến lược đầu tư thích hợp với quy mô của doanh nghiệp cũng như phù hợp với điều kiện thị trường. 3.Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ : 3.1.Nguồn vốn điều lệ Doanh nghiệp bảo hiểm thường phải ký một phần vốn điều lệ của mình theo quy định của pháp luật. Ơ Việt Nam hiện nay quy định bằng 5% vốn pháp định, phần còn lại DNBH có thể đem đi đầu tư sinh lời. Trong DNBH nhân thọ, nguồn vốn này chưa phải là chiếm tỷ trọng lớn nhưng có vai trò khá quan trọng. Nó là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nên không chịu sự kiểm soát và quy định chặt chẽ của pháp luật, do đó DNBH có thể đem đầu tư vào những khoản mục có tỷ suất lợi nhuận cao nhằm phục vụ những chiến lược và mục tiêu của mình. 3.2.Quỹ dự trữ bắt buộc Trong quá trình kinh doanh rủi ro, bản thân DNBH cũng có thể gặp phải những rủi ro gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến khách hàng.Vì vậy Nhà nước phải yêu cầu DNBH phải trích lập các quỹ dự trữ bắt buộc để không những đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà còn bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam quy định các DNBH phải trích 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc, mức tối đa của quỹ này là 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm. 3.3.Quỹ dự trữ tự nguyện Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DNBH luôn phải duy trì khả năng thanh toán của mình. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc, DNBH có thể thành lập quỹ dự trữ tự nguyện. Quỹ này được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp. DNBH thành lập thêm quỹ này nhằm tăng khả năng thanh toán của mình, thực hiện tốt các cam kết với khách hàng. Các quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện của DNBH thường chiếm tỷ trọng không lớn trong nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhưng cũng có vai trò quan trọng, góp phần tăng doanh thu và đảm bảo khả năng thanh toán của DNBH. 3.4.Các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và lợi tức để lại của doanh nghiệp. Vào cuối mỗi năm tài chính, lợi nhuận sau thuế của DNBH được sử dụng để chia cổ tức cho cổ đông đối với công ty cổ phần, trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi,... phần còn lại sẽ được bổ sung vào nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, DNBH còn có các quỹ đầu tư hình thành từ lợi tức để lại, đảm bảo cho những cam kết có chia lãi. 3.5.Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm a, Quỹ dự phòng nghiệp vụ trong DNBH Theo quy định hiện hành thì dự phòng nghiệp vụ là quỹ bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải lập để thực hiện cam kết với khách hàng theo hợp đồng bảo hiểm trong mọi tình huống. Ngoài ra,các quỹ dự phòng nghiệp vụ còn đóng vai trò " van điều chỉnh " thu , chi và lợi nhuận của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn trong tình trạng phát triển và ổn định. Quỹ dự phòng nghiệp vụ nếu không được kiểm soát chặt chẽ, vận hành tuỳ tiện sẽ phản tác dụng và gây hại cho doanh nghiệp. Dự phòng nghiệp vụ có nguồn gốc từ phí thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chiều hướng ngày càng tăng về quy mô do tăng trưởng về nghiệp vụ và mức giữ lại. Sự tăng trưởng của quỹ dự phòng nghiệp và tính ổn định tương đối của nó trở thành một tiềm năng tài chính của doanh nghiệp ,được doanh nghiệp sử dụng vào đầu tư trong chiến lược kinh doanh tổng hợp kinh doanh của mình . Quỹ dự phòng nghiệp vụ của DNBH bao gồm : Dự phòng toán học; Dự phòng chi trả ( bồi thường); Dự phòng đảm bảo cân đối; Dự phòng chia lãi; b, Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của DNBH nhân thọ là tổng dự phòng nghiệp vụ trừ các khoản tiền bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Luật kinh doanh bảo hiểm quy định khoản tiền bồi thường xuyên trong kỳ đối với DNBH nhân thọ là lớn hơn hoặc bằng 5% tổng dự phòng nghiệp vụ. Cuối mỗi năm tài chính, DNBH trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ từ quỹ tài chính bảo hiểm cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và cho phần trách nhiệm còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong năm tài chính tiếp theo, các quỹ dự phòng nghiệp vụ thường không phải sử dụng để chi trả, bồi thường hết ngay. DNBH có thể lấy từ tiền phí thu được trong năm để chi trả bồi thường cho phần trách nhiệm phát sinh từ những hợp đồng