Hệ thống giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các con đường và cơ sở hạ tầng khác nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách, hàng hóa trong đô thị được an toàn, thông suốt, thuận tiện, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Một bộ phận quan trọng của hệ thống giao thông đô thị là các đường trục chính đô thị. Đây là những con đường có năng lực thông hành lớn; tốc độ phương tiện trên đường tương đối cao; nối liền các đô thị với nhau, đô thị với các khu công nghiệp tập trung hoặc nối liền các khu vực lớn trong một đô thị. Với những đặc điểm về giao thông của mình, đường trục chính đô thị đóng một vai trò rất quan trọng đối với giao thông đô thị. Giải quyết tốt vấn đề giao thông trên đường trục chính; đảm bảo được các mục tiêu: giao thông thuận tiện, an toàn, hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường chính là góp phần lớn trong việc hoàn thiện hệ thống giao thông toàn đô thị.
Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp trình bày dưới đây, tác giả tập trung nghiên cứu một trục đường rất quan trọng đối với thủ đô Hà Nội là đoạn tuyến từ Nhổn – Cửa Nam. Đoạn tuyến này có thể được chia ra thành 2 phần chính là:
Đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn
Đoạn bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học
Đoạn tuyến từ Cầu Diễn – Nhổn có chiều dài trên 4 km, thuộc địa phận huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là tuyến quốc lộ quan trọng nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Từ lâu, đoạn đường này đã trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến ngày càng tăng nên thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông. Bắt đầu từ tháng 10/2008, dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến này đã bắt đầu được triển khai. Hiện tại dự án vẫn chưa hoàn thành (lý do về giải phóng mặt bằng) nên năng lực thông hành trên tuyến vẫn chưa đồng đều, thường xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ.
Đoạn tuyến bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học có chiều dài 6,4 km, nằm trong địa phận hai quận Cầu Giấy và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây được coi là một trục đường chính trong đô thị, nối cửa ngõ phía Tây với trung tâm thủ đô. Trục có chiều rộng lòng đường tương đối lớn, chất lượng mặt đường khá tốt, hầu hết các ngã tư đều được điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông, thường xuyên có sự quản lý của lực lượng cảnh sát giao thông tại nút và dọc tuyến. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên trục đường này lớn, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Đoạn tuyến này còn giao cắt với nhiều tuyến phố lớn khác của thành phố như: Láng, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Điều này gây cản trở rất nhiều đến vận tốc của dòng xe đi thẳng theo hướng từ ngoại thành vào trung tâm Hà Nội và ngược lại. Hiện tại, trục đường này thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Để cải thiện tình hình giao thông trên trục đường từ Nhổn – Cửa Nam, ngoài biện pháp nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng đang được thực hiện trên đoạn Cầu Diễn – Nhổn, cần thiết phải có các phương án tổ chức giao thông mới để thay thế hoặc bổ trợ cho các biện pháp tổ chức giao thông đang tồn tại. Các phương án tổ chức giao thông hợp lý thường sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng
66 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Lập phương án tổ chức giao thông trên trục chính đô thị Nhổn – Cửa Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ
ĐOẠN TỪ: NHỔN – CỬA NAM”
1. Đặt vấn đề
Hệ thống giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các con đường và cơ sở hạ tầng khác nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách, hàng hóa trong đô thị được an toàn, thông suốt, thuận tiện, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Một bộ phận quan trọng của hệ thống giao thông đô thị là các đường trục chính đô thị. Đây là những con đường có năng lực thông hành lớn; tốc độ phương tiện trên đường tương đối cao; nối liền các đô thị với nhau, đô thị với các khu công nghiệp tập trung hoặc nối liền các khu vực lớn trong một đô thị. Với những đặc điểm về giao thông của mình, đường trục chính đô thị đóng một vai trò rất quan trọng đối với giao thông đô thị. Giải quyết tốt vấn đề giao thông trên đường trục chính; đảm bảo được các mục tiêu: giao thông thuận tiện, an toàn, hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường chính là góp phần lớn trong việc hoàn thiện hệ thống giao thông toàn đô thị.
Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp trình bày dưới đây, tác giả tập trung nghiên cứu một trục đường rất quan trọng đối với thủ đô Hà Nội là đoạn tuyến từ Nhổn – Cửa Nam. Đoạn tuyến này có thể được chia ra thành 2 phần chính là:
Đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn
Đoạn bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học
Đoạn tuyến từ Cầu Diễn – Nhổn có chiều dài trên 4 km, thuộc địa phận huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là tuyến quốc lộ quan trọng nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Từ lâu, đoạn đường này đã trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến ngày càng tăng nên thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông. Bắt đầu từ tháng 10/2008, dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến này đã bắt đầu được triển khai. Hiện tại dự án vẫn chưa hoàn thành (lý do về giải phóng mặt bằng) nên năng lực thông hành trên tuyến vẫn chưa đồng đều, thường xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ.
Đoạn tuyến bao gồm các phố Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học có chiều dài 6,4 km, nằm trong địa phận hai quận Cầu Giấy và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây được coi là một trục đường chính trong đô thị, nối cửa ngõ phía Tây với trung tâm thủ đô. Trục có chiều rộng lòng đường tương đối lớn, chất lượng mặt đường khá tốt, hầu hết các ngã tư đều được điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông, thường xuyên có sự quản lý của lực lượng cảnh sát giao thông tại nút và dọc tuyến. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên trục đường này lớn, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Đoạn tuyến này còn giao cắt với nhiều tuyến phố lớn khác của thành phố như: Láng, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn,… Điều này gây cản trở rất nhiều đến vận tốc của dòng xe đi thẳng theo hướng từ ngoại thành vào trung tâm Hà Nội và ngược lại. Hiện tại, trục đường này thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Để cải thiện tình hình giao thông trên trục đường từ Nhổn – Cửa Nam, ngoài biện pháp nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng đang được thực hiện trên đoạn Cầu Diễn – Nhổn, cần thiết phải có các phương án tổ chức giao thông mới để thay thế hoặc bổ trợ cho các biện pháp tổ chức giao thông đang tồn tại. Các phương án tổ chức giao thông hợp lý thường sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Cơ sở lý luận về tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị
Hiện trạng về giao thông của tuyến nghiên cứu: Nhổn – Cửa Nam
Các yếu tố ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến
Các biện pháp tổ chức giao thông để khắc phục các yếu tố ảnh hưởng này
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là các biện pháp tổ chức giao thông trên trục Quốc lộ 32 bao gồm:
Quốc lộ 32 đoạn từ Cầu Diễn – Nhổn (trục chính ngoài đô thị)
Đường Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học (trục chính trong đô thị)
Phạm vi về thời gian của các biện pháp tổ chức giao thông: tùy từng biện pháp cụ thể
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: lập phương án tổ chức giao thông trên trục chính đô thị: Nhổn – Cửa Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: lập phương án tổ chức giao thông để đảm bảo: giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu về cơ sở lý luận:
- Những đặc điểm về giao thông trên đường trục chính đô thị
- Những đặc điểm về tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị
- Những chỉ tiêu đánh giá tác động của phương án tổ chức giao. Cụ thể trong đồ án là: thông suốt, an toàn, kinh tế, thân thiện môi trường.
- Những chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của phương án tổ chức giao thông: chi phí, kỹ thuật, sự tham gia của các cơ quan, sự chấp nhận của cộng đồng.
Với mục tiêu giao thông thông suốt, cần nghiên cứu:
- Lưu lượng giao thông trên tuyến nghiên cứu và tại một số nút điển hình. Vd: vị trí giao với đường Phạm Văn Đồng, đường Láng, đường Nguyễn Chí Thanh hoặc phố Tôn Đức Thắng.
