Báo cáo Đánh giá dự án xây dựng tòa nhà cao tầng 275 Hoàng Quốc Việt

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của Thủ đô, mức sống của người dân Hà Nội đã được cải thiện đáng kể. Nhu cầu về nhà ở, điều kiện sinh hoạt và làm việc cả người dân Hà Nội ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không bắt kịp với tốc độ đô thị hoá dẫn đến tình trạng quá tải về nhà ở và các văn phòng làm việc. Thực hiện kế hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong những năm qua Nhà nước và thành phố Hà Nội rất quan tâm đến quy hoạch cải tạo, xây dựng Thủ đô và đã thu được nhiều chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển mới chỉ đáp ứng được một phần so với nhu cầu về nhà ở, văn phòng cho thuê và các công trình công cộng, hạ tầng xã hội ngày một tăng cao. Hiện nay, nhu cầu về đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang ngày một tăng mạnh theo đà phát triển của thị trường bất động sản. Sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội còn đi đôi với tăng dân số, các khu nhà ở mọc lên không ngừng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của người dân về nhà ở. Theo số liêu thống kê, hiện nay bình quân diện tích nhà ở trên đầu người của thủ đô Hà Nội là 5,7m2/người, mục tiêu chương trình phát triển từ nay đến 2010 phải đạt 7 - 8m2/người. Để đạt được mục tiêu đó, từ nay đến 2020 hàng năm Hà Nội cần có thêm quỹ nhà từ 2 - 3 triệu m2/năm. Để giải quyết vấn đề nhà ở đang ngày càng trở nên bức thiết Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã ra nghị quyết đẩy mạnh việc xây dựng nhiều hơn nữa các khu đô thị mới nhằm kéo dãn mức độ tập trung quá cao ở trung tâm thành phố, mở ra nhiều tuyến đô thị mới xung quanh Hồ Tây, Nghĩa Đô, khu Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, khu Yên Hoà, Trung Hoà, An Khánh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất.

doc144 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá dự án xây dựng tòa nhà cao tầng 275 Hoàng Quốc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của Thủ đô, mức sống của người dân Hà Nội đã được cải thiện đáng kể. Nhu cầu về nhà ở, điều kiện sinh hoạt và làm việc cả người dân Hà Nội ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không bắt kịp với tốc độ đô thị hoá dẫn đến tình trạng quá tải về nhà ở và các văn phòng làm việc. Thực hiện kế hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong những năm qua Nhà nước và thành phố Hà Nội rất quan tâm đến quy hoạch cải tạo, xây dựng Thủ đô và đã thu được nhiều chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển mới chỉ đáp ứng được một phần so với nhu cầu về nhà ở, văn phòng cho thuê và các công trình công cộng, hạ tầng xã hội ngày một tăng cao. Hiện nay, nhu cầu về đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang ngày một tăng mạnh theo đà phát triển của thị trường bất động sản. Sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội còn đi đôi với tăng dân số, các khu nhà ở mọc lên không ngừng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của người dân về nhà ở. Theo số liêu thống kê, hiện nay bình quân diện tích nhà ở trên đầu người của thủ đô Hà Nội là 5,7m2/người, mục tiêu chương trình phát triển từ nay đến 2010 phải đạt 7 - 8m2/người. Để đạt được mục tiêu đó, từ nay đến 2020 hàng năm Hà Nội cần có thêm quỹ nhà từ 2 - 3 triệu m2/năm. Để giải quyết vấn đề nhà ở đang ngày càng trở nên bức thiết Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã ra nghị quyết đẩy mạnh việc xây dựng nhiều hơn nữa các khu đô thị mới nhằm kéo dãn mức độ tập trung quá cao ở trung tâm thành phố, mở ra nhiều tuyến đô thị mới xung quanh Hồ Tây, Nghĩa Đô, khu Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, khu Yên Hoà, Trung Hoà, An Khánh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất... Với diện tích 3.525 m2 nằm trên phố Hoàng Quốc Việt, khu đất có vị trí thuận lợi để phát triển xây dựng nhà ở và văn phòng. Dự án sẽ góp một phần vào quỹ nhà chung của Thành phố, giải quyết một phần nhu cầu về nhà ở và nơi làm việc trong điều kiện vẫn còn thiếu như hiện nay. Do tồn tại lịch sử của quá trình quản lý, sử dụng khu đất tổ 17 phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy đã tồn tại từ năm 1990-1991 đến nay. Việc xử lý các vi phạm về xây dựng đã được đoàn Thanh tra Thành phố và đoàn Thanh tra nhà nước xem xét, kết luận với nội dung: việc xây dựng 33 kiốt để cho thuê của Công an thị trấn Nghĩa Đô khi chưa được các cấp có thẩm quyền xét duyệt, những người làm sai đã được xử lý theo pháp luật, luôn trong tình trạng khiếu kiện vượt cấp, tạo nên một điểm nóng về quản lý đô thị. Nội dung khiếu kiện xoay quanh mục đích đòi được giải quyết quyền lợi về nhà đất đang sử dụng một cách có tình có lý, nhưng những phương án trước đây được một số công ty kinh doanh nhà nêu ra đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của