Báo cáo Cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính

Đề án môn học là một phương thức hữu hiệu giúp sinh viên có thể hình thành tư duy nghiên cứu khoa học, tạo lập cơ sở ban đầu về lý luận chuyên sâu về chuyên ngành học của sinh viên. Là một sinh viên được đào tạo theo chuyên ngành kiểm toán, thực hiện đề án môn học là cơ hội tốt để củng cố kiến thức, xây dựng tư duy nghiên cứu và trình bày lý luận về môn học chuyên ngành kiểm toán. Đây là nền tảng quan trọng cho các tác nghiệp thực tế của các kiểm toán viên tương lai. Trong lĩnh vực kiểm toán, kiểm toán tài chính là một mảng lớn, đóng vai trò chủ chốt cũng như chiếm một tỉ trọng lớn trong hoạt động kiểm toán. Muốn đạt được hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán bên canh việc lập kế hoạch chu đáo, thu thập bằng chứng thích hợp, đầy đủ. kiểm toán viên cần phải hiểu và nắm vững những kiến thức, khái niệm cơ bản của kiểm toán tài chính. Và một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng trong kiểm toán tài chính là Cơ sở dẫn liệu. Tuy nhiên, với sinh viên thì khái niệm Cơ sở dẫn liệu luôn được hiểu một cách không rõ ràng cả về bản chất cũng như về tầm ảnh hưởng của nó đối với các công việc kiểm toán. Bài đề án ao gồm ba phần chính: Phần 1: Lí luận chung Phần 2: Thực trạng cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán Phần 3: Nhận xét và giải pháp.

doc41 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 7964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đề án môn học là một phương thức hữu hiệu giúp sinh viên có thể hình thành tư duy nghiên cứu khoa học, tạo lập cơ sở ban đầu về lý luận chuyên sâu về chuyên ngành học của sinh viên. Là một sinh viên được đào tạo theo chuyên ngành kiểm toán, thực hiện đề án môn học là cơ hội tốt để củng cố kiến thức, xây dựng tư duy nghiên cứu và trình bày lý luận về môn học chuyên ngành kiểm toán. Đây là nền tảng quan trọng cho các tác nghiệp thực tế của các kiểm toán viên tương lai. Trong lĩnh vực kiểm toán, kiểm toán tài chính là một mảng lớn, đóng vai trò chủ chốt cũng như chiếm một tỉ trọng lớn trong hoạt động kiểm toán. Muốn đạt được hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán bên canh việc lập kế hoạch chu đáo, thu thập bằng chứng thích hợp, đầy đủ... kiểm toán viên cần phải hiểu và nắm vững những kiến thức, khái niệm cơ bản của kiểm toán tài chính. Và một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng trong kiểm toán tài chính là Cơ sở dẫn liệu. Tuy nhiên, với sinh viên thì khái niệm Cơ sở dẫn liệu luôn được hiểu một cách không rõ ràng cả về bản chất cũng như về tầm ảnh hưởng của nó đối với các công việc kiểm toán. Trước thực trạng đó, em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” nhằm giải quyết hai vấn đề chính là: Cơ sở dẫn liệu và Ảnh hưởng của Cơ sở dẫn liệu đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Bài đề án của em bao gồm ba phần chính: Phần 1: Lí luận chung Phần 2: Thực trạng cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán Phần 3: Nhận xét và giải pháp. Tuy em đã cố gắng hết sức nhưng do điều kiện và kiến thức của em còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được nhứng lời nhận xét của cô giáo hướng dẫn. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn Thạc Sĩ Tạ Thu Trang đã hướng dẫn, chỉ bảo em nhiệt tình trong suốt thời gian làm đề án để em có thể hoàn thành bài đề án này. Em xin chân thành cám ơn ! PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái niệm: 1.1.1. Cơ sở dẫn liệu: Theo Từ điển Tiếng Việt, dẫn liệu được định nghĩa “Là danh từ chỉ tài liệu, sự việc được đưa ra làm dẫn chứng”, cơ sở là “Cái làm nền tảng”. Do vậy có thể hiểu: Cơ sở dẫn liệu là cái làm nền tảng cho tập hợp các tài liệu, sự việc được đưa ra làm dẫn chứng. Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 “Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính”. Trong lĩnh vực kiểm toán tài chính thì khái niệm Cơ sở dẫn liệu đã được định nghĩa như sau: “Cơ sở dẫn liệu là sự khẳng định một cách công khai hoặc ngầm định của ban quản lý về sự trình bày của các bộ phận trên báo cáo tài chính”. Ví dụ như khi xem xét khoản mục Phải thu khách hàng:……$250.000 trên Bảng cân đối kế toán: Khi báo cáo khoản mục này trên Bảng cân đối kế toán, ban quản lý đã khẳng định một cách rõ ràng các cơ sở dẫn liệu sau: (1) Các khoản phải thu khách hàng trên thực tế vào thời điểm lập bảng cân đối kế toán, thực sự tồn tại (sự hiện hữu), và (2) giá trị quy đổi thành tiền của các khoản phải thu khách hàng chính xác là $250.000 (tính đo lường). Đồng thời ban quản lý tất yếu cũng khẳng định các cơ sở dẫn liệu sau một cách ngầm định: (1) Tất cả các khoản phải thu khách hàng cần phải được ghi nhận đều đã được phản ánh đầy đủ (tính trọn vẹn, đầy đủ); (2) Tất cả các khoản phải thu đã phản ánh đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị (quyền và nghĩa vụ); (3) Đơn vị hoàn toàn có quyền đòi các khách hàng trả đầy đủ khoản nợ tương ứng với từng khách hàng đã phản ánh (trình bày và khai báo). Chính vì sự quy định như vậy mà các cơ sở dẫn liệu được ban quản lý sử dụng như một phần của các chuẩn mực trong việc trình bày và báo cáo các thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính. 1.1.2. Mục tiêu kiểm toán: Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 200, mục tiêu kiểm toán được định nghĩa như sau: “Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Còn theo Văn bản chuẩn mực kiểm toán 1 (SAS 1 (AU 110)): “Mục tiêu của cuộc kiểm tra bình thường các bâáo cáo tài chính của kiểm toán viên độc lập là sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà các báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính, các kết quả hoạt động và sự lưu chuyển dòng tiền mặt theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận.” 1.1.3. Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác. 1.2. Các tiêu chuẩn cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính: Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 500, Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải có (phải đạt được) các tiêu chuẩn sau: Hiện hữu: một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo. Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm lập báo cáo. Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét. Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liên quan đến báo cáo tài chính phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan. Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận). Chính xác: Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về toán học. Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). 1.3. Mối quan hệ cơ sở dẫn liệu với mục tiêu kiểm toán: Nếu Cơ sở dẫn liệu đã được thể hiện trên các báo cáo tài chính hướng tới đòi hỏi ở các bước công nghệ kế toán thì xác minh của kiểm toán viên trước hết tập trung vào việc xem xét độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu đó. Hơn nữa, trách nhiệm của cả nhà quản lý, cả kiểm toán viên là đảm bảo độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Do đó, giữa các cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán có quan hệ chặt chẽ với nhau cả về nội dung và kết cấu của các yếu tố cấu thành tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Mục tiêu kiểm toán là đưa ra các nhận xét về tính trung thực và hợp lý của các cơ sở dẫn liệu đã được trình bày. Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán Mục tiêu kiểm toán của kiểm toán tài chính bao gồm hai loại là mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù. Trong mục tiêu kiểm toán chung lại chia thành hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác. Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác. Vì vậy, đánh giá sự hợp lý chung cũng hướng tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoản mục. Nếu kiểm toán viên không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu chung khác. Từ đó kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch thu thập những bằng chứng chi tiết hơn trên các khoản mục hay phần hành cụ thể với những mục tiêu xác định. Việc định vị các bộ phận cấu thành kèm theo định hướng mục tiêu tương ứng giúp ích rất lớn cho kiểm toán nâng cao hiệu quả hoạt động do có được kết luận đúng đắn trên cơ sở có bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực với chi phí kiểm toán ít. Tuy nhiên, mục tiêu hợp lý chung cũng đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng phán đoán cùng tác phong sâu sát với thực tế ở đơn vị của kiểm toán viên. Bên cạnh mục tiêu hợp lý chung là các mục tiêu chung khác. Các mục tiêu này được đặt ra tương ứng với các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là: hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trình bày. Mục tiêu hiệu lực: là hướng xác minh vào tính có thực của số tiền trên các khoản mục. Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của các khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấu thành khoản mục đó. Từ đó, số tiền ghi trên các báo cáo tài chính phải là con số thực tế. Mục tiêu trọn vẹn: là hướng xác minh vào sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục. Cụ thể mục tiêu này liên quan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vào khoản mục. Mục tiêu này là phần bổ sung cho cơ sở dẫn liệu tính trọn vẹn. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: bổ sung cho cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ với ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài và được luật định thừa nhận) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý (hoặc hợp đồng dài hạn) của các khoản nợ và vốn. Thực chất của mục tiêu này là hướng tới mối liên hệ giữa các bộ phận và giữa các bộ phận và giữa các khoản mục trong và ngoài Bảng cân đối tài sản. Mục tiêu định giá: hướng xác minh vào cách thức và kết quả biểu hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu nhập…) thành tiền. Như vậy, mục tiêu này nghiêng về thẩm tra giá trị thực kể cả cách thức đánh giá theo nguyên tắc kế toán, thực hiện các phép tính theo phương pháp toán học. Tuy nhiên, mục tiêu này cũng không ngoại trừ xem xét tới liên hệ về cơ cấu có ảnh hưởng tới số tiền ghi trong các báo cáo tài chính như việc thẩm tra các khoản chiết khấu, hối khấu, lãi suất, cổ tức… Đây là những khoản cấu thành chi phí, thu nhập, tài sản và vốn. Mục tiêu này được sử dụng để làm rõ ràng hơn cơ sở dẫn liệu định giá. Mục tiêu phân loại: là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận, nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản trong các báo cáo tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực. Trong các văn bản này, hệ thống tài khoản là cơ sở ban đầu để thẩm tra phân loại tài sản, nghiệp vụ và vốn xảy ra cuối kỳ kế toán cũng là một trọng tâm rà soát việc ghi vào các tài khoản. Với nội dung trên, mục tiêu này là sự bổ sung cần thiết vào cơ sở dẫn liệu phân loại và trình bày. Mục tiêu chính xác cơ học: là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ứng; số cộng gộp của tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất. Rõ ràng, số dư (tổng số phát sinh) của tài khoản được phản ánh vào các khoản mục xác định của báo cáo tài chính. Các con số này được minh chứng từ các sổ chi tiết trong các sổ phụ được liệt kê từ các bảng kê, nhật ký và các bảng phụ lục do khách hàng lập. Mục tiêu chính xác cơ học sẽ bổ sung cho cơ sở dẫn liệu tính chính xác cơ học (tính đo lường). Mục tiêu trình bày: hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng số phát sinh của tài khoản) vào các báo cáo tài chính. