Trong gần mười thế kỷ đầu truyền bá vào Việt Nam mặc dù trong hoàn
cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng do điều kiện hiện thực tương hợp,
Phật giáo đã du nhập một cách hoà bình vào xã hội Việt Nam. Bước đầu Phật
giáo đã tạo ảnh hưởng trong nhân dân và có những chuẩn bị cho sự phát triển
mới trong giai đoạn đất nước độc lập tự chủ.
Việc nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ sau một ngàn năm Bắc
thuộc đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển một bước mới. Từ thế kỷ X Phật
giáo đã trở thành quốc giáo. Tuy vậy nó vẫn mang đậm yếu tố dân gian. Ở kinh
đô Hoa Lư chùa chiền xuất hiện nhiều chùa như chùa Bà Ngô, chùa Tháp và
nhiều cột kinh Phật, hình tượng Phật đã quen thuộc với người Việt Nam.
Từ thế Kỷ X - XIV dưới thời Lý - Trần, Phật giáo phát triển đến mức cực
thịnh, hầu hết các đời vua đều sùng Phật, xây dựng chùa tháp, tô tượng, đúc
chuông, dịch kinh phật. Đông đảo quần chúng nô nức theo Phật giáo, dân chúng
quá nửa là sư. Rất nhiều chùa, tháp có quy mô lớn với kiến trúc độc đáo như
chùa Phật Tích, chùa Diên Hựu, chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm Giai đoạn
này Phật giáo có vai trò rất lớn đối với văn hoá (như thơ ca, kiến trúc, điêu
khắc), đối với đường lối đối ngoại, đặc biệt Phật giáo có vai trò lớn đối với
những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chống Tống
thời Lý và ba lần chống quân Nguyên Mông thời Trần.
Sang thế kỷ XV, cùng với sự xác lập của triều đình phong kiến nhà Lê đã
tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo. Mất vị trí quốc giáo nhưng Phật giáo vẫn
lan toả trong tầng lớp bình dân và những làng quê.
74 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giá trị văn hóa Phật giáo trong hoạt động du lịch tâm linh ở Quận Tây Hồ, Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TÂM LINH Ở QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI
HIỆN NAY
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.07
Chủ nhiệm đề tài : Trần Thị Huyền
Lớp : ĐH. Chính trị học 16A
Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Đỗ Thu Hƣờng
Hà Nội, 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TÂM LINH Ở QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI
HIỆN NAY
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.07
Chủ nhiệm đề tài : Trần Thị Huyền
Thành viên tham gia : Nguyễn Thiện Thành
Nguyễn Huệ Chi
Lớp : ĐH. Chính trị học 16A
Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Đỗ Thu Hƣờng
Hà Nội, 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................... 5
7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ DU
LỊCH TÂM LINH ............................................................................................... 6
1.1. Khái quát về Phật giáo và giá trị văn hóa Phật giáo ở Việt Nam ............. 6
1.1.1. Khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam ...... 6
1.1.2. Giá trị văn hóa Phật giáo ở Việt Nam .................................................... 9
1.2. Khái quát về du lịch tâm linh ................................................................. 15
1.2.1. Khái niệm du lịch, tâm linh và du lịch tâm linh .................................. 15
1.2.1.1.Khái niệm du lịch .............................................................................. 15
1.2.1.2. Khái niệm tâm linh ........................................................................... 16
1.2.1.3. Khái niệm du lịch tâm linh ............................................................... 17
1.2.2. Đặc điểm của du lich tâm linh ở Việt Nam ......................................... 18
Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINHTẠI QUẬN
TÂY HỒ HIỆN NAY ......................................................................................... 22
2.1. Khái quát về quận Tây Hồ ...................................................................... 22
2.1.1. Giới thiệu về quận Tây Hồ .................................................................. 22
2.1.2. Tình hình Phật giáo ở quận Tây Hồ .................................................... 23
2.1.3. Tiềm năng và điều kiện để khai thác giá trị văn hóaPhật giáo trong
phát triển Du lịch tâm linh tại quận Tây Hồ .................................................. 25
2.2. Thực trạng khai thác giá trị văn hóa Phật giáo trong hoạt động du lịch
tâm linh tại Quận Tây Hồ .............................................................................. 28
2.2.1.Khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo tại các ngôi chùa ở quận Tây Hồ 28
2.2.1.1.Du lịch tham quan ............................................................................. 28
