Côn Đảo là một quần đảo bao gồm 16 đảo lớn, nhỏ nằm giữa đại dương, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 185 km), cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 230 km và cách cửa sông Hậu – Cần Thơ khoảng 83 km. Côn Đảo có tổng chiều dài bờ biển 200 km với nhiều bãi biển đẹp như: Đầm Trầu, Đất Dốc, Bãi Cạnh, Bãi Hòn Cau, Bãi Hòn Tre, Chính vì vậy, du lịch hiện đang là thế mạnh của huyện đảo và là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới.
127 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4914 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I - XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Côn Đảo là một quần đảo bao gồm 16 đảo lớn, nhỏ nằm giữa đại dương, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 185 km), cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 230 km và cách cửa sông Hậu – Cần Thơ khoảng 83 km. Côn Đảo có tổng chiều dài bờ biển 200 km với nhiều bãi biển đẹp như: Đầm Trầu, Đất Dốc, Bãi Cạnh, Bãi Hòn Cau, Bãi Hòn Tre,…Chính vì vậy, du lịch hiện đang là thế mạnh của huyện đảo và là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới.
Hình ảnh minh họa về du lịch Côn Đảo
Côn Đảo với những di tích văn hóa lịch sử cận đại, tiêu biểu là nơi có di tích lịch sử lớn nhất cả nước với hệ thống nhà tù, trại giam do Pháp, Mỹ để lại; nghĩa trang Hàng Dương - Hàng Keo được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt mang đậm dấu ấn chiến tích trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, là niềm tự hào của dân tộc.
Vườn Quốc gia Côn Đảo có môi trường, tài nguyên rừng, biển còn tương đối nguyên vẹn, tiềm năng đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên ít bị tác động. Tại đây có nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, hoang dã, nhiều bãi biển đẹp còn hoang sơ, các rạn san hô đẹp với độ che phủ cao, nhiều sinh vật biển quý, lạ. Vườn Quốc gia Côn Đảo đã có qui hoạch các tuyến, điểm du lịch sinh thái hợp lý và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bãi Nhát nằm ở phía Nam của đảo Côn Sơn, nằm giữa tuyến đường từ thị trấn Côn Sơn đi cảng Bến Đầm, cách thị trấn khoảng 8 km, sẽ là điểm hấp dẫn lượng du khách khi đến Côn Đảo du lịch tham quan di tích nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, tổ chức các hội nghị chuyên đề - du khảo trong nước và quốc tế. Là khu vực qui hoạch khai thác du lịch đã được duyệt, bờ biển có các doi đất nhô ra, với lớp lớp đá tảng - đá cuội to nhỏ che chắn các triều sóng vỗ, vùng nước biển trong xanh nhìn thấy tận đáy với nền bãi cát trắng trải dài, là điểm để tổ chức loại hình du lịch sinh hoạt biển và sinh hoạt dã ngoại rất lý tưởng.
Bãi Dương ở phía Tây Nam của Hòn Bảy Cạnh, một vị trí có tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và sự đa dạng về tài nguyên tự nhiên của các hệ sinh thái rừng biển, sẽ là điểm du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn, đặc biệt có thể phóng tầm nhìn thẳng về thị trấn Côn Sơn.
Với nhu cầu tổ chức các hoạt động sinh hoạt du lịch sinh thái, nghiên cứu khai thác tiềm năng sinh học rừng - biển, việc hình thành khu du lịch Bãi Nhát và khu du lịch Bãi Dương là một nhu cầu thiết yếu, được xác định là một trong những mũi nhọn làm nền tảng cho việc phát triển hoạt động, một môi trường thuận lợi để tập trung được năng lực tổ chức các dịch vụ có chất lượng cao gắn kết với các hình thức hoạt động sinh thái, các chương trình sinh hoạt đa dạng tạo điều kiện thu hút được lượng khách đến nhằm khai thác được thế mạnh của Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Khu du lịch Bãi Dương là một trong những nhu cầu thiết yếu trước mắt. Tổ chức các loại hình dịch vụ mở nhằm tạo nguồn thu khai thác tốt công suất thiết kế công trình.
Hiện nay, với lượng du khách đến Côn Đảo ngày một cao, dự báo sẽ tăng nhanh chóng cùng với việc đầu tư phát triển Côn Đảo trong những năm tiếp sau.