- Vận tốc dòng phương tiện
- Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến nghiên cứu
- Khoảng thời gian trung bình ùn tắc giao thông trong ngày
- Số lượng phương tiện trung bình lâm vào tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm
Với mục tiêu giao thông an toàn, cần nghiên cứu:
- Các loại xung đột tại nút
- Chất lượng (sự đầy đủ và hợp lý) của hệ thống biển báo và tín hiệu chỉ dẫn giao thông
- Hành vi tham gia giao thông động và tĩnh
- Số lượng và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông trên tuyến
Với mục tiêu hiệu quả kinh tế, cần nghiên cứu:
- Thiệt hại về kinh tế do ùn tắc giao thông đối với người sử dụng các loại phương tiện
Với mục tiêu thân thiện môi trường, cần nghiên cứu:
- Ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn do giao thông gây ra tại giờ bình thường và giờ cao điểm
- Ảnh hưởng của các phương án đến quỹ đất
b. Phương pháp thu thập số liệu
- Đối với cơ sở lý luận: phương pháp nghiên cứu là tìm hiểu giáo trình, bài giảng các môn học: tổ chức giao thông, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch giao thông đô thị, điều tra dự báo
- Điều tra tại hiện trường:
+ Phương pháp quay phim và xử lý trên máy tính để điều tra về lưu lượng giao thông, xung đột tại nút.
+ Phương pháp đo đạc dùng để điều tra về hiện trạng cơ sở hạ tầng.
+ Phương pháp quan sát điều tra về hành vi tham gia giao thông, hệ thống biển báo và tín hiệu chỉ dẫn giao thông, thời gian ùn tắc trung bình.
+ Phương pháp chuyển động cùng dòng xe điều tra về vận tốc dòng phương tiện.
- Đối với các chỉ tiêu định tính, chỉ tiêu định lượng nằm ngoài khả năng nghiên cứu như: ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn do giao thông gây ra tại giờ bình thường và giờ cao điểm, ảnh hưởng của các phương án đến quỹ đất, thiệt hại về kinh tế do ùn tắc giao thông đối với người sử dụng các loại phương tiện,… phương pháp nghiên cứu là tìm kiếm kết quả từ tài liệu nghiên cứu sẵn có.
- Các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn ngành dự kiến áp dụng trong nghiên cứu:
+ TCVN Đường đô thị 104 – 2007
+TCVN 4054 – 2005
+ 22 TCN 237 Điều lệ báo hiệu đường bộ
5. Nội dung của đồ án
Mở đầu
Chương I: Tổng quan về tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị
Chương II: Đánh giá hiện trạng tổ chức giao thông trên đoạn truyến
Chương III: Đề xuất phương án tổ chức giao thông
Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG
TRÊN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm chung về tổ chức giao thông trên đường đô thị
1.1.1. Khái niệm chung
Hệ thống giao thông: là tập hợp các công trình, các con đường và cơ sở hạ tầng khác nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách, hàng hóa trong đô thị được an toàn, thông suốt, thuận tiện, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. (Nguồn: Vũ Anh Tuấn _ Tổ chức giao thông đô thị, 2008)
Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ trong đô thị gồm phố, đường ô tô thông thường và các đường chuyên dụng khác (Nguồn: TCXDVN 104:2007). Đường đô thị có 3 chức năng chính là:
- Kết nối: là chức năng thỏa mãn nhu cầu giao thông vận tải giữa các vùng, các đô thị hay giữa các bộ phận của đô thị.
- Tiếp cận: là chức năng đảm bảo khả năng tiếp cận bằng các phương tiện giao thông đường bộ tới các công trình hoặc khu vực sử dụng đất (nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, cửa hàng, khu canh tác nông – lâm – ngư nghiệp)
- Phục vụ sinh hoạt: trong nhiều trường hợp, đường còn là nơi phục vụ các nhu cầu sinh hoạt (phi giao thông) của người dân trong khu vực lân cận.