2.2.1.2. Du lịch tham quan kết hợp với thiện nguyện ................................... 35
2.2.1.3. Khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo quận Tây Hồ tại các lễ hội
Phật giáo ........................................................................................................ 37
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực phục vụ du lịch tâm linh tại quận
Tây Hồ hiện nay ............................................................................................ 38
2.2.2.1. Cơ sở vật chất của dịch vụ lưu trú .................................................... 38
2.2.2.2. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tâm linh ........................................ 40
2.3. Đánh giá thực trạng khai thác giá trị văn hóa Phật giáo tại Quận Tây Hồ 41
2.3.1. Những mặt đạt được ............................................................................ 41
2.3.2. Những mặt hạn chế .............................................................................. 47
*Tiểu kết chương 2: ....................................................................................... 50
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI
THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA DU LỊCH TÂM LINH Ở QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI HIỆN NAY ........ 51
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc khai thác giá trị văn hóa Phật giáo
phục vụ du lịch tâm linh tại Quận Tây Hồ Hà Nội. ...................................... 51
3.1.1. Đối với quản lý nhà nước .................................................................... 51
3.1.2. Đối với các chùa .................................................................................. 53
3.1.3. Đối với khách du lịch .......................................................................... 54
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị phát huy giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ
du lịch tâm linh tại Quận Tây Hồ, Hà Nội. ................................................... 55
3.2.1. Một số giải pháp .................................................................................. 55
3.2.1.1.Định hướng bảo tồn, và khai thác giá trị văn hóa Phật giáo Hà Nội 55
3.2.1.2.Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý ............................................. 58
3.2.1.3. Giải pháp về xây dựng, quảng bá các chuyên tour du lịch đến chùa 59
3.2.1.4. Nâng tầm lễ hội và tăng cường khai thác giá trị văn hóa Phật giáo
trong các lễ hội Phật giáo tại Quận Tây Hồ Hà Nội ...................................... 60
3.2.2. Khuyến nghị ........................................................................................ 62
Tiểu kết chương 3: ......................................................................................... 63
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 67
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ II sau công nguyên và
gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc ta. Tuy là một tôn giáo ngoại sinh nhưng
Phật giáo trong quá trình hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, đã thực sự gần
gũi, thân thiết với người dân Việt Nam. Theo dòng lịch sử của dân tộc, Phật giáo
đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt Nam.
Đặc biệt Hà Nội là một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta trong
lịch sử (xa nhất có thể biết là sự có mặt của chùa Khai quốc vào thể kỷ VI – nay
là chùa Trấn Quốc) cũng như hiện tại (với chùa Quán Sứ vào nửa đầu thế kỷ XX
– nơi đặt trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Phật giáo Hà Nội trong dòng
chảy văn hóa này đã tạo nên những nét đặc trưng riêng, thấm đẫm tinh thần Phật
giáo trong lối sống, ứng xử của con người Hà thành. Giá trị văn hóa Văn hóa
Phật giáo Hà Nội được thể hiện qua những ngôi chùa, trong nghệ thuật Phật giáo
và trong những lễ hội chùa đặc sắc, mang lại sức hút thúc đẩy du lịch phát triển.
Đặc biệt là kể từ 1/8/2008 khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì số lượng di
tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của Hà Nội trở thành lớn nhất cả nước (Hà Nội
đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần
40.000 di tích Việt Nam trong đó có 1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích
cấp quốc gia ở Việt Nam). Trong các di tích đó thì các ngôi chùa của Phật giáo
đóng góp nhiều nhất. Ngoài ra, thủ đô cũng có rất nhiều các lễ hội truyền thống
gắn liền với sinh hoạt Phật giáo.Đó là điều mà ngành du lịch Hà Nội nói riêng
và du lịch Việt Nam nói chung cần tiếp tục khám phá và thấu hiểu những giá trị
quý báu của văn hóa Phật giáo để khai thác tốt hơn.
