Báo cáo Các màn phù phép trong tài chính-Thủ thuật trong kế toán

Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm. Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật phù phép báo cáo tài chính. Tuy nhiên, những thủ thuật này chỉ là biện pháp đối phó nhằm tạo ra ảo tưởng công ty đang làm ăn phát đạt. Vì thế, một khi nhà đầu tư phát hiện doanh nghiệp thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, hậu quả sẽ khó lường. Lấy Enron làm ví dụ, chính kỳ vọng quá lớn của thị trường đã đẩy các nhà lãnh đạo Enron tới hành vi gian lận tài chính. Sau khi bị phanh phui, giá trị của Enron nhanh chóng bị tụt xuống dưới mức 1 tỷ USD so với giá trị thực khoản 30 tỷ và kết cục sau cùng là phá sản. Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến những thủ thuật hợp pháp, tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, mà các doanh nghiệp Mỹ thường sủ dụng, song cũng không mấy xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam. Phù phép thông qua các ước tính kế toán Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng mức lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện. Thủ thuật phù phép lợi nhuận dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức lợi nhuận cần phù phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu. Đến khi “giấy không thể gói được lửa”, khủng hoảng là điều khó tránh khỏi. Phù phép thông qua các giao dịch thực Ngoài phù phép thông qua các ước tính kế toán, doanh nghiệp còn có thể phù phép lợi nhuận thông qua việc giàn xếp một số giao dịch thực (Real earnings management) nhằm tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho công ty về lâu dài. Ø Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng Một biện pháp các doanh nghiệp thường sủ dụng để tăng lợi nhuận khi thấy có nguy cơ không đạt kế hoạch đặt ra là giảm giá bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai là công bố kế hoạch tăng giá bán đầu năm sau. Ví dụ, để tăng lợi nhuận Quí IV/2007, một công ty sản xuất ôtô có thể công bố kế hoạch tăng giá bán từ Quí I/2008, lập tức doanh thu Quí IV/2007 sẽ tưng vọt. Hai biện pháp này cho phép công ty tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, nhưng sẽ bị giảm vào các năm sau, vì thực chất công ty đã chuyển lợi nhuận của năm sau sang năm hiện tại. Mặt khác, tăng giá bán năm sau còn làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Ø Cắt giảm chi phí hữu ích Cắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị cũng là cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của công ty về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. Ø Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không hiệu quả Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường đem lại một khoản lỗ cho công ty trong năm hiện tại. Do đó, nếu lợi nhuận trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo công ty có thể không muốn thanh lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty như làm phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ Ø Bán các khoản đầu tư hiệu quả Ngoài trì hoãn thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả, công ty có thể bán các khoản đầu tư sinh lời nhằm tăng thêm lợi nhuận cho năm hiện tại. Động thái này được ví như “gặt lúa non”. Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là công ty tự nguyện bỏ qua tiềm năng sinh lời lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo. Ø Sản xuất vượt mức công suất tối ưu Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất tối ưu, tuỳ thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị trường Tuy nhiên, trong trường hợp cần tăng lợi nhuận, công ty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành đơn vị sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy mó, thiết bị phải làm việc quá mức ảnh hưởng tiêu cự tới năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị. Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước tính kế toán hay các giao dịch thực), về bản chất, chỉ là chuyển lợi nhuận của các năm sau sang năm hiện tại. Điểm khác biệt là ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi khả năng sinh lời đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép lợi nhuận sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của công ty trong dài hạn. Xét về mặt này, làm tăng lợi nhuận thông qua các ước tính kế toán được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng các ước tính kế toán không đủ sức giúp các doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng và có thể sẽ gặp trở ngại từ phía kiểm toán viên. Do đó, doanh nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng lợi nhuận. Kiểm toán viên dù phát hiện các thủ thuật này nhưng vì nó tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nên cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại. Tóm lại, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi cho nhà đầu tư cũng như cho chính công ty. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một công ty không chỉ ảnh hưởng riêng đến công ty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Để ngăn chặc những tác động tiêu cực của “Overvaluation”, các doanh nghiệp cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều khi lợi ích ngắn hạn của “Overvaluation” quá hấp dẫn khiến các doanh nghiệp khó có thể cưỡng lại được. Theo như nhận xét của Giáo sư M.C Jensen, Giám đốc công ty Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Monitor Group: “Overvaluation cũng giống như một loại heroin. Nó mang cho ta cảm giác lâng lâng lúc ban đầu, nhưng không lâu sau đó sẽ là những nối đau không cùng.

