Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu có những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường các tỉnh duyên hải miền Trung. Hiện tượng bão lụt, tràn dầu diễn ra nhiều hơn khiến môi trường biển ở đây bị tổn thất nặng nề. Để quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường tại những khu vực chịu sức ép về tài nguyên môi trường từ các tai biến và hoạt động nhân sinh như trên, Việt Nam đã tiếp cận hướng nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương của các hệ thống tự nhiên – xã hội. Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội là một trong những bước quan trọng trong việc đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam.
Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội được hiểu là khả năng chống chịu, phục hồi của các đối tượng bị tổn thương trước các yếu tố gây tổn thương. Đối với vùng biển và đới ven biển Việt Nam khả năng ứng phó được xác định bởi hai yếu tố chính: khả năng ứng phó của tự nhiên (các thành tạo địa chất, hệ thống kênh rạch, vùng cửa sông, bãi cát, ) và khả năng ứng phó của xã hội (cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và trình độ dân trí của người dân, ).
Để xây dựng bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội, nhóm thực hiện DATP5 đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập tài liệu thực tế và phỏng vấn người dân tại địa phương. Kết quả thu được từ quá trình khảo sát thực địa như sau:
- Thu thập các báo cáo kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, hiện trạng môi trường các huyện, xã ven biển của vùng nghiên cứu: huyện Côn Đảo.
- Điều tra, khảo sát, tham vấn cộng đồng, thu thập thông tin phiếu điều tra phục vụ cho việc xây dựng Bộ bản đồ khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
- Xác định khả năng ứng phó của tài nguyên – môi trường bao gồm: các thành tạo địa chất, rừng ngập mặn, vùng cửa sông, xác định khả năng ứng phó xã hội bao gồm: cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục, trình độ dân trí của người dân
Trên cơ sở thực tế và các tài liệu thu thập được, nhóm thực hiện đưa ra bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
104 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường tại huyện Côn Đảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê quỹ đất theo cấp độ dốc địa hình 16
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Côn Đảo và các vùng phụ cận 22
Bảng 4.1: Tham số địa hóa môi trường các hợp chất OCPs trong các mẫu trầm tích tầng mặt vùng biển, đảo Côn Đảo (n=9mẫu) 47
Bảng 4.2: Tham số địa hóa môi trường các hợp chất PCBs trong các mẫu trầm tích tầng mặt vùng biển, đảo Côn Đảo (n=9mẫu) 48
Bảng 4.3: Tham số địa hóa môi trường các nguyên tố trong trầm tích vùng biển Côn Đảo 51
Bảng 4.4: Tham số địa hóa môi trường các nguyên tố trong trầm tích trên đảo 52
Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các ion trong trầm tích vùng biển Côn Đảo 53
Bảng 4.6: Các loài thực vật ngập mặn 66
Bảng 4.7: Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 2001-2005 77
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý vùng nghiên cứu 4
Hình 1.2: Miệng cống thoát nước từ khu Trung tâm ra biển 20
Hình 1.3: Cống xả khu xưởng chế biến thủy sản Bến Đầm 21
Hình 1.4: Miệng cống xả nước thải của khách sạn Công đoàn huyện Côn Đảo 21
Hình 1.5: Hầm chứa và xử lý nước thải của trung tâm y tế 22
Hình 1.6: Hệ thống cống thu gom nước thải Trung tâm y tế Quân – Dân Y 22
Hình 1.7: Bãi rác suối Nhật Bổn (Bãi Nhát) 23
Hình 1.8: Lò đốt rác thải y tế của Trung tâm y tế Quân – Dân Y huyện Côn Đảo 23