Quận Tây Hồ với 18 ngôi chùa lớn nhỏ tọa lạc trên 8 phường, đặc biệt
những ngôi chùa xung quanh Hồ Tây là di tích lịch sử nổi tiếng trong và ngoài
nước như chùa Kim Liên được đánh giá là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc
sắc nhất Việt Nam và là Bông Sen vàng trên mặt nước Tây Hồ. Như vậy với
những điều kiện những giá trị văn hóa Phật giáo Hà Nội nói chung và quận Tây
Hồ nói riêng thì du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch quan trọng của
2
thành phố. Mặc dù hiện nay nguồn tài nguyêndu lịch tâm linh Phật giáo của
quân Tây Hồ phong phú nhưng lại chưa được nghiên cứu thật đầy đủ, sản phẩm
du lịch tâm linh Phật giáo chưa được khai thác có hiệu quả. Với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu với du khách trong và
ngoài nước về những giá trị văn hóa Phật giáo tại quân Tây Hồ nơi ngôi trường
mà tôi đang học, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa
Phật giáo Hà Nội nói chung, từ đó thúc đẩy việc khai thác những giá trị này,
tương xứng với tiềm năng và lợi thế của du lịch Hà Nội và quận Tây Hồ. Trên
cơ sở đó tôi lựa đề tài “Giá trị văn hóa phật giáo trong hoạt động du lịch tâm
linh ở quận Tây Hồ, Hà Nội hiện nay”
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa và văn hóa Phật
giáo ở Việt Nam rất phong phú như: Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh;
Văn hóa tâm linh Nam Bộ; Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Mai
Thanh Hải với Tôn giáo thế giới và Việt Nam; Nguyễn Duy Hinh với Người
Việt Nam với Đạo giáo; Tâm linh Việt Nam; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn - khởi
nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh, Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam;
Minh Chi với Phật giáo và tâm linh; tác giả Văn Quảng với Văn hóa tâm linh
Thăng Long - Hà Nội... các công trình đã nghiên cứu về khái niệm văn hóa, cấu
trúc văn hóa, văn hóa tâm linh và những giá trị của văn hóa Phật giáo tuy nhiên
các công trình chưa đi sâu vào giá trị văn hóa Phật giáo với phát triển du lịch
tâm linh hiện nay.
Về các công trình, đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh ở Việt
Nam như: Nguyễn Thị duyên với đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh
tỉnh Nam Định trong công trình này tác giả đã phân tích tiềm năng, thực trạng
phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh Nam Định và đưa ra một số giải pháp để phát
triển du lịch tâm linh ở tỉnh này.
Công trình nghiên cứu tác giả Nguyễn Trùng Khánh với đề tài Nghiên cứu
loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam, tác giả đã phân loại du lịch tâm linh trên
cơ sở nguồn tài nguyên và động cơ du lịch, đồng thời xây dựng được cơ sở lý
3
thuyết trên phương diện du lịch cho những nghiên cứ chi tiết hơn như nghiên
cứu phát triển du lịch gắn với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian...
Luận văn Khai thác văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch
tỉnh Trà Vinh của Hà Thế Linh, công trình nghiên cứu này tác giảđã phân tích
những giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh Trà Vinh
và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác loại hình du lịch này phát triển một
cách bền vững trong tương lai.
Về vấn đề du lịch tâm linh ở Hà Nội, đã có một số công trình nghiên cứu
như: Nguyễn Vinh Phúc với Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long,
Nguyễn Phạm Hùng với Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hoá, Du lịch tôn giáo
và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Khai thác món ăn dân tộc trong các
khách sạn ở Hà Nội, Tiềm năng du lịch phố cũ Hà Nội, Du lịch đêm Hà Nội; Đa
dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt nam; Đoàn Thị Thùy Trang đề tài
Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa
bàn quận Đống Đa) và Trương Sỹ Tâm với đề tài Nghiên cứu phát triển loại
hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).