doc140 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Các màn phù phép trong tài chính-Thủ thuật trong kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính     Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm. Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật phù phép báo cáo tài chính. Tuy nhiên, những thủ thuật này chỉ là biện pháp đối phó nhằm tạo ra ảo tưởng công ty đang làm ăn phát đạt. Vì thế, một khi nhà đầu tư phát hiện doanh nghiệp thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, hậu quả sẽ khó lường. Lấy Enron làm ví dụ, chính kỳ vọng quá lớn của thị trường đã đẩy các nhà lãnh đạo Enron tới hành vi gian lận tài chính. Sau khi bị phanh phui, giá trị của Enron nhanh chóng bị tụt xuống dưới mức 1 tỷ USD so với giá trị thực khoản 30 tỷ và kết cục sau cùng là phá sản. Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến những thủ thuật hợp pháp, tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, mà các doanh nghiệp Mỹ thường sủ dụng, song cũng không mấy xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam. Phù phép thông qua các ước tính kế toán Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng mức lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện... Thủ thuật phù phép lợi nhuận dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức lợi nhuận cần phù phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu. Đến khi “giấy không thể gói được lửa”, khủng hoảng là điều khó tránh khỏi. Phù phép thông qua các giao dịch thực Ngoài phù phép thông qua các ước tính kế toán, doanh nghiệp còn có thể phù phép lợi nhuận thông qua việc giàn xếp một số giao dịch thực (Real earnings management) nhằm tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho công ty về lâu dài. Ø Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng Một biện pháp các doanh nghiệp thường sủ dụng để tăng lợi nhuận khi thấy có nguy cơ không đạt kế hoạch đặt ra là giảm giá bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai là công bố kế hoạch tăng giá bán đầu năm sau. Ví dụ, để tăng lợi nhuận Quí IV/2007, một công ty sản xuất ôtô có thể công bố kế hoạch tăng giá bán từ Quí I/2008, lập tức doanh thu Quí IV/2007 sẽ tưng vọt. Hai biện pháp này cho phép công ty tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, nhưng sẽ bị giảm vào các năm sau, vì thực chất công ty đã chuyển lợi nhuận của năm sau sang năm hiện tại. Mặt khác, tăng giá bán năm sau còn làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Ø Cắt giảm chi phí hữu ích Cắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị cũng là cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của công ty về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. Ø Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không hiệu quả Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường đem lại một khoản lỗ cho công ty trong năm hiện tại. Do đó, nếu lợi nhuận trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo công ty có thể không muốn thanh lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty như làm phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ Ø Bán các khoản đầu tư hiệu quả Ngoài trì hoãn thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả, công ty có thể bán các khoản đầu tư sinh lời nhằm tăng thêm lợi nhuận cho năm hiện tại. Động thái này được ví như “gặt lúa non”. Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là công ty tự nguyện bỏ qua tiềm năng sinh lời lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo. Ø Sản xuất vượt mức công suất tối ưu Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất tối ưu, tuỳ thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị trường Tuy nhiên, trong trường hợp cần tăng lợi nhuận, công ty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành đơn vị sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy mó, thiết bị phải làm việc quá mức ảnh hưởng tiêu cự tới năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị. Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước tính kế toán hay các giao dịch thực), về bản chất, chỉ là chuyển lợi nhuận của các năm sau sang năm hiện tại. Điểm khác biệt là ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi khả năng sinh lời đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép lợi nhuận sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của công ty trong dài hạn. Xét về mặt này, làm tăng lợi nhuận thông qua các ước tính kế toán được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng các ước tính kế toán không đủ sức giúp các doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng và có thể sẽ gặp trở ngại từ phía kiểm toán viên. Do đó, doanh nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng lợi nhuận. Kiểm toán viên dù phát hiện các thủ thuật này nhưng vì nó tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nên cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại. Tóm lại, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi cho nhà đầu tư cũng như cho chính công ty. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một công ty không chỉ ảnh hưởng riêng đến công ty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Để ngăn chặc những tác động tiêu cực của “Overvaluation”, các doanh nghiệp cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều khi lợi ích ngắn hạn của “Overvaluation” quá hấp dẫn khiến các doanh nghiệp khó có thể cưỡng lại được. Theo như nhận xét của Giáo sư M.C Jensen, Giám đốc công ty Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Monitor Group: “Overvaluation cũng giống như một loại heroin. Nó mang cho ta cảm giác lâng lâng lúc ban đầu, nhưng không lâu sau đó sẽ là những nối đau không cùng.   ………………………………………………………………. Bảo toàn kế toán quản trị trong điều kiện không chắc chắn     Trong chỉ đạo và ra quyết định kinh doanh, các nhà quản trị doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các điều kiện và tình huống kinh doanh không chắc chắn. Đó là khả năng mà giá trị phát sinh thực tế của các yếu tố giá bán, sản lượng tiêu thụ, chi phí lãi vay…. sẽ chênh lệch đáng kể với dự tính. Để quyết định của nhà quản trị mang tính hiệu quả cao, nhà quản trị cần phải tính đến các yếu tố mang tính rủi ro này. Xét về khía cạnh kế toán quản trị, đây chính là việc xác lập ảnh hưởng của các yếu tố không chắc chắn trong các mô hình ra quyết định. Tùy theo mức độ tiếp cận chi tiết mà việc xác lập ảnh hưởng của yếu tố không chắc chắn trong các mô hình kế toán quản trị có thể được thực hiện theo một trong 2 phương thức sau: - Xác định xác suất xảy ra các sự kiện và đưa vào mô hình ra quyết định. - Sử dụng các mô hình của thống kê, kinh tế lượng, và các mô hình kinh tế khác để dự báo cụ thể các yếu tố không chắc chắn Ví dụ, có số liệu về báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty K kinh doanh mặt hàng A trong tháng 9.05 như sau (sản lượng tiêu thụ 3.700 sp):  Trong tháng 10, bộ phận kinh doanh đề nghị giảm giá bán 3.000 đồng/sp, đồng thời tăng chi phí quảng cáo lên thêm 900.000 đồng, vì biện pháp này sẽ làm cho lượng tiêu thụ tăng, lợi nhuận sẽ tăng. Nhà quản trị đứng trước việc lựa chọn thực hiện hay không phương án kinh doanh trên. Theo cách thứ nhất, người ta xác định các sự kiện và các yếu tố không chắc chắn, sau đó tiến hành tính toán các xác suất xảy ra các sự kiện này trước khi đưa chúng vào mô hình ra quyết định kinh doanh. Giả sử rằng bộ phận nghiên cứu thị trường cung cấp dữ liệu từ việc điều tra chọn mẫu tại một số đại lý kinh doanh khi thực hiện biện pháp trên, như sau : sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 30% - 45%, xác suất để mức sản lượng tiêu thụ tăng lên 30% là 70%, xác suất để mức sản lượng tiêu thụ tăng lên 45% là 30%. - Nếu mức sản lượng tiêu thụ tăng 30% thì : + Số dư đảm phí tăng : (3.700 x 130% x 9.000) – 44.400.000 = -1.110.000 + Lợi nhuận tăng : -1.110.000 – 900.000 = - 2.010.000 đ (lợi nhuận giảm 2.010.000) - Nếu mức sản lượng tiêu thụ tăng 45% thì: + Số dư đảm phí tăng: (3.700 x 145% x 9.000) - 44.400.000 = 3.885.000 đ + Lợi nhuận tăng: 3.885.000 – 900.000 = 2.985.000 đ Như vậy, mức lợi nhuận tăng khi tính toán ảnh hưởng của nhân tố không chắc chắn là : - 1.100.000 x 70% + 2.985.000 x 30% = -512.000 đ ( lợi nhuận giảm 512.000 đồng) Như vậy, công ty không nên thực hiện phương án này. Theo cách thứ hai, căn cứ vào dữ liệu thống kê và sự thay đổi trong giá bán và chi phí quảng cáo để tính toán cụ thể về mức tăng sản lượng tiêu thụ. Giả sử rằng, dữ liệu về tình hình khối lượng tiêu thụ, giá bán và chi phí quảng cáo của mặt hàng này được thống