Đề tài Ứng dụng MCM-41 để xử lí các chất hữu cơ độc hại trong môi trường nước

Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học, con người đã tận thu quá đáng mà làm khánh kiệt nguồn tài nguyên. Điều đó đã dẫn đến mất cân bằng sinh thái và làm biến đổi lớp vỏ bề mặt. Đặc biệt, với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp đã làm giảm độ đa dạng của sinh giới. Vì thế môi trường bị đe dọa là điều không tránh khỏi, một trong số đó là môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước bị ô nhiễm là do sự phụ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ dư thừa, đặc biệt là những chất có vòng thơm như phenol, phenol đỏ, phẩm nhuộm làm cho các sinh vật trong nước không thể đồng hóa được và làm mất vẻ đẹp mĩ quan. Kết quả làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức, các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước mặt, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư ven sông Vì thế việc sử dụng các chất hóa học thân thiện với môi trường để xử lí các chất độc hại trong môi trường nước đang là vấn đề cấp bách và thiết thực. Hiện nay, đang có nhiều hướng để xử lí môi trường nước, trong số đó là sự phát minh ra vật liệu mao quản trung bình (MQTB) họ M41S như: MCM-41, MCM-48, với những ưu điểm và tính năng vượt trội của nó đã giúp cho xúc tác dị thể mở ra hướng phát triển mới, và việc sử dụng vật liệu MQTB họ M41S để xử lí môi trường nước ngày càng có tiềm năng. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi chọn đề tài: “Ứng dụng MCM-41 để xử lí các chất hữu cơ độc hại trong môi trường nước”

doc47 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng MCM-41 để xử lí các chất hữu cơ độc hại trong môi trường nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii MỤC LỤC 1 Danh mục viết tắt 3 Danh mục các hình vẽ 4 Dang muc các bảng 5 MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Mục tiêu của đề tài 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 9 1.1. Vật liệu mao quản trung bình 9 1.2. Phương pháp tổng hợp vật liệu MQTB 10 1.2.1. Chất định hướng cấu trúc 10 1.2.2. Cơ chế hình thành vật liệu MQTB 11 1.2.3. Sự thay thế đồng hình Si4+ bởi ion kim loại Men+ 15 1.2.4. Phương pháp thủy nhiệt 18 1.3. Một số phương pháp hóa lý đặc trưng vật liệu 19 1.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) 19 1.3.2. Các phương pháp hiển vi điện tử 20 1.3.3. Phương pháp phổ kích thích electron (Ultra Violet – Visible: UV-Vis 26 1.4. Vai trò xúc tác của MCM-41 27 1.4.1. Xúc tác axit 27 1.4.2. Xúc tác oxy hoá – khử 28 1.4.3. Chất mang – Chất hấp phụ 29 1.4.4. Ứng dụng trong sắc ký lỏng hiệu suất cao (HPLC) 30 1.4.5. Các lĩnh vực ứng dụng khác 30 1.5. Oxy hóa phenol trong môi trường nước 30 1.5.1. Sự ô nhiễm môi trường do phenol 30 1.5.2 Oxy hóa phenol trong môi trường nước 31 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 32 2.1. Hóa chất và dụng cụ 32 2.1.1. Hóa chất 32 2.1.2. Dụng cụ 33 2.2. Thực nghiệm 33 2.2.1. Nguyên tắc 33 2.2.2. Điều kiện phản ứng 33 2.2.3. Tiến hành thực nghiệm 34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Kết quả xúc