Đây là những công trình đã nghiên cứu đến những giá trị văn hóa Hà Nội nói
chung, văn hóa Phật giáo nói riêng và đã đưa ra những tiềm năng về loại hình du
lịch văn hóa tín ngưỡng quận huyện trên địa bàn Hà Nội.
Tuy nhiên về công trình nghiên cứu về giá trị Phật giáo đối với việc phát
triển du lịch tâm linh ở Hà Nội và quậnTây Hồ chưa có một công trình nào
nghiên cứu trực tiếp tuy nhiên những công trình là cơ sở lý luận để tác giả tiếp
tục nghiên cứu giá trị Phật giáo với phát triển du lịch tâm linh ở Quận Tây Hồ
hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Khảo sát, làm rõ thực trạng việc khai thác những giá trị văn hóa Phật giáo
trong du lịch tâm linh ở Hà Nội từ năm 2010 đến nay. Từ đó đềxuất các giải
pháp kiến nghị nhằm khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát
triển du lịch quận Tây Hồ.
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hà Nội tại
quận Tây Hồ, du lịchtâm tinh
- Làm rõ thực trạng thực trạng việc khai thác những giá trị văn hóa Phật
giáo trong du lịch tâm linh ở quận Tây Hồ.
- Rút ra nhận xét và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm khai thác và
bảo tồn giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch ở quận Tây Hồ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những giá trị văn hóa Phật giáo ở quận Tây Hồ như kiến trúc, điêu khắc,
lễ hội và thực trạng khai thác những giá trị này trong du lịch tâm linh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Chủ yếu tập trung nghiên cứu nhữnggiá trị văn hóa Phật
giáo ở quận Tây Hồ.
Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2017 đến nay khi Luật du lịch được
thông qua
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử
dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều
nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc
để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu
nhằm có một cái nhìn tổng quan nhất về loại tài nguyên giá trị còn đang bị bỏ
ngỏ này.
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phương pháp này
giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra
các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên
cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề
tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các định hướng và giải
phápphát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5
- Các phương pháp liên ngành như chính trị học, tôn giáo học, xã hội học, sử
học.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu tiềm năng và thực trạng khai thác giá trị văn hóa Phật
giáo trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh của quận Tây Hồ và từ đó đưa ra
các giải pháp mang tính thực tế nhằm khai thác tài nguyên du lịch văn hóa Phật
giáo trong phát triển du lịch tâm linh một cách hiệu quả.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài có kết cấu chủ yếu gồm 3 chương.
6
CHƢƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ DU LỊCH
TÂM LINH
1.1. Khái quát về Phật giáo và giá trị văn hóa Phật giáo ở Việt Nam
1.1.1. Khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt
Nam
Phật giáo là một tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ ra đời từ thế kỷ VI trước
công nguyên với nội dung cơ bản là triết lý nhân sinh về nỗi khổ của con người
và cách tu luyện diệt khổ, giải thoát. Cốt lõi của triết lý đó là tứ diệu đế: khổ đế,
diệt đế, tập đế và đạo đế. Phật giáo chủ trương bình đẳng giữa các giai tầng xã
hội và đề cao lòng từ bi bác ái. Từ rất sớm, Phật giáo đã lan toả hoà bình đến các
miền đất rộng lớn, nhất là ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Theo nhiều công trình nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam Phật giáo
du nhập vào nước ta từ đầu công nguyên.Đáng chú ý trong thời kỳ đầu chủ yếu
sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam trực tiếp từ Ấn Độ sang bằng đường biển.
Một số tăng sỹ Ấn độ và Trung Á sang truyền giáo ở Việt Nam như:
Marajavaka, K’sudara đến Việt Nam, sau đó là Khương Tăng Hội, Lương
Cương, tiếp đó Dharmadeva, dưới thời vua Asoka đã có những tăng đoàn truyền
giáo từ Ấn Độ sang Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam.
