Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Giang tổ 10 phường minh khai thành phố Hà Giang

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mức sống người dân càng được nâng cao, nhu cầu của xã hội về các mặt vui chơi, giải trí, thẩm mỹ, ngày cũng tăng theo. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế, việc đảm bảo được sức khỏe của người dân là điều cần được quan tâm và lưu ý của các cấp chính quyền. Thực tế cho thấy rằng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành y tế ngày càng được quan tâm, các bệnh viện tư nhân đã được thành lập ngày càng nhiều và đã cũng đáp ứng phần nào nhu cầu chữa bệnh của người dân. Nhưng tình hình quá tải của các bệnh viện luôn xảy ra, có nhiều bệnh viện luôn ở mức quá tải 200%, như bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang, Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Bắc Quang, Bệnh Viện Đa Khoa Nà Chì, Tình hình cơ sở hạ tầng của tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã có sự đầu tư phát triển, nhưng vẫn còn thiếu trầm trọng, các ca nghiêm trọng còn phải chuyển lên tuyến trên gây khó khăn cho quá trình chữa trị cho bệnh nhân. Trước tình hình đó, cấp lãnh đạo của tỉnh đã có những khuyến khích việc đầu tư cơ sở hạ tầng bệnh viện với hình thức tư nhân. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có rất nhiều bệnh viện tư nhân với trang thiết bị hiện đại đã được thành lập và đang hoạt động rất tốt đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì vậy, dự án “xây dựng bệnh viện đa khoa tư nhân tỉnh Hà Giang” đã ra đời để khắc phục những vấn đề còn tồn tại đó. Tuân thủ nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Hà Giang đã nhận được sự tư vấn của Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CESAT) tiến hành xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Bệnh viện đa khoa Tư nhân Hà Giang nhằm có cơ sở để Công ty gìn giữ môi trường tốt hơn trong quá trình hoạt động, cũng như cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý môi trường trong công tác quản lý và giám sát môi trường.

docx54 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3588 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Giang tổ 10 phường minh khai thành phố Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN HÀ GIANG TỔ 10 PHƯỜNG MINH KHAI THÀNH PHỐ HÀ GIANG THÁI NGUYÊN 11-2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BKHCNMT - Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường BOD - Nhu cầu ô xy sinh hoá CBCNV - Cán bộ công nhân viên CHXHCN - Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa COD - Nhu cầu ô xy hoá học ĐTM - Đánh giá tác động môi trường KCN - Khu công nghiệp KHKT - Khoa học kỹ thuật PCCC - Phòng cháy chữa cháy TCMT - Tiêu chuẩn môi trường TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH - Trách nhiệm hữu hạn TTCN - Tiểu thủ công nghiệp UBND - Uỷ ban Nhân dân VNĐ - Đơn vị tiền Việt Nam. XLNT - Xử lý nước thải WB - Ngân hàng Thế giới WHO - Tổ chức Y tế Thế giới CTV -Cộng tác viên MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mức sống người dân càng được nâng cao, nhu cầu của xã hội về các mặt vui chơi, giải trí, thẩm mỹ, ngày cũng tăng theo. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế, việc đảm bảo được sức khỏe của người dân là điều cần được quan tâm và lưu ý của các cấp chính quyền. Thực tế cho thấy rằng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành y tế ngày càng được quan tâm, các bệnh viện tư nhân đã được thành lập ngày càng nhiều và đã cũng đáp ứng phần nào nhu cầu chữa bệnh của người dân. Nhưng tình hình quá tải của các bệnh viện luôn xảy ra, có nhiều bệnh viện luôn ở mức quá tải 200%, như bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang, Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Bắc Quang, Bệnh Viện Đa Khoa Nà Chì, Tình hình cơ sở hạ tầng của tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã có sự đầu tư phát triển, nhưng vẫn còn thiếu trầm trọng, các ca nghiêm trọng còn phải chuyển lên tuyến trên gây khó khăn cho quá trình chữa trị cho bệnh nhân. Trước tình hình đó, cấp lãnh đạo của tỉnh đã có những khuyến khích việc đầu tư cơ sở hạ tầng bệnh viện với hình thức tư nhân. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có rất nhiều bệnh viện tư nhân với trang thiết bị hiện đại đã được thành lập và đang hoạt động rất tốt đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì vậy, dự án “xây dựng bệnh viện đa khoa tư nhân tỉnh Hà Giang” đã ra đời để khắc phục những vấn đề còn tồn tại đó. Tuân thủ nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Hà Giang đã nhận được sự tư vấn của Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CESAT) tiến hành xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Bệnh viện đa khoa Tư nhân Hà Giang nhằm có cơ sở để Công ty gìn giữ môi trường tốt hơn trong quá trình hoạt động, cũng như cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý môi trường trong công tác quản lý và giám sát môi trường. CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN HÀ GIANG 1.2. CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HÀ GIANG Địa chỉ : Tổ 10 Phường Minh Khai, Tỉnh Hà Giang 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN. Dự án Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Hà Giang đặt tại tổ . Vị trí này nằm ven QL 13, cách phường Minh Khai thành phố Hà Giang. Vị trí này có những mặt thuận lợi sau: Dự án nằm trong khu vực đã được quy hoạch chi tiết và ổn định. Cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước đảm bảo Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là rất lớn. Mặt bằng đủ rộng, tiết kiệm chi phí đầu tư về đất đai. Tổng diện tích của dự án là 20.000 m² với các mặt tiếp giáp như sau: Phía Bắc : giáp đường 4C. Phía Nam : giáp đường 2C. Phía Tây : giáp đường DB4. Phía Đông : giáp đồi cây. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Quy mô, phạm vi hoạt động của bệnh viện. 1.4.1.1. Quy mô khám chữa bệnh Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Giang có quy mô 6 khoa và 100 giường bệnh, trong đó: Khoa khám bệnh có 20 giường bệnh với các phòng khám nội, khám nhi, khám da liễu, và khám cơ xương khớp. Khoa liên chuyên khoa có 20 giường bệnh với các phòng khám tai-mũi-họng, phòng khám răng-hàm-mặt, và phòng khám mắt. Khoa nội tổng hợp có 30 giường bệnh với phòng nội chung, y học dân tộc, phục hồi chức năng và khoa nhi. Khoa ngoại, sản, gây mê hồi sức có 30 giường bệnh gồm các phòng ngoại tổng quát, sản-phụ khoa, gây mê hồi sức. Khoa cận lâm sàng thăm dò chức năng gồm các phòng chụp X-quang (X-quang qui ước, CT scan), siêu âm (trắng đen, màu, 3&4 chiều), xét nghiệp (sinh hóa, huyết học, miễn dịch), thăm dò chức năng ( điện tim, nội soi, DSA). Khoa dược gồm kho dược, nhà thuốc, quầy cấp thuốc BHYT. 1.4.1.2. Nhu cầu lao động Dự kiến nhu cầu nhân sự của bệnh viện là 135 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học là 40%. Cụ thể trong đó: Giáo sư, bác sĩ : 40 người Dược sĩ đại học : 02 người Dược sĩ trung học : 08 người. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu : 20 người Kỹ thuật viên X-quang : 10 người Điều dưỡng + y sĩ : 40 người. Nữ hộ sinh : 10 người. Nhân viên khác : 25 người. Các quy định về giờ giấc và chế độ làm việc (bảo hiểm xã hội, làm việc theo ca, đau ốm ...) sẽ được Công ty thực hiện đúng trên cơ sở phù hợp với Luật lao động do Nhà nước Việt Nam ban hành. 1.4.2. Các hạng mục công trình 1.4.2.1. Các hạng mục xây dựng Bệnh viện được xây dựng trên diện tích 20.000 m² với các hạng mục công trình xây dựng chính như bảng 1.3. Bảng 1.3 : Các hạng mục xây dựng chính của Dự