1. Xuất xứ của dự án
a. Sự ra đời của dự án:
Sóc Trăng thuộc vùng châu thổ ĐB SCL, nằm cuối dông Hậu, tiếp giáp biển Đông với 72 KM bờ biển, diên tích tự nhiên 3310 Km2, dân số cuối năm 2009 là 1.292.800 người, gồm 3 dân tộc Kinh Hoa, Khmer. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng, công nghiệp và dịch vụ phát triển tương đối mạnh và đa dạng. Để phát huy vị trí, tiềm năng của tỉnh cũng như góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nên việc phát triển công nghiệp là một tất yếu.
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng đã có sự thay đổi đáng kể. Nền kinh tế tỉnh nhà không chỉ chủ yếu dựa vào nông-lâm-ngư nghiệp mà các ngành công nghiệp cũng đang được chú trọng phát triển tăng dần nhằm tạo cân đối giữa các lĩnh vực kinh tế, phù hợp với xu thế “mở cửa - hội nhập” của cả nước.
Trong tiến trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước Đảng và Nhà nước ta quyết tâm chủ đông hội nhâp kinh tế Quốc tế. Một trong những mục tiêu quan trọng đã được các nghị quyết của Đảng đề ra là xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất .được xem là một trong những phương thức đem lại nhiều hiệu quả trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
59 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: nhà máy chế biến gỗ, sản xuất hàng cơ khí nội thất và vật liệu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Xuất xứ của dự án
Sự ra đời của dự án:
Sóc Trăng thuộc vùng châu thổ ĐB SCL, nằm cuối dông Hậu, tiếp giáp biển Đông với 72 KM bờ biển, diên tích tự nhiên 3310 Km2, dân số cuối năm 2009 là 1.292.800 người, gồm 3 dân tộc Kinh Hoa, Khmer. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng, công nghiệp và dịch vụ phát triển tương đối mạnh và đa dạng. Để phát huy vị trí, tiềm năng của tỉnh cũng như góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nên việc phát triển công nghiệp là một tất yếu.
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng đã có sự thay đổi đáng kể. Nền kinh tế tỉnh nhà không chỉ chủ yếu dựa vào nông-lâm-ngư nghiệp mà các ngành công nghiệp cũng đang được chú trọng phát triển tăng dần nhằm tạo cân đối giữa các lĩnh vực kinh tế, phù hợp với xu thế “mở cửa - hội nhập” của cả nước.
Trong tiến trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước Đảng và Nhà nước ta quyết tâm chủ đông hội nhâp kinh tế Quốc tế. Một trong những mục tiêu quan trọng đã được các nghị quyết của Đảng đề ra là xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất.được xem là một trong những phương thức đem lại nhiều hiệu quả trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều dự án trong và nước ngoài; là môi trường đầu tư hấp dẫn, sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và với chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng, giá thuê đất rẻ, chi phí hạ tầng thấp, cơ chế một cửa, tại chổ sẽ tạo diều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và làm ăn có lợi nhuận cao. Song song với sự phát triển của các khu công nghiệp trên cả nước thì khu cong nghiệp An Nghiệp cúng nằm trong dòng chảy của sự phát triển đó, nó sẽ góp phần thực hiện công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Hiện nay, vùng ĐBSCL có khoảng hơn 135.000 ha rừng tràm sản xuất, trong đó có khoảng 15.000ha rừng tràm cho khai thác với trữ lượng gỗ hàng năm hơn 1 triệu m3. Trong khi đó, đầu ra của cây tràm gặp khó khăn, thị trường mua tràm ngày càng giảm, các sản phẩm chế biến từ gỗ, lá tràm rất đơn điệu. Dù tại ĐBSCL có nhiều nhà máy, cơ sở chế biến gỗ tràm xuất khẩu, nhưng do tình trạng cung vượt cầu nên giá thu mua nguyên liệu tràm ở mức thấp. Tính trung bình, một ha đất trồng tràm sau 6-7 năm, nông dân chỉ bán được khoảng 20 triệu đồng. Do hiêu quả không cao nên gần đây, ở ĐBSCL có hàng ngàn ha rừng chuyển sang trồng lúa hoặc hoa màu.
