Báo cáo hiện trạng môi trường tại tỉnh Cao Bằng năm 2010 đến năm 2013

Báo cáo hiện trạng môi trường nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét các tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết các số liệu về quan trắc chất lượng môi trường từ đó đánh giá diễn biến môi trường, sự tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cũng như tình hình hoạt động bảo vệ môi trường. Báo cáo còn dự báo diễn biến môi trường trong tương lai cũng như đề xuất các chính sách và biện pháp đáp ứng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Trong nhiều năm gần đây, khi kinh tế phát triển kéo theo tác động xấu tới môi trường. Sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và du lịch đem lại lợi tích thiết thực cho xã hội những đã để lại hậu quả đáng kể cho môi trường. Kết quả là ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường, hủy hoại hệ thực vật, động vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn, môi trường tỉnh Cao Bằng chịu các tác động tự nhiên như lũ lụt, hạn hán và một số vùng đất bị xói mòn do địa hình có độ dốc lớn Nhận thức rõ thực trạng trên, trong những năm gần đây tỉnh Cao Bằng đã có những chính sách và chiến lược phù hợp thông qua các biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường kết hợp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho quần chúng nhân dân và thanh tra xử phạt nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

docx30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4096 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường tại tỉnh Cao Bằng năm 2010 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nông Đình Cơ Lớp: KTMT K,2 Báo cáo hiện trạng môi trường tại tỉnh Cao Bằng năm 2010 đến năm 2013 Lời nói đầu Báo cáo hiện trạng môi trường nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét các tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, kịp thời điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết các số liệu về quan trắc chất lượng môi trường từ đó đánh giá diễn biến môi trường, sự tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cũng như tình hình hoạt động bảo vệ môi trường. Báo cáo còn dự báo diễn biến môi trường trong tương lai cũng như đề xuất các chính sách và biện pháp đáp ứng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Trong nhiều năm gần đây, khi kinh tế phát triển kéo theo tác động xấu tới môi trường. Sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và du lịch đem lại lợi tích thiết thực cho xã hội những đã để lại hậu quả đáng kể cho môi trường. Kết quả là ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường, hủy hoại hệ thực vật, động vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn, môi trường tỉnh Cao Bằng chịu các tác động tự nhiên như lũ lụt, hạn hán và một số vùng đất bị xói mòn do địa hình có độ dốc lớn… Nhận thức rõ thực trạng trên, trong những năm gần đây tỉnh Cao Bằng đã có những chính sách và chiến lược phù hợp thông qua các biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường kết hợp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho quần chúng nhân dân và thanh tra xử phạt nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực môi trường. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên Cao Bằng là tỉnh biên giới ở phía Bắc Việt Nam, nằm trong vùng miền núi và trung du Bắc Bộ, tổng diện tích của tỉnh là 672.462,18 ha, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021’21’’ đến 23007’12’’ vĩ độ Bắc và từ 105016’’15’’ đến 106050’25’’ kinh độ Đông. + Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới trải dài 333,025km. + Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn. + Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh lỵ là thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn 120 km theo đường quốc lộ 4A qua Đông Khê và từ đây có thể nối liền với tỉnh Quảng Ninh theo đường quốc lộ 4B. 1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo Cao Bằng là tỉnh có địa hình phức tạp với ba vùng rõ rệt là vùng núi đất, vùng núi đá và vùng địa hình trũng, độ cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đỉnh cao nhất là ngọn núi Phja Oắc thuộc huyện Nguyên Bình với độ cao 1.931m. + Vùng bồn địa: Địa hình vùng này khá bằng phẳng, bao gồm đồi thấp xen kẽ các cánh đồng tương đối rộng. Phân bố chủ yếu ở huyện Hòa An, thị xã Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 100 - 