Hình 3.1. Mô hình tổn thương của một hệ thống tự nhiên - xã hội (theo Cutter, 1996 và có bổ sung) 29
Hình 3.2. Các bước thành lập bản đồ mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường 33
Hình 4.1: Khu vực có nguy cơ đổ lở ở Côn Đảo 35
Hình 4.2: Bản đồ mức độ nguy hiểm do các tai biến địa động lực 37
Hình 4.3:. Bản đồ mức độ nguy hiểm do các tai biến địa hóa 50
Hình 4.4: Bản đồ mức độ nguy hiểm do khí hậu 53
Hình 4.5: Bản đồ mức độ nguy hiểm do các tai biến 54
Hình 4.6:. Rừng ngập mặn Côn Đảo 59
Hình 4.7: Rạn san hô ở Côn Đảo 65
Hình 4.8 : Độ phủ san hô cứng ở mặt cắt cạn qua các năm 66
Hình 4.7. Hệ sinh thái cỏ biển tại huyện vùng Côn Đảo 66
Hình 4.9 : Bò biển Côn Đảo 67
Hình 4.10 : Rùa biển đang kiếm ăn tại vịnh Đầm Tre, VQG Côn Đảo (03/4/2007) 68
Hình 4.11: Bản đồ mật độ tài nguyên thiên nhiên bị tổn thương 70
Hình 4.12: VQG Côn Đảo 72
Hình 4.13: Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo 72
Hình 4.14: Bờ kè khu vực trung tâm đảo Côn Sơn 73
Hình 4.15: Khai thác đá xây dựng tại Côn Đảo 76
Hình 4.16: Bản đồ mật độ công trình nhân sinh biển và ven biển bị tổn thương 77
Hình 4.17: Bản đồ mật độ đối tượng bị tổn thương 78
Hình 4.18: Bản đồ khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên 80
Hình 4.19: Hệ thống đê kè chắn sóng tại khu vực Trung tâm đảo Côn Sơn 86
Hình 4.20: Bản đồ khả năng ứng phó xã hội 87
Hình 4.21: Bản đồ khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội 88
Hình 4.22: Bản đồ mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường huyện Côn Đảo 90
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MĐTT : Mức độ tổn thương
NOAA : Cục quản lý đại dương và khí tượng Hoa Kỳ
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
OCPs : Hợp chất thuốc trừ sâu gốc Clo
PCBs : Chất thải công nghiệp Polyclorobiphenyl
PTBV : Phát triển bền vững
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
RNM : Rừng ngập mặn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TNMT : Tài nguyên môi trường
TN – XH : Tự nhiên – xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu có những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường các tỉnh duyên hải miền Trung. Hiện tượng bão lụt, tràn dầu diễn ra nhiều hơn khiến môi trường biển ở đây bị tổn thất nặng nề. Để quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường tại những khu vực chịu sức ép về tài nguyên môi trường từ các tai biến và hoạt động nhân sinh như trên, Việt Nam đã tiếp cận hướng nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương của các hệ thống tự nhiên – xã hội. Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội là một trong những bước quan trọng trong việc đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam.
Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội được hiểu là khả năng chống chịu, phục hồi của các đối tượng bị tổn thương trước các yếu tố gây tổn thương. Đối với vùng biển và đới ven biển Việt Nam khả năng ứng phó được xác định bởi hai yếu tố chính: khả năng ứng phó của tự nhiên (các thành tạo địa chất, hệ thống kênh rạch, vùng cửa sông, bãi cát, …) và khả năng ứng phó của xã hội (cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và trình độ dân trí của người dân, …).
Để xây dựng bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội, nhóm thực hiện DATP5 đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập tài liệu thực tế và phỏng vấn người dân tại địa phương. Kết quả thu được từ quá trình khảo sát thực địa như sau:
- Thu thập các báo cáo kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, hiện trạng môi trường các huyện, xã ven biển của vùng nghiên cứu: huyện Côn Đảo.