các hộ dân, chưa giải quyết tận gốc của vấn đề phức tạp trên. Để giải quyết dứt điểm vụ việc theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo yêu cầu về quy hoạch và phát triển đô thị của Thành phố, Thanh tra thành phố đã kiến nghị UBND thành phố điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu đất từ chức năng công cộng sang công trình cao tầng có chức năng hỗn hợp (nhà ở cho các hộ dân và công trình dịch vụ công cộng), thực hiện phương thức xã hội hoá đầu tư công trình trên đất. Đơn vị được giao chủ đầu tư phải đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân theo quy định của pháp luật. Từ những nhận định, đánh giá trên và thực hiện Công văn số 1336/UBND-KH&ĐT của UBND Thành phố Hà Nội giao cho Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc là chủ đầu tư lập và thực hiện dự án Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại khu đất tổ 17 phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy. Để có cơ sở xem xét những tác động đến môi trường từ việc cải tạo và chỉnh trang khu đô thị, đồng thời nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường và những quy định về quản lý môi trường của thành phố Hà Nội, liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Phương Bắc tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. * Loại dự án Đây là dự án được đầu tư xây dựng mới và vị trí xây dựng dự án không nằm trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất. 2. Các căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho ĐTM 2.1.1. Các văn bản pháp luật Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2005 (luật số 52/2005/QH). Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 thánh 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9-8-2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật đất đai. Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình. Nghị định 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004 ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004 ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng. Thông tư 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 về Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường. Quyết định số 23/2006 - QĐ - BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. QCXDVN số 01:2008/BXD ban hành theo quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng. Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường năm 1999, 2005, 2008, 2009. 2.1. 2. Các văn bản kỹ thuật Thuyết minh dự án Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại tổ 17 phường Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội. Các số liệu về dân số, đất đai trong phạm vi nghiên cứu khảo sát ngoài thực địa tại thời điểm tháng 5/2010 do địa phương cung cấp. Các số liệu hiện trạng môi trường tại khu vực dự án, tháng 5/2010 do Công ty Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long phối hợp với Viện Vật lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khảo sát đo đạc tại thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm. Các số liệu về hiện trạng môi trường vật lý - sinh học, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án do Công ty Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long khảo sát kết hợp với chủ dự án thực hiện vào tháng 5/2010. 2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong ĐTM 1. TCVN 6962 - 2001: Rung và chấn động - Rung do hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng - Mức rung tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư. 2. TCVN 5949 - 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. 3. TCVN 5948 - 1999: Tiếng ồn phương tiện giao thông vận tải đường bộ, mức ồn tối đa cho phép. 4. QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. 5. QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. 6. QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. 7. QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 8. QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. 9. QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 10. QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. 11. QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. 12. QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. 13. TC 3733/2002 - QĐ-BYT của Bộ Y tế: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động. 2.3. Nguồn tài liệu tham khảo 1. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 2. Trần Ngọc Chấn (2002), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1,2,3. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 3. Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (1999), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản KHKT - Hà Nội. 4. Số liệu về khí tượng thuỷ văn khu vực thành phố Hà Nội. 5. Sổ tay an toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ trên công trường xây dựng - NXB xây dựng, của Tổ chức Lao động Quốc tế. 6. Trần Đức Hạ - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Bài giảng về công nghệ xử lý nước thải. 7. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 8. Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 9. Huỳnh Thị Minh Hằng (2006), Địa chất Môi trường, Nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 10. H.Koren & M Biseri Lewis (1995), Handbook of environmental Health and Safety. 11. World Health Organization, Assesment Of Sourses Of Air, And Water and Land Pollution, A Guide To Rapid Sourses Inventory Techniques and Their Use Informulating Environmental Strategies Genneva 1993. 12. Wastewater Treatmemt (Biological and Chemical Processes By M. Hêng, et al. Springer, 1995). 13. Nguyễn Thị Kim Thái (2003), Sinh thái học và bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 14. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng (2001), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM Phương pháp đánh giá nhanh: Trên cơ sở hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra do các hoạt động trong giai đoạn thi công. Phương pháp này cho phép đánh giá nhanh tổng thể một quá trình phát thải tuy nhiên kết quả này sẽ cho một giá trị tương đối đúng do nhiều nguyên nhân như: - Điều kiện phương tiện. - Hệ thống giao thông. - Các quá trình đốt cháy nhiên liệu. - Việc dùng các hệ số cho các loại nguyên nhiên liệu là tương đối. Phương pháp phân tích hệ thống: Tập hợp các số liệu đã thu thập và các kết quả phân tích đo đạc ở khu vực và trong phòng thí nghiệm, rút ra đặc điểm ảnh hưởng môi trường khu vực là đúng với hiện trạng môi trường ở thời điểm thực hiện. Nó sẽ có sự chênh lệch về số liệu khi thực hiện ở các thời điểm thời gian khác nhau nhưng khả năng chênh lệch sẽ cho một kết quả không sai khác lớn với sự ô nhiễm và không ô nhiễm. Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học Công nghệ ban hành. Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam và các tiêu chuẩn về môi trường của thế giới (ví dụ WHO). Kết hợp với điều tra, phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện Dự án. Từ kết quả đó rút ra những lợi ích của việc thực hiện Dự án và các tác động đến tài nguyên môi trường, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường. Trên cơ sở số liệu dữ liệu thực hiện thì Dự án có cơ sở số liệu chính xác để so sánh hoàn toàn đúng với thời điểm thực hiện. Phương pháp liệt kê: Chỉ ra các tác động và có khả năng thống kê đầy đủ các tác động cần chú ý trong đánh giá tác động môi trường của Dự án. Phương pháp mạng lưới: Chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam và các tiêu chuẩn về môi trường của thế giới (ví dụ WHO). Kết hợp với điều tra và phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện Dự án. Từ kết quả đó rút ra những lợi ích của việc thực hiện Dự án và các tác động đến tài nguyên môi trường, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án giảm thiểu ô nhiễm và công nghệ áp dụng xử lý các nguồn gây ô nhiễm. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu và khảo sát thực địa: Điều tra hiện trạng môi trường khu vực và vùng tiếp giáp, lấy mẫu và phân tích hiện trạng môi trường bao gồm: Môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí; thu thập các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội, môi trường tại khu vực; * Thiết bị sử dụng trong đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường a. Khảo sát đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án Căn cứ nội dung đề cương của báo cáo, đoàn cán bộ khảo sát của Công ty Tư vấn và Chuyển giao CNMT Thăng Long và Viện Vật lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành khảo sát hiện trường khu vực Dự án và vùng lân cận với các nội dung khảo sát bao gồm. a.1. Môi trường không khí Đoàn khảo sát đã sử dụng các thiết bị đo nhanh tại hiện trường bằng các thiết bị hiện số, đồng thời cũng tiến hành hấp thụ các tác nhân hoá học vào các dung dịch hấp thụ tương ứng và sau đó bảo quản trong các hòm chuyên dụng lưu mẫu, bảo quản mẫu, chuyên chở về phòng thí nghiệm để phân tích trên các thiết bị có độ chính xác cao. Các số liệu trong báo cáo là kết quả của 2 phương pháp này. Các chỉ tiêu đo đạc phân tích: Điều kiện vi khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Hàm lượng bụi: bụi tổng số, bụi PM10. Các tác nhân hoá học trong môi trường không khí xung quanh: CO, NO2, SO2. Tiếng ồn: tiếng ồn tương đương Leq, Lmax, Lmin (dBA). Gia tốc rung: Lva(x) , Lva(y), Lva(z) (m/s2). a.2. Môi trường nước Đoàn khảo sát đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực gồm: Lấy mẫu, phân tích đánh giá chất lượng nước ngầm, nước sinh hoạt, nước mặt. Một số chỉ tiêu phân tích: pH, độ cứng, TSS, NO3-, SO42-, Cl-, tổng Fe, Ca2+, Al3+, Mn2+, As, Zn, Cr, Cd, tổng Coliform. a3. Môi trường đất Lấy mẫu đất từ các nguồn hiện có xung