Từ năm 1990, tốc độ xây dựng gia tăng đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng tràm làm cừ móng. Do đó nhiều nông dân sống trên vùng đất chua ở vùng ĐBSCL đã chủ động trồng tràm. Chính phủ cũng khuyến khích nông dân tròng tràm ở những vùng trồng lua có năng xuất thấp và kỳ vọng trồng tràm sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế.Tuy nhiên, sau khi lên đỉnh vào năm 2004, giá tràm đã tục dần, nguyên nhân là do từ năm 2003 nhiều nhà máy sản xuất xi măng ra đời ở ĐBSCL và cung cấp cả các loại cừ betong với giá khá rẻ nên được nhiều người ưu chuộng và dần dần áp cừ tràm.
Dùng cừ bêtông cốt thép để thay thế cây cừ tràm trong xây dựng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cây tràm không có thị trường tiêu thụ, vì ngoài mục đích này, cây tràm ít được trọng dung vào các việc khác, từ đó đã tác động mạnh mẽ đém tâm lý người trông tràm.
Giá tràm giảm đã khiến cho các chủ rừng năn lòng. Hiện nay cây tràm 5 năm tuổi dùng làm cừ trong xấy dựng các công trình , giá chỉ còn 12.000đ /cây, trong khi trước đây vài năm là 15.000 đ/cây.
Mặ dù ĐBSCL có nhiều nhà máy chế biến gỗ, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chưa có nhà máy nào có quy mô lớn, đặt biệt là các nhà máy sản xuất gỗ từ cừ tràm, do đó đầu tư nhà máy chế biến gỗ tại chỗ được coi là giải pháp tối ưu nhằm tiêu thụ nguồn nguyên liệu cây tràm tại chỗ, giúp cho nông dân trống tràm có được đàu ra và giá cả ổn định.
Trong bối cảnh hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu thị trường và để khai thác tối đa nguồn nguyên liệu dồi giàu sẵn có tại khu vực mà ĐBSCL là nơi có nhiều dienj tích trồng cây tràm, bạch đàn.Công ty TNHH Thu Hiền tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ, kết hợp với sản xuất hàng cơ khí và vật liệu xây dựng tại Khu công nghiệp An Nghiệp với quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm cho ra các sản phẩm trang trí nội thất, phục vụ cho thị trường trong nước và nước ngoài với tiêu chuẩn chât lượng cao, đảm bảo tính cạnh tranh và tham gia vào thị trường trong và ngoài nước. Dự án là phù hợp vào ngành nghề được phép đầu tư vào KCN An Nghiệp đã được quy hoạch từ trước và được Chủ tịch tỉnh cấp Quyết định cho thuê đất để thực hiện dự án (Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 13/8/2010 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thu Hiền thuê 14.897,6 m2 đất trong Khu Công Nghiệp An Nghiệp để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ, sản xuất hàng cơ khí nội thất và vật liệu xây dựng).
b. Mục tiêu của dự án:
- Xây dựng “Nhà máy chế biến gỗ, sản xuất hàng cơ khí nội thất và vật liệu xây dựng” với dây truyền hiện đại và máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, là dự án đầu tiên thực hiện tại tỉnh nhà, sản phẩm của nhà máy đạt chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn để tiêu thụ trong nước và nước ngoài.
- Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp của tỉnh nhà, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
- Xây dựng nhà máy ngay tại vùng nguyên liệu, nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu dồi dào như tràm, bạch đàn,.tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng và các vung lan cận, giảm bớt chi phí vận chuyển, đồng thời sẽ tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
- Thu hút lao động nhàn rỗi tại địa phương, tạo việc làm ổn định cho khoảng 300-350 lao động với thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của người dân, giảm bớt các tệ nạn xã hội, ổn đinh cuộc sống của người dân trong tỉnh.
- Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng nguồn thu nhập nhân sách cho địa phương, góp phần vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
- Tăng thu nhập và tạo nguồn tài chính ổn định, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho Công ty chúng tôi đầu tư và phát triển ổn đinh, lớn mạnh hơn nữa.
c. Cơ quan thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư: Công ty Trách Nhiệm HH Thu Hiền
d. Dự án “Nhà máy chế biến gỗ, sản xuất hàng cơ khí nội thất và vật liệu xây dựng” là dự án được đầu tư mới; dự án nằm trong khu công nghiệp An Nghiệp thuộc Huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. KCN An Nghiệp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ĐTM Dự án “ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp An Nghiệp, tỉnh Sóc Trăng ” (đính kèm bản sao phần phụ lục).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
a. Các văn bản pháp luật
Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự được thực hiện dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật như sau:
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006 (hay gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính Phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn.