tác phân hủy phenol 36 3.2. Kết quả xúc tác phân hủy xanh metylen 48 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 DANH MỤC VIẾT TẮT BET Phương pháp đo đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ nitơ CTAB Cetyl trimetyl amoni bromit ĐHCT Định hướng cấu trúc I Tiền chất vô cơ IUPAC Quy định chung về danh pháp quốc tế của các chất hóa học M41S Họ vật liệu MQTB bao gồm MCM-41, MCM-48, MCM-50 MCM-41 Họ vật liệu MQTB có cấu trúc lục lăng MCM-48 Họ vật liệu MQTB có cấu trúc lập phương MCM-50 Họ vật liệu MQTB có cấu trúc lớp MQTB Mao quản trung bình S Chất định hướng cấu trúc SBA Santa Barbara Acid SEM Scanning Electron Microscopy (hiển vi điện quét) TEM Tranmission Electron Microscopy (hiển vi điện tử truyền qua) TEOS Tetraethyl Orthosilicate UV-VIS Ultraviolet – Visible (tử ngoại và khả kiến) XRD X-Ray Diffraction (Nhiễu xạ Rơnghen) DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Các dạng cấu trúc vật liệu MQTB 10 Hình 1.2. Sơ đồ tổng quát hình thành vật liệu MQTB 11 Hình 1.3. Cơ chế định hướng theo cấu trúc tinh thể lỏng 12 Hình 1.4. Cơ chế sắp xếp silicat ống 13 Hình 1.5. Cơ chế phù hợp mật độ điện tích 14 Hình 1.6. Cơ chế phối hợp tạo cấu trúc 15 Hình 1.7. Sự phản xạ trên bề mặt tinh thể 19 Hình 1.8. Sơ đồ nguyên lý của kính hiển vi điện tử quét 22 Hình 1.9. Ảnh SEM của mẫu MCM-41 23 Hình 1.10. Sơ đồ nguyên lý của kính hiển vi điện tử truyền qua 24 Hình 1.11. Ảnh TEM của mẫu MCM-41 25 Hình 1.12. Sơ đồ cho thấy sự phong phú về thông tin thu được từ tương tác giữa chùm điện tử với mẫu trong nghiên cứu hiển vi điện tử 25 Hình 1.13. Bước chuyển của các electron trong phân tử 26 Hình 2. Dụng cụ thực nghiệm 35 Hình 3.1. Công thức cấu tạo của phenol 36 Hình 3.2. Phổ UV-Vis của phenol (mẫu 1g/l) ở thời điểm gốc, 10’, 30’, 60’ 37 Hình 3.3. Phổ UV-Vis của phenol (mẫu 1g/l) ở thời điểm gốc, 60’, 90’, 120’ 38 Hình 3.4. Sơ đồ oxi hóa phenol (tạo nhựa) của Devlin và Harris 39 Hình 3.5. Sơ đồ oxi hóa hoàn toàn phenol của Devlin và Harris 40 Hình 3.6. Phổ UV-Vis của phenol (mẫu 2 g/l) ở thời điểm gốc, 10’, 30’, 60’, 90’ 42 Hình 3.7. Phổ UV-Vis của phenol (mẫu 2 g/l) ở thời điểm gốc, 120’, 150’ 180’ 43 Hình 3.8. Phổ UV-Vis của phenol (mẫu 5 g/l) ở thời diểm gốc, 10’, 30’, 60’ 44 Hình 3.9. Phổ UV-Vis của phenol (mẫu 5 g/l) ở thời điểm gốc, 60’, 120’, 150’,180’ 45 Hình 3.10. Phổ UV-Vis của phenol (mẫu 5 g/l) không dùng xúc tác MCM – 41 46 Hình 3.11. Công thức cấu tạo của xanh metylen 47 Hình 3.12. Phổ UV-Vis của xanh metylen ở thời điểm gốc, 0’, 10’ 48 Hình 3.13. Phổ UV-Vis của xanh metylen ở thời điểm gốc, 20’, 30’ 49 Hình 3.14. Phổ UV-Vis của xanh metylen ở thời điểm gốc, 40’, 60’ 50 DANH MỤC CÁC BẢNG và BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1. Một số dữ liệu về các ion thay thế đồng hình Si4+ trong vật liệu 15 Bảng 2. Nồng độ, thể tích và cách pha dung dịch phenol 32 Bảng 3.1. Độ hấp thụ của các dung dịch phenol phản ứng theo thời gian 47 Bảng 3.2. Độ hấp thụ của dung dịch xanh metylen nồng độ ban đầu 2 ml/l theo thời gian 50 Đồ thị 3.1. Sự thay đổi độ hấp thụ của dung dịch phenol theo thời gian 47 Đồ thị 3.2. Sự thay đổi độ hấp thụ của xanh metylen theo thời gian 52 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học, con người đã tận thu quá đáng mà làm khánh kiệt nguồn tài nguyên. Điều đó đã dẫn đến mất cân bằng sinh thái và làm biến đổi lớp vỏ bề mặt. Đặc biệt, với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp đã làm giảm độ đa dạng của sinh giới. Vì thế môi trường bị đe dọa là điều không tránh khỏi, một trong số đó là môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước bị ô nhiễm là do sự phụ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ dư thừa, đặc biệt là những chất có vòng thơm như phenol, phenol đỏ, phẩm nhuộm… làm cho các sinh vật trong nước không thể đồng hóa được và làm mất vẻ đẹp mĩ quan. Kết quả làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức, các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước mặt, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư ven sông… Vì thế việc sử dụng các chất hóa học thân thiện với môi trường để xử lí các chất độc hại trong môi trường nước đang là vấn đề cấp bách và thiết thực. Hiện nay, đang có nhiều hướng để xử lí môi trường nước, trong số đó là sự phát minh ra vật liệu mao quản trung bình (MQTB) họ M41S như: MCM-41, MCM-48,… với những ưu điểm và tính năng vượt trội của nó đã giúp cho xúc tác dị thể mở ra hướng phát triển mới, và việc sử dụng vật liệu MQTB họ M41S để xử lí môi trường nước ngày càng có tiềm năng. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi chọn đề tài: “Ứng dụng MCM-41 để xử lí các chất hữu cơ độc hại trong môi trường nước” 2. Mục tiêu của đề tài Sử dụng MCM-41 tổng hợp từ trấu để hấp phụ và phân hủy các chất hữu cơ độc hại, các chất màu trong môi trường nước như phenol, xanh metylen. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện quá trình phân hủy phenol, metylen xanh có mặt xúc tác MCM-41. Đo phổ UV-Vis để xác định khả năng xúc tác cho quá trình phân hủy phenol, xanh metylen của MCM-41. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lý thuyết: thu thập và nghiên cứu và xử lí tài liệu, đưa ra các bước thực hiện khả thi. - Phương pháp thực nghiệm: tiến hành phân hủy các chất hữu cơ độc hại như phenol, metylen xanh bằng xúc tác MCM-41. - Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích các kết quả thu được bằng phương pháp phổ kích thích electron (UV-Vis). Đánh giá hoạt tính hấp phụ và xúc tác của MCM-41. 5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Trong nước: Nhóm tác giả Phạm Anh Sơn và đồng sự [9] đã khảo sát quá trình tổng hợp vật liệu xúc tác trên cơ sở MCM-41, sử dụng chất hoạt động bề mặt là CTAB (cetyltrimetyl amoni bromit), nguồn silic là TEOS (tetraetyl ortho silicat). Trong khi đó, tác giả Nguyễn Đình Thành và đồng sự [6] đã nghiên cứu tổng hợp xúc tác mao quản trung bình Al-MCM-41 ứng dụng cho quá trình crackinh hiđrocacbon nặng, dùng chất hoạt động bề mặt không ion alkyl poly (etylen oxide) C16H33(OCH2CH2)10OH, nguồn silic là thủy tinh lỏng (27% SiO2, 11% NaOH). Một nguồn silic rẻ tiền được Hồ Văn Thành và đồng sự [4] sử dụng là vỏ trấu để nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu mao quản trung bình trật tự MCM-41. Tác giả Đỗ Xuân Đồng và các đồng sự [1] đã nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng và xác định hoạt tính xúc tác của vật liệu lưỡng mao quản Y/MCM-41được tổng hợp từ cao lanh. Nước ngoài: Hai tác giả A. Auroux, A. Gervasini [13] đã nghiên cứu tính chất axit của Ti-silicat, Zeolit và trạng thái vật liệu vi mao quản. Tác giả Zhao D., và đồng sự [31] nghiên cứu về polyme khối với mao quản trung bình có kích thước lỗ khá đồng đều từ 50 đến 300 . Farrauto R. J. và Bartholomew C. H. [19] đã nghiên cứu về những cơ sở của quá trình xúc tác trong công nghiệp năm 1997. Năm 2001, Hu. X và đồng sự [22] đã khảo sát tác dụng xúc tác của Cu/MCM-41 cho phản ứng oxi hóa phenol bằng H2O2. Năm 2006, Choi J. S. và đồng sự [18] đã oxi hóa phenol dùng xúc tác MCM-41. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Vật liệu mao quản trung bình Xúc tác có vị trí hết sức quan trọng, không thể thiếu cho công nghiệp hóa dầu. Trong đó, xúc tác zeolit chiếm vị trí then chốt trong nhiều thập niên qua và cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên do hạn chế về kích thước mao quản làm cho zeolit không thuận lợi trong việc chuyển hóa các chất có kích thước phân tử lớn như đã đề cập ở phần mở đầu. Sự phát minh ra loại vật liệu MQTB họ M41S với những ưu điểm của nó đã giúp cho xúc tác dị thể mở ra một hướng phát triển mới. Từ phương pháp tổng hợp vật liệu MQTB của các nhà nghiên cứu của hãng Mobil [5], ngày nay người ta đã điều chế được vật liệu MQTB không chứa silic như các oxit kim loại. Các oxit này vốn có diện tích bề mặt hạn chế nhưng có hoạt tính xúc tác, hấp phụ tốt lại rẻ tiền. Việc thay thế một phần silic trong mạng lưới vật liệu MQTB MCM-41 [4] bằng một số kim loại đã làm thay đổi rất lớn hoạt tính xúc tác cũng như độ bền của chúng. Người ta đã ứng dụng chúng vào phản ứng crackinh các phân đoạn dầu nặng, phản ứng trùng ngưng, phản ứng ankyl hóa Fridel-Crafts, phản ứng peoxit hóa các olefin, đặc biệt là các olefin có kích thước phân tử lớn [9, 19]. Nhờ ưu điểm diện tích bề mặt lớn khoảng 1000 m2/g [4], hệ mao quản đồng đều và độ trật tự cao, vật liệu MCM-41 được dùng làm chất mang kim loại cũng như oxit kim loại lên bề mặt của chúng để thực hiện phản ứng xúc tác theo mong muốn. Ví dụ: Pd-MCM-41 thể hiện tính chất xúc tác chọn lọc hóa học trong nhiều phản ứng hidro hóa như chuyển xiclohexen thành xiclohexan,… Ngày nay, người ta có thể phân tán các hạt siêu mịn kích thước nano, đặc biệt là nano kim loại, oxit kim loại quý hiếm có hoạt tính xúc tác cao lên bề mặt của vật liệu MQTB để làm tăng tính chọn lọc, khiến cho giá thành sản phẩm giảm đáng kể. Fe-MCM-41 được Choi J. S. và các cộng sự [18] nghiên cứu ứng dụng oxi hóa phenol năm 2006. Phân loại vật liệu MQTB: · Phân loại theo cấu trúc + Cấu trúc lục lăng (hexagonal): MCM-41, SBA-15, ... + Cấu trúc lập phương (cubic): MCM-48, SBA-16, ... + Cấu trúc lớp (laminar): MCM-50, ... + Cấu trúc không trật tự (disordered): KIT-1, L3, ... a - Lục lăng b - Lập phương c - Lớp Hình 1.1. Các dạng cấu trúc vật liệu MQTB [5] · Phân loại theo thành phần + Vật liệu MQTB chứa silic như: MCM–41, Al–MCM–41, Ti–MCM–41, Fe–MCM–41, MCM–48, SBA–15 , SBA–16... + Vật liệu MQTB không phải silic như: ZrO2, TiO2 MQTB, Fe2O3,... 