Báo cáo Giám sát môi trường phòng khám đa khoa Thành An

Môi trường là một trong những thành phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của loài người. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường và nhận thấy sự nguy hiểm của việc gây ô nhiễm môi trường do các hoạt động khám chữa bệnh gây ra. Theo yêu cầu của Sở Tài Nguyên & Môi trường Tp Hồ Chí Minh và tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Công ty Cổ Phần Phòng Khám Đa Khoa Thành An thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường cho Phòng khám Đa khoa Thành An. Các kết quả giám sát là cơ sở chính để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường phần nào đánh giá hiện trạng ô nhiễm và công tác bảo vệ môi trường của Phòng Khám trong điều kiện khám chữa bệnh mỗi ngày. Ngoài ra, Báo cáo còn là cơ sở để Phòng Khám biết rõ hơn hiện trạng môi trường khu vực của mình, từ đó có thể đề ra các biện pháp ngăn ngừa, khống chế và cải thiện ô nhiễm cần thiết nhằm đạt các tiêu chuẩn môi trường theo quy định, đồng thời cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ, công nhân viên Phòng Khám.

doc25 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Giám sát môi trường phòng khám đa khoa Thành An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa, đo trong 5 ngày COD : Nhu cầu oxy hóa học TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XLNT : Hệ thống xử lý nước thải MPN : Số lớn nhất có thể đếm được (xác định vi sinh) NĐ – CP : Nghị định của Chính Phủ PCCC : Phòng cháy chữa cháy SS : Chất rắn lơ lửng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam MỞ ĐẦU Môi trường là một trong những thành phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển của loài người. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường và nhận thấy sự nguy hiểm của việc gây ô nhiễm môi trường do các hoạt động khám chữa bệnh gây ra. Theo yêu cầu của Sở Tài Nguyên & Môi trường Tp Hồ Chí Minh và tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Công ty Cổ Phần Phòng Khám Đa Khoa Thành An thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường cho Phòng khám Đa khoa Thành An. Các kết quả giám sát là cơ sở chính để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường phần nào đánh giá hiện trạng ô nhiễm và công tác bảo vệ môi trường của Phòng Khám trong điều kiện khám chữa bệnh mỗi ngày. Ngoài ra, Báo cáo còn là cơ sở để Phòng Khám biết rõ hơn hiện trạng môi trường khu vực của mình, từ đó có thể đề ra các biện pháp ngăn ngừa, khống chế và cải thiện ô nhiễm cần thiết nhằm đạt các tiêu chuẩn môi trường theo quy định, đồng thời cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ, công nhân viên Phòng Khám. Mục tiêu báo cáo Mô tả hiện trạng môi trường của Phòng Khám. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Phòng Khám. Kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tiếp theo. Nội dung báo cáo Giới thiệu chung về Phong Khám và nội dung thực hiện. Các nguồn gây ô nhiễm phát sinh do hoạt động của Phòng Khám. Các biện pháp kiểm soát và khống chế ô nhiễm của Phòng Khám. Kết quả đo đạc, phân tích và nhận xét. Kết luận, cam kết và kiến nghị. Tổ chức thực hiện Công Ty Cổ Phần Phòng Khám Đa Khoa Thành An tiến hành chương trình giám sát môi trường cho Phòng Khám. Thời gian tiến hành đo đạc và thu mẫu: Ngày 03/05/2016. CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ PHÒNG KHÁM 1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ Báo cáo giám sát môi trường do cơ quan Nhà nước quy định và được dựa trên các văn bản pháp lý sau: - Căn cứ luật Bảo vệ Môi trường được quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. - Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật bảo vệ môi trường. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. - Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. 1.2. THÔNG TIN CHUNG - Tên: Phòng Khám Đa Khoa Thành An - Địa chỉ: 1691, Tỉnh Lộ 10, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP HCM - Điện thoại: (08) 3754 7628/ 3754 7630    Fax: (08) 3754 7629 - Người đại diện: Hồ Đắc Vũ - Chức vụ: Giám đốc 1.3. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ KINH DOANH 1.3.1. Tóm tắt quá trình hoạt động Phòng khám đa khoa Thành An bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2011 đến nay, đã tạo công ăn việc làm cho những lao động từ các tỉnh thành, góp phần cải tạo đời sống kinh tế gia đình cho những lao động này. Phòng khám hoạt động khám chữa bệnh, không có quá trình lưu bệnh tại cơ sở. 1.3.2. Loại hình kinh doanh Ngành nghề hoạt động: Y tế 1.3.3. Danh mục khu chức năng và trang thiết bị Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong Phòng Khám được trình bày ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Danh sách các thiết bị máy móc được Phòng Khám sử dụng STT Tên trang thiết bị Đơn vị Năm sản xuất Số lượng Xuất xứ Tình trạng 1 Máy siêu âm màu số hóa, Doppler + máy in màu Bộ 2010 1 Châu âu 90% 2 Máy X-Quang Bộ 2010 1 Hàn Quốc 90% 3 Máy phân tích huyết học tự động Bộ 2011 1 Đức 90% 4 Doppler tim thai Bộ 2011 1 Nhật Bản 90% 5 Máy điện tim Bộ 2011 1 Nhật bản 90% 6 Máy Fax Bộ 2011 1 Việt Nam 90% (Nguồn: Phòng Khám Đa Khoa Thành An 2016) 1.3.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước a. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước Hệ thống cung cấp nước cho Phòng Khám là nước cấp của Thành phố. Tổng nhu cầu sử dụng nước của Phòng Khám khoảng 3 m3/ngày, bao gồm nước phục vụ cho nhân viên của Phòng khám và nước dùng để khám chữa bệnh, tưới cây, rửa đường.... Lượng nước dùng cho hoạt động của Phòng Khám được ước tính như sau: Nước dùng cho hoạt động sinh hoạt của nhân viên: 1.5 m3/ngày Nước dùng cho hoạt động khám chữa bệnh: ước tính tối đa khoảng 0.5 m3/ngày. Nước dùng cho việc tưới cây, rửa đường, lau sàn: ước tính tối đa khoảng 1.0 m3/ngày. b. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện Hệ thống cấp điện cho Phòng Khám là nguồn điện quốc gia. Nhu cầu cung cấp điện cho hoạt động của dự án trung bình là 4000 kW/tháng. 1.3.5 Diện tích mặt bằng: Diện tích mặt bằng: 200 m2. Diện tích xây dựng bao gồm Nội khoa, Sản khoa, Ngoại khoa, Tai Mũi Họng, Xét nghiệm, X Quang, Siêu Âm. 1.3.6. Nhu cầu nhân lực Nhu cầu nhân lực phục vụ cho hoạt động của Phòng Khám là 15 người, trong đó: Quản lý : 01 người Nhân viên : 14 người 1.3.7 Quy trình hoạt động của phòng khám Quy trình khám chữa bệnh của phòng khám được tóm tắt theo hình 1.1 Quầy dược Phòng khám bệnh, kê toa Chất thải rắn, tiếng ồng Máy móc, trang thiết bị y tế Bác sỹ khám bệnh Điều dưỡng nhận bệnh Tiếng ồn Bệnh nhân Tiếp tân Tiếng ồn Xét nghiệm X-Quang Siêu âm Siêu âm (Nguồn: Phòng khám đa khoa Thành An) Thuyết minh quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đến phòng khám vào quầy tiếp tân. Nhân viên phân loại bệnh và tùy theo nhu cầu khám của người bệnh sẽ hướng dẫn người bệnh đến phòng khám của bác sĩ. Sau khi người bệnh được bác sĩ khám, tùy vào trường hợp bác sĩ sẽ có yêu cầu với bệnh nhân chụp, hay siêu âm, điện não,.. các công đoạn chẩn đoán hình ảnh khác, bước cuối cùng là kết luận của bác sĩ và ghi đơn thuốc. Sau đó bệnh nhân tới quầy thuốc để thanh toán tiền khám bệnh và mua thuốc nếu có nhu cầu mua thuốc tại phòng khám. Ngoài ra, người bệnh có thể mua thuốc từ các cửa hàng dược bên ngoài. Phòng khám không mổ, không phẫu thuật lớn, thỉnh thoảng thực hiện tiểu phẫu cho một số người bệnh có vết thương nhỏ. Hoạt động chính của phòng khám là khám, chẩn đoán hình ảnh và cho đơn thuốc. 