quanh dự án Các chỉ tiêu phân tích: Zn, As, Pb, Cr, dầu mỡ. b. Điều tra thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn Thu thập các số liệu về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, lượng mưa, gió trong khu vực xây dựng dự án. c. Điều tra xã hội học của dân cư trong vùng dự án thực hiện, trong đó điều tra tình hình sức khoẻ của dân cư trong vùng Đoàn cán bộ khảo sát trực tiếp tiến hành phỏng vấn một số gia đình sinh sống các tuyến đường xung quanh khu vực dự án. d. Các phương tiện lấy mẫu, đo đạc, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường Các phương tiện lấy mẫu tại hiện trường và phân tích là các máy của các nước Anh, Ý, Mỹ, Nhật đang được sử dụng hiện tại ở Việt Nam và trên thế giới. 4. Tổ chức thực hiện Các bên tham gia tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm có đơn vị chủ trì lập báo cáo và đơn vị tư vấn lập báo cáo. 4.1. Đơn vị chủ trì lập báo cáo - Đơn vị chủ trì việc lập báo cáo ĐTM là Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc. - Địa chỉ: 275 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội - Điện thoại: 04. 38363326 Fax: 04.38363326 - Chủ dự án có các nhiệm vụ sau: + Cung cấp các số liệu, thông số kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng dự án và hoạt động của dự án cho cơ quan tư vấn. + Hướng dẫn đoàn cán bộ khảo sát của Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long thu thập số liệu, điều tra, lấy mẫu phân tích tại các khu vực trong dự án. 4.2. Cơ quan tư vấn lập báo cáo - Đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM là Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long. - Địa chỉ: 26/1 ngõ Toàn Thắng, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. - Điện thoại: 04.22422.104. Fax: 04.7500.7576 - Dựa trên hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư - liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc và cơ quan tư vấn - Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long đã tiến hành đợt khảo sát thực địa, lấy mẫu và đo đạc các thành phần môi trường, thu thập số liệu khu vực dự án và khu vực xung quanh. Những nội dung chủ yếu của công tác xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan tư vấn thực hiện bao gồm: + Xây dựng đề cương chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại tổ 17 phường Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội”. + Khảo sát thực địa để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc lập báo cáo ĐTM đầy đủ, ngoài việc thu thập các tài liệu đã có liên quan đến dự án, cơ quan tư vấn đã tổ chức các đợt khảo sát thực địa trong toàn vùng dự án để điều tra nghiên cứu các yếu tố tài nguyên, điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường trong vùng dự án, đồng thời tiến hành khảo sát, điều tra về mặt kinh tế xã hội, thu thập ý kiến của lãnh đạo địa phương và cộng đồng cư dân về dự án: Thu thập tài liệu kỹ thuật khu vực xây dựng, tài liệu kinh tế - xã hội khu vực dự án. Đo đạc, quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí các khu vực dự kiến xây dựng, điều kiện kinh tế - xã hội... Dưới đây là danh sách tập thể cán bộ tham gia thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Danh sách thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM TT Họ và tên Trình độ Chức vụ Cơ quan 1 Phạm Quang Thanh - Giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc 2 Đoàn Mạnh Trung - Giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng Gia Bách Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. Tên dự án - Tên dự án: Đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị tại tổ 17 phường Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội. - Địa điểm thực hiện: tổ 17 phường Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội. 1.2. Chủ dự án - Chủ dự án: Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Bách, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc. - Đại diện: Ông Phạm Quang Thạnh & Ông Đoàn Mạnh Trung - Địa chỉ: 275 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội - Điện thoại: 04.38363326 1.3. Vị trí địa lý của dự án Khu đất lập dự án nằm trên đường Hoàng Quốc Việt thuộc địa phận tổ 17 phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ranh giới ô đất được xác định bởi các mốc từ 1 đến 19 tại bản đồ hiện trạng, chỉ giới đường đỏ và định vị ô đất tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch lập với diện tích khoảng: 3.525m2. Ranh giới khu đất như sau: + Phía Đông giáp công trình Công ty VINACONEX3 + Phía Tây giáp phố Nghĩa Tân + Phía Nam giáp khu nhà B19, B20. + Phía Bắc giáp mặt đường Hoàng Quốc Việt. 2 1 Hình 1.1 – Vị trí địa lý khu đất thực hiện dự án Chú thích: (1) – Khu vực dự án (2) – Đường Hoàng Quốc Việt 1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 1.4.1. Mục tiêu của dự án Tiếp tục thực hiện những định hướng cải tạo và
Luận văn liên quan