Nguồn phát sinh
Căn cứ thành phần nước thải và nguồn gốc phát sinh, nước thải chủ yếu của Siêu
thị gồm các nguồn với các đặc điểm như sau:
- Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc
tại Siêu thị có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ
(COD/BOD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật;
- Nước thải từ khu vực bếp nấu và khu vực ăn uống của nhà hàng trong Siêu thị
chủ yếu chứa dầu mỡ, chất dinh dưỡng, vi khuẩn, cặn thừa;
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng của Siêu thị,
nước mưa chảy tràn cuốn th o đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống
nguồn nước. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh
dưỡng, các loại rác thải cuốn trôi trên khu vực Siêu thị
26 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015 công ty cổ phần Tokyomart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
BÁO CÁO
GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ
06 THÁNG ĐẦU NĂM 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
Địa chỉ: 18bis Cộng Hòa, Phường 04, Quận Tân Bình, TP.HCM
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................1
MỤC LỤC BẢNG ............................................................................................................4
TP.HC , tháng 07 năm 2015
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
2
MỤC LỤC HÌNH .............................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................5
I. THÔNG TIN CHUNG ................................................................................................6
1.1. Thông tin liên lạc ......................................................................................................6
1.2. Địa điểm hoạt động ...................................................................................................6
1.3. Tính chất và quy mô hoạt động................................................................................7
1.4. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu và lao động ................................................................7
1.4.1. Nhu cầu sử dụng gas ...............................................................................................7
1.4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu ............................................................................7
1.4.3. Nhu cầu sử dụng điện .............................................................................................8
1.4.4. Nhu cầu sử dụng nước ............................................................................................9
1.4.5. Nhu cầu sử dụng lao động ......................................................................................9
II. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ..............................................10
2.1. Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan
đến chất thải ...................................................................................................................10
2.1.1. Nước thải ..............................................................................................................10
2.1.2. Khí thải .................................................................................................................12
2.1.3. Chất thải rắn .........................................................................................................14
2.1.4. Tiếng ồn, độ rung .................................................................................................15
2.1.5. Ô nhiễm nhiệt .......................................................................................................16
2.2. Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động không liên
quan đến chất thải (sụt lở, xói mòn) .........................................................................16
2.2.1. Tai nạn lao động ...................................................................................................17
2.2.2. Sự cố cháy nổ và tràn đổ hóa chất .......................................................................17
III. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ XỬ LÝ CÁC TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG ĐANG VÀ SẼ ÁP DỤNG; KẾT QUẢ ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH,
LẤY MẪU ĐỊNH KÌ CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG. .......................................18
3.1. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường đang áp dụng ...........18
3.1.1. Đối với nước thải ..................................................................................................18
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
3
3.1.2. Đối với khí thải .....................................................................................................19
3.1.3. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại ..........................................................20
3.1.4. Đối với các tác động khác không liên quan đến chất thải ...................................20
3.2. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường ..............22
3.2.1. Chất lượng môi trường không khí - tiếng ồn ........................................................22
3.2.2. Chất lượng môi trường nước ................................................................................23
IV. KẾT LUẬN CAM KẾT VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................24
PHỤ LỤC .........................................................................................................................1
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
4
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. Danh mục máy móc, thiết bị của Siêu thị .......................................................... 8
Bảng 2. Nhu cầu sử dụng điện của Siêu thị ..................................................................... 7
Bảng 4. Nhu cầu sử dụng lao động của Siêu thị .............................................................. 9
Bảng 8. Kết quả đo tiếng ồn của Siêu thị ...................................................................... 27
Bảng 9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí của Siêu thị ................... 27
Bảng 11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý sơ bộ của Siêu thị ............ 23
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Siêu thị ..................................... 17
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT
CTR
: Bảo vệ môi trường
: Chất thải rắn
NTSH : Nước thải sinh hoạt
COD : Nhu cầu ôxy hóa học
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
BOD : Nhu cầu ôxy sinh hóa
KCX : Khu chế xuất
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
N : Nitơ
P
QĐ
: Photpho
: Quyết định
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
NĐ-CP : Nghị định Chính phủ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VN : Việt Nam
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
6
TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2015
BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ
06 THÁNG ĐẦU NĂM 2015
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Thông tin liên lạc
- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH CỔ PHẦN TOKYOMART
- Địa chỉ: 18bis Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Điện thoại: 08 3811 8877 Fax: 08 3811 8877
- Người đại diện: Lê Ngọc Đồng
- Chức vụ: Giám đốc
- Ngành nghề: Siêu thị kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật bản.
- Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh số 0312827500 đăng kí thay đổi
lần 1 ngày 29 tháng 01 năm 2015 do Sở kế hoạch đầu tư TP HCM cấp.