- Điều tra, khảo sát, tham vấn cộng đồng, thu thập thông tin phiếu điều tra phục vụ cho việc xây dựng Bộ bản đồ khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
- Xác định khả năng ứng phó của tài nguyên – môi trường bao gồm: các thành tạo địa chất, rừng ngập mặn, vùng cửa sông,…xác định khả năng ứng phó xã hội bao gồm: cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục, trình độ dân trí của người dân…
Trên cơ sở thực tế và các tài liệu thu thập được, nhóm thực hiện đưa ra bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Dự án thành phần “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững” được xây dựng trên cơ sở pháp lý sau:
- Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg, ngày 01/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
- Công văn số 2810/BTNMT-KHCN ngày 4/7/2006 của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường về việc giao nhiệm vụ xây dựng các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
- Quyết định số 1146/QĐ-BVMT ngày 7/8/2006 của Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường về việc thành lập nhóm xây dựng đề cương dự án: “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; Dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển; Kiến nghị các giải pháp bảo vệ”.
- Công văn số 1125/BVMT ngày 1/8/2006 của Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường về việc giao đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp xây dựng các dự án do Cục Bảo vệ Môi trường chủ trì thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
II. MỤC TIÊU
- Xây dựng bộ dữ liệu về các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố tự nhiên và con người cường hóa tai biến, gây tác động bất lợi đối với tài nguyên - môi trường vùng biển và ven biển); các đối tượng bị tổn thương (tài nguyên sinh vật, tài nguyên vị thế, cảnh quan địa chất, đất ngập nước, khoáng sản rắn, dầu khí, đất, nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, thành phố lớn ven biển,…); khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên – xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, các chính sách, luật bảo vệ TN-MT, đê, kè, thông tin liên lạc,…) phục vụ đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường huyện Côn Đảo.
- Xây dựng bộ dữ liệu về đánh giá hiện trạng MĐTT và dự báo sơ bộ MĐTT tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển huyện Côn Đảo theo các kịch bản khác nhau.
III. NHIỆM VỤ
- Xây dựng được phương pháp đánh giá mức độ tổn thương môi trường tự nhiên cho khu vực ven biển và biển thuộc huyện Côn Đảo và xây dựng quy trình gồm 3 bước: nhận định; đánh giá; thành lập sơ đồ vùng.
- Nghiên cứu các yếu tố gây tổn thương môi trường tự nhiên huyện Côn Đảo.
- Nghiên cứu mật độ đối tượng bị tổn thương trong khu vực ven huyện Côn Đảo.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên xã hội huyện Côn Đảo trước các yếu tố gây tổn thương.
- Đề xuất biện pháp phát triển bền vững khu vực ven biển huyện Côn Đảo trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên – xã hội.
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI, NHÂN VĂN HUYỆN CÔN ĐẢO
I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔN ĐẢO
I.1.1. Đặc điểm tự nhiên
I.1.1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vùng biển phía Đông Nam nước ta, có tọa độ 8o34’ đến 8o49’ vĩ độ Bắc và 106o31’ đến 106o45’ kinh độ Đông, cách thành phố Vũng Tàu 185 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km và cách cửa sông Hậu 83 km.
Côn Đảo là một nút giao thông trên biển thuận lợi đối với vùng biển phía Nam – vùng biển cửa ngõ của Việt Nam với các nước ASEAN. Côn Đảo nằm trên ngã tư của đường biển quốc tế, điểm cắt của hai tuyến đường hàng hải từ phía Nam lên phía Bắc Á và tuyến hàng hải đi từ phía Đông sang phía Tây và ngược lại. Côn Đảo cách đường hàng hải quốc tế 60 km.