1.3.8 Nguyên liệu, nhiên liệu + Nhu cầu sử dụng thuốc Tên thuốc Khối lượng Mục đích sử dụng Dung dịch Developper 05 l/tháng Tráng phim X-Quang Ghi chú: Dung dịch Developper là hỗn hợp của Methol (C10H19OH), Natri sunfit (Na2SO3), Natri cacbonat (Na2CO3) và Kali bromur (KBr). Hoạt động khám chữa bệnh cần các loại thuốc men, bơm kim tiêm, bông băng, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động,được mua từ các cửa hàng bán thiết bị y tế. + Nhu cầu sử dụng dầu DO Nguồn dầu dùng để chạy máy phát điện dự phòng 10KVA trong trường hợp cúp điện. Lượng dầu DO tiêu hao khi chạy máy phát điện : 2 lít/giờ. CHƯƠNG II CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM 2.1. NƯỚC THẢI 2.1.1. Nước thải từ hoạt động sinh hoạt Nước dùng cho hoạt động của nhân viên và bệnh nhân như ước tính ở trên khoảng 3 m3/ngày. Nước thải ước tính khoảng bằng 100% nhu cầu dùng nước, lượng nước thải ước tính khoảng 3 m3/ngày Thành phần nước thải sinh hoạt có chứa rất nhiều thành phần gây ô nhiễm môi trường. Lượng nước này sẽ dẫn qua bể tự hoại để xử lý rồi sau đó theo đường ống thoát nước của Phòng Khám và đổ ra cống thoát nước chung của khu vực. 2.1.2. Nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh Nguồn nước thải y tế chủ yếu từ các khâu xét nghiệm, khám chữa bệnh, giặt giũ... Kết quả phân tích nước thải cho thấy loại nước thải này ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh, với hàm lượng BOD5 (nhu cầu Oxy sinh hóa), chất rắn lơ lửng và hàm lượng vi sinh đạt tiêu chuẩn cho phép. Nước thải y tế chứa các loài vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virút, ký sinh trùng), các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng Nước thải y tế phát sinh từ hoạt động của Phòng Khám khoảng 2m3/ngày (ước tính lượng nước thải bằng 100% nước cấp). Chủ đầu tư cùng với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Môi trường Bền vững xây dựng hệ thống xử lý nước thải khám chữa bệnh của phòng khám với công suất 2 m3/ngày. Nước thải sau hệ thống xử lý đảm bảo đạt QCVN 28:2010/BTNMT, và thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sau hệ thống xử lý, chủ đầu tư kết hợp với Công ty TNHH Khoa Học Công Nghệ Môi Trường Việt Úc tiến hành lấy mẫu và phân tích nước thải tại hố thu gom vào ngày 17/03/2015, tiến hành đo trong lúc Phòng Khám đang hoạt động. 2.1.3. Nước mưa chảy tràn Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 - 1,5mg N/L, 0,004 – 0,03 mg P/L, 10-20 mg COD/L, 10 – 20 mg TSS/L. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn nước thải thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch do đó có thể tách riêng biệt đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải trực tiếp ra môi trường ngoài sau khi đã tách rác và lắng sơ bộ. 2.2. KHÍ THẢI 2.2.1. Bụi, khí thải và tiếng ồn Các phương tiện giao thông ra vào khu vực Phòng Khám sẽ gây phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn. Đây là tác động không thể tránh khỏi. Mặt khác, Phòng Khám nằm ngay mặt tiền do đó việc tác động từ các phương tiện giao thông đến hoạt động là điều không tránh khỏi. Ở đây không xem xét đến ảnh hưởng có các tác động bên ngoài mà tập trung đi sâu vào ảnh hưởng từ các hoạt động trong Phòng Khám ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. 