200m. + Vùng núi đất: Địa hình núi đất ở Cao Bằng chạy từ phía Tây Bắc huyện Bảo Lạc, qua Nguyên Bình tới phía Tây Nam huyện Thạch An. Là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 300 - 600m. + Vùng núi đá vôi: Vùng núi đá vôi chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung, vòng xuống phía Đông Nam của tỉnh. Tập trung chủ yếu ở các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Thông Nông, Quang Uyên, Phục Hòa. Địa hình núi đá cao, chia cắt phức tạp. Về địa thế: Cao Bằng là tỉnh có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250. Nhìn chung Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt phức tạp bởi hệ thống sông suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều vùng sinh thái đặc thù cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, địa hình chia cắt gây ra nhiều ảnh hưởng đến giao lưu kinh tế, xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sơ đặc biệt là giao thông, đồng thời tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và rễ gây ra rửa trôi, xói mòn đất. Đây là một khó khăn lớn trong tổ chức sản xuất. 1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu Cao Bằng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa và do chi phối của địa hình, nên khí hậu của tỉnh có những nét đặc trưng riêng so với các tỉnh khác thuộc vùng Đông Bắc. - Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. */ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm giao động trong khoảng 19,80C - 21,60C, mùa hè có nhiệt độ trung bình giao động trong khoảng 25 - 280C, mùa đông có nhiệt độ trung bình giao động trong khoảng 14 - 180C. Tổng tích ôn trong năm đạt 7.000 - 7.5000C. - Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 1.300 - 1.400 giờ và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều, mùa đông số giờ nắng ít. - Lượng nước bố hơi: Lượng nước bốc hơi hàng năm biến động từ 950 - 1.000mm, thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ở tất cả các khu vực. 1.4. Hiện trạng sử dụng đất Nhìn chung đất đai của tỉnh Cao Bằng được sử dụng một cách triệt để với nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đất đem lại chưa cao nhưng cũng từng bước góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ sinh thái đa dạng. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng như sau: */ Đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2009 có 598.629,1ha chiếm 88,98% diện tích đất tự nhiên, bao gồm những loại đất sau: - Đất sản xuất nông nghiệp có 83.958,81ha, chiếm 12,49% tổng diện tích tự nhiên. + Đất trồng cây hàng năm có 80.033,01ha, chiếm 11,9% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa 33.373,95ha, đất trồng cây hàng năm khác 43.763,46 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 2.895,6ha. + Đất trồng cây lâu năm có 3.925,8ha, chiếm 0,58% tổng diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp: 514.275,24ha, chiếm 76,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: + Rừng sản xuất: 12.293,03 ha chiếm 1,83 % tổng diện tích tự nhiên. + Rừng phòng hộ: 494.227,14 ha chiếm 73,5 % tổng diện tích tự nhiên. + Rừng đặc dụng: 7.755,07 ha chiếm 1,15 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất nuôi trồng thủy sản: 389,48 ha, chiếm 0,058 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất nông nghiệp khác: 5,57 ha. */ Đất phi nông nghiệp Tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2010 có 23.585,6 ha chiếm 3,5 % diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại đất sau: - Đất ở: 4.764,62 ha chiếm 0,7 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất chuyên dùng: 12.236,02 ha chiếm 1,82 % tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể các loại đất như sau: - Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 22,06 ha. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 541,89 ha chiếm 0,08 % diện tích tự nhiên. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 5.878,98 ha chiếm 0,87% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp khác: 142,03 ha chiếm 0,02 % tổng diện tích tự nhiên. */ Đất chưa sử dụng: 50.247,48 ha chiếm 7,4 % diện tích tự nhiên. - Đất bằng chưa sử dụng: 2.112,75 ha chiếm 0,3 % diện tích tự nhiên. - Đất đồi núi chưa sử dụng: 21.208,53 ha chiếm 3,15 % diện tích tự nhiên. - Núi đá không có rừng cây: 26.926,2 ha chiếm 4 % diện tích tự nhiên. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Toàn bộ địa hình tỉnh nằm trong lục địa, không giáp biển. Tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước dưới đất. Nước mặt phân bố chủ yếu ở hệ thống sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch và hệ thống tiêu thoát nước trong nội thị. Nước dưới đất phổ biến tại khu vực các thung lũng, hiện nay Cao Bằng chưa có đánh giá, thống kê cụ thể nào về nguồn tài nguyên nước dưới đất. Do thay đổi thời tiết, khai thác tài nguyên thiên nhiên, mất rừng dẫn đến nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh trong những năm trở lại đây đang bị suy giảm cả về lưu lượng và chất lượng. 2.1. Thực trạng nguồn nước mặt 2.1.1. Thực trạng nguồn nước mặt Chế độ thủy văn các sông ở Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Do đó cùng với diễn biến lượng mưa hàng tháng trong năm thì chế độ thủy văn trên các sông cũng thay đổi theo hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn: - Dòng chảy mùa lũ: Mùa lũ trên các sông ở Cao Bằng bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 và kết thức đến tháng 10. Tuy nhiên trong từng năm cụ thể, giới hạn này có thể giao động trong phạm vi 01 tháng (nhưng ít xảy ra). Lượng nước trên các sông suối trong mùa lũ thường chiếm 65 - 80% lượng nước cả năm. Trong mùa lũ, sự phân phối dòng chảy của các tháng không đều, các tháng 6, 7, 8 (đặc biệt là tháng 7, 8) thường là những tháng có dòng chảy lớn nhất. - Dòng chảy mùa cạn: Chế độ thủy văn trên các sông suối ở tỉnh Cao Bằng trong mùa cạn có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố như dòng chảy, lượng mưa và các điều kiện khác của lưu vực như diện tích trữ nước, thổ nhưỡng, thảm thực vật, cấu trúc địa tầng, mức độ hang động của đá vôi và các yếu tố khí hậu. Những nhân tố này có tác dụng làm quá trình điều tiết dòng chảy mùa cạn nhanh hay chậm. Nhìn chung, mùa cạn trên các sông, suối của tỉnh thường bắt đầu vào tháng 10, có năm vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, có năm kết thúc vào tháng 6, 7 năm sau. Trong đó mùa cạn kiệt nhất kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Thời điểm bắt đầu và kết thức mùa cạn trong năm của tỉnh ít biến đổi. */ Nguồn nước sông suối Cao Bằng là vùng thượng nguồn của một số sông thuộc hai hệ thống sông (hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Tả Giang, Trung Quốc). Trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 1.200 sông suối có chiều dài từ 2km trở lên với tổng chiều dài 3.175 km, mật độ sông suối 0,47 km/km2. Các sông lớn trên địa bàn tỉnh là: sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Quây Sơn. - Sông Bằng: Là con sông chính chảy qua lưu vực Cao Bằng bắt nguồn từ vùng núi Nà Vài (Trung Quốc) ở độ cao 600m, diện tích lưu vực đến Thủy Khẩu là 4.560 km2. Trong đó diện tích lưu vực phần núi đá vôi là 1.850 km2, diện tích lưu vực sông Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng là 3.104,53 km2. Sông chảy qua địa phận Cao Bằng dài 110 km với 3 chi lưu là sông Rẻ Rào, sông Hiến, suối Củn, diện tích lưu vực 4.560 km2. Lưu lượng nước trung bình 72,5 m3/s, độ dốc sông là 20%, mật độ lưới là 0,91km/km2, hệ số uốn khúc là 1,29. - Sông Gâm: Sông Gâm là nhánh lớn của sông Lô, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua địa phận Cao Bằng ở huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, có hai chi lưu là sông Neo và sông Nho Quế. Diện tích lưu vực 1.641,7 km2 (chưa kể sông Năng). Sông Gâm chảy qua tỉnh Cao Bằng bắt đầu ở xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc và kết thúc ở xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm. - Sông Quây Sơn: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua huyện Trùng Khánh và huyện Hạ Lang với chiều dài 38 km, diện tích lưu vực sông đến biên giới Việt - Trung là 1.160 km2 (diện tích phần núi đá vôi là 850 km2). Diện tích sông Quây Sơn thuộc Việt Nam là 465,01 km2. Các sông suối thuộc lưu vực lớn của sông Quây Sơn là sông Quây Sơn Tây, sông Quây Sơn Đông, suối Bản Viết, suối Na Vy và suối Gun. Đặc điểm chung của sông suối tỉnh là có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, nhất là sông suối thuộc hệ thống sông Quây Sơn và sông Gâm. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, tập trung vào mùa lũ (chiếm 60 - 80%). * Ao, hồ Các hồ hình thành chủ yếu do cấu trúc địa hình bị chia cắt, trên địa bàn tỉnh có 01 hồ tự nhiên (hồ Thăng Hen) và một số hồ nhân tạo (hồ Nà Tấu, hồ Khuổi Lái huyện Hòa An; hồ Bản Viết huyện Trùng Khánh…). 2.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt Chất lượng nước tại các sông, suối, ao, hồ trên địa bàn tỉnh trong những năm trở lại đây đã và đang bị suy giảm, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua địa bàn thị xã và các khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản các chỉ tiêu TSS, BOD5 quan trắc đều vượt quy chuẩn cho phép. Các nguồn chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt như sau: Hình 2.1. Đầu nguồn sông Hiến (ảnh chụp tháng 3/2010) a) Khai thác, chế biến khoáng sản Trong giai đoạn 2010 - 2012 để tận thu và làm giàu quặng các doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống tuyển xoắn, tuyển trọng lực có sử dụng lượng nước gấp nhiều lần so với các giai đoạn trước, trong khi đó công nghệ xử lý chỉ là các ao hồ lắng cơ học chưa hoàn toàn triệt để đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước tại nhiều khu vực, đặc biệt tại các khu vực khai thác vàng tự do còn sử dụng hóa chất thủy ngân, xianua để thu hồi vàng nhưng không có xử lý. Các hoạt động khai thác vàng sa khoáng, cát sỏi tại các lòng sông suối trong thời gian qua không đúng theo quy trình quy định đã làm thay đổi dòng chảy tại một số đoạn sông suối, tại các khu vực khai thác tự do không được quản lý các đoạn sông suối bị ô nhiễm nặng, một số chỉ tiêu môi trường vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn nhiều lần (độ đục, TSS, COD... trên sông Hiến, sông Bằng Giang, sông Thể Dục...). Đặc biệt sông Hiến, sông Bằng là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho thị xã Cao Bằng và một số huyện hiện có hàm lượng TSS vượt QCVN từ 4 - 5 lần, vượt các sông khác 6 - 7 lần. b) Nước thải đô thị và công nghiệp Tổng lượng nước thải đô thị toàn tỉnh hiện nay ước tính khoảng 8.932m3/ngày, giai đoạn 2010 - 2012, hầu hết nước thải đô thị đều chưa được xử lý đạt quy chuẩn, tình trạng vứt rác thải, vật liệu xây dựng, xác động vật chết... xuống sông đã và đang gây ô nhiễm, mất mỹ quan các dòng sông. Vào những tháng sản xuất cao điểm, tổng lượng nước thải công nghiệp toàn tỉnh khoảng 702.985m3/tháng (nguồn thống kê từ các cơ sở nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp). Nước thải tuyển rửa quặng từ các mỏ hầu hết được xử lý bằng phương pháp lắng sau đó tuần hoàn tái sử dụng (mỏ mangan Bản Khuông, mỏ mangan Lũng Phải, mỏ sắt Ngườm Cháng…). Nước làm mát từ các nhà máy đều được xử lý đạt quy chuẩn sau đó tuần hoàn hoặc thải ra môi trường. Hiện nay vẫn còn có các đơn vị sản xuất kinh doanh thải nước thải có một số chỉ tiêu ô nhiễm vượt quy chuẩn ra môi trường tiếp nhận (nhà máy đường huyện Phục Hòa, nhà máy Bia xã Duyệt Trung, Nhà máy sản xuất than cốc huyện Thạch An, nhà máy sản xuất trúc tre xuất khẩu…) do chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả. Toàn bộ các bãi chôn lấp rác thải tại 13 huyện thị hiện nay vận hành không đúng quy trình chôn lấp, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác hoặc hệ thống xử lý nước rỉ rác đã bị hư hỏng. Nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn qua bãi rác ngấm ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Nước thải bệnh viện toàn tỉnh khoảng 340 m3/ngày (ước tính theo số giường bệnh), hầu hết nước thải từ các bệnh viện trong thời gian qua đều chưa được xử lý đạt quy chuẩn do chỉ xử lý bằng bể tự hoại. Tính đến năm 2009 chỉ có bệnh viện Đa khoa tỉnh có hệ thống xử lý nước thải bằng thiết bị hợp khối, từ năm 2010 các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh đã và đang triển khai dự án nâng cấp cải tạo bệnh viện, sau khi hoàn thành các bệnh viện đều được xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước thải sau xử lý được cam kết đạt quy chuẩn nước thải bệnh viện. 2.1.3. Diễn biến ô nhiễm Theo các kết quả quan trắc từ năm 2010 đến đầu năm 2012 cho thấy chất lượng nước tại đầu nguồn các con sông còn khá tốt, nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên dần về hạ lưu các con sông nơi đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt tại những đoạn sông có khai thác vàng sa khoáng, cát, cuội, sỏi và những đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động khai tác khoáng sản thì độ đục, TSS tại đây cao hơn trên thượng nguồn rất nhiều lần. Nồng độ các chất ô nhiễm nước sông Bằng tăng cao tại các đoạn có nhiều xuồng khai thác cát sỏi, khu vực tập trung dân cư. Hàm lượng TSS tại đầu nguồn (huyện Hòa Quảng, Hòa An) thấp hơn đoạn hợp lưu