Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền tiền thân là Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền, đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang.
Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền chính thức đi vào hoạt động ngày 1/4/2005. Giấy CNĐKKD: số 5603000043 đăng ký lần đầu ngày 23/03/2005, đăng ký lần 2 ngày 24/05/2006 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp.
Ngày 06 tháng 3 năm 2008 Công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội:
Mã chứng khoán : NGC
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết: 1.000.000 cổ phiếu
Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết: 10.000.000.000 đồng
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Đánh giá tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩuNgô Quyền
GVHD: Vũ Thị Lệ Giang
Nhóm 2 – NH07
Danh sách nhóm : 1/. Nguyễn Văn An
2/. Phan Trung Dũng
3/. Nguyễn Thị Huy Hải
4/. Cù Phương Bảo Khanh
5/. Nguyễn Hữu Hùng Long
6/. Nguyễn Duy Tiệp
Tháng 10, Năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh.
I/. Giới thiệu ngắn gọn về doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp.
1/. Lịch sử hình thành.
Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền tiền thân là Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền, đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang.
Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền chính thức đi vào hoạt động ngày 1/4/2005. Giấy CNĐKKD: số 5603000043 đăng ký lần đầu ngày 23/03/2005, đăng ký lần 2 ngày 24/05/2006 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp.
Ngày 06 tháng 3 năm 2008 Công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội:
Mã chứng khoán : NGC
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết: 1.000.000 cổ phiếu
Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết: 10.000.000.000 đồng
2/. Lĩnh vực kinh doanh.
Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản. - Mua bán cá và thủy sản. - Chế biến sản phẩm từ ngũ cốc - Xuất khẩu phụ gia, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ ngành khai thác chế biến thủy sản.
3/. Vị thế công ty.
CTCP Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Ngô Quyền đứng trong top 5 các doanh nghiệp xuất khẩu (có khoảng 30 doanh nghiệp) với doanh số 110 tỷ đồng, riêng đối với mặt hàng ghẹ Công ty tự hào là doanh nghiệp hàng đầu của Việt nam xuất khẩu mặt hàng này.
Công ty nằm trong vùng nguyên liệu dồi dào được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu thuận lợi, có mối quan hệ truyền thống với bà con ngư dân nên đảm bảo được nguồn nguyên liệu thường xuyên.
4/. Chiến lược phát triển và đầu tư.
Kinh doanh: Mở rộng địa bàn thu mua sang các tỉnh, xây dựng mối quan hệ mật thiết với bà con ngư dân. Tích cực đẩy mạnh nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài đặc biệt là ở các thị trường Châu âu, Nhật bản để sản xuất và cung cấp các mặt hàng giá trị gia tăng với chất lượng cao.
Marketing: Mở rộng thị trường xuất khẩu chú trọng thị trường Châu âu trên cơ sở giữ vững thị trường Nhật bản, mở rộng mạng lưới phân phối.
Duy trì tình hình tài chính lành mạnh, ốn định
Tích cực tìm nguồn vốn với chi phí thấp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Không ngừng quan tâm đến quyền lợi cổ đông, đảm bảo cổ tức ở mức 20%/năm
Tiếp tục xây dựng các chính sách nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập cũng như chăm lo đời sống công nhân (Đào tạo tại chổ, đào tạo ngắn hạn tại trường dạy nghề, các chính sách tiền lương, thưởng và chế độ được hưởng khác, chăm lo nơi ăn, ở) Nhằm từng bước ổn định lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất, đảm bảo hoạt động của nhà máy ở mức công suất cao nhất.
II/. Phân tích các nhóm tỷ số qua các năm và phân tích tình hình năm 2010.
