Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng núi Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Trong công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhà nước đã có nhiều quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. Đi đôi với việc xây dựng công trình là việc cung cấp vật liệu xây dựng. Bởi vậy, trong thời gian gần đây, trên địa bàn phía nam tỉnh Hà Tĩnh nói chung và ở huyện Kỳ Anh nói riêng đang ưu tiên phát triển các cơ sở khai thác, chế biến đá phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt phục vụ cho các dự án xây dựng lớn trong Khu kinh tế Vũng Áng như khu liên hợp gang thép Formosa, các nhà máy nhiệt điện, nhà máy chế biến thép, khu tái định cư Công ty cổ phần khai thác đá Hưng Thịnh nhận thấy đây là thị trường có tính bền vững và sản phẩm của nó có thể phục vụ một cách thiết thực cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách tỉnh nhà. Qua khảo sát thăm dò của Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ cho thấy mỏ đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, huyện Kỳ Anh có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng đảm bảo cho việc sản xuất đá xây dựng. Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại quyết định số 2871/QĐ-UBND ngày 04 /10/2010. Dự án nằm tại xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, thuộc khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh đã được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Dự án cũng nằm trong khu vực được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2007 đến 2015 có xét đến 2020 tại Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 13/6/2008. Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Công ty Cổ phần khai thác đá Hưng Thịnh đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường khảo sát, lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án trình Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo để chủ đầu tư tiến hành các thủ tục tiếp.

docx86 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng núi Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Trong công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhà nước đã có nhiều quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. Đi đôi với việc xây dựng công trình là việc cung cấp vật liệu xây dựng. Bởi vậy, trong thời gian gần đây, trên địa bàn phía nam tỉnh Hà Tĩnh nói chung và ở huyện Kỳ Anh nói riêng đang ưu tiên phát triển các cơ sở khai thác, chế biến đá phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt phục vụ cho các dự án xây dựng lớn trong Khu kinh tế Vũng Áng như khu liên hợp gang thép Formosa, các nhà máy nhiệt điện, nhà máy chế biến thép, khu tái định cư… Công ty cổ phần khai thác đá Hưng Thịnh nhận thấy đây là thị trường có tính bền vững và sản phẩm của nó có thể phục vụ một cách thiết thực cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách tỉnh nhà. Qua khảo sát thăm dò của Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ cho thấy mỏ đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, huyện Kỳ Anh có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng đảm bảo cho việc sản xuất đá xây dựng. Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại quyết định số 2871/QĐ-UBND ngày 04 /10/2010. Dự án nằm tại xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, thuộc khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh đã được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Dự án cũng nằm trong khu vực được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2007 đến 2015 có xét đến 2020 tại Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 13/6/2008. Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Công ty Cổ phần khai thác đá Hưng Thịnh đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường khảo sát, lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án trình Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo để chủ đầu tư tiến hành các thủ tục tiếp. 2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Căn cứ pháp luật Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; Luật Tài nguyên Nước ngày 20/5/1998; Luật Khoáng sản ngày 30/11/2010; Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định về việc thi hành Luật Tài nguyên Nước ; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổ, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 05 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT, ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07/7/2009 của Bộ Công Thương quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên; Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường; Quyết