1.2. Địa điểm hoạt động
Các mặt tiếp giáp của Siêu thị cụ thể như sau:
+ Phía trái giáp Ngân hàng MB;
+ Phía phải giáp nhà dân;
+ Phía trước tiếp giáp đường Cộng Hòa;
+ Phía sau giáp khu vực quân đội.
Mặt bằng tổng thể của Siêu thị được thể hiện trong Phụ lục.
C ạ t ng c t c ất
- Diện tích hoạt động: 15,7m x 40,25m
- Kết cấu nhà: Tường gạch, vách thạch cao.
- Hệ thống cấp điện bao gồm điện 3 pha;
- Hệ thống thông tin liên lạc: int rn t, điện thoại, fax
CÔNG TY CỔ PHẦN
TOKYOMART
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc l p – Tự do – Hạnh phúc
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
7
1.3. Tính chất và quy mô hoạt động
a. Loại hình hoạt động
- Vốn điều lệ của Siêu thị: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng).
- Công ty Cổ phần Tokyomart hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng
sản phẩm từ Nhật Bản.
b. Danh mục các máy móc thiết bị của Siêu thị
Danh mục các thiết bị của Siêu thị được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 1. Danh mục máy móc, thiết bị của Siêu thị
STT Máy móc và thiết bị ĐVT Số lượng Tình trạng
1 Điện thoại cái 3 60%
2 Camera cái 18 80%
3 Máy tính cái 7 60%
4 Máy in cái 1 60%
5 Máy tính tiền cái 3 70%
6 Máy lạnh cái 2 85%
Nguồn: Công ty CP Tokyomart, 2015
1.4. Nhu c u sử dụng nhiên liệu và lao động
1.4.1. Nhu cầu sử dụng gas
- Đối với khu vực thực phẩm chế biến tại siêu thị có sử dụng gas P trolim x ước
tính trung bình khoảng 12 kg gas/tháng cho việc chế biến thức phẩm phục vụ
nhân viên làm việc tại siêu thị.
1.4.2. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu
Dự kiến mỗi tháng Siêu thị nhập về khoảng 22.902,8 đơn vị hàng hóa cung cấp cho
khoảng tối đa 300 lượt khách/ngày. Số lượng thống kê trong bảng sau:
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
8
Bảng 2. Số lượng nguyên v t liệu nh p về hàng tháng của Siêu thị
STT Loại nguyên v t liệu ĐVT/tháng Số lượng
1 Rau củ quả KG 8600,7
2 Cá KG 1580,3
3 Thịt KG 2576,8
4 Sữa Lốc 1000
5 Thực phẩm đông lạnh Hộp 681
6 Bánh kẹo gói 4187
7 Nước giải khát và nước có cồn chai 324
8 Mỹ Phẩm cái 2057
9 House waste cái 687
10 Household – Home deco cái 998
11 Văn phòng phẩm cái 1
12 Đồ điện cái 210
TỔNG CỘNG 22.902,8
Nguồn: Công ty CP Tokyomart, 2015
1.4.3. Nhu cầu sử dụng điện
- Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho toàn bộ Siêu thị được lấy từ
lưới điện Quốc gia thông qua trạm biến áp của Công ty Điện Lực Tân Bình.
- Nhu cầu sử dụng điện: Điện được sử dụng cho mục đích chiếu sáng, hoạt động
của các thiết bị văn phòng, chiếu sáng và chạy máy điều hòa không khí.
- Lượng điện sử dụng trung bình trong 01 tháng của cả tòa nhà (bao gồm Siêu
thị) được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3. Nhu c u sử dụng điện của Siêu thị
STT Thời gian Lượng điện sử dụng (KWh/tháng)
1 Tháng 04/2015 15.445
2 Tháng 05/2015 14.144
Trung bình 14.794,5
Nguồn: Công ty cổ phần Tokyomart, 2015
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
9
1.4.4. Nhu cầu sử dụng nước
Nước sử dụng cho hoạt động tại Siêu thị được lấy từ nguồn cung cấp là Cục hậu cần
phía sau tòa nhà. Tổng lượng nước sử sụng cho cả tòa nhà (bao gồm siêu thị) ước tính
khoảng 357 m3/tháng chủ yếu phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của nhân viên và du
khách ra vào tòa nhà.
1.4.5. Nhu cầu sử dụng lao động
Tổng số lao động hiện tại của Siêu thị là 38 người. Thời gian làm việc theo ca, mỗi
ca 6-8 giờ.