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi kiểm toán viên thử nghiệm chắc chắn là tất cả các tài khoản thuộc Bảng cân đối tài sản và Báo cáo kết quả kinh doanh cùng các thông tin có liên quan được trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảng và các giải trình kèm theo. Với ý nghĩa đó, mục tiêu này là phần bổ sung của kiểm toán viên cho cơ sở dẫn liệu trình bày và khai báo. Hiểu được và định ra được các mục tiêu chung của kiểm toán mới là bước đầu, vấn đề quan trọng là phải cụ thể hoá được các mục tiêu chung này vào từng tài khoản và các phần hành cụ thể. Kết quả của quá trình cụ thể hoá này chính là sự hình thành các mục tiêu kiểm toán đặc thù. Mục tiêu kiểm toán đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chúng trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó, mỗi mục tiêu chung có ít nhất một mục tiêu đặc thù. Tóm lại, có thể khái quát ảnh hưởng của cơ sở dẫn liệu đến việc hình thành mục tiêu kiểm toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Các bước triển khai mục tiêu kiểm toán Sau khi xác định được các mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải tìm ra các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể thực hiện được mục tiêu kiểm toán đã định. 1.4. Thu thập bằng chứng kiểm toán Trong các cuộc kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán báo cáo tài chính thì điều cốt lõi là tìm phải được các bằng chứng cần thiết thông qua quá trình thu thập. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500, “bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin mà các kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình”. Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu (như sự hiện hữu của hàng tồn kho) không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác (như giá trị của hàng tồn kho đó). Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản thay đổi tuỳ thuộc vào từng cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm dùng để cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều cơ sở dẫn liệu cùng một lúc (như việc thu hồi các khoản phải thu có thể cung cấp bằng chứng cho sự hiện hữu và giá trị của các khoản phải thu đó). Vậy thu thập bằng chứng kiểm toán chính là quá trình kiểm toán viên lựa chọn và thực hiện các quyết định của mình về các vấn đề sau: Thể thức kiểm toán cần áp dụng; Quy mô mẫu cần chọn đối với một thể thức nhất định; Các khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng thể; Thời gian hoàn thành các thể thức. Để từ đó có được các bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Kết quả của các quyết định này đều được thể hiện trong chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán phản ánh những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận kế toán được kiểm toán.Yêu cầu của quá trình này chính là phải thu thập được “đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra các ý kiến về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán” . Một quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán được coi là hiệu quả khi kết quả của nó là đưa ra được các bằng chứng kiểm toán thuyết phục dựa trên cơ sở cân đối giữa mức độ trọng yếu của các thông tin cần kiểm toán và chi phí phải bỏ ra để kiểm toán thông tin đó. Điều đó đòi hỏi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần linh hoạt trong việc vận dụng các kỹ thuật tác nghiệp. Khi quyết định nên chọn thủ tục kiểm toán nào, có bảy loại bằng chứng mà từ đấy kiểm toán viên có thể chọn. Những loại này được gọi là các kiểu mẫu bằng chứng. Có 7 kiểu mẫu bằng chứng cơ bản: Kiểu mẫu điều tra vật chất. Kiểu mẫu xác nhận. Kiểu mẫu tài liệu chứng minh. Kiểu mẫu quan sát. Kiểu mẫu điều tra khách hàng. Kiểu mẫu chính xác về mặt kỹ thuật. Kiểu mẫu về thể thức phân tích. Kiểu mẫu kiểm tra vật chất. Kiểu mẫu kiểm tra vật chất là quá trình thanh tra hoặc quá trình đếm tài sản hữu hình của kiểm toán viên. Kiểu chứng cứ này thường được gắn bó nhiều nhất với hàng tồn kho và tiền mặt, nhưng nó cũng được vận dụng cho quá trình kiểm tra chứng khoán, phiếu nợ phải thu và tài sản cố định