(Nguồn: FORSCHUNGSGESELLSCHAFT FÜR STRASSEN-UND VERKEHRSWESEN (FGSV): Empfehlungen für die Anlage von Hauptverkehrsstraßen (EAHV), Köln 1993, berichtigter Nachdruck 1998)
Đường trục chính đô thị: là một bộ phận của đường đô thị với các đặc điểm là năng lực thông hành lớn, có tốc độ tương đối cao, có chức năng chủ yếu là kết nối các trung tâm hoạt động (dân cư, công nghiệp, thương mại, văn hóa,…) trong không gian đô thị, là cửa ngõ kết nối đô thị với các đô thị lân cận. Bên cạnh đó, đường trục chính đô thị cũng đảm bảo các chức năng thứ yếu khác như tiếp cận, sinh hoạt
Quản lý giao thông đô thị: là tác động tới hệ thống giao thông vận tải với một tập hợp các giải pháp để đưa cung ứng và nhu cầu giao thông vận tải tới trạng thái cân bằng tối ưu. Quản lý giao thông đô thị bao gồm các nhóm giải pháp chủ yếu là: Điều tiết mức độ tham gia giao thông, Điều chỉnh đặc tính tham gia giao thông và Tổ chức giao thông.
Tổ chức giao thông trên đường đô thị: là việc sử dụng các công cụ điều khiển giao thông (như biển báo, ký hiệu, hình vẽ, đèn tín hiệu, chiếu sáng,…) để sắp xếp, bố trí, phối hợp các bộ phận của đường đô thị nhằm tối ưu hóa sử dụng năng lực sẵn có của công trình hạ tầng đường bộ, nhằm đảm bảo cân bằng giữa năng lực cung ứng với nhu cầu sử dụng hạ tầng đường bộ.
1.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị
a. Yêu cầu chung tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị
Tổ chức quản lý giao thông trên đường trục chính đô thị có vai trò rất quan trọng để đảm bảo chức năng chủ yếu của đường trục chính trong đô thị. Với vai trò như vậy việc tổ chức giao thông cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo chức năng kết nối các trung tâm hoạt động đô thị, cũng như là cửa ngõ kết nối đô thị với các đô thị lận.
- Hoạt động sử dụng đất trên tuyến cần phải được quy hoạch và quản lý phù hợp với chức năng chủ yếu của đường trục chính đô thị.
- Có điều kiện thuận lợi cho vận tải hành khách công cộng đặc biệt là xe buýt, bao gồm hệ thống các điểm dừng có chất lượng tốt phát triển bền vững cùng chất lượng giao thông trục đường.
b. Nguyên tắc chung tổ chức giao thông trên đường trục chính đô thị
Tổ chức giao thông trên trên trục đường chính đô thị phải tuân theo nguyên tắc chung quản lý đường đô thị (thông tư 04/2008/TT-BXD) :
- Đảm bảo chức năng chủ yếu của đường trục chính, ưu tiên các phương tiện giao thông kết nối giữa các trung tâm hoạt động, hạn chế xung đột giữa hoạt động tham gia giao thông của các phương tiện giao thông tiếp cận với các phương tiện giao thông kết nối.
- Bảo đảm hè dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.
- Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời có giải pháp để bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
1.2. Tổ chức giao thông trên đường đô thị
Những công cụ điều khiển giao thông thường dùng để sắp xếp, bố trí, phối hợp các bộ phận của đường đô thị bao gồm các loại sau:
1.2.1. Tổ chức giao thông bằng ký hiệu và biển báo
a. Ký hiệu trong giao thông
Vạch sơn kẻ đường:
Ý nghĩa, tác dụng của vạch sơn kẻ đường
- Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
- Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
- Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ sự hạn chế kích thước của các công trình giao thông, chỉ hướng đi của các đường của làn đường chạy.
Phân loại vạch sơn kẻ đường
Vạch sơn kẻ đường chia làm ba loại: vạch dọc đường, vạch ngang đường và vạch đứng.