định số 2871/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; 2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn viện dẫn TCVN 5178:2004: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên; QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BNTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí; QCVN19:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; QCVN 02:2008/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; QCVN 04:2009/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên. 2.3. Nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo 2.3.1. Nguồn tài liệu tham khảo Trần Ngọc Chấn, 2001, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; Phạm Ngọc Đăng, 2003, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; Hồ Sỹ Giao, 2010, Bảo vệ Môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, Nhà xuất bản Giáo dục; Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ, 2006, Giáo trình Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; Lương Đức Phẩm (chủ biên), 2001, Kỹ thuật Môi trường, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập Báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Thuyết minh Thiết kế cơ sở dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, các phương pháp được sử dụng là: 3.1. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm thu thập xử lý số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, KTXH khu vực huyện Kỳ Anh. 3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường 1. Đo đạc, khảo sát chất lượng môi trường Sử dụng các máy đo, lấy mẫu chuyên dụng để lấy mẫu, đo đạc các chỉ tiêu chất lượng môi trường (chất lượng không khí, tiếng ồn, lấy mẫu nước mặt, nước dưới đất). Vị trí lấy mẫu được định vị bằng máy GPS. 2. Điều tra xã hội Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn để khảo sát kinh tế – xã hội. 3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu trong phòng Các phương pháp phân tích mẫu nước mặt, nước dưới đất, đất và trầm tích được tuân thủ theo các TCVN về môi trường năm 1995, 1998 và 2001. 3.4. Phương pháp đánh giá nhanh Phương pháp này do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng khí thải và các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án. 3.5. Phương pháp điều tra xã hội học Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ của 2 xã về tình hình kinh tế xã hội, chất thải và yêu cầu, nguyện vọng của họ liên quan đến Dự án. Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong khu vực Dự án về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường của Dự án. 3.6. Phương pháp so sánh đối chứng Dùng để đánh giá hiện trạng và tác động trên cơ sở so sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với các GHCP ghi trong các TCVN, QCVN hoặc của tổ chức quốc tế. 3.7. Phương pháp mô hình hoá Phương pháp mô hình hóa đã được sử dụng trong chương III: Dùng mô hình Gausse để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền TSP, SO2, CO, NO2. 3.8. Phương pháp chuyên gia Phương pháp được sử dụng hầu như trong suốt quá trình thực hiện Dự án từ bước thị sát, xác định quy mô nghiên cứu, những vấn đề môi trường, khảo sát các điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhận dạng và phân tích, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, xây dựng chương trình quan trắc môi trường. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh do Công ty Cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường. Chủ dự án: Công ty Cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh Đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Ân - Giám đốc Địa chỉ liên hệ: Xóm 9, xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Đại diện: Ông Phạm Anh Tuấn – Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ liên hệ: Số 236 Phong Định Cảng, TP Vinh, Nghệ An Điện thoại: 0386 250 236, Fax: 0383.592198 E-mail: kttnmt@gmail.com, website: tainguyenvamoitruong.com.vn Bảng 1. Những thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo Họ và tên  Chuyên môn  Lĩnh vực   Chủ dự án: Công ty Cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh   Nguyễn Ngọc Ân  -  Giám đốc   Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường   Phạm Anh Tuấn  Kỹ sư Kinh tế  Giám đốc   Nguyễn Trần Đăng  Kỹ sư Môi trường  Phân tích tác động   Nguyễn Huy Tuấn  Kỹ sư ĐCTV – ĐCCT  Phân tích tác động   Nguyễn Trung Chính  Kỹ sư Khai thác mỏ lộ thiên  Phân tích hệ thống   Lương Thế Lượng  Cử nhân Địa lý Địa chính  Cải tạo, phục hồi MT   Nguyễn Hữu Hải Hoàng  Kỹ sư Công nghệ MT  Xử lý ô nhiễm   