kê như sau:  Ta thiết lập mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ với giá bán và chi phí quảng cáo qua phương trình hồi quy sau: Y = b0 + b1X1 + b2X2 , trong đó: + Y: sản lượng tiêu thụ + X1: giá bán sản phẩm + X2: chi phí quảng cáo + b0: số hạng cố định + b1: mức tác động đến lượng tiêu thụ khi giá bán thay đổi một đơn vị + b2: mức tác động đến lượng tiêu thụ khi chi phí quảng cáo thay đổi đơn vị Ta có thể sử dụng công cụ Exel (Lệnh Tool/Data Analysis) để tính toán các giá trị thống kê đặc trưng và kết quả hồi quy đa biến. Tóm tắt kết quả hồi quy cho bởi Exel như sau: + Mức độ tương quan: 0,987 + Hệ số xác định: 0,974 + Thông số độ dốc của biến giá cả: -34,56 + Thông số độ dốc của biến chi phí quảng cáo: 1,31 + Số hạng cố định: 326,06 Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ với giá bán và chi phí quảng cáo: Y = 326,06 -34,56X1 + 1,31X2 Bây giờ ta tính toán mức sản lượng tiêu thụ và mức tăng giảm lợi nhuận khi giảm giá bán 3.000 đ/sp, tăng chi phí quảng cáo thêm 900.000 đ. Thay vào phương trình, ta có dự báo về lượng tiêu thụ: Y = 326,06 – 34,56 x 47 + 1,31 x 4.805 = 4.996 sp + Số dư đảm phí tăng : (4.996 x 9.000) – 44.400.000 = 564.000 đ + Lợi nhuận tăng : 564.000 – 900.000 = - 336.000 đ (lợi nhuận giảm 336.000 đ) Như vậy, không nên thực hiện phương án này. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, nhà quản trị doanh nghiệp thường xuyên đứng trước những tình huống, những điều kiện kinh doanh không chắc chắn. Các mô hình ra quyết định trong các bài toán kế toán quản trị hiện nay thường bỏ qua yếu tố rủi ro này hoặc thường chưa xác lập ảnh hưởng của nó một cách cụ thể và đáng tin cậy. Về lý thuyết, đó chính là việc vận dụng các công cụ hỗ trợ của lý thuyết xác suất thống kê, kinh tế lượng, toán kinh tế....để xác lập một cách cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố rủi trong các mô hình ra quyết định của bài toán kế toán quản trị nhằm nâng cao tính hiệu quả và hoàn thiện các mô hình này. Ở góc độ thực tiễn, trong điều kiện công nghệ và thông tin phát triển hiện nay, chúng ta có đủ điều kiện về dữ liệu và công cụ tính toán để có thể xác lập một cách cụ thể và đáng tin cậy ảnh hưởng các nhân tố không chắc chắn trong các mô hình ra quyết định kinh doanh. Vấn đề cần phải xét thêm ở đây là cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả đem lại. Như vậy, xét về mặt lý luận lẫn thực tiễn, việc tiếp tục hoàn thiện mô hình bài toán kế toán quản trị trong điều kiện kinh doanh không chắc chắn là điều cần thiết, nhằm làm cho kế toán quản trị ngày càng phát huy hiệu quả, trở thành công cụ đáng tin cậy trong việc ra quyết định của nhà quản trị ª Tài liệu tham khảo: - Tập thể tác giả khoa kế toán trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Kế toán quản trị, NXB Thống kê. - Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB ĐHQG TP.HCM,, 2003 - Robert S.Kaplan, Anthony A.Atkinson, Advanced Management Accounting, third Edition, Prentice Hall International, Inc.   ………………………………………………………… Bao thanh toán và phương pháp hạch toán     Việt Nam đã gia nhập WTO. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần dần được hình thành. Trong xu thế đó, sự phát triển của các công cụ tài chính là một sự tất yếu. Với việc sử dụng các công cụ tài chính sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ tài chính hiện nay còn chưa phổ biến. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi bàn về hình thức bao thanh toán, những lợi ích của nó đối với các doanh nghiệp và phương pháp hạch toán nghiệp vụ bao thanh toán. Theo Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là bao thanh toán quốc tế. Theo Điều 1 Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản tháng 06/2004 của FCI (General Rules for International Factoring Verion FCI June 2004), hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì hoặc không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau đây: - Kế toán sổ sách các khoản phải thu; - Thu nợ các khoản phải thu; - Phòng ngừa rủi ro nợ xấu. Điều 2 Chương I Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring) còn bổ sung thêm một chức năng nữa của bao thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng tiền thanh toán trước. Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 của Thống đốc NHNN, bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Bao thanh toán là sự tổng hợp tính chất của các hoạt động tài trợ cho người bán, tài trợ dựa trên hóa đơn, tài trợ thương mại hay chiết khấu hóa đơn. Về cơ bản, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay. Nói tóm lại, bao thanh toán được hiểu là sự chuyển nhượng nợ của người mua hàng (con nợ) từ người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị bao thanh toán (chủ nợ mới). Đơn vị bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua. Đơn vị bao thanh toán có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng với một khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do người tài trợ gánh chịu. Ngoài ra, nghiệp vụ bao thanh toán còn bao gồm một số dịch vụ như quản lý tài khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng và thương mại nhằm tăng thu và giữ tốt quan hệ với khách hàng lâu dài. Bao thanh toán mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp bán hàng và mua hàng. Cụ thể: * Đối với doanh nghiệp bán hàng: + Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản. + Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm. + Giảm chi phí hành chính, quản lý công nợ. + Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng, không yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. + Giảm thiểu nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng. * Đối với doanh nghiệp mua hàng: + Có thể mua hàng theo điều khoản thanh toán sau. + Sử dụng tín dụng người bán để tài trợ vốn lưu động. + Cơ hội đàm phán điều khoản mua hàng tốt hơn. + Đơn giản hóa thủ tục thanh toán nhờ tập trung thanh toán về một đầu mối là ngân hàng. Bao thanh toán có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, như: - Bao thanh toán truy đòi - miễn truy đòi - Bao thanh toán có thông báo - không thông báo - Bao thanh toán trong nước - xuất nhập khẩu Hiện nay, bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất nhập khẩu được các ngân hàng áp dụng phổ biến. Cụ thể, cơ chế hoạt động của hai hình thức này được thực hiện như sau: * Bao thanh toán trong nước:  1.Bên bán hàng và ngân hàng ký kết hợp đồng bao thanh toán. 2.Bên bán hàng và ngân hàng cùng gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng, trong đó nêu rõ việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng. 3.Bên mua hàng xác nhận về việc đã nhận thông báo và cam kết thanh toán cho ngân hàng. 4.Bên bán hàng giao hàng cho bên mua. 5.Ngân hàng ứng trước cho bên bán hàng. 6.Bên mua hàng thanh toán khoản phải thu cho ngân hàng khi đến hạn. 7.Ngân hàng thu phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán hàng * Bao thanh toán xuất nhập khẩu:  1.Nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu với ngân hàng thanh toán xuất khẩu. 2.Nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu về việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu.. 3.Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu. 4.Nhà xuất khẩu giao bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu.. 5.Ngân hàng thanh toán xuất khẩu. ứng trước cho nhà xuất khẩu. 6.Nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu cho ngân hàng thanh toán xuất khẩu. khi đến hạn thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu – đối tác của ngân hàng thanh toán xuất khẩu.. 7. Ngân hàng thanh toán xuất khẩu. thu phần ứng trước và chuyển phần còn lại cho nhà xuất khẩu. Từ những vấn đề về bao thanh toán được trình bày ở trên, chúng tôi đi vào trình bày phương pháp hạch toán. * Trường hợp bao thanh toán trong nước: + Khi hạch toán trường hợp này cần chú ý một số nguyên tắc sau: - Chi phí liên quan đến việc ký kết hợp đồng bao thanh toán được hạch toán vào chi phí tài chính. - Phí bao thanh toán trả cho ngân hàng bao thanh toán được hạch toán vào chi phí tài chính. - Chứng từ liên quan đến việc bán hàng được chuyển giao cho đơn vị bao thanh toán. - Số tiền người mua thanh toán cho ngân hàng bao thanh toán khi đến hạn. Ngân hàng bao thanh toán thanh toán phần còn lại cho doanh nghiệp. - Số tiền mà ngân hàng bao thanh toán ứng trước cho doanh nghiệp mang tính chất của một khoản vay. - Rủi ro liên quan đến việc thu hồi nợ từ người mua do ngân hàng bao thanh toán gánh chịu. + Phương pháp hạch toán: -
Luận văn liên quan