1.2. Phương pháp tổng hợp vật liệu MQTB 1.2.1. Chất định hướng cấu trúc Templat [15] hay chất định hướng cấu trúc là tác nhân định hình mạng lưới cấu trúc trong quá trình hình thành vật liệu. Sự có mặt templat trong gel góp phần làm ổn định mạng lưới nhờ tương tác hidro, tương tác tĩnh điện, tương tác Vander Walls. Tác nhân này sẽ định hình cấu trúc vật liệu thông qua sự định hình của chúng. Để tổng hợp vật liệu MQTB MCM-41, người ta sử dụng chất ĐHCT là CTAB. Dựa vào nguyên tắc trên để tổng hợp vật liệu như ý muốn. 1.2.2. Cơ chế hình thành vật liệu MQTB Có rất nhiều cơ chế đã được đưa ra để giải thích quá trình hình thành các loại vật liệu MQTB. Các cơ chế này đều có một đặc điểm chung là có sự tương tác của các chất định hướng cấu trúc với các tiền chất vô cơ trong dung dịch. Để tổng hợp vật liệu MQTB cần có ít nhất 3 hợp phần: + Chất ĐHCT đóng vai trò làm tác nhân định hướng cấu trúc vật liệu. + Nguồn vô cơ như silic nhằm hình thành nên mạng lưới mao quản. + Dung môi (nước, bazơ,…) đóng vai trò chất xúc tác trong quá trình kết tinh. Chất định hướng cấu trúc + Tiền chất silicat Hình 1.2. Sơ đồ tổng quát hình thành vật liệu MQTB [15] 1.2.2.1. Cơ chế định hướng theo cấu trúc tinh thể lỏng (Liquyd Crystal Templating): Cơ chế này được các nhà nghiên cứu của hãng Mobil đề nghị [5] để giải thích sự hình thành vật liệu M41S. Hình 1.3. Cơ chế định hướng theo cấu trúc tinh thể lỏng [23] Theo cơ chế này [23], trong dung dịch các chất định hướng cấu trúc tự sắp xếp thành pha tinh thể lỏng có dạng mixen ống, thành ống là các đầu ưa nước của các phân tử chất định hướng cấu trúc và đuôi là phần kị nước hướng vào trong. Các mixen ống này đóng vai trò làm tác nhân tạo cấu trúc và sắp xếp thành cấu trúc tinh thể lỏng dạng lục lăng. Sau khi thêm nguồn silic vào dung dịch, các phần tử chứa silic tương tác với đầu phân cực của chất định hướng cấu trúc thông qua tương tác tĩnh điện với đầu phân cực của chất định hướng cấu trúc thông qua tương tác tĩnh điện (S+I-, S-I+, trong đó S là chất định hướng cấu trúc, I là tiền chất vô cơ) hoặc tương tác hidro (S0I0) và hình thành nên lớp màng silicat xung quanh mixen ống, quá trình polyme hóa ngưng tụ silicat tạo nên tường vô định hình của vật liệu oxit silic MQTB. Các dạng silicat trong dung dịch có thể đóng vai trò tích cực trong việc định hướng sự hình thành pha hữu cơ và vô cơ. Mặt khác, các phân tử chất định hướng cấu trúc có vai trò quan trọng trong việc thay đổi kích thước mao quản. Thay đổi phần kị nước của chất định hướng cấu trúc có thể làm thay đổi kích thước mao quản mixen, do đó tạo ra khả năng chế tạo các vật liệu MQTB có kích thước mao quản khác nhau. Ngoài ra, còn có một số cơ chế khác có cùng ý tưởng được đưa ra nhằm bổ sung cho cơ chế trên. 1.2.2.2. Cơ chế sắp xếp silicat ống (Silicate rod Assembly) David và các cộng sự đã dựa trên phổ 14N-NMR nhân thấy rằng trong quá trình tổng hợp MCM-41, pha