Côn Đảo còn nằm trong vành đai kinh tế ven biển phía Tây Nam: Côn Đảo – Năm Căn – Hà Tiên – Phú Quốc – Singapore, và nằm ở trung tâm khu vực các nước: Singapore, Philipine, Malaysia, Thái Lan, Lào…
Huyện Côn Đảo bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ: Đảo Côn Sơn; Hòn Bảy Cạnh; Hòn Cau; Hòn Trứng; Hòn Bông Lan; Hòn Trác lớn; Hòn Trác nhỏ; Hòn Tài lớn; Hòn Tài nhỏ; Hòn Bà; Hòn Vung; Hòn Trọc; Hòn Tre lớn; Hòn Tre nhỏ; và Hòn Anh, Hòn Em (cách đảo Côn Sơn 35 hải lý về hướng tây).
Như vậy, Côn Đảo có một số lợi thế về vị trí địa lý, nhưng vị trí địa lý chưa đủ để phát triển, mà cần có cơ chế chính sách ưu tiên cho vùng lãnh thổ đặc biệt này.
Vùng nghiên cứu có giới hạn như sau:
Điểm
Tọa độ
Hệ tọa độ
X
Y
A
282.318,81
1.342.823,09
VN 2000, Kinh tuyến trục 111, Múi 60
B
316.794,19
1.342.823,09
C
316.794,19
1.295.598,84
D
282.318,81
1.295.598,84
Hình 1.1: Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
I.1.1.2. Địa hình, địa mạo
a. Địa hình:
Côn Đảo có tới 2/3 diện tích là rừng núi, địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng và vùng núi. Phần lớn diện tích đất huyện Côn Đảo phân bố trên các dạng địa hình núi dốc mạnh và có tầng đất hữu hiệu mỏng. Trong tổng quỹ đất, diện tích đất có độ dốc hơn 250 chiếm tới hơn 63,6% (toàn bộ tầng mỏng dưới 50cm), đất có độ dốc dưới 150 chiếm gần 13,4% và chủ yếu là tầng lớn hơn 50cm, còn lại là đất có độ dốc từ 15-200 chứa cả hai tầng đất nhỏ hơn và lớn hơn 50cm. Trong đó:
Côn Sơn, hòn đảo lớn nhất có quy mô chừng 59 km2, gồm hai khối núi lớn phân cách nhau bằng vùng thấp Cỏ Ống. Khối phía bắc có hai đỉnh cao là núi Ông Cường (238m) và núi Đầm Dơi (174m). Khối phía nam là những dải núi kéo dài tạo thành hình cánh cung ôm lấy đồng bằng Trung tâm nhỏ hẹp. Địa hình có 2 dạng phân biệt: Dạng núi thấp, đỉnh thoải, sườn dốc mạnh (20 – 350); trong đó độ cao của một số đỉnh là: núi Thánh Giá 577m, núi Sở Rẫy 478m, núi Chúa 515m, núi Nha Bàn 396m và núi Tàu Bể 259m. Dạng thung lũng đồng bằng xen đồi gò, gồm 2 khu vực, khu Cỏ Ống và khu Trung tâm, chúng có dạng các dải cồn cát cao xen kẹp các trảng bằng thấp, được cấu trúc từ những sản phẩm dốc tụ và các trầm tích gió sinh gắn liền với những đợt biển lùi trong kỷ thứ Tư.
Hòn Bảy Cạnh, cách Côn Sơn khoảng 1,5km về phía đông, là những dải núi thấp nhấp nhô, sườn dốc mạnh (25 – 350), tạo thành khối đa diện không đều, nơi hẹp nhất là 200m, nơi rộng nhất là 3km, kéo dài khoảng 5,7km, quy mô diện tích đảo khoảng 6,95km2. Đảo có hai đỉnh cao với độ cao là 352m và 310m.
Hòn Bà nằm kế phía nam Côn Sơn cách qua Họng Đầm khoảng 50m, là một khối núi có diện tích chừng 5,89km2, dài 4 km và rộng 3,8 km, có độ cao đỉnh là 341m, sườn núi dốc mạnh với độ dốc phổ biến là 25-350.