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
- Quyết định số 1946/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 08 năm 2005, của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án “ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp An Nghiệp, tỉnh Sóc Trăng ”.
- Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 13/8/2010 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thu Hiền thuê 14.897,6 m2 đất trong Khu Công Nghiệp An Nghiệp để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ, sản xuất hàng cơ khí nội thất và vật liệu xây dựng.
b. Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành và các tiêu chuẩn khác có liên quan được sử dụng trong báo cáo, bao gồm:
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
- QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
- QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp từ chế biến thủy sản.
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
- QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
c. Tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá ĐTM
- Dự án đầu tư.
- Các bản vẽ kỹ thuật của dự án.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, kết quả quan trắc môi trường tỉnh Sóc Trăng năm 2009.
- Giám sát môi trường KCN của Cty PTHT KCN tỉnh Sóc Trăng.
- GS.TSKH Lê Huy Bá (2006), Độc học môi trường cơ bản, NXB đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Đặng Kim Chi (1998), Hóa học môi trường tập I, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.
- WHO (1993), Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution. A Guide to rapid source inventory techniques and their use in formsulating environmental control strategies - Part I and II. 1993.
- Lê Hoàng Việt, Nguyên Lý Các Quy Trình Xử Lý Nước Thải, Khoa Công Nghệ , Đại học Cần Thơ, 2000.
Và một số tài liệu khác.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
a. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa bao gồm quan sát cảnh quan sinh thái, điều tra đo đạc hiện trạng chất lượng môi trường thông qua các chỉ tiêu chất lượng để đưa ra những nhận định hiện trạng môi trường khu vực dự án và các đối tượng môi trường tự nhiên, kinh tế có thể bị tác động do quá trình triển khai thực hiện dự án.
b. Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án. Phương pháp này đã được áp dụng rất phổ biến và cho thấy độ chính xác tin cậy.
c. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Sử dụng các giá trị trong tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định để so sánh, đánh giá các thông số ô nhiễm của nguồn gây ảnh hưởng từ hoạt động của dự án.
Và một số phương pháp sau:
- Phân tích, đánh giá và dự báo các tác động tích cực và tiêu cực của dự án.
- Đề xuất các phương pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động sản xuất.
- Đề xuất chương trình giám sát môi trường để theo dõi các thông số môi trường tự nhiên trong khu vực, nhằm có giải pháp giải quyết nhanh chóng.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
STT
Họ và tên
Học vị/chuyên ngành
Chức vụ
1
Võ Thị Hiền
Kỹ sư tin học
Chủ tịch công ty kiêm giám đốc
2
Duy Văn Út
Kỹ sư Kĩ thuật Môi trường và Xây dựng
Nhân viên
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
“Nhà máy chế biến gỗ, sản xuất hàng cơ khí nội thất và vật liệu xây dựng”
1.2. Chủ dự án:
- Chủ dự án: Võ Thị Hiền - Chủ tịch công ty kiêm giám đốc
- Địa chỉ: Số 86A Đường tỉnh lộ 934, huyện MỸ Xuyên, Sóc Trăng.
- Văn phòng đại diện: Số 108 lê Hồng Phong, P3, TP Sóc Trăng.
- Điện thoại:0793. 625618, fax: 0793. 625 618.
1.3. Vị trí địa lý của dự án:
Dự án tọa lạc tại Khu P1, đường D4, Khu công nghiệp An Nghiệp, Sóc Trăng, với các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: tiếp giáp Nhà Máy Sản Xuất Plastic & Nước Tinh Khiết Đóng Chai
- Phía Nam: tiếp giáp Nhà máy sả xuất gạch Tuynel.
- Phía Tây: Đường P4 Khu Công Nghiệp;
- Phía Đông: Kênh 30 tháng 4.
Khu Công Nghiệp An Nghiệp nằm trên tuyến giao thông chính ( Quốc Lộ 1A và QL 60 ) là tuyến đường thông thương giữa tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu,.. thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa.
Hình 1. Sơ đồ vị trí dự án trong KCN An Nghiệp
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án:
Tổng diện tích xây dựng của dự án là 14.897, 6m2, diện tích xây dựng và cơ cấu sử dụng đất được bố trí như sau:
Xây dựng công trình: 7.549 m2, chiếm 50,95%
Cây xanh: 3.000 m2 chiếm 20,03 %
Giao thông, sân bãi: 4.348 m2 chiếm 29,03 %
1.4.1.Giải pháp xây dựng:
Là công trình công nghiệp, do đó phải chú ý đến kết cấu và nền móng công trình, đặt biệt tính toán kỹ nền mống các thiết bị có trọng lượng lớn.
