Báo cáo Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol

Để nước ta có thể thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta phải chú trọng nhiều tới quản trị nhân lực, vì nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển đó. Quản trị nguồn nhân lực suy cho cùng là quản lý con người. Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người đang được coi là nguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cũng như các tài sản khác, tài sản con người cần được mở rộng và phát triển, cần nhất là quản lý và sử dụng cho tốt. Việc hiểu và tổ chức tốt nội dung quản lý nhân lực là điều hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, đặc biệt trong các doanh nghiệp - nơi mà hiệu quả quản lý đang được đặt ra hết sức cấp bách. Để tiếp tục đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ riêng, có năng lực phẩm chất, khả năng lãnh đạo công ty và đào tạo cán bộ công nhân lành nghề để theo kịp với tiến bộ và trình độ khoa học - kỹ thuật của thế giới. Nhằm tạo cho mình chỗ đứng ở hiện tại và tương lai, Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol cũng không nằm ngoài quy luật này.Phải quản lý nhân lực của Công ty như thếnào để đảm bảo chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Sau một thời gian thực tế tại Công ty, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol.” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình.

docx61 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài Chuyên Đề Môn Học này em xin gửi lời cảm ơn tới: Các thầy cô ở trường Đại học Công Nghiệp nói chung và các thầy cô Khoa quản trị nói riêng. Tới thầy Lê Đức Lâm, thầy là người trực tiếp hướng dẫn tận tình và dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt bài Chuyên Đề Môn Học này. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thiện bài Chuyên Đề bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được đóng góp quý báu của quý thầy cô. Cuối cùng, em kính chúc cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI MỞI ĐẦU Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng được chú trọng và quan tâm. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho mình một loại sản phẩm phù hợp nhất và giá cả phải chăng. Trong các bạn, có lẽ không ai là không biết đến sản phẩmthời trang của công ty Việt Hải. Và chúng ta cũng biết rằng khi một thương hiệu đã chiếm được sự quan tâm của người tiêu dùng thì đích đến cho nó là chiếm trái tim của họ.Trong xã hội hiện đại ngày nay, đối với mỗi gia đình cũng như những đứa trẻ và người lớnđều có nhu cầu làm đẹp nhất thời trang. Điều kiện sống càng phát triển thì nhu cầu của con người về những sản phẩm hoàn thiện cũng được tăng lên. Một sản phẩm nào muốn đứng vững trên thị trường, muốn tạo dược niềm tin về chất lượng nơi người tiêu dùng không phải dễ. Và giờ đây, công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Việt Hải, mua những nguyên liệu từ những nhà cung cấp trên thị trườngtạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ nhu cầu con người ngày càng tăng, đồi hỏi các nhân viên trong công ty có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, giao tiếp tốt nhất để phục vụ cho người tiêu dùng đang và sẽ càng khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam và nước ngoài. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để nước ta có thể thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta phải chú trọng nhiều tới quản trị nhân lực, vì nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển đó. Quản trị nguồn nhân lực suy cho cùng là quản lý con người. Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người đang được coi là nguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cũng như các tài sản khác, tài sản con người cần được mở rộng và phát triển, cần nhất là quản lý và sử dụng cho tốt. Việc hiểu và tổ chức tốt nội dung quản lý nhân lực là điều hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, đặc biệt trong các doanh nghiệp - nơi mà hiệu quả quản lý đang được đặt ra hết sức cấp bách. Để tiếp tục đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ riêng, có năng lực phẩm chất, khả năng lãnh đạo công ty và đào tạo cán bộ công nhân lành nghề để theo kịp với tiến bộ và trình độ khoa học - kỹ thuật của thế giới. Nhằm tạo cho mình chỗ đứng ở hiện tại và tương lai, Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol cũng không nằm ngoài quy luật này.Phải quản lý nhân lực của Công ty như thếnào để đảm bảo chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Sau một thời gian thực tế tại Công ty, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol.” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình. Với mục đích đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc quản lý nhân sự tại Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, đề tài tập trung vào việc nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân lực, từ đó đề xuất ra những giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol. - Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được các yêu cầu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thực chứng - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích tổng hợp 1.5. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU * Bài nghiên cứu được chia làm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý luận về công tácquản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài. - Chương 4: Thực trạng quản lý nhân sự tại Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol. - Chương 5: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Tư vấn- Giám định Vietcontrol. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊNGUỒN NHÂN LỰC 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA QUẢN TRỊCỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực Quản trị nguồn nhân lực được hiểu là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác quản trị nguồn nhân lực Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác, biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác. 2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 2.2.1. Môi trường bên ngoài * Môi trường vĩ mô - Các yếu tố về kinh tế - Các yếu tố về dân số - Các yếu tố luật pháp của Nhà Nước - Các yếu tố văn hóa – chính trị – xã hội - Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ * Môi trường vi mô (môi tường ngành) - Đối thủ cạnh tranh - Khách hàng - Nhà cung cấp 2.2.2. Môi trường bên trong - Mục tiêu của doanh nghiệp - Chính sách, chiến lược của doanh nghiệp - Bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 2.3.1. Hoạch định nguồn nhân lực Hoạch định nguồn nhân lực là một tiến trình triển khai và thực hiện các kế hoạch, chương trình nhằm đảm bảo rằng tổ chức sẽ được đáp ứng đầy đủ số lượng, chất lượng lao động mà tổ chức cần đểhoạt động đạt hiệu quả cao nhất. 2.3.2. Thiết kế và phân tích công việc Thiết kế và phân tích công việc là quá trình xác định, xem xét, khảo sát những nhiệm vụ và những hành vi liên quan đến một công việc cụ thể. - Xác định các công việc cần phân tích. - Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp: - Tiến hành thu thập thông tin. - Sử dụng thông tin thu thập được. 2.3.3. Tuyển dụng nhân viên Tuyển dụng nhân viên là quá trình thu hút khuyến khích những công dân có đủ tiêu chuẩn từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tham dự tuyển vào các chức danh cần thiết trong doanh nghiệp. Những người đáp ứng đủ tiêu chuẩn đề ra được tuyển chọn vào làm việc. *Quá trình tuyển dụng bao gồm các bước sau: Bước 1: Thông qua tuyển dụng. Bước 2: Quá trình tuyển chọn. Bước 3: Thẩm tra lại trình độ và tiểu sử làm việc. Bước 4: Kiểm tra sức khỏe. Bước 5: Lãnh đạo trực tiếp phỏng vấn. Bước 6: Thăm quan trực tiếp công việc cụ thể. Bước 7: Ra quyết định tuyển dụng. 2.3.4. Bố trí nhân lực Bố trí nhân lực là sắp xếp người lao động vào đúng vị trí, đúng công việc, phù hợp với khả năng của người lao động. 2.3.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực là rèn luyện những kỹ năng giúp cho người lao động phù hợp với công việc được bố trí. 2.3.6. Giải quyết các vấn đề lương bổng, phúc lợi Tiền lương được biểu hiện là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải trong xã hội. Tiền lương có vai trò là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động. Vì vậy, để sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì một đội ngũ lao động có trình độ kỹthuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững, đòi hỏi công tác tiền lương trong doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng. 2.3.7. Tương quan nhân sự Quan hệ về tương quan nhân sự bao gồm các quan hệ nhân sự chính thức trong quản lý như thi hành kỷ luật, thăng chức, giáng chức, thuyên chuyển, cho thôi việc, thương nghịtập thể, giải quyết tranh chấp lao động. 2.4. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Hiệu quả quản trị nhân sự của doanh nghiệp là hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu về nhân sự mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được kết quả đó. *Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự Hiệu quả quản trị nhân sự của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả. Cũng như các hoạt động kinh tế, trong hoạt động quản trị nhân sự, doanh nghiệp thường đặt ra các mục tiêu cụ thể về hoạt động nhân sự. Các mục tiêu đó thường là các mục tiêu sau đây: - Chi phí cho lao động nhỏ nhất - Giá trị ( lợi nhuận ) do người lao động tạo ra lớn nhất. - Đạt được sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động và không có tình trạng dư thừa lao động. - Người lao động làm đúng ngành nghề đã được học của mình. - Nâng cao chất lượng lao động. - Tăng thu nhập của người lao động. - Đảm bảo công bằng giữa những người lao động. - Đảm bảo sự đồng thụân của người lao động. - Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Bất cứ một doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực luôn phải chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm: - Yếu tốkinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, luật pháp - Nhu cầu của khách hàng. - Đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra hiệu quả của các hoạt động hổ trợ cũng giúp quả trị nhân lực của doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. - Tuyển dụng, đào tạo, phân bổ nhân sự - Các chế độ phúc lợi, đãi ngộ nhân viên - Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu và xem xét vấn đề về quản trị nhân sự tại công ty Tìm hiểu những thông tin liên quan đến quản trị nhân sự tại công ty Xây dựng cơ sở lý thuyết Phân tích thông tin thứ cấp Phân tích thông tin sơ cấp Phát hiện ra những vấn đề liên quan đến quản trị nguồn nhân sự của công ty. Đề xuất và giải pháp 3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực Thu hút nguồn nhân lực Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Quản trị nguồn nhân lực 3.4. TRÌNH BÀY CÁC BƯỚC KHẢO SÁT, THU THẬP THÔNG TIN 3.4.1. Xác định đối tượng khảo sát, kích thước mẫu. Đối tượng khảo sát: nhân viên Công Ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Bình An. Số phiếu khảo sát là 100 mẫu. -Thời gian khảo sát: từ 01/1 đến hết 30/1/2014. -Số người tham gia trả lời 100người . -Số phiếu hợp lệ 80 -Phiếu không hợp lệ 20 -Thời gian xử lý số liệu:01/2/2014 đến 01/02/2013 3.4.2. Qui trình khảo sát. Bước 1: Xác định vấn đề Bước 2: Thiết kế Bước 3: Thu thập thông tin dữ liệu Bước 4: Kiểm tra chất lượng Bước 5: Làm sạch mã hóa số liệu Bước 6: Nhập dữ liệu Bước 7: Xử lý và mã hóa số liệu Bước 8: Làm báo cáo kết quả nghiên cứu 3.4.3. Xác định nội dung, tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu. Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để tiến hành phân tích, xử lý và kiểm định tính chính xác, độ tin cậy của dữ liệu, đồng thời sử dụng Excel để vẽ đồ thị. Do đặc điểm câu hỏi và giới hạn về thời gian và khả năng, nội dung phân tích sẽ bao gồm những vấn đề sau: -Tần suất. -Mô tả thống kê. -Phân tích Anova. -Kiểm định Cronbach’s Anpha. -Kiểm định Chi – Square. 3.4.4. Tiêu chuẩn kiểm định. * Kiểm định Chi – Square: Được sử dụng để kiểm định xem có tồn tại mối quan hệ giữa hai yếu tố đang nghiên cứu hay không. Kiểm định này phù hợp khi hai yếu tố này biến định tính hay biến định lượng rời rạc có giá trị. * Cơ sở lý thuyết: - Giả thuyết không H0: hai biến độc lập với nhau. - Giả thuyết đối H1: hai biến có liên hệ với nhau. * Tiêu chuẩn quyết định là: - Bác bỏ H0 nếu: sigα < 0.05. - Chấp nhận H0 nếu: sigα ≥ 0.05. * Kiểm định Cronbach’s Alpha - Độ tin cậy của thang đo đạt tiêu chuẩn nếu hệ số cronbach’s Alpha > 0.7. - Các biến trong mô hình có sự tương quan và liên kết với nhau nếu hệ số tương quan biến tổng Total Correlation của từng biến lớn hơn 0.3. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIÁM ĐỊNH CỦA CÔNG TY CP GIÁM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN VIỆT- VIETCONTROL 4.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 4.1.1. Giới Thiệu Tên Công Ty CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH VÀ TƯ VẤN VIỆT – VIETCONTROL Logo Sơ lược về công ty Thành lập Địa chỉ -Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu - Giám định hàng tổn thất, container 1999 314- Lô A cao ốc An Phúc An Lộc đường số 2- p. An Phú Quận 2, tp Hồ Chí Minh Mã số thuế Vốn điều lệ Số cổ phần Quy mô công ty 4.500.000.000 VNĐ (Bằng chữ : Bốn tỷ năm trăm triệu đồng Việt Nam) 45.000 cổ phần (Bốn năm nghìn cổ phần) Từ 30 đến 70 người Nhân viên Email Điện thoại Fax vietcontrol@gmail.com 08.6277.3008 08.6281.8299 4.1.2. Lịch sử hình thành Vietcontrol thành lập năm 1999 với mục đích cung cấp những lợi ích chung cho khách hàng bằng cách hướng dẫn và thực hiện một giám định độc lập, công bằng về tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.Đầu tư xây dựng và cung cấp thiết bị. 4.1.3. Lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực của công tylà giám định, thẩm định, kiểm tra, phân tích và đo lường, được thiết kế tùy theo yêu cầu của khách hàng. * Dịch vụ của công tycó 02 đặc trưng chung: - Nhằm giảm thiểu các rủi ro cho khách hàng. - Cung cấp dịc vụ thẩm định, xác minh và tư vấn độc lập. Để thực hiện tốt công việc, Vietcontrolcó một đội ngũ giám định viên và chuyên gia tư vấn trình độ cao, thạo nghề và nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. 