Đến thế kỷ V, tại Việt Nam Phật giáo đã được truyền đến nhiều nơi. Đã
xuất hiện những nhà sư Việt Nam có danh tiếng như: Huệ Thắng, Đạo Thiền,
Đạo Cao và Pháp Minh.
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ VI đến đến thế kỷ X đa số các
công trình vẫn coi là giai đoạn truyền giáo. Tuy nhiên, có thể thấy từ thế kỷ VI,
ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ giảm dần, trong khi đó các nhà truyền
giáo Trung Quốc tăng lên, nhất là một số thiền phái trung Quốc du nhập ảnh
hưởng rõ nét tại Việt Nam như: Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi với 18 đời và 29 vị
sư tổ, kể từ người đầu tiên là Pháp Hiền (626) đến người cuối cùng là Y Sơn
(1216), Thiền phái Vô Ngôn Thông với 15 đời và 40 vị sư tổ, kể từ người đầu
tiên là Cảm Thành (860) đến người cuối cùng là Ứng Vương (1287).
7
Trong gần mười thế kỷ đầu truyền bá vào Việt Nam mặc dù trong hoàn
cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng do điều kiện hiện thực tương hợp,
Phật giáo đã du nhập một cách hoà bình vào xã hội Việt Nam. Bước đầu Phật
giáo đã tạo ảnh hưởng trong nhân dân và có những chuẩn bị cho sự phát triển
mới trong giai đoạn đất nước độc lập tự chủ.
Việc nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ sau một ngàn năm Bắc
thuộc đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển một bước mới. Từ thế kỷ X Phật
giáo đã trở thành quốc giáo. Tuy vậy nó vẫn mang đậm yếu tố dân gian. Ở kinh
đô Hoa Lư chùa chiền xuất hiện nhiều chùa như chùa Bà Ngô, chùa Thápvà
nhiều cột kinh Phật, hình tượng Phật đã quen thuộc với người Việt Nam.
Từ thế Kỷ X - XIV dưới thời Lý - Trần, Phật giáo phát triển đến mức cực
thịnh, hầu hết các đời vua đều sùng Phật, xây dựng chùa tháp, tô tượng, đúc
chuông, dịch kinh phật. Đông đảo quần chúng nô nức theo Phật giáo, dân chúng
quá nửa là sư. Rất nhiều chùa, tháp có quy mô lớn với kiến trúc độc đáo như
chùa Phật Tích, chùa Diên Hựu, chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm Giai đoạn
này Phật giáo có vai trò rất lớn đối với văn hoá (như thơ ca, kiến trúc, điêu
khắc), đối với đường lối đối ngoại, đặc biệt Phật giáo có vai trò lớn đối với
những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chống Tống
thời Lý và ba lần chống quân Nguyên Mông thời Trần.
Sang thế kỷ XV, cùng với sự xác lập của triều đình phong kiến nhà Lê đã
tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo. Mất vị trí quốc giáo nhưng Phật giáo vẫn
lan toả trong tầng lớp bình dân và những làng quê.
Thời kỳ biến động thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII cũng là thời kỳ hậu Nho,
Phật giáo lại được sùng mộ. Thế kỷ XVII, vua Quang Trung có quan tâm chấn
hưng Phật giáo, đã xuống chiếu xây cất chỉnh đốn các chùa lớn như chùa Bút
Tháp, Tây Phương, Kim Liên, Keo, Hương Tích, Trấn Quốc
Sang thế kỷ XIX, thời Nguyễn Phật giáo vẫn được phát triển nhưng dưới
sự kiểm soát của nhà nước. Đầu thế kỷ XX, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp.
Trước trào lưu ảnh hưởng phương Tây đến cả phương Đông trong đó có Việt
Nam. Đã dẫn đến phong trào chấn hưng Phật giáo, Phật giáo từ đó mới bắt đầu
8
khởi sắc. Cũng từ đây Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức khác với sự rời rạc,
lỏng lẻo trước đó. Một loạt tổ chức Phật giáo ra đời trong thời kỳ này ở ba miền,
nhưng tr