Nhận thấy những thế mạnh của Bãi Nhát và Bãi Dương, Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông đã quyết định đầu tư xây dựng một khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo. Việc triển khai dự án nhằm hướng đến các mục tiêu sau:
Khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch biển của Côn Đảo;
Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự án;
Xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách trong nước và quốc tế;
Thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Côn Đảo, đẩy mạnh quảng bá danh lam thắng cảnh của địa phương;
Tạo công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận dân cư trong vùng, đóng góp ngân sách cho huyện đảo.
Theo khoản 4, điều 22, Luật Bảo vệ môi trường quy định “Các dự án phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt”, Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông đã phối hợp với Viện Nước và Công nghệ Môi trường (WETI) lập báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo (sau đây gọi là dự án) tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường tỉnh thẩm định và phê duyệt (áp dụng cho các dự án có diện tích đất nằm trong khu vực Vườn Quốc gia được quy định tại phụ lục II, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường).
Nội dung và trình tự các bước thực hiện báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, tiêu cực, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động của dự án đạt tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định.
Thông tin chung về dự án:
Loại dự án: Đầu tư mới
Cơ quan phê duyệt dự án: Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Cơ quan phê duyệt ĐTM: Bộ Tài nguyên và Môi trường
II - CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án của Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng – Phương Đông được thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý và tài liệu tham khảo dưới đây:
1. Các văn bản pháp lý:
Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH đã được Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường ciến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 12/12/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ xây dựng về quy định lập các đồ án quy hoạch đô thị;
Quyết định số 8737/2004/QĐ-UB ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25.10.2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010.
Quyết định số 985/QĐ.UB ngày 2.3.2000 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về phê duyệt dự án qui hoạch phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Các văn bản số 4297/UB.VP ngày 6.8.2004, số 6462/UB.VP ngày 16.11.2004 và số 1593/UB.VP ngày 31.3.2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về chủ trương chấp thuận cho Công ty TNHH. Kinh doanh Đầu tư Du lịch Hồng Bàng Phương Đông đầu tư nghiên cứu thực hiện lập dự án Khu du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Biên bản thỏa thuận ngày 9.6.2004 giữa Vườn Quốc gia Côn Đảo với Công ty TNHH Kinh doanh Du lịch và Đầu tư Hồng Bàng Phương Đông v/v xây dựng các dự án phát triển du lịch cao cấp với các loại hình văn hóa, sinh thái, nghiên cứu khoa học & nghỉ dưỡng, xây dựng cầu cảng phục vụ trong & ngoài nước với tầm cỡ quốc tế.
Văn bản số 517/UBND.VP ngày 24.1.2007 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu v/v dự án đầu tư du lịch sinh thái tại Côn Đảo của Công ty TNHH Du lịch Hồng Bàng-Phương Đông.
Văn bản số 224/CV-PC ngày 5.3.2007 của Cục Lâm nghiệp v/v lập dự án du lịch sinh thái tại huyện Côn Đảo.
Văn bản số 91/TM-BQL ngày 7.5.2007 của Ban Quản lý Phát triển Côn Đảo v/v hướng dẫn điều chỉnh dự án đầu tư du lịch sinh thái.
2. Các hồ sơ kỹ thuật:
Các số liệu và tài liệu về hiện trạng tự nhiên, môi trường và điều kiện kinh tế xã hội khu vực huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo do các đơn vị tư vấn thực hiện;
Các bản vẽ quy hoạch và báo cáo thuyết minh quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo;
Báo cáo kết quả thi công bước 1 đề án thăm dò nước dưới đất khu vực Côn Đảo do Liên Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình Miền Nam thực hiện tháng 6/2006;
Báo cáo kết quả tính toán khí tượng hải văn, đo đạc địa hình dưới nước huyện Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phục vụ xây dựng khu du lịch nghỉ mát “The Condur resort” do Đài khí tượng Thủy văn phía Nam thực hiện tháng 6/2006;
Kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất khu vực huyện Côn Đảo do Liên Đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình Miền Nam thực hiện tháng 1/2007;
Các tài liệu đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của dự án;
Các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua, nhất là các dự án có loại hình hoạt động tương tự như dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo.