4.1.4. Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG MAKETTING PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG GIÁM ĐỊNH PHÒNG GIÁM SÁT PHÒNG KIỂM NGHIÊM, PHÂN TÍCH ( Nguồn : phòng tổ chức) *Chức Năng Các Bộ Phận Giám Đốc: - Là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty - Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; - Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Phó Giám Đốc: - Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc; - Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. - Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp công việc. Phòng Giám Định: Thực hiện các công việc giám định do Giám Đốc, P. Giám Đốc giao, thực hiện giám định một cách chính xác, công tâm, và độc lâp, Phòng Kế Toán: -Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty như: Kế toán tiền mặt, kế toán TSCĐ, kế toán chi phí, kế toán giá thành, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, v.v........ - Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty - Làm việc với cơ quan thuế, BHXH vv…. đối với các vấn đề liên quan đến công việc kế toán – tài chính của công ty. - Đảm bảo an toàn Tài sản của công ty về mặt giá trị - Tính toán, cân đối tài chính cho công ty nhằm đảm an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kết hợp với phòng quản trị thực hiện công tác kiểm kê tài sản trong toàn công ty. Phòng Maketting: -Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng -Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu -Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng -Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu -Phát triển dịch vụ, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn -Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P:  sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C Phòng Giám Sát: -Thực hiện các công tác giám sát ngoài hiện trường( các cảng, kho bãi, các công trình xây dựng -Cung cấp thông tin cần thiết cho các giám định viên( số liệu, thông tin làm việc) -Phòng Kiểm Nghiệm, Phân Tích -Phân tích mẫu sản phẩm -Xác định chất lượng sản phẩm -Hiệu chuẩn -Kiểm định -Chứng nhận -Thuê ngoài trình Giám Đốc phê duyệt. Trực tiếp điều hành  hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty theo chỉ đạo của Giám Đốc -Phòng Tổ Chức -Xây dựng tổ chức bộ máy của công ty theo quy định của Nhà nước, phù hợp với tình hình phát triển củacông ty: Xây dựng đề án thành lập, giải thể, cơ cấu các phòng, trung tâm, đơn vị phục vụ. -Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giám định, giám sát, cán bộ hành chính, phục vụ theo từng giai đoạn trung hạn, dài hạn. -Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng đội ngũ có hiệu quả; quản lý cán bộ của công ty đi học cao học và bồi dưỡng chuyên môn.   - Sắp xếp, bố trí, tiếp nhận, điều động nhân viên với chức năng, nhiệm vụ và quy mô phát triển của công ty, đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp. -Làm đầu mối trong việc xây dựng các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. - Quản lý, cập nhật, bổ sung hồ sơ, lý lịch và sổ Bảo hiểm xã hội của cán bộ, viên chức và hợp đồng lao động - Thực hiện chế độ chính sách cho nhân viên như: nâng lương, chuyển xếp ngạch, nâng ngạch, nghỉ hưu, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, độc hại, nghỉ ốm, thai sản và phụ cấp khác theo qui định của Nhà nước. - Thống kê và báo cáo về công tác tổ chức nhân sự theo định kỳ và đột xuất. - Phối hợp các đơn vị liên quan quyết định điều động cán bộ thực hiện nhiệm vụ giám định, giám sát ngoài hiện trường. -Thực hiện công tác chính trị tư tưởng, làm đầu mối trong việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân viên trong công ty -Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ. 4.1.5. Quy trình hoạt động Các hoạt động của VIETCONTROL nhằm cung cấp thông tin để khách hàng ra quyết định, do đó phương châm của công ty là "CHÍNH XÁC VÀ NHANH”. Các dịch vụ Giám định của Công ty: 4.1.5.1.Giám Định Hàng Hải. * Giám định tàu, xà lan và thiết bị xếp dỡ: - Giám định tình trạng tàu thuê định hạn - Giám định số lượng dầu máy và giao nhận dầu - Giám định tính phù hợp của phương tiện vận tải - Giám định tình trạng tàu trước khi mua /bán bảo hiểm P&I. - Giám định sạch sẽ hầm hàng / kín chắc nắp hầm - Giám định tình trạng boong. - Giám định tình trạng cẩu tàu và thử tải. - Giám định, tư vấn và chứng nhận: chất xếp, chằng buộc bảo đảm khả năng đi biển của hàng hoá và phương tiện vận tải. - G iám định lai dắt. - Giám định và điều tra về tổn thất đâm va. - Giám định tổn thất thân vỏ máy tàu. - Giám sát và thẩm định giá sửa chữa tàu. - Giám định và điều tra đại diện cho chủ tàu, b
Luận văn liên quan