Nhìn chung các nhóm chỉ số của công ty cổ phần Chế biến thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền biến động tương đối giống biến động trung bình ngành thủy sản . Nhưng bên cạnh đó có những chỉ số biến động không bình thường theo trung bình ngành do 1 số kế hoạch riêng của công ty. Để phân tích và có cái nhìn thực tế hơn về công ty này chúng ta đi vào xem xét, phân tích các chỉ số sau:
Nhóm tỷ số thanh khoản : đánh giá tổng thể chỉ số thanh khoản của công ty cổ phần Chế biến thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền đều ở mức tốt và có những chuyển biến tốt trong thời gian gần đây (2008-2009):
2009
2008
2007
Chỉ số thanh toán hiện hành
2,09
1,10
1,46
Chỉ số thanh toán nhanh
1,60
0,58
0,74
Chỉ số thanh toán tiền mặt
0,060616399
0,0130941
0,014587351
Chỉ số thanh toán hiện hành qua các năm có những biến động trái chiều. Trong đó đáng lưu ý là giai đoạn 2008-2009: chỉ số thanh toán hiện hành tăng lên gấp đôi. Chỉ số thanh toán nhanh tăng lên gấp 3. Chỉ số thanh toán tiền mặt tăng lên gấp 5 lần. Xem xét những biến động trên, chúng ta nhận thấy có 1 số nguyên nhân :
Tài sản ngắn hạn: tăng lên 63% trong khi đó. Nợ ngắn hạn giảm 42%. Tài sản ngắn hạn tăng lên nhiều chỉ yếu là do tăng các khoản phải thu.
2009
2008
Tài sản ngắn hạn
36839
29856
Nợ ngắn hạn
17586
27035
Chỉ số thanh toán hiện hành tăng gấp 2 lần, nhưng chỉ số thanh toán nhanh tăng gấp 3 lần. Do hàng tồn kho năm 2009 giảm nhiều. Nguyên nhân do cuối 2009, doanh nghiệp gặp khó khăn trong nguyên liệu đầu vào gây ra tồn kho giảm. Nhưng đến 2 quý đầu năm 2010 hàng tồn kho đã được cải thiện đảm bảo cho việc sản xuất.
Tiền mặt trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ số thanh toán tiền mặt tăng lên nhưng không quan trọng. Dùng để tham khảo khả năng chi trả tức thời.
Nhóm chỉ số tài chính : nhìn chung các chỉ số biến động tăng. Đáng lưu ý các chỉ số nợ dài hạn tăng mạnh.
Nhóm chỉ số đòn bẩy
2009
2008
2007
Tổng nợ/ tổng tài sản
0,72
0,66
0,60
Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu
2,53
1,95
1,50
Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu
1,47
0,03
0,14
Nợ dài hạn / Nguồn vốn dài hạn
0,59
0,03
0,12
Khi xem xét đánh giá từng khoản mục:
Tổng nợ/tổng tài sản tăng không nhiều. Tuy nhiên, Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu lại tăng lên đáng kể do tổng tài sản 2009 tăng lên nhiều so với 2008 (40%). Đồng thời nợ dài hạn tăng đột biến. Nguyên nhân do khoản vay dài hạn đầu tư xây dựng nhà máy ở Tắc Cậu- Kiên Giang. Dẫn đến các chỉ số liên quan đến nợ dài hạn tăng mạnh
Nhóm chỉ số thanh toán lãi vay :
Khả năng hoàn trả lãi vay
2009
2008
2007
Tỷ số trang trải lãi vay (1)
6.06
3.43
5.09
Năm 2009 tỷ số tăng gấp đôi mặc dù EBIT giảm so với 2008, là do chi phí lãi vay giảm 50% (nguyên nhân là do lãi vay được hưởng chính sách ưu đãi của chính phủ ).
Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động :
Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động
2009
2008
2007
Vòng quay hàng tồn kho
9.83
11.09
12.10
Số ngày tồn kho
37
32
30
Vòng quay khoản phải trả
3.26
6.40
9.47
Kỳ trả tiền bình quân.
111
56
38
Vòng quay khoản phải thu
6.60
13.47
14.71
Kỳ thu tiền bình quân
55
27
24
Vòng quay tổng tài sản
2.51
4.48
5.16
Vòng quay tài sản cố định
7.70
19.04
27.44
Vòng quay hàng tồn kho giảm, như đã nói ở trên, trong quý 4 2009 doanh nghiệp gặp khó khăn trong nguồn nguyên liệu đầu vào, đã làm cho hàng tồn kho bình quân năm 2009 giảm, trong khi đó giá vốn hàng bán cũng giảm 30%, tốc độ giảm của giá vốn nhanh hơn.