III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Đơn vị chịu trách nhiệm chính: CÔNG TY TNHH KINH DOANH DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ HỒNG BÀNG - PHƯƠNG ĐÔNG
Đơn vị tư vấn thực hiện: VIỆN NƯỚC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG (WETI)
Đại diện: Ông Lâm Minh Triết - Chức vụ: Viện trưởng
Địa chỉ: C17 Cư xá Lam Sơn, Nguyễn Oanh, phường 17, Quận Gò Vấp, Tp.HCM;
Điện thoại: 08 9844443 - Fax: 08 9844442
Tổ chức thực hiện:
Danh sách những người tham gia thực hiện báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương – Côn Đảo được liệt kê chi tiết tại bảng dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Học hàm, học vị
Đơn vị
I
Chủ đầu tư
1
Nguyễn Mạnh Hùng
GĐ
Công ty HB-PĐ
2
Trần Thị Ngọc Lợi
PGĐ
Công ty HB-PĐ
II
Tư vấn ĐTM
1
Lâm Minh Triết
GS. Tiến Sỹ
WETI
2
Mai Tuấn Anh
Tiến Sỹ
WETI
3
Nguyễn Quốc Bảo
Thạc sỹ
WETI
4
Đoàn Thị Ngọc Linh
Cử nhân
WETI
5
Trần Mỹ Dung
Cử nhân
WETI
6
Vũ Thụy Hà Anh
Cử nhân
WETI
Và các cán bộ khác
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
TÊN DỰ ÁN
KHU DU LỊCH SINH THÁI BÃI NHÁT & BÃI DƯƠNG,
CÔN ĐẢO
CHỦ DỰ ÁN
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Du lịch Hồng Bàng – Phương Đông
Địa chỉ: Số 3, đường Hoàng Quốc Việt, Q. Tân Bình, Tp.HCM
Điện thoại: (8) 844 6356 - Fax: (8) 811 9836
Họ và tên người đại diện: Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chức vụ: Giám đốc.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102015768 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 15/5/2003.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Vị trí địa lý
Dự án Khu du lịch sinh thái được thực hiện tại 2 vị trí khác nhau. Cụ thể như sau:
a). Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát:
Vị trí ở vùng phía Nam đảo Côn Sơn, nằm giữa tuyến đường giao thông từ thị trấn Côn Sơn đi cảng Bến Đầm, cách thị trấn khoảng 8 km, cách cảng Bến Đầm khoảng 6 km, bãi biển với nền cát trắng trải rộng và kéo dài đã được qui hoạch thành bãi tắm và khu du lịch.
Khu đất dự kiến xây dựng Khu du lịch nằm dọc theo Bãi Nhát, với chiều dài 1.600m, tiếp cận trục giao thông chính của đảo, bề rộng khu đất thay đổi theo ranh địa hình phía bắc từ 150 đến 400m.
Giới hạn khu vực như sau:
Phía Nam giáp bãi biển, có tuyến đường xe ô tô dọc theo bờ biển.
3 phía còn lại là đất trống, tiếp cận với nền đất dốc của núi.
Tổng diện tích khu vực theo hồ sơ bản đồ đo đạc là 464.361m2, trong đó phần diện tích đất dùng cho xây dựng công trình là 370.628 m2, phần bãi & biển có diện tích là 93.733 m2.
Hình chụp nhìn từ hướng đường đi Bến Đầm
Hình chụp nhìn ra hướng biến
Hình chụp bãi rác tạm tại vị trí dự án
Hình chụp bãi rác tạm tại vị trí dự án
Hình 1.1 - Hình ảnh minh họa hiện trạng khu vực Bãi Nhát
b). Khu du lịch sinh thái Bãi Dương:
Bãi Dương: ở phía Tây Nam Hòn Bảy cạnh, cách thị trấn 7 km, là điểm du lịch sinh thái nối kết với khu Bãi Nhát, với khu đầu mối là Bãi Nhát. Chương trình qui hoạch tổng thể Côn Đảo còn dự trù sẽ tổ chức tuyến đường nối với đảo Côn Sơn qua mũi Chim Chim ở góc Tây Bắc của Bãi Dương.
Khu đất dự kiến xây dựng Khu du lịch nằm dọc theo Bãi Dương, với chiều dài theo hướng Bắc-Nam là 630m, khoảng giữa có chổ nhô ra biển rộng đến 170m, phía Bắc rộng từ 110m đến 130m, phía Nam nhỏ dần còn rộng khoảng 20m.
Giới hạn khu vực như sau:
Phía Tây giáp bãi biển.
3 phía còn lại là đất trống, tiếp cận với nền đất dốc của núi.
