Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000m3/năm tại khu công nghiệp Quế Võ II - Bắc Ninh

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong thời kỳ CNH – HĐH, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp.Trong những năm đầu của sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam, việc phát triển xây dựng các Khu Công Nghiệp(KCN) đã khẳng định đây là một mô hình quan trọng trong phát triển nền kinh tế. KCN có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, nhịp độ, hiệu quả vốn đầu tư, định hướng phát triển kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự phát triển khu đô thị, dịch vụ phục vụ cho KCN. Bắc Ninh với diện tích khoảng 800 km2, dân số khoảng 1 triệu người, là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, mảnh đất địa linh nhân kiệt với nền văn hoá lâu đời, mảnh đất trù phú nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh Miền Bắc Việt Nam, được đánh giá là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu về không gian xây dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến nhu cầu về gạch xây dựng gia tăng theo. Gạch đất sét nung là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng. Với tốc độ xây dựng tăng nhanh trong các năm gần đây, sản lượng gạch xây dựng cũng không ngừng tăng. Năm 2000 sản lượng gạch của cả nước là 9 tỉ viên, đến năm 2007 là 22 tỉ viên. Dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỉ viên. Với công nghệ sản xuất đất sét nung truyền thống và ngay cả với công nghệ hiện đại như ngày nay đã cho thấy những tác động tiêu cực đến môi trường như: Tiêu tốn một lượng đất sét khổng lồ với việc sử dụng đất canh tác khai thác làm nguyên liệu sản xuất gạch, tiêu tốn một lượng than để nung đốt sản phẩm, đồng thời sẽ thải ra ngoài không khí một lượng khí thải độc hại ( SO2, CO2 ) ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người, làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng ôzôn. Vì vậy, năm 2010 các lò gạch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động theo quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24 tháng 7 năm 2000 của Bộ xây dựng. Cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 tỷ viên gạch. Xuất phát từ bất cập trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng ngày một lớn, hạn chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm lượng tiêu thụ than, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Thủ tướng chính phủ đã đưa ra quyết định số 121/2008 QĐ- TTG ngày 29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm từ 20- 25 % và năm 2020 là 30 - 40 % tổng số vật liệu xây dựng trong cả nước. Đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của toàn xã hội, đặc biệt là những công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, lĩnh vực sản xuất vật liệu không nung của nước ta còn mới mẻ, mới bước vào giai đoạn phát triển, năng lực sản xuất còn thấp trong khi nhu cầu của thị trường về vật liệu xây dựng là khá lớn, đây chính là cơ hội rõ rệt để đầu tư xây dựng nhà máy gạch bê tông khí chưng áp. Từ thực tế đó, công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP lập “ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP CÔNG SUẤT: 200.000 m3/ NĂM” tại khu công nghiệp Quế Võ II – Bắc Ninh Trong quá trình xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường của khu vực. Vì vây, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết với mục đích: - Mô tả, phân tích hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. - Phân tích , đánh giá và dự báo các ảnh hưởng chính đến môi trường do quá trình thi công xây dưng, lắp đặt thiết bị và khi dự án đi vào hoạt động. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở pháp lý giúp cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường trong việc giám sát và quản lý hoạt động của dự án, đồng thời cung cấp những số liệu cụ thể phục vụ cho chương trình bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Ninh.