tinh thể lỏng dạng lục lăng của chất định hướng cấu trúc không hình thành trước khi thêm silicat. Họ giả thiết rằng có sự hình thành 2 hoặc 3 lớp mỏng silicat trên một mixen ống chất định hướng cấu trúc riêng biệt, các ống này ban đầu sắp xếp hỗn loạn, sau đó mới hình thành cấu trúc lục lăng. Quá trình gia nhiệt và làm già dẫn đến quá trình ngưng tụ của silicat tạo thành hợp chất MQTB MCM-41. Hình 1.4. Cơ chế sắp xếp silicat ống [26] 1.2.2.3. Cơ chế lớp silicat gấp (Silicate Layer puckering) Theo Steel và các cộng sự, các ion chứa silic hình thành trên các lớp và các mixen ống của chất định hướng cấu trúc. Quá trình làm già hỗn hợp làm cho các lớp này gấp lại, đồng thời sự ngưng tụ silicat xảy ra hình thành nên cấu trúc MQTB. 1.2.2.4. Cơ chế phù hợp mật độ điện tích (Charge Disnity Matching) Một giả thiết khác của Stucky và các cộng sự [29, 31] cho rằng pha ban đầu của hỗn hợp tổng hợp các cấu trúc lớp mỏng được hình thành từ sự tương tác giữa ion silicat và các cation của chất định hướng cấu trúc. Khi các phân tử silicat bị uốn cong để cân bằng mật độ điện tích với nhóm chức của chất định hướng cấu trúc, do đó cấu trúc MQTB lớp mỏng chuyển thành cấu trúc MQTB lục lăng. Hình 1.5. Cơ chế phù hợp mật độ điện tích [27] 1.2.2.5. Cơ chế phối hợp tạo cấu trúc (Cooperative Templating) Cơ chế này được Huo và các cộng sự đề nghị [29, 31]. Trong một số trường hợp, nồng độ chất định hướng cấu trúc có thể thấp hơn nồng độ cần thiết để tạo ra cấu trúc tinh thể lỏng hay thậm chí là dạng mixen. Theo cơ chế này, trước khi thêm nguồn silic vào, các phân tử định hướng cấu trúc nằm ở trạng thái cân bằng động giữa mixen ống, mixen cầu và các phân tử chất định hướng cấu trúc riêng rẽ. Khi thêm nguồn silic vào, các dạng silicat đa điện tích thay thế các ion đối của các chất định hướng cấu trúc, tạo thành các cặp ion hữu cơ – vô cơ. Chúng tự sắp xếp tạo thành pha silic. Bản chất của các pha trung gian này được khống chế bởi các tương tác đa phối trí. Hình 1.6. Cơ chế phối hợp tạo cấu trúc [27] 1.2.4. Phương pháp thủy nhiệt [6] Có nhiều phương pháp tổng hợp vật liệu Fe-MCM-41 như phương pháp sol-gel [11, 16], phương pháp đồng kết tủa, phương pháp nhiệt luyện,… Ở đây, chúng tôi dùng phương pháp thủy luyện để tổng hợp vật liệu. Vì phương pháp này khá đơn giản, phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm của chúng ta hiện nay. Hỗn hợp phản ứng được đưa vào autoclave (bình teflon) ở dạng huyền phù hidroxit hay ankoxit, kết tinh được thực hiện ở nhiệt độ thấp từ 100 – 170 0C, áp suất tự sinh từ 1 đến vài chục atm, tránh được việc nung nhiều giai đoạn như phương pháp sol-gel. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải xử lý nhiệt trong nhiều giờ vì tốc độ phản ứng chậm. Phương pháp thủy nhiệt không phải là mới, nó được ứng dụng từ thế kỷ trước để tổng hợp các khoáng vật, điều hấp dẫn này được Morey mô tả vào năm 1953. Ngày nay, kỹ thuật thủy nhiệt được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để hòa tan quặng boxit. Sau đó kết tủa thu được Al(OH)3 đem dùng làm chất đầu cho việc tổng hợp zeolit. Tuy nhiên, chỉ trong những năm gần đây, phương pháp này mới thu hút sự chú ý đáng kể cho việc tổng hợp vật liệu, điều đó thể hiện khá rõ qua lượng công trình nghiên cứu ngày càng tăng của phương pháp này, chỉ sau phương pháp sol-gel. 1.3. Các phương pháp hóa lý đặc trưng vật liệu 1.