án Stt Danh mục Đơn vị Số lượng A. Hạng mục chính 1 Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú m2 973 2 Khối nhà chữa bệnh nội trú m2 1.833 Các khoa nội m2 270 Cấp cứu m2 220 Cận lâm sàng – thăm dò chức năng m2 270 3 Nhà thuốc bệnh viện m2 76,5 4 Khối hành chính (phòng làm việc của lãnh đạo bệnh viện và phòng chức năng) m2 832 5 Khu thanh trùng m2 145 6 Khu ngoại cảnh m2 700 7 Đường nội bộ m2 160 8 Nhà bảo vệ m2 20 9 Khu nhà xe, bảo trì thiết bị m2 310 10 Cổng + tường rào m2 45.000 11 Khu nhà bếp để phục vụ bữa an cho CBCNV và bệnh nhân m2 256 12 Khu nhà ở cho CBCNV và chuyên gia m2 310 B. Công trình phụ trợ 12 Hệ thống cấp điện m2 50 13 Hệ thống xử lý chất thải m2 450 14 Hệ thống thoát nước m2 250 15 An toàn bức xạ m2 70 16 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy m3 100 Nguồn : Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Hà Giang 1.4.3. Nhu cầu nguyên vật liệu, điện, nước và năng lượng tiêu thụ I.4.3.1. Nhu cầu vật dụng y tế, dược phẩm Nhu cầu về vật dụng y tế cho bệnh nhân và dược phẩm của Bệnh viện được đưa ra trong bảng 1.4. Bảng 1.4: Nhu cầu về vật dụng y tế và dược phẩm hàng năm của bệnh viện STT Tên vật dụng Đơn vị Số lượng 1 Găng tay đôi/ngày 1270 2 Alcol lít/ngày 19 3 Bông gòn kg/ngày 8,5 4 Ống chích cái/ngày 740 5 Dây truyền bộ/ngày 200 Nguồn : Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Hà Giang 1.4.3.2. Nhu cầu điện, nước Mức tiêu hao điện Nguồn cung cấp điện là từ lưới điện quốc gia. Dự kiến nhu cầu điện cho hoạt động của bệnh viện khỏang 450KWh/ngày. Ngoài ra, Bệnh viện sẽ sử dụng máy phát điện có công suất 500 KVA để duy trì ổn định nguồn điện phục vụ cho các hoạt động tại phòng mổ, hậu phẫu, hồi sức cấp cứu, khoa sản, trạm bơm nước chữa cháy (phòng sự cố mất điện lưới). Mức tiêu hao nước Nguồn cung cấp : Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất được lấy từ hệ thống cấp nước thuỷ cục của thành phố. Lượng nước thô cung cấp cho bệnh viện khoảng 60 m3/h được phân phối theo các tuyến ống nội bộ đến các phòng chức năng, phòng nghỉ của CBCNV, khu vệ sinh, căn tin, 1.4.4. Phương thức vận chuyển và bảo quản nguyên, nhiên liệu Các lọai vật tư y tế, dược phẩm được lưu giữ trong nhà kho khô ráo, có hệ thống chống ẩm mốc để đảm bảo độ an toàn cho bệnh nhân. Nhiên liệu chỉ được dùng để vận hành các công trình phụ trợ và máy phát điện, chủ yếu là xăng và dầu diesel được bảo quản trong các thùng chứa, đặt trong nhà có mái che. 1.4.5. Nơi tiếp nhận nước thải từ hoạt động của Dự án. I.4.5.1. Hệ thống thoát nước mưa Bệnh viện sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống cống thu gom nước thải. Nước mưa chảy vào rãnh rồi chảy vào các hố ga thu nước nối với mạng cống ngầm dưới đất, xả vào tuyến thoát nước chung của thành phố nằm bên ngoài hàng rào bệnh viện. I.4.5.2. Hệ thống thoát nước thải Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện để xử lý đạt TCVN 6772-2000 trước khi thải ra hệ thống cống thóat nước thải chung của thành phố. Nước thải từ khu vực khám chữa bệnh, từ khâu vệ sinh phòng bệnh và từ khu vực giặt tẩy được thu gom bằng hệ thống cống riêng biệt. Nước thải được tập trung về trạm xử lý nước thải để xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 trước khi thải ra hệ thống tiếp nhận nước thải chung của THÀNH PHỐ. 1.4.6. Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh tại dự án bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế. Chất thải rắn sinh hoạt : bao gồm bao bì thực phẩm, giấy... là chất thải thông thường có thể thu gom xử lý tại bãi rác tập trung trong khu vực. Chất thải rắn y tế gồm bơm tiêm, kim tiêm, chai lọ, ống và bao bì đựng thuốc, bệnh phẩm và các loại thuốc, hoá chất hư hỏng, quá hạn sử dụng... là chất thải độc hại và có tính lây bệnh truyền nhiễm, cần phải xử lý triệt để. Các chất thải độc hại và các chất thải thông thường được tách riêng đựng vào các túi đựng rác có màu khác nhau. Chất thải độc hại được thu gom và đưa đến xử lý tại lò đốt chuyên dụng của bệnh viện, chất thải từ các giường bệnh cũng sẽ được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến hệ thống lò đốt chất thải nguy hại của bệnh viện (sẽ hoàn thành khi bệnh viện đi vào hoạt động). Các thùng chứa rác chuyên dụng sẽ được bố trí dọc theo các tuyến đường trong khuôn viên Bệnh viện để bệnh nhân và người nhà bỏ rác đúng nơi quy định, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi. 1.4.7. Thời gian hoạt động của dự án Dự kiến bệnh viện sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1018. Thời gian hoạt động tối thiểu của Bệnh viện là 50 năm, sau đó sẽ xin gia hạn thêm tùy tình hình thực tế. 1.4.8. Tiến độ thực hiện. Trong thời gian tới dự án sẽ tiến hành thực hiện dự án theo tiến độ như sau: - Thiết kế, đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng chống cháy nổ, an toàn bức xạ: 12/2014 – 02/2015 - Tổ chức đấu thầu, chọn thầu : 02/2015 – 04/2015 - Khởi công xây dựng bệnh viện : 07/2015 - Đi vào hoạt động : 2018 1.4.9. Vốn đầu tư (1) Giai đoạn I : Xây dựng khu Bệnh viện đa khoa Thuê thiết kế : 500.000.000 đồng Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng : 22.500.000.000 đồng Mua sắm trang thiết bị : 17.000.000.000 đồng Hệ thống mạng quản lý bệnh viện : 800.000.000 đồng Tổng đài điện thoại tự động : 150.000.000 đồng Xe cứu thương (2 xe) : 1.000.000.000 đồng Hệ thống cung cấp điện : 1.200.000.000 đồng (Trạm hạ thế 500KVA + máy phát điện 500KVA) Tổng kinh phí dự kiến trong giai đoạn I : 42.650.000.000 đồng Giai đoạn II : Xây dựng khu nghỉ dưỡng – Phục hồi chức năng : Tổng kinh phí dự kiến trong giai đoạn II : 30.000.000.000 đồng (Nguồn : Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Hà Giang) CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG. 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất: 2.1.1.1. Về địa hình Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Hà Giang có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m). Địa hình Hà Giang có thể phân thành 3 vùng sau: - Vùng cao phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng - Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì,Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. - Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. 2.1.1.2.Về thủy văn Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông - suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung nước đạt 2,0km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. 2.1.1.3.Về khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . . Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,9 0C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10 0C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm. . .Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ). Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống./. 2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực Dự án. 2.1.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí. Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại khu vực dự án, chúng tôi đã tiến hành lấy 3 mẫu không khí tại khu vực dự án. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.1 : Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án. Stt Vị trí lấy mẫu Độ ồn Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3) (dBA) Bụi SO2 NO2 CO THC 1 K1 48,8 - 57,8 0,16 0,104 0,031 1,7 KPH 2 K2 57,7 - 81,3 0,41 0,106 0,047 3,1 0,036 3 K3 54,0 - 84,7 0,28 0,105 0,052 2,2 0,011 TCVN 60(*) 0,3(**) 0,5(**) 0,4(**) 40(**) 5,0(***) Nguồn : Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường tỉnh Hà Giang 2013. Ghi chú: KPH: Không phát hiện (*) TCVN 5949-1995: Âm học- Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư- mức ồn tối đa cho phép. (**) TCVN 5937-1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí bao quanh. (***) TCVN 5938-1995: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép cuả một số chất độc hại trong không khí xung quanh. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán nhằm xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Vị trí lấy mẫu như sau. - K1 Khu vực trung tâm của dự án - K2 Khu vực đường lộ trước dự án, cách Quốc lộ 4C 150m - K3 Khu vực đường lộ 2C trước dự án, cách mương thoát nước thành phố 15m So sánh các kết quả phân tích với các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5937-1995, TCVN 5938-1995, TCVN 5949-1995 cho thấy hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí và tiếng ồn tại khu vực dự án đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Vị trí lấy mẫu không khí được đưa ra trên bản đồ vị trí lấy mẫu trong phụ lục 2. 2.1.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước. (1). Chất lượng nước mặt Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực dự án, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước mặt trong khu vực. Kết quả phân tích các mẫu nước được trình bày trong bảng 2.2. Bảng 2.2 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực Dự án. Stt Chỉ tiêu Đơn vị Ký hiệu mẫu TCVN 5942-1995 (Cột B) NM01 NM02 1 pH - 6,8 6,7 5,5 – 9 2 DO mg/l 4,92 4,63 ³ 2 3 SS mg/l 53 56 80 4 BOD5 mg/l 21,1 23,8 <25 5 COD mg/l 28 31 <35 6 NH4+ mg/l 0,032 0,081 0,05 7 Tổng Fe mg/l 0,067 0,040 1 8 Tổng Photpho mg/l 0,7 1,1 - 9 Tổng Nitơ mg/l 1,62 1,79 - 10 E.Coli MPN/100ml 0,1.102 1.103 - 11 Tổng Coliform MPN/100ml 1,2.103 4.103 10.000 Nguồn : Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP.Hà Giang 10/2013 Chú thích: KPH : Không phát hiện. Vị trí các điểm lấy mẫu : NM01 : Tại kênh Thủy lợi gần khu vực dự án NM02 : Tại kênh Thủy lợi cách dự án 50km về phía hạ lưu So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942 – 1995, cột B) cho thấy: nguồn nước mặt tại khu vực dự án là rất tốt, tất cả chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên có chỉ tiêu NH4+ là vượt tiêu chuẩn chút ít nhưng chỉ mang tính chất cục bộ (chỉ có mẫu NM02 không đạt). (2). Chất lượng nước ngầm Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy mẫu nước ngầm trong khu vực. Kết quả lấy mẫu và phân tích được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.3 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án. Stt Chỉ tiêu Đơn vị Ký hiệu mẫu TCVN 5944-1995 NN01 NN02 01 pH - 6,8 6,5 6,5 – 8,5 02 Độ đục NTU 1,12 1,13 - 03 TSS mg/l 178 199 750 - 1500 04 Độ cứng mg/l 16 15 300 – 500 05 Nitrat mg/l 0,03 0,15 45 06 Clorua mg/l 1,14 1,12 200 – 600 Tổng Fe mg/l 0,89 2,67 1 – 5 Nguồn : Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP.Hà Giang-10/2013 Ghi chú: Tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 về giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm. KPH- Không phát hiện Vị trí các điểm lấy mẫu : NN01 : Giếng khoan nhà dân cách dự án 20m. NN02 : Giếng của người dân sống cách dự án 400m Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Nhận xét : Các mẫu nước giếng được khảo sát đều là giếng khoan có độ sâu trung bình từ 40 – 60 m. So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 về giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm cho thấy : Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. (3). Nhận xét về chất lượng môi trường không khí và nước. Nhìn chung theo kết quả lấy mẫu hiện trạng môi trường thì vào thời điểm hiện nay, chất lượng môi trường không khí, nước tại khu vực triển khai dự án còn tương đối tốt. Điều này thuận lợi cho hoạt động của bệnh viện sau này, vì chất lượng môi trường xug quanh ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức k
Luận văn liên quan