doc108 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000m3/năm tại khu công nghiệp Quế Võ II - Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong thời kỳ CNH – HĐH, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp.Trong những năm đầu của sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam, việc phát triển xây dựng các Khu Công Nghiệp(KCN) đã khẳng định đây là một mô hình quan trọng trong phát triển nền kinh tế. KCN có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, nhịp độ, hiệu quả vốn đầu tư, định hướng phát triển kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự phát triển khu đô thị, dịch vụ phục vụ cho KCN. Bắc Ninh với diện tích khoảng 800 km2, dân số khoảng 1 triệu người, là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, mảnh đất địa linh nhân kiệt với nền văn hoá lâu đời, mảnh đất trù phú nằm trong tam giác tăng trưởng các tỉnh Miền Bắc Việt Nam, được đánh giá là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu về không gian xây dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến nhu cầu về gạch xây dựng gia tăng theo. Gạch đất sét nung là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng. Với tốc độ xây dựng tăng nhanh trong các năm gần đây, sản lượng gạch xây dựng cũng không ngừng tăng. Năm 2000 sản lượng gạch của cả nước là 9 tỉ viên, đến năm 2007 là 22 tỉ viên. Dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỉ viên. Với công nghệ sản xuất đất sét nung truyền thống và ngay cả với công nghệ hiện đại như ngày nay đã cho thấy những tác động tiêu cực đến môi trường như: Tiêu tốn một lượng đất sét khổng lồ với việc sử dụng đất canh tác khai thác làm nguyên liệu sản xuất gạch, tiêu tốn một lượng than để nung đốt sản phẩm, đồng thời sẽ thải ra ngoài không khí một lượng khí thải độc hại ( SO2, CO2 ) ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người, làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng ôzôn. Vì vậy, năm 2010 các lò gạch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động theo quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24 tháng 7 năm 2000 của Bộ xây dựng. Cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 tỷ viên gạch. Xuất phát từ bất cập trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng ngày một lớn, hạn chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm lượng tiêu thụ than, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Thủ tướng chính phủ đã đưa ra quyết định số 121/2008 QĐ- TTG ngày 29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm từ 20- 25 % và năm 2020 là 30 - 40 % tổng số vật liệu xây dựng trong cả nước. Đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của toàn xã hội, đặc biệt là những công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, lĩnh vực sản xuất vật liệu không nung của nước ta còn mới mẻ, mới bước vào giai đoạn phát triển, năng lực sản xuất còn thấp trong khi nhu cầu của thị trường về vật liệu xây dựng là khá lớn, đây chính là cơ hội rõ rệt để đầu tư xây dựng nhà máy gạch bê tông khí chưng áp. Từ thực tế đó, công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP lập “ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP CÔNG SUẤT: 200.000 m3/ NĂM” tại khu công nghiệp Quế Võ II – Bắc Ninh Trong quá trình xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường của khu vực. Vì vây, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết với mục đích: Mô tả, phân tích hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. Phân tích , đánh giá và dự báo các ảnh hưởng chính đến môi trường do quá trình thi công xây dưng, lắp đặt thiết bị và khi dự án đi vào hoạt động. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở pháp lý giúp cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường trong việc giám sát và quản lý hoạt động của dự án, đồng thời cung cấp những số liệu cụ thể phục vụ cho chương trình bảo vệ môi trường của tỉnh Bắc Ninh. II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM A. Các căn cứ pháp lý Báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án nhà máy gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000m3/năm” của Công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP tại KCN Quế Võ II, Tỉnh Bắc Ninh được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý sau: - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Luật