Vòng quay khoản phải trả giảm là do giá vốn hàng bán giảm ở trên, nhưng đồng thời các khoản nợ phải trả tăng 40% ( chủ yếu là nợ dài hạn tăng, mặc dù nợ ngắn hạn có giảm).
Kỳ thu tiền bình quân là do các khoản phải thu tăng lên, doanh thu thuần giảm, dẫn đến thời gian thu hồi nợ tăng lên so với năm 2008.
Liên hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và kỳ trả tiền bình quân, ta thấy thời gian thu nợ nhanh hơn thời gian trả nợ, năm 2009 nguồn vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn => không gây ra áp lực trả nợ.
Vòng quay tổng tài sản và vòng quay TSCD : trong khi vòng quay Tổng TS giảm gần 1 nửa, trong khi đó vòng quay TSCD giảm gần 3 lần. Liệu có phải doanh nghiệp sử dụng Tài sản (đặc biệt là tài sản cố định) kém hiệu quả hay không? Khi xem xét chúng ta thấy. Nguyên nhân chính là do doanh thu thuần giảm, đồng thời TSCD tăng nhiều ( do xây dựng nhà máy ở Tắc Cậu – Kiên Giang). Vậy do giai đoạnh này doanh nghiệp đầu tư nên làm cho 2 hệ số này giảm đáng kể
Nhóm chỉ số lợi nhuận và chỉ số tăng trưởng :
Nhóm chỉ số lợi nhuận
2009
2008
2007
Tỷ số lãi gộp
10.1%
9.7%
8.9%
Tỷ số lãi ròng
3.0%
2.3%
2.1%
ROA
6.4%
9.7%
8.7%
ROE
22.6%
28.6%
21.8%
Nhóm chỉ số tăng trưởng
2009
2008
2007
Tăng trưởng doanh thu
-28.7%
17.4%
35.6%
Tăng trưởng LN ròng
-7.0%
25.1%
-8.4%
Tăng trưởng tài sản
40.8%
12.1%
75.9%
Tăng trưởng Vốn chủ sở hữu
17.7%
-4.9%
2.6%
Các chỉ số ROA và ROE của doanh nghiệp trong năm 2009 đều giảm. nguyên nhân là do lợi nhuận ròng giảm, đồng thời tổng tài sản tăng lên 40% làm cho ROA giảm và vốn chủ sở hữu tăng 17% khiến cho ROE cũng giảm. ROE giảm mạnh hơn ROA do kết cấu trong nguồn vốn 2008 – 2009 có thay đổi, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm.
So với trung bình ngành, tăng trưởng doanh thu của công ty đã có dấu hiệu suy giảm từ năm 2008 và bước sang 2009 mức tăng trưởng này đã là 1 số âm lớn khi suy giảm mạnh doanh thu. Nguyên nhân do tình hình kinh tế chung của ngành xấu, chi phí kinh tế tăng, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong ngành. Đặc biệt hoạt động sản xuất kinh doanh qúy IV/2009 của Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là thiếu hụt nguyên liệu sản xuất do tàu thuyền đánh bắt Hải sản thất vụ, nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất rất ít, cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngòai tỉnh làm giá nguyên liệu tăng liên tục.
Đánh giá cho 2 quý đầu năm 2010
Nếu đánh giá với cùng kỳ 2 quý năm trước thì kết quả hoạt động kinh doanh của 2 quý 2010 không tốt. Trong khi hoạt động của công ty hoạt động bình thường, tổng doanh thu so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức ổn định nhưng chi phí tăng trong thời gian này đã đã kéo theo tổng lợi nhuận sau thuế 2 quý đầu năm này còn thấp hơn quý 2 của năm 2009, như vậy, có thể kéo theo chỉ tiêu trong năm 2010 có thể không đạt được ( trong đó có tỷ lệ chi trả cổ tức 20%). Trong khi đó, nợ ngắn hạn tăng lên đột biến trong 2 quý đầu 2010
Nguyên nhân :
Tình hình thực hiện SXKD Quý I hàng năm của Công ty luôn gặp không ít khó khăn do đặc thù của ngành chế biến hải sản. Quý I/2010 càng khó khăn hơn khi tình trạng thiếu hụt công nhân sản xuất do nghỉ tết kéo dài và ngay mùa vụ thu họach lúa đông xuân công nhân chậm trở lại Nhà máy, đã làm giảm sản lượng sản xuất, ảnh hưởng đến kế họach bán hàng từ đó đã làm giảm doanh thu tiêu thụ.