Bảng 5. Nhu c u sử dụng lao động của Siêu thị
STT Vị trí Số lượng
1 Bán hàng 10
2 Chế biến 5
3 QA 1
4 Trưởng ngành hàng 3
5 Cửa hàng trưởng 1
6 Bảo vệ 6
7 Nhân viên Kho 2
8 Kế toán 1
9 Data 1
10 Thu ngân 4
11 Chăm sóc khách hàng 2
12 Tạp vụ 2
Tổng số lao động 38
Nguồn: Công ty cổ phần Tokyomart, 2015
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
10
II. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan
đến chất thải
2.1.1. Nước thải
a. Nguồn phát sinh
Căn cứ thành phần nước thải và nguồn gốc phát sinh, nước thải chủ yếu của Siêu
thị gồm các nguồn với các đặc điểm như sau:
- Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc
tại Siêu thị có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ
(COD/BOD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật;
- Nước thải từ khu vực bếp nấu và khu vực ăn uống của nhà hàng trong Siêu thị
chủ yếu chứa dầu mỡ, chất dinh dưỡng, vi khuẩn, cặn thừa;
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng của Siêu thị,
nước mưa chảy tràn cuốn th o đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống
nguồn nước. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh
dưỡng, các loại rác thải cuốn trôi trên khu vực Siêu thị
b. Đán giá mức độ ô nhiễm của nước thải
Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất
hữu cơ (COD/BOD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật. Khi thải ra
ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng đến nguồn tiếp nhận, phân huỷ tạo khí,
mùi đặc trưng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và phát triển phát tán các vi trùng
gây bệnh, gây hại đến con người và động vật làm lan truyền dịch bệnh trong
khu vực.
- Nước thải từ khu vực bếp nấu và khu vực ăn uống của nhà hàng trong Siêu thị
chủ yếu chứa dầu mỡ, chất dinh dưỡng, vi khuẩn, cặn thừa Nước thải này nếu
không được xử lý sẽ gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, làm ô nhiễm hữu
cơ cho nơi tiếp nhận nước thải.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
11
Nhu cầu sử dụng nước của Siêu thị khoảng 357 m3/tháng tương đương khoảng 6
m
3
/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt của Công ty bằng 100% lượng nước cấp là 6
m
3
/ngày.
Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
- Nước mưa chảy tràn qua các khu vực của Siêu thị sẽ cuốn theo đất cát và các
chất rơi vãi trên dòng chảy. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt
cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường.
- Lượng nước mưa chảy tràn trên đường giao thông được lọc rác có kích thước
lớn bằng các tấm lưới thép hoặc các song chắn rác tại các hố ga trước khi chảy
vào hệ thống cống thoát nước mưa. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét. Bùn thải
được xử lý tại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.
c. Tác động của nước thải
- Các chất dinh dưỡng N, P: Nguồn nước có mức dinh dưỡng vừa phải sẽ là điều
kiện tốt cho rong, tảo, thủy sinh phát triển. Khi nồng độ các chất dinh dưỡng
quá cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hóa
- Vi khuẩn: Luôn tồn tại trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, môi
trường nước bị ô nhiễm sẽ là môi trường thuận lợi để phát triển. Phát tán các vi
trùng gây bệnh gây hại đến con người và động vật.
- Dầu mỡ: Dầu mỡ khi xả vào nguồn nước sẽ loang trên mặt nước tạo thành
màng dầu, một phần nhỏ hoà tan trong nước hoặc tồn tại trong nước ở dạng nhũ
tương. Cặn chứa dầu khi lắng xuống sông, rạch sẽ tích tụ trong bùn đáy. Dầu
mỡ không những là những hợp chất hydrocarbon khó phân huỷ sinh học, mà
còn chứa các chất phụ gia độc hại như các dẫn xuất của phenol, gây ô nhiễm
môi trường nước,
- Các chất hữu cơ: Mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nguồn nước được biểu
hiện thông qua thông số BOD5 và COD. Khi hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ dẫn
đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh sử dụng lượng oxy này
để phân hủy các chất hữu cơ.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
12
- Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng cũng là một trong những tác nhân tiêu cực
gây ô nhiễm đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan,
làm tăng độ đục nguồn nước.
Nh n xét chung
- Ô nhiễm nước thải chủ yếu là do nước thải sinh hoạt từ hoạt động của nhân viên
làm việc tại Siêu thị. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng nước thải trước khi xả
vào cống thoát nước chung của khu vực, chủ dự án sẽ xây dựng bể tự hoại ba
ngăn để xử lý loại nước thải này.
- Nước mưa chảy tràn chủ yếu là chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng. Việc xây
dựng hệ thống thoát nước mưa riêng là điều kiện rất thuận tiện và dễ dàng cho
việc thoát toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt. Cụ thể sẽ được trình
bày trong phần III – Biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường.
2.1.2. Khí thải
a. Nguồn phát sinh khí thải
- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải: Các loại phương tiện động cơ sử
dụng nhiên liệu (xe ra vào Siêu thị) sẽ phát sinh ra một lượng khí thải đáng kể.