+ Vạch dọc đường: là các ký hiệu nằm dọc theo hướng xe chạy trên đường, bao gồm các loại: đường tim của đường có hai làn xe chạy ngược chiều, đường phân chia các làn xe, đường viền mép của mặt đường.
Hình 1.3. Đường tim trên mặt đường 2 làn xe ngược chiều
+ Vạch ngang đường: là các ký hiệu cắt ngang các làn đường, bao gồm: vạch dừng xe, dải sang đường và vạch đỗ xe.
Hình 1.4. Vạch sang đường cho người đi bộ
+ Vạch đứng: là vạch kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông hoặc một số bộ phận khác của đường.
Hình 1.5. Vạch cấm đỗ hay dừng xe trên đường (vàng)
Hình 1.6. Vạch phản quang kết hợp giữa sọc vàng và sọc đen
Ký hiệu hình vẽ và chữ:
Ký hiệu hình vẽ và chữ có tác dụng dẫn hướng hoặc hạn chế người tham gia giao thông, giúp họ thực hiện tốt các tín hiệu và biển báo khác.
b. Biển báo giao thông
Biển báo hiệu đường bộ được chia thành 5 nhóm.
Nhóm biển báo cấm: có dạng hình tròn (trừ kiểu biển số 122 "Dừng lại" có hình 8 cạnh đều) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu biển được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến số 139.
Nhóm biển báo nguy hiểm: Biển báo nguy hiểm được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới, biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường để phòng ngừa. Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu. Nhóm biển báo nguy hiểm gồm có 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246.
Nhóm biển hiệu lệnh: Biển hiệu lệnh được dùng để báo cho người sử dụng đường phải tuân theo sự chỉ định về hướng xe đi, về loại xe hoặc người đi bộ được đi qua và về tốc độ xe tối thiểu. Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309.
Nhóm biển chỉ dẫn: Báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam. Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 47 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 447.
Nhóm biển phụ: Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ xung để hiểu rõ các biển đó.Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509.
(Nguồn: Điều lệ biển báo giao thông 22 TCN 237 – 01)
1.2.2. Tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu
Tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu tức là phân chia thời gian cho các luồng xe qua một nút giao thông để giảm bớt hoặc triệt tiêu các xung đột (giao cắt). Có thể điều khiển đèn theo chu kỳ 2 pha hoặc 3 pha, 4 pha.
Nếu để triệt tiêu xung đột giữa hai luồng xe chính (vuông góc) ta điều khiển theo chu kỳ 2 pha. Nếu hướng nào có luồng xe rẽ trái lớn thì thêm một pha rẽ trái theo hướng đó và điều khiển đèn theo chu kỳ 3 pha. Có thể điều khiển theo chu kỳ 4 pha nếu có hai hướng rẽ trái với lưu lượng xe rẽ trái cao hay khi tổ chức lần lượt cho từng hướng thoát xe ở ngã tư.
Ý nghĩa các màu đèn trong tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu:
- Đèn xanh: phương tiện và người đi bộ được phép đi khi gặp tín hiệu xanh.
- Đèn đỏ: tất cả các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng xe, người đi bộ phải dừng trước vạch đi bộ. Dòng xe rẽ phải có thể được phép rẽ khi có tín hiệu đỏ, trong trường hợp này sẽ có tín hiệu phụ cho dòng xe rẽ phải.
- Đèn vàng (hoặc đỏ - vàng): báo hiệu kết thúc thời gian tín hiệu xanh và chuẩn bị đến thời gian đèn đỏ. Những phương tiện nhận đèn xanh trước đó được tiếp tục qua nút. Thời gian đèn vàng không nên quá 4 giây vì sẽ tăng thêm tổn thất và làm cho lái xe sốt ruột dễ vi phạm luật giao thông.