Do khu đất có chiều ngang khá dài, cho nên trong bố trí các hạng mục công trình tương đối dễ dàng và mang tính mỹ quan của một nhà máy công nghiệp:
Giải pháp bố trí mặt bằng:
Giải pháp bố trí tổng mặt bằng xây dựng phải được bố trí hợp lý và thuận tiện, phân khu chức năng rõ ràng: Khu sản xuất chính, nhà kho, nhà làm việc, nhà ăn-giải trí cho công nhân, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Tổng diện tích mặt bằng khu đất 14.897,6 m2, bố trí các hạng mục chủ yếu sau:
Bảng 1.1 bố trí các hạng mục công trình
STT
Hạng mục
Quy mô (m2)
Tỷ lệ
1
Nhà xưởng (4 x 1.260m2)
5.040
33,64
2
Kho thành phẩm
576
3,85
3
Kho nguyên liệu
1200
8,01
4
Nhà làm việc-văn phòng
150
1,00
5
Nhà xe
320
2,14
6
Nhà bếp, ăn, Wc
280
1,87
7
Nhà bảo vệ
16
0,08
8
Tập kết chất thải
50
0,33
9
Giao thông, sân, bãi, hàng rào
4348
29,37
10
Cây xanh
3000
20,30
Tổng cộng
14.890
100,00
- Khu hành chính: Bao gồm các hạng mục nhà làm việc, nhà vệ sinh, nhà bảo vệ, nhà để xe công nhân.được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất bằng dãy cây xanh, bồn hoa.đảm bảo cho việc điều hành sản xuất, giai dịch, thay ca.
- Khu sản xuất chính: Khu sản xuất và kho thành phẩm được bố trí và tách biệt với khu hành chính, bởi các dãy cây xanh, nối liền với các đường giao thong.
- Các hạng mục phụ trợ: Bảo đảm phụ hợp với mặt bằng tổng thể và các công đoạn sản xuất của nhà máy.
- Tổ chức sân bãi theo loại hình sản xuất: tổ chức sân bãi và quy mô được bố trí xấy dựng phù hợp với quy trình đầu vào nguyên liệu và đầu ra sản phẩm.
- Tổ chức giao thông: Giao thông nội bộ được tổ chức đi qua tấc cả các hạng mục nhà máy, đảm bảo yêu cầu lưu thông các phương tiện nhập xuất nguyên liệu và sản phẩm cũng như đi lại của công nhân.
* Các công trình bảo vệ môi trường gồm: hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, hầm tự hoại, hệ thống xử lý bụi, khu tập kết chất thải,.
b. Giải pháp xây dựng cụ thể các hạng mục cụ thể:
* Giải pháp kiến trúc:
- Nhà sản xuất chính: Gồm có 4 nhà xưởng, được thiết kế với kiến trúc nhà công nghiệp 01 tầng, khẩu độ 30x42m, chiều cao đỉnh mái 8,75m. Sử dụng khung thép định hình có khẩu độ lớn, mái và bao che phần trên sử dụng tole mã kẽm, tường bao che xây gạch ống cao 1,2m.
- Nhà kho: Kiến trúc được thiết kế tương tự như nhà sản xuất chính, 24x48m, kho thành phẩm gồm hai nhịp độ 12x24 m.
- Nhà làm việc: Hạng mục công trình được thiết kế theo dạng nhà làm việc hai tầng, có hành lang ngoài và cầu thang được bố trí ở đầu công trình và nối liền giao thông giữa tầng trệ và tầng lầu theo chiều đứng. Bố trí các phòng làm việc: phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng khách, phòng tổ chức, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng..và khu vệ sinh dành chon nam, nữ riêng biệt.
* Giải pháp kết cấu:
Nhà sản xuất chính, nhà kho: Hệ chịu lực chính là khung bê tong cốt thép đá 1x2 mác 200, các móng có tải trọng lớn dung cọc bê tong cốt thép đá 1x2 m250 tiết diện 20cm x 20cm, các móng có tải trọng nhỏ dung móng đơn trên nền gia cố cừ tram, tường bao che xây gạch ống dầy 200. kết cấu đỡ mái bằng các vì kèo thép và thu hồi, mái lợp tole màu song vuông, nền lấng xi măng xoa nhẵn mặt,lăn ru lo.