Thành phần khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải bao gồm
bụi, SOx, NOx, THC... Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng,
tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông;
- Khí sinh ra từ hệ thống thiết bị điều hoà nhiệt độ: Khí NH3 rò rỉ;
- Khí thải từ hoạt động nấu nướng: Việc sử dụng nhiên liệu vào việc nấu nướng
hàng ngày sẽ phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí. Đây là tác động dài hạn,
không thể tránh khỏi;
- Mùi hôi, thối (amoniac, các mêcaptan (HS-)) sinh ra do phân hủy nước thải
tại các hố ga, khu vệ sinh, nơi tập trung CTR thực phẩm.
- Bụi phát sinh từ công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu, thực phẩm; chế biến
thức ăn. Tuy nhiên lượng bụi phát sinh này không lớn.
b. Đán giá mức độ ô nhiễm của khí thải
Khí thải từ hoạt động giao thông
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
13
- Khi Siêu thị hoạt động, mật độ giao thông của khu vực sẽ tăng lên do có sự hoạt
động của nhân viên văn phòng làm việc tại Siêu thị và khách hàng ra vào. Các
phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel, thải ra
môi trường một lượng khói thải chứa các chất gây ô nhiễm đến không khí.
- Thành phần của khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, CxHy, Aldehyd, bụi
Lượng khí thải này rất khó định lượng vì đây là nguồn phân tán và không gian
phân bố rộng.
Khí thải sinh ra từ hệ thống điều hòa nhiệt độ
Máy điều hòa nhiệt độ (máy lạnh) được bố trí trong khu vực Siêu thị. Dung môi
thường sử dụng là NH3, quá trình hoạt động lâu dài sẽ làm NH3 bị rò rỉ ra môi trường
không khí, loại khí này rất có hại cho bầu khí quyển. Vì vậy, cần có biện pháp quản lý
nhằm hạn chế phát sinh loại khí này.
Mùi hôi, thối sinh ra do phân hủy nước thải tại các hố ga, khu vệ sinh
- Quá trình phân hủy kỵ khí rác sinh ra các khí có mùi như: H2S, CH4.
- Đối với mùi hôi từ các hố ga và bể tự hoại, tại đó có xảy ra quá trình phân hủy
kỵ khí. Thành phần của các hơi khí độc hại này rất đa dạng như NH3, H2S,
CH4 trong đó, H2S và Mercaptane là các chất gây mùi hôi, CH4 là chất gây
cháy nổ.
- Nhìn chung, mùi hôi phát sinh điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ hoạt động
của dự án nào. Tuy nhiên, nếu Siêu thị bố trí các thùng rác phù hợp và thu gom
th o định kỳ sẽ hạn chế được lượng khí thải này phát tán ra môi trường không
khí. Mặt khác, chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi thích
hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mức độ tác động của mùi hôi.
Khí thải từ hoạt động nấu nướng
Việc sử dụng nhiên liệu vào việc nấu nướng hàng ngày sẽ phát sinh khí thải gây ô
nhiễm môi trường. Tác động này được giảm thiểu đáng kể do không sử dụng than, củi
để nấu nướng mà chỉ sử dụng chủ yếu là gas. Tuy nhiên, lượng khí thải này phát sinh
rất ít nên tác động đến sức khỏe nhân viên và môi trường xung quanh là không đáng
kể.
c. Tác động của các loại khí thải
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TOKYOMART
14
- Bụi: Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây
nên những bệnh hô hấp.
- Các khí axít (SOx, NOx): SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với
niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít, SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp
hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu tuần
hoàn.
- Oxyd cacbon (CO) và khí cacbonic (CO2): Oxyd cacbon dễ gây độc do kết hợp
khá bền vững với hemoglobin thành cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả
năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào. Nồng độ CO trong
không khí lớn hơn 1000 ppm.
Nh n xét chung
Ô nhiễm không khí do giao thông tại dự án là chủ yếu. Tuy nhiên, mức độ ảnh
hưởng do ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu khi áp dụng các biện pháp vệ sinh
như tưới nước tại mặt đường ra vào vào mùa khô, vệ sinh mặt đường và quản lý chất
lượng xe. Lượng khí thải sinh ra từ các nguồn khác như sự phân huỷ của rác thải, hệ
thống máy điều hoà có tải lượng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể.
2.1.3. Chất thải rắn
a. Nguồn phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt
- CTR phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên, khu vực văn phòng, khách
ra vào Siêu thị bao gồm các loại bao bì, giấy, túi nilông, thủy tinh, vỏ lon nước
giải khát...
- CTR phát si