Sự thiếu hụt nguyên liệu sản xuất do tàu thuyền đánh bắt hải sản mất mùa, nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất rất ít, cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh làm giá nguyên liệu tăng liên tục. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Quý I/2010 tăng không đáng kể so với quý IV/2009.
Lợi nhuận sau thuế Quý I/2010 đạt 432.726.139 đ bằng 48% Quý IV năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí nguyên liệu trực tiếp tăng và một phần chi phí tài chính tăng (Lãi tiền vay) do không còn hưởng lãi suất ưu đãi của Chính phủ.
Trong khi đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 28% trên tổng nguồn vốn, doanh nghiệp đã mang hết tòan bộ tài sản cố đinh của công ty đi đảm bảo cho nợ vay dài hạn, điều này cho thấy công ty đang sử dụng đòn cân nợ cao
III/. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Nhìn chung, dòng tiền cuối kỳ qua các năm đều là dòng tiền dương ( dòng tiền vào), điều này chứng tỏ dòng tiền từ các hoạt động có thể bù đắp cho nhau. Đặc biệt dòng tiền năm 2009 tăng đột biến cho thấy 1 kết quả hoạt động kinh doanh khả quan của công ty.
Xét về cụ thể thì các dòng tiền đều có nhiều đột biến trong năm 2009. Như bảng dưới đây
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
2009
2008
2007
2006
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
4,263
4,645
3,746
3,515
LN từ hoạt động KD trước thay đổi vốn lưu động
6,460
7,846
5,506
4,667
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
-6,663
3,229
-7,293
-2,046
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
-12,038
-1,279
-4,365
-1,455
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
19,493
-1,907
11,132
3,084
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
791
44
-525
-417
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
354
295
815
1,232
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
1,066
354
295
815
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có các khoản biến động mạnh sau :
+ Các khoản phải thu gia tăng. Nguyên nhân là do tăng các khoản phải thu khác ( Các khỏan phải thu khác tăng đột biến là do khoản ứng trước tiền mua của công ty cổ phần chế biến bột cá Kiên Hùng)
+ Hàng tồn kho giảm qua các năm đặc biệt là 2009
+ Các khoản phải trả ( không kể lãi vay phải trả và thuế TNDN phải nộp) giảm qua các năm.
+ Lãi vay đã trả và tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh có biến động nhưng chiếm tỷ trọng không lớn trong dòng tiền.
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt đông kinh doanh, chỉ có năm 2008 là có tín hiệu khả quan khá tốt đủ để bù đắp cho các hoạt động đầu tư và tài chính.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư : có 2 biến động đáng lưu ý. Năm 2009, mua sắm TSCD và chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tăng ( trong đó mua sắm TSCD chiếm tỷ trọng rất lớn). nguyên nhân là do công ty đang mua sắm trang thiết bị cho nhà máy mới sẽ đi vào hoạt động vào năm 2010, chứng tỏ công ty đang tăng tưởng quy mô của doanh nghiệp.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính : có thể nói đây là dòng tiền có biến động lớn nhất.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
19,493
-1,907
11,132
3,084
Dòng tiền giảm vào năm 2008 nhưng lại tăng mạnh vào 2009, điều này xuất phát từ sự biến động của 2 nguồn sau : tiền vay và việc chi trả nợ gốc vay.
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
118,799
199,983
131,535
78,723
Tiền chi trả nợ gốc vay
-98,306
-200,890
-118,462
-74,676
Năm 2008, dòng tiền ra so với năm 2007 là do chi trả nợ gốc tăng nhiều hơn so với các nguồn vay đi vào. Năm 2009 dòng tiền đi vào đột biến là do tăng vay nợ dài hạn, trong khi đó chi trả nợ gốc lại giảm xuống.