2.2.2. Ô nhiễm khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng Máy phát điện dự phòng được trang bị để sử dụng trong trường hợp cúp điện. Phòng khám sẽ sử dụng một máy phát điện dự phòng công suất 1500 VA/220V/50Hz dùng dầu DO. Thời gian hoạt động của máy phát điện rất ít nên tác động môi trường là không đáng kể. 2.3. CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Rác thải phát sinh chính trong hoạt động phòng khám là giấy, bao bì, thực phẩm thừa từ hoạt động ăn uống của nhân viên. Số người trong trạm y tế dự kiến trung bình là 10, hệ số phát thải khoảng 0,3 kg/người/ngày cho nhân viên và 0,2 kg/ngày cho bệnh nhân. Như vậy ước tính lượng rác thải của phòng khám là: 15 người x 0,3 kg rác/người.ngày + 30 người x 0,2 kg rác/người.ngày = 10,5 kg/ngày. Thành phần chất thải trong phòng khám được phân loại như sau: + Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa.,.thành phần này chiếm khối lượng lớn nhất. + Các hợp chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống. + Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh + Kim loại như vỏ hộp, chai lọ, sành sứ bị bể. Toàn bộ rác thải tại phòng khám được thu gom hằng ngày do tổ thu gom rác dân lập Quận Bình Tân nên hạn chế được tối đa mùi phát sinh đối với môi trường và tạo mỹ quan cho Phòng khám. 2.4. CHẤT THẢI NGUY HẠI 2.4.1. Chất thải y tế Chất thải y tế được xem là chất thải nguy hại. Chất thải y tế phát sinh tại Phòng Khám sẽ được lưu trữ trong các thùng chứa riêng biệt. Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn các chất thải có tính nguy cơ cao như: bơm kim tiêm, dây, ống, túi đựng dịch, bông thấm máu Chất thải rắn y tế có thể tạo nên những mối nguy cơ cho sức khỏe con người. Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các vật sắc nhọn... Chất thải y tế phát sinh từ hoạt động của Phòng Khám ước tính khoảng 235 kg/tháng. Rác thải tại Phòng Khám được thu gom 1 lần /tuần theo hợp đồng số 106/HĐ.MTĐT-YT/16.4.VX của Công Ty Cổ Phần Phòng Khám Đa Khoa Thành An và đơn vị thu gom rác thải y tế Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị TP.HCM. 2.4.2. Chất thải nguy hại khác Chất thải nguy hại khác phát sinh từ hoạt động của Phòng Khám là các bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in thải, Các thiết bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng (nhiệt kế, huyết áp kế) Bảng 2.1: Danh mục chất thải nguy hại khác phát sinh tại cơ sở trung bình trong 1 năm TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) Số lượng trung bình Đơn vị 01 Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) Rắn 120 Kg/năm 02 Các thiết bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng (nhiệt kế, huyết áp kế) Rắn 1 Kg/năm 03 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 1 Kg/năm 04 Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại Rắn 1 Kg/năm 05 Dung dịch rửa X-Quang thải Lỏng 70 l/năm Tổng số lượng 193 2.5. SỰ CỐ TRONG HOẠT ĐỘNG 2.5.1. Sự cố cháy, nổ Hoạt động tại Phòng Khám sử dụng điện năng, đây cũng là mối nguy cơ đe dọa cho sự cố chập điện nếu không có hệ thống dẫn điện và quản lý tốt hoặc bất cẩn trong sử dụng điện. 2.5.2. Tai nạn lao động Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp là do: Các nhân viên y tế không thực hiện các quy định về an toàn phòng bệnh khi tiếp xúc, chữa bệnh cho