Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học .
Một trong những công cụ quan trọng để phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc bảo vệ môi trường chính là pháp luật. Hệ thống các quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường tạo thành pháp luật bảo vệ môi trường.
Pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam được cấu thành bởi hệ thống các quy phạm pháp luật nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều tầm hiệu lực pháp luật khác nhau từ Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh đến các văn bản do Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương ban hành.
Điều 29 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”. Đây là quy định mang tính hiến định, tạo cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 gồm 136 điều được chia làm 15 chương quy định những vấn đề quan trọng sau đây:
1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách về bảo vệ môi trường của Việt Nam;
2. Tiêu chuẩn môi trường: nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường; nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia; hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia; các yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh; các yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải; việc ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia;
148 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá hệ thống pháp luật Môi trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học Điều 3 Khoản 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (tinh thần này đã được khẳng định một phần trong Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường năm 1993).
.
Một trong những công cụ quan trọng để phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc bảo vệ môi trường chính là pháp luật. Hệ thống các quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường tạo thành pháp luật bảo vệ môi trường.
Pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam được cấu thành bởi hệ thống các quy phạm pháp luật nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều tầm hiệu lực pháp luật khác nhau từ Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh đến các văn bản do Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương ban hành.
Điều 29 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”. Đây là quy định mang tính hiến định, tạo cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 gồm 136 điều được chia làm 15 chương quy định những vấn đề quan trọng sau đây:
1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách về bảo vệ môi trường của Việt Nam;
2. Tiêu chuẩn môi trường: nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường; nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia; hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia; các yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh; các yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải; việc ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia;
3. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường:
- Đối với việc đánh giá môi trường chiến lược: quy định rõ các đối tượng, chủ thể phải lập và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cũng như cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Đối với việc đánh giá tác động môi trường: quy định rõ các đối tượng, chủ thể phải lập và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện báo cáo tác động môi trường;
- Đối với cam kết bảo vệ môi trường: quy định rõ đối tượng phải lập bản cam kết, nội dung bản cam kết, trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường.
4. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: quy định việc điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường; xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường.
5. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đối với làng nghề; bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế khác; bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng; bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu; bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản; bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch; bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản; bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng; xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường;
6. Các yêu cầu và biện pháp bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư: quy định việc quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung; bảo vệ môi trường nơi công cộng; yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình; tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường;
7. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác:
- Bảo vệ môi trường biển: quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển; tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển;
- Bảo vệ môi trường nước sông: quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông; trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông; tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông;
- Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác: Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thủy điện; Bảo vệ môi trường nước dưới đất;
8. Quản lý chất thải:
- Quy định chung về quản lý chất thải: trách nhiệm quản lý chất thải; thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ; tái chế chất thải; trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải;
- Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại: lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại; phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; cơ sở xử lý chất thải nguy hại; khu chôn lấp chất thải nguy hại; quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại;
- Các biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường: phân loại chất thải rắn thông thường; thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường; cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường; quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường;
- Các biện pháp quản lý nước thải: thu gom, xử lý nước thải; hệ thống xử lý nước thải;
- Các biện pháp quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ: quản lý và kiểm soát bụi, khí thải; quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ô zôn; hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ;
9. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường:
- Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: phòng ngừa sự cố môi trường; an toàn sinh học; an toàn hoá chất; an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ; ứng phó sự cố môi trường; xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường;
- Các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường: căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
10. Quan trắc và thông tin về môi trường: quy định các vấn đề về quan trắc môi trường; hệ thống quan trắc môi trường; quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường; chương trình quan trắc môi trường; chỉ thị môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực; báo cáo môi trường quốc gia; thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường; công bố, cung cấp thông tin về môi trường; công khai thông tin, dữ liệu về môi trường; thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường;
11. Nguồn lực bảo vệ môi trường: tuyên truyền về bảo vệ môi trường; giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường; nguồn tài chính bảo vệ môi trường; ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường; thuế môi trường; phí bảo vệ môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; quỹ bảo vệ môi trường; phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường; chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;
12. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường: thực hiện điều ước quốc tế về môi trường; bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá; mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;
13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường: trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;
14. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường:
- Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường: thanh tra bảo vệ môi trường; trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường; tranh chấp về môi trường;
- Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường: thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường;
Song song với Luật Bảo vệ môi trường, pháp luật Việt Nam có các quy định về bảo vệ môi trường trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như:
- Luật Đất đai năm 2003;
- Luật Tài nguyên nước năm 1998;
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm năm 2004;
- Luật Dầu khí năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2000;
- Luật Khoáng sản năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản năm 2005;
- Bộ luật Hàng hải năm 2005;
- Luật Di sản văn hoá năm 2001;
- Luật Thuỷ sản năm 2003.
- Luật Đê điều 2006.
- Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001.
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001.
- Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004.
- Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004…
Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân còn tồn tại rải rác trong nhiều đạo luật khác. Trong số đó phải kể đến: Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đấu thầu năm 2005, Luật Nhà ở năm 2005, Luật Thanh niên năm 2005; Bộ luật hàng hải năm 2005; Luật Du lịch năm 2005; Luật Quốc phòng năm 2005; Luật Giáo dục năm 2005; Luật Điện lực năm 2005; Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004; Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004; Luật Hợp tác xã năm 2003; Luật Xây dựng năm 2003; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Luật Hải quan năm 2001; Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001; Luật Giao thông đường bộ năm 2001; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000; Luật Hàng không dân dụng năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 1995).