Các đảo còn lại, gồm 13 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, diện tích cộng dồn khoảng 3,24 km2. Độ cao đỉnh đảo thay đổi từ 50 – 200m, độ dốc phổ biến là 20 – 300.
Xét về khả năng cho phép bố trí sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng công trình, căn cứ vào hình thể bề mặt và độ dốc địa hình, yếu tố địa hình có thể phân chia ra 3 dạng chính kèm theo các cấp độ dốc như sau.
Bảng 1.1: Thống kê quỹ đất theo cấp độ dốc địa hình
Hạng mục
Diện tích
Tỷ lệ
Ghi chú
(ha)
(%)
I. Địa hình thung lũng và núi thấp ít dốc
997,05
13,27
Thuận lợi cho bố trí sản xuất nông nghiệp và xây dựng
- Cấp I (0-30)
613,56
8,16
- Cấp II (3-80)
128,71
1,71
- Cấp III (8-150)
254,78
3,39
II. Địa hình núi thấp, dốc trung bình
581,63
7,74
Ít thuận lợi cho bố trí sản xuất nông nghiệp và xây dựng
- Cấp IV (15-200)
581,63
7,74
III. Địa hình núi trung bình, dốc mạnh
5.868,79
78,09
Hầu như không phù hợp cho bố trí sản xuất nông nghiệp và xây dựng
- Cấp V (20-250)
1.130,55
15,04
- Cấp VI (25-300)
1.445,79
19,24
- Cấp VII, VIII (>300)
3.292,45
43,81
* Sông suối và mặt nước
67,54
0,90
Tổng cộng
7.515,01
100,00
Nguồn: Báo cáo thuyết minh bản đồ đất huyện Côn Đảo, 1/25.000; Phân viện QH & TK NN, 2005-2006
Như vậy, xét về địa hình, diện tích đất có khả năng bố trí sản xuất nông nghiệp và xây dựng không nhiều, chỉ khoảng 1.300-1.400 ha (chiếm 17,5 - 18,5% diện tích tự nhiên).
Địa hình ven bờ
Bờ biển Côn Đảo có địa hình rất phức tạp. Xung quanh Côn Đảo có nhiều dải đá ngầm, rạn san hô trên địa hình dốc (bãi Sạn, bãi Dương, mũi Đông Bắc, bãi San Hô, hòn Trạc, phía Tây hòn Bảy Cạnh), nhiều trũng sâu như: phía Đông hòn Tre lớn, phía Nam hòn Vung, Bắc mũi Đông Bắc.
Từ 0 đến 25m nước:
Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các trũng sâu và các cồn ngầm, rạn san hô... có nhiều dải đá ngầm. Khu vực phía Tây Bắc đảo Côn Sơn (từ mũi Đông Bắc đến hòn Tre Lớn) có địa hình dốc mạnh, đường đẳng sâu sít vào nhau, do có nhiều vách đá, nên độ sâu dốc, đường đẳng sâu 35m nước chạy gần sát bờ (phía Đông hòn Tre Lớn, Bắc mũi Đông Bắc). Khu vực phía Đông Nam địa hình đơn giản hơn, đường độ sâu 25m nước chạy gần song song với đảo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam cách bờ khoảng 5-10km. Ở phía Đông của Côn Sơn gặp địa hình bãi cạn ngầm (phía Đông mũi Chim Chim).
Từ 25m nước trở ra
Độ sâu từ 25m nước trở ra độ dốc giảm dần và càng ra xa càng thoải dần và các đường đẳng sâu cách đều nhau, tuy nhiên phía Tây Bắc độ dốc lớn hơn phía Đông Nam.
Các kiểu bờ:
- Bờ biển mài mòn trên đá bền vững do sóng
Kiểu bờ này quan sát được ở tất cả các khối đá gốc trước Đệ Tứ lộ ra ở bờ biển Côn Đảo và các đảo bao gồm các đá granit thuộc phức hệ Đèo Cả và ryolit thuộc hệ tầng Nha Trang bờ có độ ổn định rất cao.