bệnh nhân, đặc biệt trong quá trình làm việc với bệnh nhân trong quá trình tiêm thuốc, truyền dịch. Nhân viên y tế được trang bị đầy đủ về khẩu trang y tế, găng tay y tế để đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân. Công nhân thu gom chất thải y tế không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động trong quá trình thu gom và vận chuyển. Bất cẩn về điện. Xác suất xảy ra sự cố tùy vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của cán bộ nhân viên y tế trong từng trường hợp cụ thể. CHƯƠNG III CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3.1. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được chứa trong những thùng bằng nhựa có nắp đậy đúng nơi quy định và được đội thu gom rác của địa phương đến thu gom và vận chuyển đi xử lý mỗi ngày bởi Công Ty Dịch vụ Công ích Quận Bình Tân. Phòng khám sẽ tiến hành phân loại rác tại nguồn, cụ thể: Rác vô cơ và rác hữu cơ được phân loại. Những rác thải có thể tái chế như giấy, thủy tinh, nilong được phân loại, thu gom và bán cho các đơn vị có khả năng tái chế. Tóm lại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong hoạt động của Phòng Khám sẽ có các biện pháp thu gom, quản lý thích hợp, tái sử dụng thích hợp hoặc bán cho các Cơ sở thu mua phế liệu, các cơ sở có khả năng tái chế. 3.2. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI NGUY HẠI 3.2.1. Chất thải y tế Chất thải y tế của Phòng Khám ước tính khoảng 235 kg/tháng. Chất thải y tế nếu không được thu gom và xử lý thích hợp sẽ tác động đến môi trường đặc biệt là sức khỏe con người. Chất thải y tế tại Phòng Khám được phân loại ngay từ nguồn phát sinh, không để rác thải y tế lẫn với rác thải sinh hoạt. Rác thải y tế được bỏ vào bao bì theo đúng quy định của ngành y tế. Đối với kim tiêm, dao mổ, vật sắc nhọn phải cho vào lọ hoặc hộp nhựa cứng sau khi khi đã xử lý ban đầu (sát trùng), đậy chặt nắp, sau đó mới giao cho công nhân vệ sinh, tránh gây sát thương cho công nhân thu gom. Chất thải rắn y tế được thu gom bỏ vào thùng chứa để ở khu vực quy định riêng. Phòng khám đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị TP.HCM xử lý chất thải nguy hại để thu gom theo định kỳ 1 lần/tuần, vận chuyển và xử lý theo quy định. 3.2.2. Chất thải nguy hại khác Chất thải nguy hại tại Phòng Khám bao gồm: hộp mực máy in, photo thải, bóng đèn hỏng, Các thiết bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng (nhiệt kế, huyết áp kế)... Khối lượng: khoảng 3 kg/năm. Chất thải nguy hại của Phòng Khám sẽ được lưu giữ trong kho lưu giữ chất thải nguy hại. Kho lưu giữ chất thải nguy hại được thiết kế sao cho nguy cơ cháy hay đổ tràn là thấp nhất và bảo đảm tách riêng các chất không tương thích. Kho lưu giữ chất thải nguy hại của Phong Khám được che chắn mưa nắng. Sàn kho không thấm chất lỏng. Sàn bằng phẳng nhưng không trơn trợt, và không có khe nứt để dễ lau chùi và có thể chứa nước rò rỉ, chất lỏng bị đổ tràn bằng cách tạo các gò hay rãnh bao quanh nhà kho. Rác thải nguy hại tại Phòng Khám được Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị TP.HCM tiến hành thu gom, vận chuyển và xử lý. 3.3. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC THẢI Nước thải của Phòng Khám phát sinh chính từ hai nguồn: Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên và người bệnh. Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thoát ra hệ thống cống chung tại khu vực. Nước thải phát sinh hoạt động khám chữa bệnh. Nước thải phát sinh từ hoạt động này được xử lý bằng hệ thống xử lý trước khi thoát ra hệ thống thoát nước khu vực. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Phòng khám đa khoa Thành An đã kết hợp với công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Môi trường Bền vững xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 3 m3/ngày, hệ thống xử lý toàn bộ nước thải y tế và nước thải sinh hoạt của Phòng khám. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 28:2010/BTNMT. Hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ bằng màng MBR nhằm tiết kiệm diện tích sử dụng mà vẫm đảm bảo hiệu quả xử lý. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải được trình bày trong Hình 4.1 Bể MBR Bể gom và điều hòa Máy thổi khí Hố ga lấy mẫu Nước thải y tế Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Thuyết minh quy trình: Nước thải của Phòng khám sẽ được thu gom về bể gom. Bể gom ngoài chức năng thu gom nước thải còn có chức năng điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải. Nước sau tập trung ở bể gom sẽ được bơm vào bể MBR. Tại đây, quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải bằng màng vi sinh vật hiếu khí ở trạng thái dính bám và sục khí liên tục theo phương trình sau: CHC + O2 CO2 + H2O + năng lượng CHC: chất hữu cơ có torng nước thải VSV: vi sinh vật hiếu khí. Từ phương trình trên cho thấy công trình xử lý sinh học gồm các công đoạn sau: (1)chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc Cacbon ở dạng keo và dạng hòa tan thành thể khí và tế bào vi sinh; (2) tạo màng vi sinh dính bám gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ trong nước thải; (3) loại các bông cặn vi sinh. Quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ thành thể khí và tế bào vi sinh gọi là quá trình oxy hóa. Quá trình này lần lượt xảy ra theo các bước sau: Di chuyển các chất ô nhiễm tù pha lỏng tới bề mặt của tế bào vi sinh vật do khuếch tán đối lưu và phân tử. Di chuyển chất từ bề mặt ngoài tế bào qua màng bán thấm bằng khuếch tán do sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài tế bào. Quá trình chuyển hóa các chất ở trong tế bào vi sinh vật là quá trình kết hộp hai phản ứng: phản ứng dị hóa bẻ gãy các mạch hữu cơ tạo năng lượng cà các phân tử đơn giản, phản ứng đồng hóa hình thành các phân tử phức tạp hơn và đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. Phản ứng oxy hóa tạo năng lượng: CxHyOzN + (x + y/4 + x/3 +3/4)O2 men vs xCO2 + (y-3)/2H2O + NH3 +∆H Phản ứng tổng hợp tế bào mới: CxHyOzN + NH3 + O2 men vs C5H7O2N + CO2 +∆H CxHyOzN: Chất hữu cơ có trong nước thải ∆H: Năng lượng C5H7O2N : Công thức theo tỉ lệ trung bình các nguyên tố chính trong tế bào vi sinh vật. Bể xứ lý sinh học hiếu khí kết hợp với màng lọc membrane, có khả năng xử lý nước thải liên tục. Nước thải sẽ được thấm xuyên qua vách màng vào ống mao dẫn nhờ những lỗ rỗng cực nhỏ từ 0,01-0,02µm. Màng chỉ cho nước sạch đi qua còn những tạp chất rắn, hữu cơ, vô cơ... sẽ được giữ lại trên bề mặt màng. Nước sạch sẽ theo ống ra ngoài nhờ hệ thống bơm hút. Nước sau khi ra khỏi MBR đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột B và được dẫn ra ngoài cống thoát nước chung của thành phố. 3.4. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG CỨU SỰ CỐ 3.4.1. Sự cố hỏa hoạn và an toàn về điện Xác xuất xảy ra sự cố về điện và hỏa hoạn trong trung tâm khá lớn, nhưng nếu xảy ra thì sẽ gây thiệt hại không nhỏ. Vì vậy để phòng chống sự cố cháy nổ Phòng Khám đã áp dụng các biện pháp như sau: Hệ thống điện của Phòng Khám phải lắp đặt đúng kỹ t
Luận văn liên quan