Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Nhà máy Muto Loteco (MVL) – Công ty TNHH Muto Việt Nam

Chương trình giám sát chất lượng môi trường lần 1/2010 tại Nhà máy Muto Loteco (MVL) trực thuộc công ty TNHH Muto Việt Nam tại khu công nghiệp (KCN) Long Bình, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý (đính kèm phụ lục) như sau: - Giấy phép đầu tư số 1277/GP của Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư ký ngày 17/6/1995 tại Hà Nội. - Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ hai số 472023000231 do Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cấp ngày 31/12/2008. - Hợp đồng thuê lại đất số 0036/HĐ-TĐ giữa công ty Phát Triển Khu Công Nghiệp Long Bình và công ty TNHH Muto Việt Nam được ký ngày 04/11/2003. - Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dự án Xây dựng nhà máy sản xuất khuôn đúc chính xác và các chi tiết nhựa của công ty TNHH Muto Việt Nam số 315/BĐK-TNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp ngày 08/11/2004. - Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 266/SĐK-TNMT do Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai cấp ngày 22/05/2009. - Hợp đồng mua bán phế liệu với DNTN Tài Sang ký ngày 01/03/2010. - Hợp đồng vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt với công ty TNHH MTV Dịch Vụ Môi Trường Đô Thị Biên Hòa ký ngày 21/12/2009. - Hợp đồng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với công ty TNHH SX-TM-DV Môi Trường Việt Xanh ký ngày 01/09/2009

doc26 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo giám sát chất lượng môi trường Nhà máy Muto Loteco (MVL) – Công ty TNHH Muto Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 THÔNG TIN CHUNG CƠ SỞ PHÁP LÝ Chương trình giám sát chất lượng môi trường lần 1/2010 tại Nhà máy Muto Loteco (MVL) trực thuộc công ty TNHH Muto Việt Nam tại khu công nghiệp (KCN) Long Bình, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý (đính kèm phụ lục) như sau: Giấy phép đầu tư số 1277/GP của Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư ký ngày 17/6/1995 tại Hà Nội. Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ hai số 472023000231 do Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cấp ngày 31/12/2008. Hợp đồng thuê lại đất số 0036/HĐ-TĐ giữa công ty Phát Triển Khu Công Nghiệp Long Bình và công ty TNHH Muto Việt Nam được ký ngày 04/11/2003. Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dự án Xây dựng nhà máy sản xuất khuôn đúc chính xác và các chi tiết nhựa của công ty TNHH Muto Việt Nam số 315/BĐK-TNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp ngày 08/11/2004. Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 266/SĐK-TNMT do Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai cấp ngày 22/05/2009. Hợp đồng mua bán phế liệu với DNTN Tài Sang ký ngày 01/03/2010. Hợp đồng vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt với công ty TNHH MTV Dịch Vụ Môi Trường Đô Thị Biên Hòa ký ngày 21/12/2009. Hợp đồng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với công ty TNHH SX-TM-DV Môi Trường Việt Xanh ký ngày 01/09/2009 THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Cơ quan chủ quản: CÔNG TY TNHH MUTO VIỆT NAM Địa chỉ: Đường số 9A, KCN Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai Điện thoại: 061.3836515 Fax: 061.3836410 Người đại diện có thẩm quyền: Ông TAMAI HIROYUKI Chức vụ: Tổng Giám đốc Cán bộ phụ trách môi trường: Bà Nguyễn Thị Hương Trà Tên nhà máy: Nhà máy Muto Loteco (MVL) Địa chỉ: Lô C7-1, đường số 2, KCN Long Bình, tỉnh Đồng Nai Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Sản xuất các loại khuôn chính xác, sản xuất và sơn các chi tiết nhựa, thiết kế bản mạch điện tử cho các thiết bị dân dụng và công nghiệp. Sản xuất các loại khuôn dập cho các chi tiết điện tử chính xác bằng kim loại, sản xuất các chi tiết điện tử chính xác bằng kim loại, sản xuất các loại giá đỡ bằng nhựa và kim loại. Qui mô diện tích hoạt động: 40.016,9 m2. Diện tích xây dựng: 10.400 m2 chiếm 26%. Diện tích cây xanh và thảm cỏ: 24.631,9 m2 chiếm 61,6% (chủ yếu là thảm cỏ). Diện tích sân đường: 4.985 m2 chiếm 12,4%.  THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Danh mục nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng Trong quá trình hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng tại nhà máy Muto Loteco (MVL) phần lớn được nhập từ Nhật Bản và phần còn lại được mua trong nước. Trong đó, nguyên vật liệu và hóa chất được chia thành nhiều loại khác nhau với khối lượng tiêu thụ thay đổi hàng tháng. Nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng trung bình cho hoạt động sản xuất của nhà máy Muto Loteco được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Danh mục nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng cho hoạt động sản xuất của nhà máy Muto Loteco STT Nguyên vật liệu và hóa chất Nguồn gốc Đơn vị Khối lượng (đơn vị/tháng) 1 Sơn các loại Nhật Bản kg 7.292 2 Mực in các loại Nhật Bản kg 164 3 Acetone Việt Nam lít 3.268 4 Thinner Nhật Bản kg 7.791 5 Koukazai Nhật Bản kg 1.089 6 Nhựa Nhật Bản kg 113.996 7 Chất tẩy rửa Nhật Bản lít 320 Về nhiên liệu, nhà máy Muto Loteco sử dụng điện cho hoạt động sản xuất của các thiết bị máy móc. Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng dầu DO để chạy bơm trong trường hợp bơm cứu hỏa hoạt động. Danh mục máy móc thiết bị Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nhà máy Muto Loteco đã trang bị những máy móc và thiết bị cần thiết tương ứng với dây chuyền sản xuất tự động và đều có nguồn gốc từ Nhật Bản. Danh sách các loại máy móc, thiết bị sản xuất của nhà máy được trình bày cụ thể trong Bảng 2. Bảng 2. Danh sách máy móc, thiết bị sản xuất của nhà máy Muto Loteco STT Máy móc, thiết bị sản xuất Nguồn gốc Đơn vị tính Số lượng 1 Máy ép nhựa Nhật Bản Cái 79 2 Máy in Nhật Bản Cái 60 3 Robot sơn Nhật Bản Cái 09 4 Robot sản xuất nhựa Nhật Bản Cái 76 5 Xe nâng điện Nhật Bản Cái 04 6 Máy đo 3D Malaisia Cái 02 7 Cẩu trục tháo ráp khuôn Nhật Bản Cái 05 9 Máy phay Nhật Bản Cái 01 10 Máy sấy Nhật Bản Cái 02 11 Máy hàn điểm Nhật Bản Cái 02 12 Xe nâng dầu Đài Loan Cái 01 Quy trình công nghệ sản xuất Nhà máy Muto Loteco đã đi vào hoạt động từ năm 2004 với công nghệ sản xuất khá hiện đại được thực hiện dựa trên dây chuyền tự động. Dây chuyền sản xuất của nhà máy Muto Loteco là sự kết hợp liên hoàn dựa trên các thiết bị, máy móc được cung cấp bởi các hãng sản xuất nổi tiếng của Nhật Bản và được điều khiển hoàn toàn tự động. Nhà máy Muto Loteco hoạt động dựa trên 2 quy trình sản xuất là quy trình ép chi tiết cơ khí bằng nhựa chính xác và quy trình công nghệ sơn – in sản phẩm. Quy trình ép chi tiết cơ khí bằng nhựa chính xác Kiểm tra chất lượng Sấy Gia nhiệt Phun nhựa Ép khuôn Sấy khô Cắt Geto Đóng gói Nguyên liệu thô Thành phẩm Phụ gia màu Hình 1. Sơ đồ quy trình ép chi tiết cơ khí chính xác bằng nhựa tại nhà máy Muto Loteco Quy trình công nghệ sơn – in sản phẩm: Xịt bụi Sơn Sấy Kiểm tra In Kiểm tra Sản phẩm ép Thành phẩm Hình 2. Sơ đồ quy trình công nghệ sơn – in sản phẩm. Sản phẩm và công suất Sản phẩm của nhà máy Muto Loteco là các linh kiện nhựa với sản lượng 1.700.000 pcs/tháng. Tổng số lao động Tổng số lao động hiện nay của nhà máy Muto Loteco là 906 người. Trong đó: Nhân viên khối văn phòng: 26 người Nhân viên trực tiếp sản xuất: 880 người Thời gian làm việc của nhà máy là 03 ca/ngày và hoạt động 26 ngày/tháng. PHẦN 2 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC THẢI Lượng nước sử dụng Nguồn nước cấp cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên toàn nhà máy Muto Loteco được cung cấp từ công ty Phát Triển KCN Long Bình với tổng lượng nước sử dụng khoảng 3.250 m3/tháng. Trong đó: Lượng nước cấp cho sản suất khoảng 40 m3/tháng tương đương 1,3 m3/ngày. Lượng nước này chủ yếu phục vụ cho công đoạn sơn (xử lý bụi sơn). Lượng nước cấp cho các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại nhà máy khoảng 2.400 m3/tháng tương đương 80 m3/ngày. Lượng nước sử dụng cho tưới cây, tưới đường, phòng cháy chữa cháy khoảng 810 m3/tháng tương đương 27 m3/ngày. Nguồn phát sinh Các nguồn phát sinh nước thải của nhà máy Muto Loteco bao gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt với tổng lưu lượng nước thải khoảng 75 m3/ngày. Trong đó: Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ quá trình hấp thụ sơn. Màng nước hấp thụ sơn sau quá trình tuần hoàn sử dụng sẽ được đưa vào HTXLNT của nhà máy với lưu lượng khoảng 1,2 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên và nhà ăn với lưu lượng khoảng 73,8 m3/ngày. Tiêu chuẩn áp dụng Chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy Muto Loteco được đánh giá theo giới hạn đầu vào nhà máy xử lý nước thải tập trung (NMXLNTTT) của công ty TNHH Phát Triển KCN Long Bình. BỤI VÀ KHÍ THẢI Nguồn phát sinh Các nguồn phát sinh bụi và khí thải trong quá trình sản xuất tại nhà máy Muto Loteco chủ yếu từ: Quá trình gia công cắt Geto phát sinh chủ yếu bụi nhựa; Quá trình xịt bụi có phát sinh bụi; Quá trình sơn phát sinh chủ yếu bụi sơn, aceton, xylen, toluen; Công đoạn in có phát sinh hơi dung môi; Các phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa ra và vào nhà máy phát sinh chủ yếu bụi, NO2, SO2 và CO. Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng Theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 17/10/2009 và Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường: Chất lượng môi trường không khí bên ngoài nhà máy được đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chất lượng môi trường khí thải công nghiệp được đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ QCVN 20:2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất của nhà máy Muto Loteco được đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động với Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y Tế. CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Nguồn phát sinh Chất thải phát sinh tại nhà máy Muto Loteco được chia làm ba loại chính bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên bao gồm giấy vệ sinh, bao đựng đồ thức uống, vỏ trái cây, rau củ, lá cây cỏ và thực phẩm dư thừa. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất bao gồm nhựa phế liệu, giấy loại, carton, nylon, khay nhựa, sắt vụn... Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất gồm có cặn bã sơn, aceton cặn, giẻ lau, bao tay, rác dính hóa chất hoặc dầu mỡ, vỏ thùng hoá chất, dầu nhớt thải, bóng đèn hư... Thành phần và khối lượng Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại của nhà máy Muto Loteco được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại STT Thành phần chất thải Đơn vị Đơn vị/tháng I Chất thải rắn sinh hoạt kg 2.100 II Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại kg 35.500 1 Nhựa thải (nhựa phế liệu – khay nhựa – nylon) kg 350 2 Giấy carton kg 10 3 Kim loại (sắt vụn) kg III Chất thải nguy hại 1 Aceton cặn kg 2.840 2 Cặn bã sơn kg 3.750 3 Giẻ lau, bao tay, rác dính hoá chất kg 1.300 4 Vỏ thùng hoá chất kg 2.000 5 Dầu nhớt thải kg 24 6 Bóng đèn huỳnh quang thải kg 15 Khu vực lưu trữ Do nhà máy Muto Loteco có diện tích mặt bằng tương đối rộng (40.016,9 m2) nên toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động của nhà máy đều được thu gom tập trung và lưu trữ tại khu vực riêng biệt nằm ở phía sau xưởng sản xuất và được phân vùng cho từng loại chất thải. Đối với chất thải nguy hại, nhà máy Muto Loteco cho lưu trữ vào khu vực riêng tách rời với khu vực lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại với diện tích khoảng 56m2. Nhà máy đã gắn biển báo, phân ô cho từng thành phần chất thải tương ứng cũng như ghi rõ mã hạng mục và thông báo về các đặc tính của chất thải nguy hại như tính ăn mòn, tính cháy, phản ứng hay độc hại. Hình 4. Khu vực lưu trữ chất thải nguy hại Hình 3. Khu vực lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt TIẾNG ỒN Nguồn phát sinh Do đặc thù sản xuất của nhà máy Muto Loteco là sản xuất các chi tiết nhựa nên tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ: Hoạt động sản xuất của các máy móc, thiết bị như máy ép, máy in, robot sơn, máy xịt bụi. Hoạt động của các phương tiện vận chuyển hàng hóa ra và vào nhà máy. Tiêu chuẩn áp dụng Theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002, tiếng ồn khu vực bên ngoài nhà máy Muto Loteco được đánh giá theo tiêu chuẩn âm học – tiếng ồn TCVN 5949 – 1998 của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường. Đối với tiếng ồn trong khu vực sản xuất của nhà máy được đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động với Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y Tế. PHẦN 3 CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN NƯỚC THẢI Hệ thống thoát nước của nhà máy Muto Loteco được tách riêng