Để thực hiện các Luật, Pháp lệnh kể trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn có nội dung về bảo vệ môi trường.
Các văn bản này tập trung vào giải quyết các nội dung sau: quy định hệ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; quy định quy trình đánh giá tác động môi trường; quy định về giấy phép môi trường; quy định về thanh tra môi trường; quy định về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; quy định về các thiết chế bảo vệ môi trường (tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ môi trường)…
Theo kết quả thống kê chưa đầy đủ, đến nay các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam đã ban hành hơn 852 văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường từ luật, pháp lệnh cho đến thông tư, quyết định của các Bộ ngành, trong đó có khoảng 462 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực (bao gồm 59 Luật, 16 Pháp lệnh, 11 Nghị quyết của QH, UBTVQH, CP, Nghị quyết liên tịch; 71 Nghị định; 96 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 27 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 61 Thông tư của bộ, ngành; 43 Thông tư liên tịch; 78 Quyết định của Bộ trưởng các bộ, ngành) Xem danh mục kèm theo.
. Ngoài ra Việt Nam đã ký kết, gia nhập khoảng 50 điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường.
Bảng thống kê
STT
Loại văn bản
Tổng số đã được ban hành
Số văn bản còn hiệu lực
Số văn bản hết hiệu lực
Chưa xác định
1
Luật
125
59
66
2
Pháp lệnh
29
16
13
3
Nghị quyết của QH, UBTVQH, CP, Nghị quyết liên tịch
49
11
24
14
4
Nghị định
1160
96
72
2
5
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
112
71
22
19
6
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
73
27
31
15
7
Thông tư của bộ, ngành
82
61
11
10
8
Thông tư liên tịch
79
43
13
23
9
Quyết định của Bộ trưởng các bộ, ngành
143
78
46
19
Tổng cộng
852
462
298
102
ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Xuất phát từ tính chất của quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường là đa dạng về chủ thể tham gia quan hệ, Đa dạng về khách thể quan hệ pháp luật và đa dạng về nội dung quan hệ pháp luật nên hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam có hai đặc thù sau:
1. Pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam được xây dựng trên một cơ sở chính trị nhất quán và vững chắc
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định rõ, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn không chỉ của nước ta mà còn của cả nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói, giảm nghèo ở mỗi quốc gia và cuộc đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nhằm định hướng cho công tác bảo vệ môi trường, thúc đẩy các cấp, ngành đổi mới nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bảo vệ môi trường, tăng cường ý thức pháp luật và ý thức tự giác của quần chúng trong bảo vệ và gìn giữ môi trường, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo vệ môi trường, Bộ Chính trị đã ban hành hai văn bản quan trọng về công tác bảo vệ môi trường, đó là Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước. Có thể nói hai văn bản quan trọng này đã thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta trong việc bảo vệ môi trường, đặt nền móng về mặt chính trị cho việc xây dựng hệ thống chính sách pháp luật, thể chế và cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả nhiệm vụ về bảo vệ môi trường.
Định hướng của Đảng ta trong việc bảo vệ môi trường vừa có tầm nhìn chiến lược, vừa rất rõ ràng trong phương châm hành động ở cả tầm vĩ mô và vi mô; tạo thành một cơ sở chính trị vững chắc cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và của cả nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của ông cha ta.
- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với phương pháp truyền thống.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Cùng với Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, hàng loạt các Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ban hành nhằm phát huy vai trò rộng lớn của toàn thể xã hội, phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước góp phần bảo vệ, gìn giữ làm trong sạch lành mạnh môi trường. Có thể kể đến như:
+ Nghị quyết liên tịch số 01/2004/NQLT-MTTQ-BTNMT ngày 28/10/2004 giữa Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phối hợp thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia.
+ Nghị quyết liên tịch số 01/2004/NQLT-TLĐ-BTNMT ngày 15/11/2004 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.
+ Nghị quyết liên tịch số 01/2004/NQLT-LKH-BTNMT giữa Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.
+ Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-HPN-BTNMT ngày 07/01/2005 giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.
+ Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT/HND-BTNMT ngày 13/02/2005 giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai.
Chủ trương, định hướng của Đảng, sự liên kết xã hội thể hiện ở các Nghị quyết liên tịch nêu trên giữa cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trước hết, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường, đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức, triển khai công tác bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường được coi là sự nghiệp của mọi người, mọi nhà, mọi cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong xã hội.
2. Pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam có tính thống nhất trong sự liên kết với pháp luật chuyên ngành
Điều 29 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”. Đây là quy định mang tính hiến định, tạo cơ sở cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ quyền hạn của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường.
Theo quan điểm bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là bộ phận cấu thành cơ bản của sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia, thì pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta cần: thiết lập trật tự pháp luật trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường; quy định về các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; quy định và giới hạn hành vi của các chủ thể xã hội trong quá trình khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Để đảm bảo được yêu câu trên, pháp luật bảo vệ môi trường giải quyết được mối tương quan giữa Luật gốc và các Luật chuyên ngành. Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, cũng như Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006) được coi là hạt nhân của hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường, là nguồn cơ bản nhất của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam, thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường quy định bao quát việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các thành tố của môi trường nói chung mà không phụ t