- Bờ biển xói lở-tích tụ trên trầm tích bở rời do sóng
Đây là kiểu bờ khá phổ biển trên các bờ cấu tạo bởi vật liệu bở rời (cát) trong giai đoạn hiện nay, kiểu bờ này gặp dọc ven Côn Đảo chúng xen kẹp vào các khối đá gốc. Nhìn chung địa hình đáy biển Côn Đảo rất phức tạp và chia thành ba khu vực đặc trưng. Khu vực phía Tây Bắc đảo địa hình rất dốc, đường độ sâu 30-35m nước chạy sát bờ. Khu vực phía Đông Nam nghiêng thoải dần theo hướng Đông Nam, đường độ sâu 25m nước cách bờ khoảng 5-10km. Khu vực Đông Bắc đặc trưng bởi địa hình cồn ngầm với đỉnh cồn (15m nước) nằm ở phía Đông vịnh Đông Bắc và thoải dần theo hướng Đông.
b. Địa mạo:
Diện tích Côn Đảo tuy không lớn nhưng có mặt đầy đủ các kiểu địa hình: núi, đồi, các bậc thềm bóc mòn và địa hình tích tụ. Có thể chia địa hình Côn Đảo ra thành hai kiểu địa mạo sau:
Địa hình bóc mòn: Thuộc kiểu địa hình này là các sườn núi cao, các đồi ở phía Tây Bắc và Bắc thung lũng được cấu tạo bởi các đá xâm nhập và phun trào.
Địa hình tích tụ: Các quá trình ngoại sinh đã hình thành một dạng địa hình thung lũng có bề mặt tương đối phẳng hơi nghiêng thoải dần theo hướng Bắc – Nam.
I.1.3. Địa chất
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước từ trước và sau năm 1975 có thể thấy địa chất Côn Đảo có những đặc điểm sau:
a. Đặc điểm địa tầng đá cổ
a.1. Các thành tạo trên đảo:
1. Phức hệ Định Quán (J3 - K1đq):
Các thành tạo của phức hệ Định Quán phân bố chủ yếu ở các khu vực: Côn Sơn. Thành phần của phức hệ gồm có: gabrodiorit, diorit, diorit thạch anh, tonalit, granodiorit, trong đó granodiorit chiếm khối lượng lớn nhất. Các đá thường có cấu tạo khối hoặc định hướng yếu, kiến trúc hạt không đều đôi khi có kiến trúc porphyr yếu.
Các thành tạo của phức hệ thường bị các đá mạch phức hệ Cù Mông, Phan Rang xuyên cắt và bị phủ dưới các trầm tích Đệ Tứ, đôi khi gặp các đá của phức hệ dưới dạng các thể tù, kích thước nhỏ hoặc dạng dăm vụn trong các thành tạo đá núi lửa đang xếp vào hệ tầng Nha Trang. Trong phạm vi các diện lộ thường có các biểu hiện cà nát, dập vỡ có thể có liên quan với hoạt động đứt gãy kiến tạo.
Kết quả nghiên cứu thạch hóa cho thấy các thành tạo của phức hệ đều thuộc loạt vôi kiềm tương đối nghèo nhôm và kiềm, gần gũi với kiểu I-granit thuộc trường granit cung núi lửa.
2. Phức hệ Đèo Cả (Kđc)
Các thành tạo của phức hệ Đèo Cả phân bố khá rộng trên diện tích vùng nghiên cứu. Thành phần của phức hệ có 1 pha xâm nhập và pha đá mạch. Pha 3: với thành phần chủ yếu là granit biotit hạt nhỏ, ít granit pophyr, granit pegmatit.
Các thành tạo đá mạch: thường có khối lượng ít với các mạch nhỏ aplit.