Đặng Văn Mạnh  Cử nhânMôi trường  Quan trắc môi trường   Nguyễn Thị Thanh Tâm  Cử nhânMôi trường  Chương trình QLMT   CHƯƠNG 1 : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng núi Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 1.2. CHỦ DỰ ÁN Chủ đầu tư : Công ty cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh. Địa chỉ: Xóm 9, xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Điện thoại: 039.6297808. Đại điện : Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc. 1.3. VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN Dự án có vị trí địa lý thuộc địa phận thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Nằm cách đường quốc lộ 1A khoảng 2,5 km về hướng Đông, cách QL1A tránh phía Tây KKT Vũng Áng khoảng 750m, cách trung tâm cảng Vũng Áng khoảng 15 km, cách trung tâm huyện Kỳ Anh khoảng 16 km nên rất thuận lợi trong quá trình vận chuyển, có đường ô tô ra vào đến tận mỏ. Khu đất dự án có giáp giới như sau: Phía Bắc giáp khu vực đất hoang hóa tương đối bằng phẳng ; Phía nam giáp khu đồi đất chưa sử dụng; Phía đông giáp khu vực đất hoang hóa; Phía tây giáp khu vực đất hoang hóa. Toạ độ các điểm góc khu vực xin khai thác như trong bảng 1.1. sau : Bảng 1. Toạ độ các điểm góc Tên điểm  Toạ độ (hệ toạ độ VN2000, KTT 105030’)    X (m)  Y (m)   1  1990654  597369   2  1990813  598050   3  1990582  598037   4  1990432  597420   1.3.2. Hiện trạng giao thông Khu vực mỏ đá núi Đá Bàn có hệ thống giao thông khá thuận tiện, khu mỏ cách QL1A tránh KKT Vũng Áng về phía Tây khoảng 750 km, từ QL1A vào đến khu vực mỏ đường cấp phối rộng 4-5m, ôtô có thể đi lại dễ dàng. Khu vực có dân cư thưa thớt, mật độ giao thông thấp. 1.3.3. Mối quan hệ với các dự án khác Dự án khai thác đá xây dựng của Công ty cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh nằm trong khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác VLXD theo Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 13/6/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2007 đến 2015 có xét đến 2020, cạnh mỏ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trường Thành (đã được cấp phép khai thác khoáng sản số 417/GP-UBND ngày 19/2/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh) và mỏ của Công ty Phú Doanh, Quang Vinh. Khu vực xin cấp phép không chồng lấn với các dự án khác trên khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương. Khoảng cách đến các mỏ lân cận: Khoảng cách từ mỏ đá xin cấp phép của Công ty Hưng Thịnh đến mỏ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trường Thành: 230m; Khoảng cách gần nhất giữa Công ty Cổ phần Khai thác đá Hưng Thịnh đến mỏ đá xin cấp phép của Công ty Phú Doanh và Quang Vinh: 300m. Trong quá trình khai thác, Công ty CP Khai thác đá Hưng Thịnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp cùng khai thác đá xây dựng tại khu vực Đá Bàn, thôn Hồng Sơn và UBND xã Kỳ Phương để công tác bảo vệ môi trường được đảm bảo, đặc biệt là công tác tưới ẩm các đoạn đường dùng chung của hai công ty để công tác tưới ẩm thường xuyên được tiến hành, đảm bảo cuộc sống người dân xung quanh khu vực. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Khối lượng và quy mô của dự án 1.4.1.1. Trữ lượng mỏ Căn cứ vào số liệu thăm dò của Liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ và Quyết định phê duyệt phân cấp trữ lượng số 2871/QĐ-UBND ngày 04/10/2010 của UBND tỉnh, khu vực đơn vị xin khai thác có diện tích 15 ha, tổng trữ lượng cấp 121+122 là 5.952.800 m3, trong đó cấp 121 là 3.428.300 m3 . 1.4.1.2. Tuổi thọ mỏ Tuổi thọ của mỏ được xác định trên cơ sở trữ lượng có thể khai thác được trong biên giới mỏ, sản lượng khai thác hàng năm và thời gian xây dựng cơ bản, thời gian đóng cửa mỏ, cụ thể được xác định theo công thức: T = T1 + T2 + T3 (năm), trong đó: T1: thời gan xây dựng cơ bản của mỏ, T1 = 0,5 năm. T2: thời gian khai thác của mỏ: T2 =  =  năm. T3: - Thời gian đóng cửa mỏ: T3 = 0,3 năm Như vậy thời gian tồn tại của mỏ là: 15,0 năm. 1.4.1.3. Quy mô các hạng mục xây dựng Bảng 1.2. tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng cơ bản của dự án: Bảng 1.2. Công trình xây dựng cơ bản của dự án TT  Tên công trình  Đơn vị  Số lượng   01  Nhà văn phòng điều hành  m2  320   02  Nhà ở công nhân  m2  420   03  Nhà để xe đạp xe máy  -  180   04  Nhà vệ sinh, tắm, giếng nước  -  20   05  Kho mìn, chống sét  Công trình  01   06  Nhà bảo vệ  m2  200   07  Tường rào cổng ngõ  m  135.000   08  Xây dựng mặt bằng CN mỏ  m2  32.000   09  Xây dựng đường mở vỉa  m  426   10  Cải tạo đường trong mỏ  m  100   11  Cải tạo đường ra ngoài mỏ  m  750   1.4.2. Công nghệ khai thác 1.4.2.1. Sơ đồ công nghệ Công nghệ khai thác được mô tả trong hình 1.1. Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ khai thác và chất thải phát sinh chủ yếu 1.4.2.2. Mở vỉa và hệ thống khai thác a/ Phương pháp mở vỉa: Đối với mỏ đá núi Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh công tác mở vỉa là mở đường hào cho ô tô vận tải hoạt động. Mở đường hào lên mức cos+115m sau đó tiến hành bạt ngọn. Hệ thống đường trong mỏ được thiết kế dựa trên những cơ sở: + Quy phạm thiết kế đường của Bộ giao thông vận tải số TCVN: 4054-2005. + Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên: TCVN 5326 – 2008. + Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên: TCVN-5178-2004. + Các quy trình quy phạm hiện hành khác. b/ Trình tự khai thác: Trên cơ sở đặc điểm của địa chất, địa hình khu vực khai thác và phù hợp với hệ thống khai thác đã áp dụng, trình tự khai thác của mỏ được lựa chọn như sau: Trong thời gian đầu đồng thời tạo mặt bằng sân công nghiệp và mở đường vận tải lên cos+115m tiến hành bạt ngọn tạo mặt bằng khai thác đầu tiên. Trong những tiếp theo khoáng sàng được khấu theo từng tầng khai thác, mỗi tầng khoan nổ là 5m và tầng kết thúc là 10m. Đá được khai thác từ tầng trên mới xuống tầng dưới. Đá sau khi khoan nổ sẽ được bốc xúc vận chuyển trực tiếp bằng ô tô đưa về trạm nghiền sàng. c/ Hệ thống khai thác Căn cứ vào thiết kế khai thác mỏ chọn hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp bằng ô tô. Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác (xem bảng 1.3). Bảng 1.3. Các thông số của hệ thống khai thác TT  Thông số  Ký hiệu  Đơn vị  Giá trị   01  Chiều cao tầng  h  m  5   02  Chiều cao tầng kết thúc  H  m  10   03  Góc nghiêng sườn tầng  α  độ  75   04  Chiều rộng dải khấu  A  m  9   05  Góc nghiêng bờ công tác  β  độ  0   06  Góc nghiêng bờ dừng  γ  độ  60   07  Chiều rộng đai bảo vệ  Bbv  m  3   08  Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu  Bctmin  m  30   Nguồn: Thuyết minh Thiết kế cơ sở, 2011. 1.4.3. Các khâu trong dây chuyền công nghệ khai thác 1.4.3.1. Khoan nổ mìn Tổng hợp phần khoan nổ mìn (xem bảng 1.4). Bảng 1.4. Bảng tóm tắt các thông số khoan nổ mìn TT  Danh mục  Ký hiệu  Đơn vị  Trị số   01  Đường kính lỗ khoan  d  m  0,076   02  Đường kháng chân tầng  W  m  3,0   03  Chỉ tiêu thuốc nổ  q  kg/m3  0,40   04  Khoảng cách lỗ  a  m  3,0   05  Khoảng cách hàng  b  m  2,7   06  Chiều sâu khoan thêm  Lkt  m  0,8   07  Suất phá đá  P  m3/m  6,75   08  Lượng thuốc nổ cho 1 lỗ khoan  Ql  kg  2,01   09  Lượng mìn 1 đợt nổ  Q'  kg  43,3   10  Lượng thuốc nổ cho 1 năm  Qn  kg  12.600   11  Chiều cao cột thuốc  Lt  m  3,7   12  Chiều dài bua  Lb  m  2,3   13  Bán kính an toàn (tối thiểu)   m     Đối với người  Rn   300    Đối với thiết bị  Rtb   150    Đối với chấn động khi nổ  Rc   98    Tác động sóng không khí  Rb   400   1.4.3.2. Xúc bốc đất đá Công tác xúc của mỏ có 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nhiệm vụ của máy xúc là xúc đá lên xe và xe vận chuyển về trạm sàng và xúc đá dăm xô bồ + đá hộc cho khách hàng. Khối lượng này cũng tương đương với sản lượng mỏ. Giai đoạn 2: Xúc đá cho khách hàng. Đá xay qua máy được máy xúc lên xe bán cho khách hàng. 1.4.3.3. Vận tải đá a/ Vận tải trong mỏ Công tác vận tải trong mỏ chủ yếu là chuyển đá từ các gương công tác tới trạm tiếp nhận trên mặt bằng công nghiệp, bãi chứa đá. Hàng vận chuyển chính là đá được khai thác, vận chuyển phụ là đất bóc, vật liệu nổ, vật liệu làm đường, các chi tiết máy, vật liệu bôi trơn… Để vận chuyển phụ dùng các phương tiện chuyên dùng. Khối hàng vận chuyển lớn, hàng chủ yếu chỉ có một hướng vận chuyển, mật độ cao, khoảng cách vận tải ngắn, tải trọng lên mặt đường lớn… Từ những đặc điểm như vậy đã đề ra các yêu cầu cơ bản về vận tải mỏ: - Khoảng cách vận tải đối với đá là nhỏ nhất, tạo nên đường cố định. - Trên mỏ sử dụng ít hình thức vận tải, ít phương tiện vận tải để dễ thay thế, tổ chức sửa chữa và quản lý đơn giản. - Sử dụng dung tích và độ bền của phương tiện vận tải phù hợp với công việc của thiết bị bốc xúc, mức độ khó vận tải của nó. - Hình thức vận tải chắc chắn, an toàn và chi phí khai thác nhỏ nhất, tin tưởng trong công tác, có giờ chết ít nhất của thiết bị chính và tạo nên khả năng vận tải liên tục. Số ô tô cần thiết để vận tải hàng năm là 8 ô tô Huyndai, tải trọng 15 tấn là đáp ứng năng lực vận tải của mỏ đá xây dựng núi Đá Bàn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. b/ Vận tải ngoài mỏ Sản phẩm của Công ty là đá hộc, đá dăm thủ công và đá ngô và
Luận văn liên quan