giữa sông Bằng với sông Hiến (thị xã) rất nhiều. Tại khu vực thị xã Cao Bằng nước sông có nồng độ BOD5 và COD cao hơn các khu vực khác do khả năng tự làm sạch thấp hơn lượng nước thải đô thị thải vào. Nồng độ các chất ô nhiễm tại sông suối trong tỉnh cũng khác nhau, một số con sông không chảy qua địa phận thị xã, thị trấn hoặc không tiếp nhận nguồn nước thải từ các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn khá trong sạch mặt khác tại một số sông suối như sông Thể Dục, sông Hiến, đoạn sông Bằng Giang tại khu vực thị xã... có hàm lượng TSS rất cao ngoài ra nồng độ một số chất ô nhiễm khác cũng vượt Quy chuẩn Việt Nam. Chất lượng nước tại ao, hồ, suối nhỏ trên địa bàn tỉnh còn khá tốt, tuy nhiên kết quả phân tích chất lượng nước tại một số hồ lớn những năm gần cho thấy đã có một số chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn Việt Nam. 2.2. Nước dưới đất 2.2.1. Tài nguyên nước dưới đất Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng việc khai thác và sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt ngày càng phổ biến, nhưng chỉ ở quy mô hộ gia đình. Công tác đánh giá về nguồn tài nguyên nước ngầm tỉnh Cao Bằng chưa đầy đủ về cả trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm. Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu chính có trong nước giếng khoan và giếng đào của một số hộ gia đình tại các huyện, thị. Bảng 2.1: Kết quả đo, phân tích tại Giếng nước UBND xã Hồng Định TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 09:2011/BTNMT 1 Độ đục NTU 11.2 - 2 TSS mg/l 10.14 - 3 pH - 7.8 5.5-8.5 4 Độ cứng mg/l 115.8 500 5 COD mg/l 11.47 4 6 DO mg/l 5.16 - 7 BOD5 mg/l 8.24 - 8 NO2- mg/l 0.004 1.0 9 NO3- mg/l 2.31 15 10 NH4+ mg/l 1.02 - 11 SO42- mg/l 7.43 400 12 PO43- mg/l 0.29 - 13 CN- mg/l KPH 0.01 14 Pb mg/l 0.008 0.01 15 Zn mg/l 0.03 3.0 16 Mn mg/l 0.01 0.5 17 Fe mg/l 0.04 5 18 As mg/l 0.021 0.05 19 Hg mg/l <0.0005 0.001 20 Coliform MPN/100ml 25 3 - Nhận xét: Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích có chỉ tiêu Coliform, COD, vượt quá QCVN cho phép các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn QCVN cho phép. - Ghi chú: KPH (Không phát hiện), QCVN ( Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia). - Ngày lấy mẫu: 11/6/11; ngày phân tích: từ ngày 11/6/11 Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường Cao Bằng 2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất Nước ngầm bị tác động chủ yếu do hoạt động khai thác khoáng sản, nước thải tuyển rửa quặng ngấm tự nhiên xuống đất hoặc theo các hang caster xuống tầng nước ngầm. Ngoài ra nước dưới đất còn bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, phân bón do canh tác không đúng kỹ thuật. Hiện nay hầu hết các hộ dân ở các các vùng nông thôn đều sử dụng nguồn nước ngầm làm nước sinh hoạt hàng ngày, mực nước ngầm tại các giếng nước giảm so với các năm trước đây, trong mùa khô năm 2009 rất nhiều giếng nước cạn kiệt, không có khả năng cung cấp nước. 2.2.3. Diễn biến ô nhiễm Việc đánh giá diễn biến nước ngầm hiện nay chưa thực sự quy mô, chất lượng nước ngầm chỉ được đánh giá sơ bộ qua một số giếng nước nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Qua các kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước ngầm tại tỉnh còn khá tốt, tuy nhiên mực nước ngầm năm 2010 đang có hiện tượng suy giảm. Tại một số khu vực gần núi đá vôi có diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt khai thác quặng mangan đã có một số chỉ tiêu TSS, COD vượt Quy chuẩn cho phép. 2.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường nước 2.3.1. Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt a) Dự báo khối lượng chất thải rắn gia tăng ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường nước Hiện nay, rác thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh chưa được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp. Chất thải rắn sinh hoạt gồm các chất hữu cơ, giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại... Khi thải ra môi trường các chất thải này sẽ phân huỷ hoặc không phân huỷ làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại... làm ô nhiễm môi trường nước, gây hại cho thuỷ sinh vật trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh. Chất thải rắn bệnh viện cũng là mối đe doạ nghiêm trọng đến môi trường nước trong tương lai nếu không được xử lý triệt để, hiện nay hầu hết tất cả các bệnh viện đa khoa đã đư