hữu hình. Sự phân biệt giữa quá trình kiểm tra vật chất về tài sản, như chứng khoán thị trường và tiền mặt, với quá trình kiểm tra về chứng từ, như các chi phiếu đã thanh toán và các chứng từ về hàng bán, là quan trọng đối với các mục tiêu kiểm toán. Nếu đối tượng đang được kiểm tra, như một hoá đơn bán hàng, vốn không có giá trị thì chứng cứ đó được gọi là tài liệu chứng minh. Thí dụ, trước khi một phiếu chi được ký, nó là một chứng từ; sau khi nó được ký, chi phiếu trở thành tài sản; và khi chi phiếu được thanh toán, chi phiếu lại trở thành một chứng từ. Về mặt kỹ thuật, quá trình kiểm tra vật chất chi phiếu chỉ có thể xảy ra khi chi phiếu là một tài sản. Kiểm tra vật chất là một phương tiện trực tiếp của quá trình xác minh tài sản có thực sự hiện hữu hay không, được xem như là một trong những loại bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy và hữu ích nhất. Nói chung, kiểm tra vật chất là một phương tiện có tính khách quan của quá trình xác minh cả về loại và lượng của tài sản. Trong một số trường hợp, nó cũng là một phương pháp hữu ích để đánh giá tình hình hoặc chất lượng của tài sản. Tuy vậy, kiểm tra vật chất chưa đủ là bằng chứng để xác minh tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng, và trong những trường hợp kiểm toán viên không đủ trình độ để phán xét những yếu tố chất lượng như tính lỗi thời hay tính xác thực. Sự đánh giá đúng đắn đối với các mục đích của báo cáo tài chính cũng thường không xác định được bằng chứng kiểm tra vật chất. Kiểu mẫu xác nhận. Kiểu mẫu xác nhận diễn tả sự nhận một văn bản trả lời từ một thành phần độc lập thứ ba xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn. Vì những mẫu xác nhận có từ các nguồn độc lập với công ty khách hàng nên chúng được đánh giá cao và thường được dùng như một loại bằng chứng. Tuy vậy, các xác nhận tương đối tốn kém để có và có thể gây ra một số phiền toái cho những người được yêu cầu cung cấp chúng. Do đó chúng không được dùng trong mọi trường hợp mà chúng có thể áp dụng được. Các xác nhận có được sử dụng hay không phụ thuộc vào nhu cầu đáng tin cậy của tình huống cũng như bằng chứng sẵn có trong phương án. Được xem là bằng chứng đáng tin cậy, các xác nhận phải được kiểm soát bởi kiểm toán viên từ khâu chuẩn bị chúng cho đến khi chúng được gửi lại Tài liệu chứng minh. Tài liệu chứng minh thường được gọi là quá trình xác minh, là quá trình kiểm toán viên kiểm tra các chứng từ và sổ sách khách hàng để chứng minh thông tin đó phải hoặc đáng lẽ phải có trong các báo cáo tài chính. Chứng từ được các kiểm toán viên kiểm tra là các sổ sách mà công ty khách hàng sử dụng để cung cấp thông tin cho quá trình điều hành kinh doanh một cách có tổ chức. Vì từng nghiệp vụ kinh tế ở công ty khách hàng thường được chứng minh bởi ít nhất một chứng từ nên luôn có sẵn một khối lượng lớn chứng từ này. Thí dụ, khách hàng thường giữ lại một đơn đặt hàng của khách một chứng từ vận chuyển, một bản sao hoá đơn bán hàng đối với từng nghiệp vụ bán hàng. Những chứng từ tương tự như vậy là bằng chứng hữu ích đối với kiểm toán viên trong quá trình xác minh tính chính xác của sổ sách của công ty đối với nghiệp vụ bán hàng. Sự quan sát. Sự quan sát là việc sử dụng các giác quan để đánh giá một số hoạt động nhất định. Trong cuộc kiểm toán, có rất nhiều cơ hội để tiến hành nhìn, nghe, sờ và ngửi nhằm đánh giá một phạm vi lớn các sự việc. Thí dụ, kiểm toán viên có thể đi vòng quanh nhà máy để có một ấn tượng chung về máy móc thiết bị của khách hàng, quan sát xem thiết bị đó có bị han gỉ hay không để đánh giá nó đã cũ kỹ chưa, và nhìn các cá nhân thực thi các nghiệp vụ kế toán để xác định người được giao trách nhiệm có hoàn thành trách vụ đó không. Quá trình quan sát tự nó hiếm khi đầy đủ. Cần phải tiếp tục khai thác các ấn tượng ban đầu cùng các bằng chứng chứng thực khác. Dù sao, quá trình quan sát cũng rất hữu ích trong hầu hết
Luận văn liên quan