tài nguyên nước ngày 21/06/1998. - Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4. - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định 117/ 2009/ NĐ – CP ngày 31/12/2009/ của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ trường. - Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/09/2007 của Bộ tài chính – Bộ tài nguyên và môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ tài chính – Bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. B. Các căn cứ kỹ thuật - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Quế Võ năm 2009. - Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án do Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt phối hợp cùng trung tâm UCE – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 09 năm 2010. - Bản thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp - Phụ lục 4, Thông tư số 05/2008/TT_BTNMT ngày 08/12/2008, quy định về nội dung nghiên cứu, kết cấu báo cáo của một báo cáo ĐTM. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được ban hành kèm theo. - Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. - Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các tiêu chuẩn kèm theo được sử dụng bao gồm: a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí. - QCVN 05:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ. - Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002 Tiêu chuẩn chất lượng không khí khu vực sản xuất. b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. mức ồn tối đa cho phép. - Tiêu chuẩn 3985-1999: Âm học- Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc. c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động - TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công nghiệp và dân cư. d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước. - QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 24:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. e) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng môi trường đất. - QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM 1. Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công tác BVMT tại khu vực dự án, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Bảng 1. Bảng thiết bị phân tích môi trường I. Thiết bị hiện trường 1 Máy đo vi khí hậu TSI 9545 (Mỹ) 2 Máy đo tiếng ồn: Casella 231 (Anh) 3 Máy đo tốc độ gió 4 La bàn: Trung Quốc II. Thiết bị đo khí hiện trường 1 Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE SysTems/Mỹ 3 Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Instruments III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước 1 TOA, Nhật Bản 2 HORIBA-T22, Nhật Bản 3 Máy cực phổ WATECH, Đức 4 Máy cực phổ WATECH, Đức 5 Máy đo quang NOVA, Đức 6 Thiết bị đo BOD hãng VLEP, Đức 7 Máy DR 2800 8 Cân phân tích TE153S- Sartorius/Đức 8 Các dụng cụ phân tích khác Phương pháp kế thừa Phương pháp thống kê để đánh giá các kết quả nghiên cứu phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường. phương pháp so sánh. phương pháp GIS. Ø Độ tin cậy của đánh giá Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu và thống kê. IV. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo - Độc học môi trường - Lê Huy Bá; 2000. - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - GS.TS Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000 (tập 1, 3). - Kỹ thuật thông gió - GS.TS. Trần Ngọc Chấn, NXB Xây dựng, Hà Nội 1998. - Môi trường không khí - Phạm Ngọc Đăng, 1997. - Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân; Ngô Thị Nga. Các tài liệu được sử dụng tham khảo trong Báo cáo ĐTM là những tài liệu được cập nhật và có độ tin cậy cao. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Theo quy định, chủ đầu tư phải lập báo cáo ĐTM và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do không đủ cán bộ chuyên môn và cơ sở kỹ thuật cần thiết nên Công ty đã ký hợp đồng tư vấn lập báo cáo ĐTM cho Dự án. Đơn vị tư vấn được chọn là Công ty TNHH Môi trường & Công nghệ Xanh Việt, có đầy đủ chức năng pháp lý và các trang thiết bị đo đạc, có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật môi trường và nhiều kinh nghiệm trong đánh giá tác động môi trường. 