Tóm lại : Xét chung về 3 dòng tiền, có thể nói hoạt động của doanh nghiệp tương đối tốt. Tuy nhiên, đi vào cơ cấu các dòng tiền thì ta thấy dòng tiền CFO thường là dòng đi ra, trong khi đây là hoạt động chính của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của công ty khá khả quan nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiệu quả. (vì hoạt động chính của doanh nghiệp chưa hiệu quả).
IV/. Tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua những phân tích trên.
Qua những phân tích trên, cho thấy, bên cạnh những khó khăn chung của ngành chế biến thủy sản hiện tại là tình trạng thiếu hụt công nhân sản xuất từ đầu năm đến nay (2009), mặt dù công ty đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động nhưng tình hình vẫn chưa được khắc phục, gây khó khăn trong công tác điều hành sản xuất, phát sinh thêm chi phí; Làm giảm sản lượng, chất lượng sản phẩm, và hiệu quả SXKD trong kỳ. Tàu thuyền đánh bắt hải sản thường xuyên thất vụ, nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất rất ít, cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngòai tỉnh làm giá nguyên liệu tăng liên tục, ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất kinh doanh. Thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe, nhiều rào cản kỹ thuật được đặt ra gây không ít khó khăn cho việc xuất khẩu sản phẩm; Các thị trường Châu Âu, Hàn Quốc có chiều hướng suy giảm do khách hàng nhập khẩu tiêu thụ hàng hóa chậm.
Bên cạnh đó, công ty cũng có những thuận lợi: như năm 2009, được hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ như bảo lãnh tín dụng, hổ trợ lãi suất vay ngắn hạn, các chính sách về ưu đãi thuế TNDN (tuy nhiên đầu năm 2010, lãi tiền vay không còn được hưởng lãi suất ưu đãi của Chính phủ). Và các thị trường chính và khách hàng nhập khẩu sản phẩm của Công ty tương đối ổn định.
Năm 2009, công ty đã xây dựng Nhà máy chế biến Thủy sản Xuất khẩu Tắc Cậu – Kiên Giang tại Tỉnh Kiên Giang. Cho thấy công ty đang cố gắng tăng trưởng quy mô của công ty, để đảm bảo kinh doanh về sau.
Và trong đầu năm 2010, công ty phát hành 800.000 cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) đã tăng vốn điều lệ từ 12 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng .Số tiền thu được này dự kiến dùng để bổ sung vốn lưu động cho Công ty, để thực hiện những mục đích đã nêu trên cơ sở phù hợp kế hoạch phát triển chung của Công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty các năm 2007-2009 là tương đối tốt. Lợi nhuận tương đối ổn định, dòng tiền đi vào…những điều này là tiền đề khá tốt cho hoạt động sản suất kinh doanh của công ty năm 2010. Nhưng trong 1 bức tranh tổng thế chúng tôi thấy có những điểm đáng lưu ý khi quyết định cho vay :
Doanh thu của công ty giảm rất mạnh so với ngành trung bình từ năm 2008 và sang 2009 giảm mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó 2 quý đầu năm 2010 kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là không tốt mặc dù công ty có đưa thêm nhà máy mới vào hoạt động. Với các nguyên nhân làm tăng chi phí trong khi doanh thu không mấy khả quan làm cho tình hình kinh doanh giảm sút. Có khả năng tình hình 2 quý cuối năm 2010 không thể giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra.
2 quí đầu 2010 doanh nghiệp đã gia tăng đòn cân nợ (đặc biệt là nợ ngắn hạn tăng đột biến trong 2 quí đầu năm ) làm tăng áp lực trả nợ. Và cũng năm 2010, doanh nghiệp không được hưởng cơ chế hổ trợ lãi suất vay ngắn hạn của nhà nước, càng làm xấu đi khả năng chi trả của doanh nghiệp trong khi nợ vay chiếm 80% tổng nguồn vốn và hầu hết tài sản cố định của doanh nghiệp đã được mang đi cầm cố.
Nên, với tình hình hiện tại của 2 quý 2010, thì ngân hàng không nên cho vaytu đây đến cuối năm 2010