Tổng diện tích khu vực theo hồ sơ bản đồ đo đạc do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đo vẽ ngày 4.4.2005 là 279.073m2, trong đó phần diện tích đất trên đảo dùng cho xây dựng công trình là 67.876m2, phần bãi & biển có diện tích là 211.197m2.
Hình 1.2 - Hình ảnh minh họa khu vực Bãi Dương
Tọa độ địa lý và vị trí dự án trong tổng thể mặt bằng của huyện Côn Đảo được thể hiện tại hình 1 và bản đồ tại phần phụ lục (do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thực hiện).
Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội:
a). Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên
Khu đất Bãi Nhát là khu đất trống, chưa có công trình xây dựng. Bên trong khu đất hiện có bãi rác tạm lưu giữ cho toàn bộ lượng rác của huyện Côn Đảo, diện tích khoảng 2 ha. Trong thời gian tới, UBND huyện Côn Đảo sẽ chuyển bãi rác này đến địa điểm khác phù hợp hơn về vệ sinh, cảnh quan và bảo vệ môi trường. Ngay cạnh Bãi Nhát có suối Nhật Bổn chảy qua.
Khu Bãi Dương có: Trạm Bảo tồn Vườn Quốc gia Côn Đảo, Trạm nhân giống ngọc trai; không có dân cư sinh sống. Theo thỏa thuận với Vườn Quốc gia, hai Trạm này sẽ được di dời sang vị trí khác nếu dự án được cơ quan chức năng phê duyệt.
Cả hai khu vẫn còn mang vẻ hoang sơ của thiên nhiên, chưa bị khai phá, còn khá nhiều cây bụi.
b). Cảnh quan môi trường
Một mặt nhìn ra biển, một phía dựa vào núi, một nền đất dốc thoải còn nhiều cây bụi, sẽ được xây dựng tôn tạo thành thế núi-biển đầy hấp dẫn.
Bãi biển với bãi cát trắng trải dài có nhiều tảng đá cuội ven bờ, nước trong xanh nhìn đến đáy, là bãi tắm sạch lý tưởng cho du khách.
Vùng đất tiếp cận khu du lịch chưa có công trình nào xây dựng, còn vẻ hoang sơ tự nhiên, thuận lợi cho dự án xây dựng.
Trục giao thông ven biển khu Bãi Nhát có thế dốc trống trải, thiết lập tầm nhìn từ xa, ưu thế cho việc quảng bá, sẽ tạo thành môi trường cảnh quan thuận lợi cho toàn khu vực.
c). Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội
Hầu hết dân cư của huyện đảo sinh sống tập trung trên hòn đảo chính Côn Sơn. Diện tích đất cho các khu dân cư khoảng 861 ha, chiếm trên 15% tổng diện tích tự nhiên của Đảo. Trong đó trung tâm của huyện nằm ở phía Nam của Đảo, cách khu vực dự án khoảng 4 km về phía Tây. Hầu hết các cơ quan hành chánh sự nghiệp, trường học, trạm y tế huyện, chợ, cơ sở sản xuất,... đều tập trung gần khu vực trung tâm huyện.
Các khu dân cư của huyện Côn Đảo chia làm 9 tổ tự quản. Cụm dân cư gần dự án nhất là tổ tự quản số 2 với khoảng 700 nhân khẩu trong 200 hộ dân, nằm cách vị trí dự án khoảng 2 km về phía Tây. Ngoài ra, gần khu đất dự án còn có 1 doanh trại quân đội, nằm về phía Tây Nam, cách khu vực dự án khoảng 1 km.
Dự án nằm ngay cạnh đường đi Bến Đầm, con đường chủ đạo của huyện Côn Đảo. Cảng Bến Đầm nằm cách vị trí dự án khoảng 4 km. Cảng du lịch Vũng Tàu - Côn Đảo nằm ngay tại trung tâm huyện Côn Đảo.
Các điểm di tích lịch sử nằm rải rác trên địa bàn huyện, trong đó các hệ thống nhà tù Côn Đảo (trại Phú Tường, Phú Sơn, Phú Bình, An Phú, Phú Hải...), di tích cách mạng Trại Chuồng Bò, nghĩa trang Hàng Dương,... đều nằm tập trung gần trung tâm huyện.
Những thuận lợi và khó khăn của vị trí triển khai xây dựng dự án
a). Thuận lợi:
Khu đất có được mặt bằng trống trải, thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng.