1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG HANCORP Người đại diện: Ông Đào Xuân Hồng Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty Điện Thoại : 04.39449382 * Fax: 04.39449383 Địa chỉ: Tầng 7, nhà 57 Quang Trung – Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội Địa điểm thực hiên dự án: KCN Quế võ II, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM có trách nhiệm: Cung cấp tài liệu gốc về Dự án; Giới thiệu chung về Dự án gồm: Địa điểm thực hiện, nội dung chính và quy mô đầu tư, thời gian thực hiện và tổ chức thi công để cơ quan tư vấn lập kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, phục vụ cho việc đánh giá các tác động môi trường. Tổ chức giới thiệu tại hiện trường địa điểm khu vực mặt bằng thực hiện dự án và bàn giao khu vực mặt bằng Dự án. 2. Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT. Người đại diện : Ông Đào Văn Quý. - Chức vụ: Giám Đốc. Trụ sở : 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh Bắc Ninh : Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh Điện thoại : 04 2246 3668 Email : moitruongxanhviet@ gmail.com.vn Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong bảng sau: Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện ĐTM. Số TT Họ và tên Học hàm, học vị 1 Đào Văn Quý KS. Công nghệ hóa 2 Nguyễn Thị Vân Th.S Hóa học 3 Vũ Quang Nguyên KS. Công nghệ hóa học 4 Nguyễn Văn Phán KS. CN Môi trường 5 Lương Thị Thanh KS Công nghệ hóa học 6 Nguyễn Thị Yến CN. Môi trường 7 Đặng Văn Chung CN. Môi trường 8 Hoàng Thị Tuyến CN. Môi trường Và các thành viên khác của Công ty TNHH Môi Trường Xanh Việt CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN . TÊN DỰ ÁN Nhà máy gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000m3/năm. 1.2. CHỦ ĐẦU TƯ Công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 7, nhà 57 Quang Trung, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Chưng, thành phố Hà Nội. Người đại diện: Ông Đào Xuân Hồng – Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc. Công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 0104790271; đang ký lần đầu ngày 06/07/2010 tại phòng đăng ký kinh doanh số 1 – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. 1.3. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN - Địa điểm: Khu công nghiệp Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh - Diện tích chiếm đất: 40.000m2. - Hình thức sử dụng đất: Thuê đất đã có cơ sở hạ tầng của công ty cổ phần đầu tư phát triển khu đô thị và khu công nghiệp Quế Võ IDICO theo hợp đồng thuê đất giữa các bên. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu của dự án: Nhà máy Sản xuất gạch bê tông khí chưng áp với công suất ổn định 200.000 m3/năm của công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP có mục tiêu sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường vật liệu xây dựng không nung trên cơ sở “Quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020” đã được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 121/2008/QĐ –TTG ngày 29/8/2008 và quyết định số 567/QĐ – TTG ngày 28/04/2010 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 1.4.2 Quy mô dự án Tổng số vốn đầu tư : 147.320.000.000 đồng Với 30 % là vốn tự có của chủ đầu tư, 70% là vốn vay thương mại và từ nguồn huy động khác. 1.4.3. Quy mô đầu tư: Để đạt được kinh tế cao cho dự án và phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây HANCORP đầu tư dây truyền sản xuất gạch bê tông nhẹ khí chưng áp công suất 200.000 m3/ năm với trình độ công nghệ và giai đoạn đầu tư như sau: Đầu tư đồng bộ dây truyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công suất đồng bộ 200.000 m3/ năm ( trong đó có 170.000 m3 gạch bê tông khí chưng áp và 30.000 cấu kiện bê tông) Công nghệ của Đức và Trung Quốc. Đầu tư đồng bộ hệ thống nhà xưởng, hệ thống phụ trợ trên diện tích mặt bằng quy hoạch Đầu tư hệ thống thiết bị chia là hai giai đoạn: Giai đoạn 1: + Đầu tư các thiết bị gia công nguyên liệu, phối trộn, định lượng, cắt ... đảm bảo công suất 200.000 m3/năm. + Các thiết bị lưu hóa, vân chuyển, chưng hấp được đầu tư vừa đủ để đáp ứng cho công suất hoạt động 100.000 m3/năm. + Các thiết bị hệ thống phụ trợ như trạm biến áp, hệ thống cấp điện, cấp nước, kho chứa... được đầu tư một lần đáp ứng đủ cho công suất của nhà máy khi nâng lên 200.000m3/năm ( bao gồm cả việc sản xuất cấu kiện bê tông). Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật của nhà máy như hệ thống đường giao thông nội bộ , hệ thống cấp thoát nước, tường rào, hệ thống chiếu sáng, thông tin liên lạc, chống sét, tiếp địa, cứu hỏa, vườn hoa, cây xanh. Giai đoạn 2: + Đầu tư bổ sung các thiết bị nồi hấp, thiết bị lưu chứa, vận chuyển để nâng công suất lên 200.000 m3/năm theo như quy hoạch ban đầu + Mở rộng thêm nhà xưởng kết nối với hệ thống nhà xưởng 1 đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của dự án. Khoảng thời gian giữa 2 giai đoạn, dự kiến là một năm. 1.4.4. Cơ cấu sản phẩm: Dự án nhà máy gạch bê tông khí chưng áp của công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP công suất 200.000 m3/năm các sản phẩm đầu ra là gạch bê tông khí chưng áp và các chủng loại sản phẩm đặc biệt khác nhau theo yêu cầu của thị trường. Được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7959:2008 và tiêu chuẩn DIN,GB. cơ cấu sản phẩm dự kiến như sau: Giai đoạn I: sản lượng gạch bê tông khí chưng áp là 100.000 m3/năm. Giai đoạn II: Sản lượng gạch bê tông khí chưng áp 170.000m3/năm và 30.000 m3/năm cấu kiện bê tông. 1.4.5 Tiến độ triển khai dự án Thời gian Nội dung Tháng 9/2010 Hoàn thành các thủ tục đầu tư Tháng 9/ 2010 Khởi công xây dựng công trình Tháng 10/2010 Ký hợp đồng mua sắm thiết bị Tháng 4/2011 Nghiệm thu bàn giao đưa dây truyền vào sản xuất Năm thứ nhất Sản xuất đạt 75.000m3/năm, tương đương 75% công suất đầu tư giai đoạn 1 Năm thứ 2 Sản xuất đạt 100.000 m3/năm, tương đương 100% công suất đầu tư giai đoạn 1 Từ năm thứ 3 Sản lượng đạt 100% công suất thiết kế, công suất đầu tư cả 2giai đoạn tương đương 200.000m3/ năm ( Trong đó gạch bê tông chưng áp 170.000m3, cấu kiện bê tông 30.000m3) 1.4.6 Cơ sở hạ tầng : TT Hạng mục Qui mô ( Theo trục) Diện tích (m2) Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao 1 Nhà xưởng sản xuất 133.4 52.4 10.54 6.990,16 Móng cọc đóng 300x300. BTCT mác 350, nhà kết cấu khung thép tổ hợp bao che tôn kim loại, mái lợp tôn kim loại mầu, có lớp xốp cách âm, trên có cửa trời, cửa đi thép, cứ sổ khung nhôm kính. 2 Kho thạch cao, vôi 35 15 7 525 Móng đơn BTCT mác 25; Nhà kết cấu khung thép tổ hợp, tường xây gạch kết hợp bao che tôn kim loại, mái lợp tôn kim loại mầu kết hợp tấm nhựa lấy sáng, cửa đi thép, cửa sổ khung nôm kính 3 Nhà văn phòng điều hành 42 10 9 420 Móng băng BTCT mác 250; Nhà 2 tầng, kết cấu khung BTCT mác 250, sàn mái BTCT mác 250, tường xây gạch, phía trên lắp khung dàn thép, vì kèo, xà gồ, thép hình, mái lợp tôn kim loại mầu, cửa đi, cửa gõ pano gỗ kính. 4 Nhà ăn 20 15 7 300 Móng đơn BTCT mác 250, nhà kết cấu khung thép tổ hợp, tường xây gạch, mái lợp tôn kim lọai mầu. 5 Nhà để xe 30 5,81 3 174,3 Móng cột BTCT mác 250, nền bê tông dày 100 mác 200. khung kết cấu thép, mái lợp tôn kim loại mầu 6 Nhà bảo vệ 4 3 3 12 Móng băng BTCT mác 250, Khung nhà BTCT mác 250, mái bằng BTCT mác 250, phía trên có vì kèo, xà gồ thép hình, tường xây gạch, cửa khung nhôm kính 7 Trạm điện 4 4 4 6,7 4,5 2,5 16 103,85 - Móng băng BTCT mác 250, nhà khung BTCT mác 250, mái BTCT 250, tường xây gạch, cửa đi thép. - Hàng rào lưới B40 bao quanh khu đất, cửa lưới B40 khung thép hình 8 Trạm bơm 5.4 3.6 3.1 19.44 Móng băng BTCT mác 250, nhà khung BTCT mác 250, mái BTCT 250, tường xây gạch, cửa đi thép 9 Bể nước 500 m3 13 13 3 169 Bể ngầm, kết cấu BTCT mác 250 10 Bể lắng cặn 100m3 8 8 106 64 Bể ngầm, kết cấu bê tông cốt thép mác 250 11 Nhà vệ sinh công cộng 6 4 3.1 24 Móng băng BTCT mác 250, nhà khung BTCT mác 250, mái BTCT 250, tường xây gạch, cửa đi gỗ, cửa sổ chớp lật 12 cổng 12 2.5 Cổng inox điều khiển tự động 13 Cầu cân 24 5.3 1 127.2 Kết cấu BTCT mác 300 14 Đường giao thông nội bộ 7047 Móng cấp phối đá dăm, bê tông đường mác 300 dầy 250mm 15 Bãi tập kết vật liệu, sản phẩm 5800 Móng cấp phối đá dăm, bê tông nền mác 200 dầy 200mm 16 Sân vườn, cây xanh 6760 Trồng các dải cây xanh ven tường rào và dọc theo tuyến đường nội bộ. (Nguồn: Công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng HANCORP) 1.4.7. Công nghệ sản xuất, trang thiết bị và nhu cầu nguyên vật liệu a ) Công nghệ sản xuất ( xem bản vẽ sơ đồ công nghệ kèm theo ở phụ lục). b) Mô tả sơ đồ công nghệ Công đoạn gia công chuẩn bị nguyên liệu. Cát và thạch cao được ô tô vận tải vận chuyển về nhà máy. Cát sẽ được tập kết tại bãi chứa ngoài trời và thạch cao được chứa trong kho chứa hỗn hợp của nhà máy, sau đó được xe xúc lật vận chuyển đến các két chứa cát và thạch cao. Sau khi đư