Mỗi cột đèn giao thông thường có 3 khoang. Mỗi khoang chứa một đèn dạng hình tròn thể hiện một trong ba loại tín hiệu xanh, đỏ, vàng. Hiện nay, trong tổ chức giao thông, đèn tín hiệu còn có thêm một số dạng khác như:
- Đèn dạng mũi tên, có màu đỏ hoặc xanh, thể hiện hiệu lệnh dừng lại hoặc được phép tiếp tục đi đối với luồng xe chuyển động theo hướng mũi tên.
- Đèn hình người đứng màu đỏ để cấm người đi bộ qua đường và đèn hình người đi màu xanh để cho phép người đi bộ qua đường.
- Đèn có thời gian đếm ngược, chữ số màu xanh hoặc đỏ thể hiện thời gian còn lại của các tín hiệu này. Loại đèn này dùng để phụ trợ cho đèn tín hiệu thông thường, giúp cho người điều khiển phương tiện chủ động trong việc ra quyết định dừng lại hoặc vượt nút.
Hình 1.10. Hình ảnh minh họa một số dạng đèn giao thông
1.2.3. Tổ chức giao thông bằng tuyên truyền và cưỡng chế
a. Khái niệm chung
Tuyên truyền và cưỡng chế là các biện pháp không thể thiếu khi thực hiện tổ chức quản lý giao thông. Tuyên truyền được hiểu là sử dụng các phương pháp, phương tiện thông tin đại chúng để chuyển tải thông tin được nhà quản lý đưa ra tới người tham gia giao thông, sử dụng các công trình giao thông, giúp họ nắm bắt thông tin và thực hiện hành vi tham gia giao thông đúng theo quy định, sử dụng các công trình giao thông đúng quy định và có hiệu quả cao.
Cưỡng chế được hiểu là dùng quyền lực nhà nước (công cụ thực hiện quyền lực này là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và các lực lượng khác) ép người dân phải tuân theo những quy định có lợi cho giao thông, cho xã hội nói chung và cho người tham gia giao thông nói riêng.
b. Tuyên truyền
Để tuyên truyền có hiệu quả cần lên kế hoạch tổ chức thực hiện tuyên truyền, tiến hành tuyên truyền cần phải đặt mục tiêu theo tổ chức giao thông lên hàng đầu, vừa thực hiện vừa đánh giá, bổ sung.
c. Tổ chức cưỡng chế
Hiện nay tại nước ta các cơ quan chức năng trực tiếp tổ chức cưỡng chế bao gồm cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và các lực lượng khác. Tiến hành cưỡng chế người dân tham gia giao thông và người dân sử dụng đường giao thông theo nhiều hình thức khác nhau:
Phạt tiền người vi phạm giao thông
Tạm giữ giấy phép lái xe
Tạm giữ phương tiện giao thông
Truy tố trách nhiệm trước pháp luật
- Các hình thức kết hợp
Các hình thức khác
Các biện pháp cưỡng chế được các cơ quan chức năng sử dụng linh động trước tình hình thực tế cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao.
1.2.4. Tổ chức giao thông bằng các giải pháp kỹ thuật hạ tầng
a. Phân tách làn giao thông
Việc phân tách làn giao thông phải tuân theo nguyên tắc thiết kế mặt cắt ngang đường đô thị:
Trước hết phải đảm bảo an toàn giao thông, thông suốt cho người và phương tiện
Phải phù hợp với tính chất và công dụng của tuyến đường
Phải kết hợp chặt chẽ với điều kiện tự nhiên và công trình xây dựng ở hai bên đường, đảm bảo thích hợp giữa chiều cao của công trình xây dựng và chiều rộng của lòng đường
Phải đảm bảo yêu cầu thoát nước, kết hợp với thoát nước của tiểu khu
Phát huy tối đa tác dụng của dải cây xanh bên đường, cây xanh có tác dụng tăng mỹ quan đường phố và cải tạo môi trường.
Phải đảm bảo bố trí được các công trình trên và ngầm dưới lòng đường
Kết hợp chặt chẽ các yêu cầu trước mắt và tương lai