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) [10] Phương pháp nhiễu xạ tia X cung cấp trực tiếp những thông tin về cấu trúc lỗ xốp của vật liệu. Xét hai mặt phẳng song song i và ii có khoảng cách d. Chiếu chùm tia Rơnghen tạo với các mặt phẳng trên một góc θ. Để các tia phản xạ có thể giao thoa thì hiệu quang trình của hai tia 11’ và 22’ phải bằng số nguyên lần bước sóng l AB + AC = nl hay 2dsinθ = nl Đó là phương trình Bragg. Như đã đề cập ở phần trên, do vật liệu xốp mao quản trung bình có cấu trúc thành lỗ ở dạng vô định hình nên kết quả nhiễu xạ tia X ở góc lớn không cho thông tin về cấu trúc vật liệu. Trong giản đồ nhiễu xạ tia X của loại vật liệu này chỉ xuất hiện những Pic ở góc 2θ nhỏ (thường dưới 7o), và những pic này phản ánh mức độ tuần hoàn của các lỗ xốp. Hình 1.7. Sự phản xạ trên bề mặt tinh thể [10] Từ giản đồ nhiễu xạ tia X, ta có thể thu được một số thông tin quan trọng như: mức độ trật tự của các lỗ xốp, giá trị khoảng cách giữa các mặt phẳng song song (cùng chỉ số miller) từ đó suy ra giá trị khoảng cách giữa hai tâm mao quản liền nhau. Dựa vào giá trị khoảng cách giữa hai tâm mao quản liền kề với dữ liệu đường kính mao quản thu được từ phương pháp hấp phụ nitơ, ta có thể tính được độ dày của thành mao quản. 1.3.2. Các phương pháp hiển vi điện tử Hiển vi điện tử là phương pháp sử dụng chùm tia electron năng lượng cao để khảo sát những vật thể rất nhỏ. Kết quả thu được qua những khảo sát này phản ánh về mặt hình thái học, diện mạo học và tinh thể học của vật liệu mà chúng ta cần xác định. Phương diện hình thái bao gồm hình dạng và kích thước của hạt cấu trúc nên vật liệu. Diện mạo là các đặc trưng bề mặt của một vật liệu bao gồm kết cấu bề mặt hoặc độ cứng của vật liệu. Phương diện tinh thể học mô tả cách sắp xếp của các nguyên tử trong vật thể như thế nào. Chúng có thể sắp xếp có trật tự trong mạng tạo nên trạng thái tinh thể hoặc sắp xếp ngẫu nhiên hình thành dạng vô định hình. Cách sắp xếp của các nguyên tử một cách có trật tự sẽ ảnh hưởng đến các tính chất như độ dẫn, tính chất điện và độ bền của vật liệu. Các phương pháp hiển vi điện tử được phát triển để thay thế các phương pháp hiển vi quang học bị hạn chế bởi độ phóng đại, chỉ đạt được 500 – 1000 lần với độ phân giải 0,2 micromet. Hiển vi điện tử truyền qua (TEM) [10] là phương pháp hiển vi điện tử đầu tiên được phát triển với thiết kế đầu tiên mô phỏng phương pháp hiển vi quang học truyền qua (những năm đầu 1930). Phương pháp này sử dụng một chùm electron thay thế chùm sáng chiếu xuyên qua mẫu vật và thu được những thông tin về cấu trúc và thành phần của nó giống như cách sử dụng hiển vi quang học. Các bước để thu được một ảnh hiển vi điện tử gồm: Một dòng electron hình thành từ một nguồn electron được tăng tốc hướng về phía mẫu được tích điện dương. Chùm electron đư
Luận văn liên quan