ký từ những năm trước. Do vậy DNBH sẽ có một phần quỹ dự phòng nghiệp vụ là "nhàn rỗi " có thể đem đi đầu tư để sinh lời. Trong các nguồn đầu tư trên thì nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của DNBH luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư. Đối với DNBH nhân thọ, nguồn vốn này chiếm đến trên dưới 90%. Việc đầu tư nguồn vốn này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. ở Việt Nam luật pháp quy định như sau: Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế . Mua cổ phiếu ,trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa là 50%vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Đối với việc kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính tín dụng tối đa là 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. 4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ : Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, trong đó bao gồm cả những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. 4.1. Những nhân tố bên trong: 4.1.1. Các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Có thể nói nghĩa vụ tài chính của DNBH là nhân tố then chốt quyết định sự lựa chọn các hình thức đầu tư của công ty bảo hiểm, đặc biệt là nghĩa vụ đối với khách hàng( người được bảo hiểm).Nghĩa vụ này được quy định tại các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Hình thức đầu tư của DNBH sẽ phụ thuộc vào bản chất các nghĩa vụ của DNBH đối với khách hàng. Nguồn vốn đem đi đầu tư của DNBH phần lớn lấy từ các quỹ dự phòng nghiệp vụ; Do đó để đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như đảm bảo khả năng thanh toán của công ty thì DNBH khi đầu tư không chỉ tính đến lợi nhuận mà cón phải đảm bảo khả năng đáp ứng cao trách nhiệm đối với người được bảo hiểm. Nếu như không có sự quản lý hoạt động đầu tư một cách chặt chẽ, DNBH sẽ có xu hướng tìm kiếm các hình thức đầu tư sao cho thu được lợi nhuận cao nhất trên cơ sở tài sản tài chính hiện có. Cũng như DNBH phi nhân thọ, DNBH nhân thọ có hai nghĩa vụ tài chính chủ yếu là : Trách nhiệm đối với người được bảo hiểm Trách nhiệm đối với cổ đông. Bản chất của nghĩa vụ tài chính đối với người được bảo hiểm ở DNBH nhân thọ có ảnh hưởng lớn đến chính sách đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là đến việc lựa chọn các tài sản được coi là đảm bảo cho nghĩa vụ đó. Nhìn chung, nghĩa vụ tài chính với người tham gia bảo hiểm của DNBH nhân thọ có thời hạn dài hơn so với DNBH phi nhân thọ, nhất là những nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ có liên quan đến việc cung cấp sản phẩm tiết kiệm và hưu trí dài hạn. Điều này có nghĩa là giới hạn thời gian cho việc đầu tư các quỹ của người tham gia bảo hiểm nhân thọ dài hạn hơn nhiều so với trong bảo hiểm phi nhân thọ.Thêm nữa, các luồng tiền thu vào (inflow) từ phí bảo hiểm nhân thọ tương đối ổn định do phí đã được tính trước và được thu định kỳ hoặc một lần. Do đó DNBH nhân thọ không phải lo lắng quá nhiều về tính thanh khoản của các tài sản trong danh mục đầu tư của mình. 4.1.2.Quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm Quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn các hình thức đầu tư : Các DNBH có vốn đầu tư lớn sẽ có phạm vi lựa chọn đầu tư rộng hơn, có khả năng đầu tư vào nhiều danh mục khác nhau, đặc biệt là khi có quy định tỷ lệ đầu tư tối thiểu với một số lĩnh vực như bất động sản, trái phiếu chính phủ ...Ngược lại với những DNBH có vốn đầu tư với quy mô nhỏ hơn. Mức độ thanh khoản của các tài sản tài chính sẽ phụ thuộc vào quy mô đầu tư vào tài sản đó của DNBH so với quy mô của toàn thị trường.Ví dụ, một DNBH nhỏ thì do tài sản đầu tư có gía trị nhỏ nên khi cần họ có thể bán ngay ra thị trường mà không lo làm rối loạn thị trường, đảm bảo tính thanh khoản để có tiền mặt chi tiêu.Trong khi đó, với một DNBH lớn, nắm giữ một giá trị lớn cùng loại tài sản đầu tư đó , khi cần nếu bán ra thị trường có thể bị ảnh hưởng đáng kể do khi bán hàng với số lượng lớn thường bị giảm giá. Trong trường hợp này, tài sản đầu tư đó có thể coi là không đủ tính thanh khoản cần thiết. 4.1.3. Chính sách phân phối lợi nhuận Nhân tố này ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, khi doanh nghiệp ký kết những hợp đồng bảo hiểm có cam kết chia lãi như sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời, hỗn hợp và niên kim.. -Nếu thị trườ
Luận văn liên quan