Nhà kho: Hệ chịu lực chính là khung bê tong cốt thép đá 1x2 mác 200, móng được sử dụng móng đơn trên nền gia cố cừ tràm, tường bao che xây gạch ống dầy 200, tường vách ngăn xây gạch ống dầy 100. Kết cấu đỡ mái bằng kèo bê tong cốt thép và thu hồi, mái lợp tole màu sóng vuông, nền-sàn lót gạch granite 400x400. Riêng nền-sàn khu vệ sinh và hành lang lát gạch ceramic chống trơn 400x400.
Hệ thống giao thông: Đường giao thông được thiết kế có kết cấu như sau: lớp BTCT đá 1x2 M300 dầy 220 đổ tại chỗ có kể jon; lớp đá cấp phối hạt trung loại 1 dầy 300; lớp cát tôn nền đầm chặt k=0.98.
Hệ thống chống sét: sử dụng kim thu sét đặt trên mái nhà nối trực tiếp với hệ thống tiếp địa.
1.4.2. Công nghệ sản xuất:
Quy mô đầu tư và sản phẩm của dự án:
Việc lực chọn quy mô đầu tư và sản phẩm của dự án được căn cứ trên cơ sở nghiên cứu vùng nguyên liệu sản xuất cho nhà máy, xác định các cơ sở đầu vào và tham khảo các điều kiện về cung ứng và nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài tỉnh, nhằm đảo bảo sao cho nhà máy hoạt động có hiệu quả, quy mô và sả phẩm nhà máy được xác định như sau:
* Sản phẩm gỗ: gỗ ghép thành tấm các loại,.
Gỗ ghép các loại: 10.800 m3 gỗ/năm
Ván okal: 108.000 tấm/năm
* Sản phẩm hàng nội thất: bàn ghế học sinh, bàn ghế văn phòng, làm việc, bàn ghế gia đình, tủ, salon gia đình, đồ gỗ nội thất khácHàng cơ khí bao gồm các sản phẩm: máng đèn diện, tử điện, hợp điện, ..
Bàn ghế học sinh: 15.000 bộ/năm
Nội thất gia đình: 5.000 sản phẩm/năm
Tủ điện, máng điện các loại: 20.000 sản phẩm/năm
* Tấm tole phủ PU: Tole phủ PU kích thước các loại, vách ngân các loại.
Tấm lợp: 56.000 m2/năm
Vách ngăn: 90.000 m2/năm
Công nghệ của dự án và thiết bị sử dụng:
Việc lựa chọn công nghệ và thiết bị để chế biến gỗ, hàng cơ khí nội thất và vật liệu xây dựng rất quan trọng bởi vì đây là một trong những khâu quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà công nghệ và thiết vị được chọn phải là công nghệ tiên tiến, dây chuyền thiết bị hiện đại, chất lượng mới 100%.
Sử dụng một quy trình công nghệ khép kín với máy móc tiên tiến cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng cụ thể sau:
* Qui trình chế biến gỗ ghép:
Bào,xẻ
rãnh, chà
nhám
Xẻ tấm
Sấy và xử lý
hóa chất
chống mối,
Gỗ nguyên liệu
Rác
thải
Rác thải
Rác thải
Nhiệt, rác thải nguy hại
Nhúng keo
Thành phẩm
xuất xưởng
Cắt quy
cách
Cắt theo quy cách chuẩn
Ghép
Rác
thải
* Thuyết minh quy trình công nghệ chế biến gỗ: Gỗ nguyên liệu chủ yếu là tràm và bạch đàn được bóc vỏ, sau đó đưa vào cửa xẻ tấm theo kích thướt đã định. Sau đó sấy khô và tẩm hóa chất chống mối, sau thời gian xử lý hóa chất đem gỗ tấm ra bào, chà cho hết nhám, cắt theo quy cách cụ thể sau đó nhúng keo ghép chúng lại với nhau tạo thành những tấm gỗ lớn, xử lý quy cách và kỹ thuật lần cuối.
* Quy trình sản xuất hàng cơ khí nội thất:
Sơn tĩnh điện
Cắt, uốn, hàn, khoan, màitheo thiết kế
Sắt, thép, inox
thô
Rác, khí thải
Rác, khí thải
Lắp ghép theo mẫu mã
Kiểm tra chất lượng, mẫu mã
Sản phẩm xuất xưởng
* Thuyết minh quy trình công nghệ: vật liệu thép, inox, sắt tấm thô được đem