Các thành tạo của phức hệ thường có cấu tạo khối, đôi khi gặp cấu tạo kiểu hang hốc, lỗ hổng, kiến trúc hạt không đều, đôi khi gặp các kiểu kiến trúc: porphyr yếu, granophyr, aplit, monzonit, pegmatit… Các thành tạo của phức hệ có quan hệ xuyên cắt gây biến đổi đối với các trầm tích Jura, các phun trào hệ tầng Nha Trang và các xâm nhập phức hệ Định Quán. Mặt khác, chúng thường bị xuyên cắt bởi các đá mạch của phức hệ Cù Mông, Phan Rang và bị phủ dưới các đá trầm tích, phun trào bazan tuổi Neogen – Đệ Tứ.
3. Hệ Tầng Nha Trang (Knt)
Các đá của hệ tầng Nha Trang phân bố chủ yếu ở núi Nhọn, Tây Nam núi Tà Kou Côn Đảo. Trên cơ sở phân tích tướng thạch học – cấu trúc, các thành tạo của hệ tầng Nha Trang được chia làm 3 tướng: tướng phun trào thực sự, tướng á núi lửa, tướng họng núi lửa.
Tướng phun trào thực sự: chiếm 95% khối lượng của hệ tầng, thành phần bao gồm: andesit porphyrit, dacit porphyr, ryolit porphyr, felsit và tuf của chúng.
Tướng á núi lửa: chiếm 2 ÷ 3% khối lượng của hệ tầng, thường phát triển dưới dạng các thể kéo dài hay các tuyến dọc theo các đứt gãy phương á kinh tuyến hoặc Đông Bắc – Tây Nam. Thành phần thạch học gồm: felsit sọc dải, felsit porphyr, ryolit porphyr, granit porphyr.
Tướng họng núi lửa: chiếm 2 ÷ 3% khối lượng của hệ tầng, thành phần gồm : cuội tảng kết tuf, dăm vụn, fesl porphyr, ryolit porphyr. Dọc theo các ranh giới, đá thường có cấu tạo định hướng. Tướng họng núi lửa tạo thành các địa hình dạng tháp, tháp đôi, tháp ba, hình chóp ở Tân Lập, Hòn Bà (Côn Đảo).
Bề dày hệ tầng rất thay đổi ở các vùng khác nhau từ 50 đến 500m, thậm chí nhiều nơi chỉ phân bố các đá của tướng phun trào.
Kết quả nghiên cứu thạch hóa cho thấy các đá của hệ tầng tập trung trong trường trung gian giữa loạt tholeit và loạt kiềm vôi. Kết quả nghiên cứu nguyên tố vết cho thấy các đá của hệ tầng chủ yếu rơi vào trường granit hệ cung (cung đảo hoặc cung rìa lục địa), ít hơn rơi vào trường granit va chạm đồng kiến tạo.
Theo nhóm các tác giả của đề tài Kiến tạo – Sinh khoáng Nam Việt Nam các thành tạo của hệ tầng Nhan Trang là một phần của cung núi lửa Pluton rìa lục địa tích cực kiểu Đông Á cổ Nam Việt Nam.
4. Phức hệ Cù Mông (K2 - Pcm)
Các thành tạo của phức hệ Cù Mông gồm các thể đá mạch sẫm màu phát triển tập trung thành đới tại sườn núi. Thành phần của phức hệ gồm: diabas, gabrodiabas, gabrodiorit, đá thường có cấu tạo khối, đôi khi có cấu tạo định hướng, kiến trúc tàn dư diabas hoặc hạt nửa tự hình. Các dyke, mạch thường có quy mô nhỏ, bề rộng 1 ÷ 3m đến 20 ÷ 30m kéo dài theo các phương á kinh tuyến hoặc á vĩ tuyến (Hòn Bà). Chúng có quan hệ xuyên cắt rõ ràng trầm tích phun trào của hệ tầng Nha Trang.
Kết quả nghiên cứu thạch hóa và nguyên tố vết cho thấy các thành tạo của