theo 2 hệ thống chính, bao gồm hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải. Hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thu gom nước mưa của nhà máy Muto Loteco bao gồm hệ thống các đường ống bố trí dọc theo chiều dài bên ngoài nhà xưởng để thu nước mưa từ tầng mái và hệ thống mương hở bằng bêtông dọc theo hai bên khu vực nhà xưởng để thu nước mưa chảy tràn trên mặt đất. Toàn bộ lượng nước mưa này được thu gom về các hố ga để loại bỏ rác, đất, cát trước khi được đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của KCN Long Bình. Nước mưa được coi là nước không gây ô nhiễm nên không cần xử lý, tuy nhiên công ty vẫn có biện pháp quản lý tốt đó là thường xuyên quét dọn, vệ sinh xung quanh nhà xưởng, dọn dẹp kho bãi và có các công tác thu gom rác thải sinh hoạt tốt nhằm hạn chế mức độ gây ô nhiễm của nước mưa. Hệ thống thoát nước thải Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất sau xử lý sẽ chảy vào chung đường ống trước khi vào hệ thống đấu nối nước thải của KCN Long Bình. Nước thải sinh hoạt Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh của nhà máy Muto Loteco được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại, sau đó cùng với nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, nhà ăn, bồn rửa tay… đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN Long Bình và dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung (NMXLNTTT) của KCN để tiếp tục xử lý. Mô tả cấu tạo và hoạt động của bể tự hoại Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật, nước thải từ các khu vệ sinh thoát xuống bể tự hoại và qua lần lượt các ngăn trong bể, các chất cặn lơ lửng dần dần lắng xuống đáy bể. Sau đó nước thải qua ngăn lắng và thoát ra ngoài theo ống dẫn. Lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ được thuê xe hút chuyên dụng (loại xe hút hầm cầu). Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kị khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt. Ưu điểm chủ yếu của bể tự hoại là có cấu tạo đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý tương đối cao. Đến HTXL nước thải NGĂN CHỨA NƯỚC NGĂN LẮNG NGĂN LỌC Nước thải từ nhà vệ sinh Hình 5. Sơ đồ mặt cắt đơn giản của bể tự hoại 03 ngăn Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của nhà máy Muto Loteco phát sinh chủ yếu từ phân xưởng phun sơn. Lượng nước thải này được sử dụng tuần hoàn cho đến khi mất khả năng hấp thụ sơn và dung môi, sau đó được đưa về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy để xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN và dẫn về NMXLNTTT của KCN Long Bình. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy hoạt động theo dạng mẻ với công suất là 2 m3/mẻ. Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy được trình bày trong Hình 6. Nước thải Bể phản ứng Bể tách dầu Bể đệm Cột lọc than Bể giám sát Cột lọc cát Nguồn tiếp nhận NaOH H2O2.FeSO4 Polymer Bể chứa bùn Bùn Rửa ngược Rửa ngược Nước rửa ngược Hình 6. Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy Muto Loteco Thuyết minh quy trình công nghệ Nước thải từ phân xưởng phun sơn được tập trung về bể tách dầu, sau đó chảy sang bể phản ứng xử lý hóa lý. Tại bể phản ứng, FeSO4.H2O2, NaOH và Polymer được châm vào với lượng thích hợp để keo tụ các hợp chất ô nhiễm và lắng bông cặn tạo thành. Nước thải tiếp tục chảy qua bể đệm. Bông cặn sau khi lắng được đưa về bể chứa bùn. Từ bể đệm nước thải tiếp tục được đưa qua cột lọc cát, tiếp đến là cột lọc than và cuối cùng tập trung về bể giám sát trước khi đấu nối vào hệ thống cống thoát nước của KCN Long Bình. Nước rửa ngược từ cột lọc than, cột lọc cát và nước thải từ bể chứa bùn đều được đưa về lại bể tách dầu để xử lý. BỤI VÀ KHÍ THẢI Nhà máy Muto Loteco đã áp dụng các biện pháp cũng như trang bị các thiết bị xử lý khí thải nhằm giảm thiểu tối đa lượng bụi và khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất tác động đến môi trường cũng như đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân. Hình 7. Ống thoát khí khu vực sơn ực sơn Khu vực sơn phát sinh bụi và hơi dung môi được hút bằng quạt hút cưỡng bức và hấp thụ vào màng nước. Bụi sơn từ quá trình này được thu gom và xử lý theo chất thải nguy hại, lượng khí thải phát tán ra môi trường qua ống thoát khí cao khoảng 8m và đường kính F 600mm. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân như trang bị khẩu trang, mặt nạ, quần áo, giày, nón, kính bảo hộ... cho công nhân làm việc trực tiếp tại các phân xưởng có phát sinh bụi như phân xưởng cắt Geto, phân xưởng phun sơn,... nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp. Đối với bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm hay bụi từ các phương tiện giao thông vận chuyển ra vào khu vực kho bãi đã có biện pháp quét dọn vệ sinh thường xuyên hoặc được phun nước ở những nơi xe cộ thường xuyên ra vào làm cho bụi ít phát tán, tạo không khí mát mẻ, môi trường làm việc luôn sạch đẹp, gọn gàng. Nhà máy đã bố trí hệ thống quạt hút trên mái nhà ở các phân xưởng, văn phòng để thu gom bụi, hơi nhựa và các hợp chất bay hơi không hấp thụ được bằng nước và phát tán qua ống khói. Nhà xưởng được vệ sinh thường xuyên, nền tráng xi măng và phủ sơn nhằm giảm tối đa lượng bụi phát sinh. Toàn bộ nhà xưởng của nhà máy đều được thiết kế hợp lý, đảm bảo quá trình thông gió tự nhiên diễn ra tốt. Không khí tại tất cả các khu vực xưởng sản xuất và văn phòng đều được bố trí hệ thống thông gió và điều hòa không khí thích hợp. CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Chất thải của nhà máy Muto Loteco bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại. Các loại chất thải này hàng ngày được công nhân vệ sinh của nhà máy thu gom và lưu trữ tại kho chứa được phân khu vực riêng biệt cho từng loại chất thải. Tại đây, tùy theo từng loại chất thải và biện pháp xử lý mà chúng được công nhân vệ sinh thu gom và lưu trữ theo các khu vực quy định, sau đó được các đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt được chứa trong các thùng nhựa có nắp đậy và được bố trí rải rác ở các khu vực văn phòng, nhà ăn và nhà vệ sinh. Từ đây chúng được thu gom về khu vực lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt của nhà máy. Lượng chất thải này hàng ngày được công ty hợp đồng với công ty TNHH MTV Dịch Vụ Môi Trường Đô Thị Biên Hòa đến thu gom và xử lý (hợp đồng đính kèm phụ lục I). Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại Toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy Muto Loteco đều được thu gom, phân loại tại nguồn và được lưu trữ tại khu vực lưu trữ chất thải rắn của nhà máy. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại chất thải mà được phân loại và tồn trữ riêng. Kho chứa chất thải nguy hại được phân khu vực riêng, lưu trữ riêng đối với từng loại chất thải, có dán nhãn cho mỗi loại chất thải và ghi rõ mã hạng mục, đặc tính của chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được công ty TNHH Muto Việt Nam giao cho DNTN Tài Sang thu gom (hợp đồng dính kèm phụ lục I). Chất thải nguy hại được công ty ký hợp đồng với công ty TNHH SX-TM-DV Môi Trường Việt Xanh thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định về Quản lý chất thải nguy hại. TIẾNG ỒN Để hạn chế tiếng ồn trong quá trình hoạt động sản xuất, nhà máy Muto Loteco đã thực hiện các biện pháp như sau: Bố trí các máy móc hợp lý nhằm tránh tập trung các thiết bị có khả năng gây ồn. Để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của các thiết bị máy móc, công ty đã cho lắp đặt các thiết bị phụ như đế lót cao su, nhựa dẻo hạn chế tối đa độ rung, tiếng ồn của máy phát ra khi vận hành. Trang bị nút chống ồn, thiết bị bảo hộ lao động đeo tai cho công nhân trực tiếp đứng máy và quản lý chặt chẽ việc sử dụng dụng cụ này nhằm hạn chế ảnh hưởng đến cơ quan thính giác. Bố trí giờ nghỉ giữa ca làm việc. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng các thiết bị, máy móc. CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU Công ty đã áp dụng một số biện pháp khắc phục nhằm cải thiện môi trường và khí hậu đảm bảo điều kiện tốt cho công nhân khi làm việc như: Trang bị hệ thống quạt hút, quạt thông gió, điều hòa, máy lạnh nhằm tăng cường lưu thông không khí, giảm nhiệt độ môi trường làm việc cho công nhân. Tăng cường thông thoáng không khí xung quanh bằng cách thiết kế nhà xưởng cao để tận dụng thông gió tự nhiên. Trồng cây xanh xung quanh khuôn viên công ty. Trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động, trang phục, máy móc thiết bị cần thiết và