Khu đất chỉ có các loại cây cỏ dại, cây bụi tồn tại dưới dạng bụi; đá sỏi, không có các loại cây quý hiếm nên không ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái của Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Bãi Nhát đã có đường ô tô ven biển, tạo điều kiện khả thi cho việc phát triển các dự án.
Tại khu đất Bãi Nhát và Bãi Dương không có dân cư sinh sống nên thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng và trong quá trình hoạt động không ảnh hưởng đến dân cư.
Thế đất có độ dốc, thuận tiện cho việc tổ chức quy hoạch mạng lưới thoát nước.
Cao trình khu đất ở mức tương đối, được tổ chức san nền tạo địa hình và cảnh quan theo tổng thể, chổ trũng sẽ được qui hoạch làm hồ nước-hồ cảnh, xây dựng cảnh quan bên trong công trình vừa là tích nước cho tiêu tưới.
Vị trí đầu tư xây dựng vùng ven thị trấn, thuận lợi cho việc tổ chức lưu trú cho lượng khách đến du lịch - tham quan - làm việc - nghỉ ngơi tại Côn Đảo.
b). Nhược điểm:
Mạng lưới cấp nước đô thị chưa có điểm kết nối đến ranh khu đất, cần được xúc tiến các thủ tục và xây dựng phần hạ tầng tiếp nhận nguồn nước nầy, để có khả năng cung cấp cho dự án về lâu dài.
Hệ thống thoát nước chưa có, sẽ phải đầu tư mới. Chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị, phải có giải pháp xây dựng để đảm bảo môi trường, không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái quý hiếm của Côn Đảo.
Bãi rác hiện hữu tại Bãi Nhát cần phải được cơ quan quản lý sớm cho chuyển dời địa điểm khác để có thể tiến hành xây dựng các công trình mà không ảnh hưởng đến việc thu gom, xử lý rác thải của huyện.
Đánh giá chung:
Vị trí đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương là phù hợp với quy hoạch chung của Côn Đảo, việc chọn lựa vị trí xây dựng tại các khu vực này sẽ góp phần tôn tạo cảnh quan chung cho toàn cảnh và tuyến bờ biển, một địa điểm lý tưởng thu hút khách du lịch đến với Côn Đảo.
Việc đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng liên quan khu vực cần được triển khai thực hiện, là cơ sở đảm bảo cho dự án bên trong của Khu du lịch sinh thái được phát huy hiệu quả và phát triển các loại hình sinh hoạt dịch vụ đa năng, phù hợp với xu thế nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ du lịch hiện đại, khai thác đúng tiềm năng ẩn chứa, đem lại lợi ích thiết thực cho vị trí quy hoạch.
Tóm tắt, vị trí chọn lựa là phù hợp với yêu cầu, có điều kiện khả thi cho dự án sẽ đầu tư xây dựng.
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát & Bãi Dương được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu giải trí, nghỉ ngơi mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo dựng cảnh quan môi trường của huyện đảo.
Các định hướng chính cho giải pháp quy hoạch của dự án gồm:
Tổ chức không gian quy hoạch gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.
Phù hợp với khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái – tham quan di tích lịch sử - nghiên cứu sinh học – hội thảo.
Thiết lập mật độ công trình có tập trung và có phân tán theo công năng.
Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng:
a). Nguyên tắc chính:
Phân khu chức năng phù hợp chương trình nhiệm vụ thiết kế tổng thể. Tận dụng địa thế tổ chức các khu công trình gắn kết với cảnh quan thiên nhiên.
b). Yêu cầu chung cho giải pháp quy hoạch:
Tạo lập khu vực trung tâm tập hợp các loại hình dịch vụ cốt lõi theo chuẩn khách sạn 3 - 4 sao, có tính đến mối quan hệ sử dụng của cộng đồng cư dân thị trấn, có sự đầu tư tập trung trở thành dấu ấn của dự án ở Côn Đảo. Các khu vực nghỉ dưỡng, sinh hoạt sinh thái dã ngoại và một số loại hình sinh hoạt khác được phân bố ở các khu vực lân cận theo giải pháp mở theo từng cụm chức năng.
c). Nội dung quy hoạch:
Cơ cấu tổ chức quy hoạch các khu chức năng thực hiện mục tiêu đầu tư, bao gồm các khu chức năng nêu sau:
KHU DU LỊCH BÃI NHÁT:
Khu khách s